[Hướng dẫn] [Thảo luận]NAS bằng PC (Nhiều HDD, phân quyền, truy nhập từ xa)

Meg2k

New Member
Do có rất nhiều bạn nhắn tin cho mình hỏi về cách build một Headless Home NAS (PC không có monitor) để phục vụ cho nhu cầu HD/Lossless Music như chữ ký bên dưới của mình nên mình tạm viết một bài hướng dẫn nhỏ cho các bạn về cách build một Home NAS. Mình cũng không phải là "cao thủ" về Linux nên có gì sai sót rất mong các cao thủ bỏ qua cho.


Lời mở đầu: NAS là viết tắt của từ Network Attached Storage, chỉ là một thiết bị để lưu trữ dữ liệu và chia sẻ cho nhiều người. Nếu bạn muốn một cái NAS có tính năng thế này mà không muốn mất thời gian, bạn có thể bỏ khoảng 400US$ là có được một NAS như thế này (với CPU yếu hơn thôi). Có rất nhiều thiết bị NAS ngoài kia và đa số người dùng chọn các thiết bị NAS đó là do nhỏ gọn & tiết kiệm điện năng so với một PC Headless Home NAS - điều đó tùy thuộc ở bạn, nếu bạn build hợp lý thì bạn hoàn toàn có thể được một NAS mạnh - ổn định mà tiêu thụ điện năng không nhiều như bạn nghĩ (có thể nhiều bạn nghĩ rằng chip Atom là tiết kiệm điện nhưng trên thực tế không phải vậy vì chỉ CPU chạy idle mới tiết kiệm điện năng trong khi chipset còn lại lúc nào cũng chạy ở mức 25W~40W). Dưới đây đa số là các kiến thức lượm lặt của mình từ trên Internet và mình dùng để cài đặt server của mình cách đây hơn 6 tháng, bây giờ ngồi viết lại từng chữ nên chắc cũng có chỗ sai sót vì lúc làm mình không ghi lại, mong các bạn thông cảm.

Cấu hình NAS: tùy thuộc vào bạn, nhưng đây là cấu hình mình khuyến cáo vì nó phù hợp với mình và giá thành rẻ.

  • CPU: AMD Athlon™ X2 BE2400 (phiên bản tiết kiệm điện) - http://products.amd.com/en-us/DesktopCPUDetail.aspx?id=395
  • Mainboard: MB Jetway PA74M5 (cái này không có Wake-On-LAN trong trường hợp bạn muốn bật NAS từ Internet hoặc từ một máy trong LAN thì nên chọn cái Mobo có tính năng đó)
  • Nguồn: không cần công suất lớn nhưng cần ở độ ổn định.
  • Case: càng nhỏ càng tốt, nếu bạn có một PC cũ thì có thể tự mod từ PC cũ để tản nhiệt cho tốt (đừng mua mới phí tiền).
  • HDD1: một ổ IDE HDD 40GB là hợp lý để chạy Linux Kernel (mình không đề cập đến HDD để lưu dữ liệu, vì HDD đó tùy thuộc vào nhu cầu của bạn, 1TB oặc 1.5TB đều ổn).
  • Router (optional): 100Mbs hoặc 1Gb tùy vào việc bạn muốn mạng bao nhiêu (nhưng ở nhà của mình mạng 100Mbs là quá đủ cho phim HD và nhạc lossless).
  • Quạt tản nhiệt cho HDD: quạt này dành cho HDD chứa dữ liệu, không phải HDD chạy Linux ở trên, cái quạt này nên cần vì HDD 1.5TB chạy liên tục 24/7 rất nóng).
  • Monitor: chẳng cần, vì đây là Headless PC, mọi thứ đều điều khiển thông qua SSH và Web, chỉ cần cái monitor lúc đầu để cài đặt thôi, xong rồi tháo ra và chẳng bao giờ gắn vào nữa.

Giá thành:
  • CPU + MoBo hết US$89 x
  • IDE HDD 40GB khoảng 150.000 đồng (mua từ người bạn, nó vứt lăn lóc, bao nó chầu cafe rồi rinh về).
  • Quạt cho HDD: 25.000 đồng
  • Nguồn: 300.000 đồng
  • Case: lấy từ cái PC "cùi" cũ nằm trong kho ra nên chẳng biết giá là bao nhiêu :) khoan vài lỗ gắn thêm cái quạt để cho mát.

Mình lắp cái NAS của mình khoảng chừng 2.000.000 đồng ~ 110US$

Sơ lược về Headless NAS sau khi build xong:
  • Operating system – Ubuntu 9.04 Server Edition
  • File server – Samba - phần cốt lõi của chúng ta để chia sẻ dữ liệu cho HD Box / Windows
  • FTP server – vsFTPd - mỗi user trên server đều có thể FTP vào server để upload dữ liệu
  • Remote access – OpenSSH - cấu hình, nâng cấp, cài đặt, kiểm soát từ xa bằng SSH
  • Web Server – Apache, PHP and MySQL - một máy webser ở nhà
  • Remote BitTorrent – TorrentFluxB4rt and BitTornado (back-end): điều khiển từ Internet nếu cần thiết.
  • Security software – Fail2Ban
  • Các thành phần khác nếu các bạn cảm thấy cần thiết như VPN, Music Server (Sockso) để chia sẻ với mọi người...

Bước 1: tất nhiên là phải ráp hết mấy thứ trên thành 1 cái PC như bình thường, bấm dây mạng và cài đặt mạng để sẵn sàng tất cả mọi thứ

Bước 2: Download phiên bản Ubuntu Server 9.04 Server Edition (32bit) tại đây
http://www.ubuntu.com/getubuntu/download-server

Bước 3: Burn ISO vừa download vào CD và cho PC boot từ CD để bắt đầu cài đặt. Cài đặt Ubuntu Server rất dễ và trực quan bạn cứ làm theo hướng dẫn để cài đặt (gõ Hostname, cài đặt Ubuntu trên toàn bộ HDD 40GB..vv).

Chỉ cần lưu ý bước đặt username và password, nhớ ghi lại username & password.

1.png

2.png

3.png

Blah blah blah blah... theo hướng dẫn của chương trình....
8.png

9.png

10.png

Gõ Hostname là MYHOMESERVER..vv tên bạn tự chọn
11.png

12.png

13.png

Bắt đầu cài đặt thông tin user Admin (đừng đặt tên là admin), bạn có thể đặt tên tùy ý & password tùy ý nhưng nhớ ghi lại để sử dụng sau này và mãi mãi về sau này :D, quên là hơi mệt đấy....
19.png


Khi đến màn hình dưới đây thì bạn phải chọn cài đặt các gói Samba, OpenSSH và LAMP (Apache2 + PHP + mySQL).
27.png


Sau đó thao tác thêm 1 vài bước nữa là cài đặt server hoàn tất. Bạn đã có thể bắt đầu login vào server với username & password được cài đặt ở trên.

Bước 4: cấu hình IP tĩnh cho server (Optional nếu bạn muốn điều khiển server từ bên ngoài Internet).
Mặc dù bạn có thể cấu hình IP động cho server và mọi thiết bị trong LAN của bạn sẽ hoạt động tốt với server có IP động, tuy nhiên nếu bạn để IP động thì bạn sẽ không điều khiển torrent và điều khiển server từ Internet được mà chỉ có thể điều khiển IP từ trong LAN.

Tại dấu nhắc lệnh của Ubuntu bạn gõ câu lệnh sau (nano là trình edit của Ubuntu):

Mã:
sudo nano /etc/network/interfaces

Bạn sẽ thấy tập tin interfaces được mở ra, dùng phím mũi tên đi xuống và tìm dòng chữ sau

Mã:
iface eth0 inet dhcp

Bạn thay thế dòng chữ trên bằng:

Mã:
iface eth0 inet static
address 192.168.1.220
netmask 255.255.255.0
gateway 192.168.1.1

Nhấn Ctrl-X và trả lời Y để lưu lại tập tin interfaces mới.

(Tùy bạn muốn cấu hình IP nào cũng được, miễn chung lớp mạng với mạng LAN trong nhà ==> lưu ý, nên bỏ đi IP được cấp phát tĩnh trong trường hợp trên ra khỏi DHCP range của Router chính trong LAN - trong trường hợp này thì router chính trong nhà chỉ cấp phát IP từ 192.168.1.2 đến 192.168.1.219 thôi ==> 192.168.1.220 được cấp phát tĩnh bởi server).

Khởi động lại network

Mã:
sudo /etc/init.d/networking restart

Lúc này bạn đã có thể tháo cái màn hình của server ra được rồi, bạn có thể sử dụng bất kỳ máy PC nào trong LAN để SSH vào server và điều khiển khi như đang ngồi trên server. Bạn download phiên bản SSH Client PuTTy tại đây và sử dụng:

http://www.chiark.greenend.org.uk/~sgtatham/putty/download.html

Từ giờ trở đi việc bạn sử dụng chính server hay dùng PuTTY để SSH vào server không còn quan trọng nữa, cách nào cũng được :).

Bước 5: gắn cài đặt HDD chứa dữ liệu (bước này là optional nếu bạn dự định sử dụng HDD 40GB vừa rồi để chứa phim :) )
Mình giả định rằng bạn sẽ muốn / (root) nơi chứa dữ liệu và mọi thứ của Ubuntu Server vẫn sẽ là HDD1 (40GB), ổ HDD còn lại sẽ được mount như là một thư mục home gắn với root (/home).
Bạn download phần mềm GParted Live tại đây, burn vào CD, boot CD đó rồi theo hướng dẫn để format và partition HDD chứa dữ liệu dưới dạng ext3.

GParted Live CD: http://gparted.sourceforge.net/livecd.php

Sau đó tắt server, gắn HDD mới này vào, login vào Ubuntu và gõ các câu lệnh sau

Mã:
sudo fdisk -l

Bạn sẽ một danh sách HDD trên máy, ghi lại tên HDD chứa dữ liệu (mình giả định trên máy của bạn thì HDD chứa dữ liệu sẽ có tên là hda3), và gõ câu lệnh sau

Backup lại home cũ trong trường hợp có dữ liệu gì trong đấy

Mã:
sudo mv /home /home_old
sudo mkdir /home
sudo chmod 0755 /home
sudo mount -t ext3 /dev/hda3 /home

Tạo một mountpoint tự động để sau này khi server bật lên sẽ tự động mount
Mã:
sudo nano /etc/fstab

Thêm dòng này vào tập tin fstab và lưu lại (Ctrl-X)
Mã:
/dev/hda3 /home ext3 defaults 0 2

Nếu mai này bạn muốn gắn thêm một HDD nữa để lưu media thì cũng áp dụng cách này và mount HDD đó thành một thư mục bất kỳ (mình không khuyến cáo bạn sử dụng array disk - nhiều HDD gộp lại thành một HDD duy nhất vì rất rủi ro, một HDD trong array bị "tèo" là đi tong hết toàn bộ array).

Bước 6: cập nhật Ubuntu Server
Do server mới được cài đặt nên có một số gói trong hệ thống sẽ bị out-date, bạn nên cập nhật lại hệ thống. Cập nhật hệ thống trong Ubuntu rất dễ. Sau khi login vào hệ thống với username & password của bạn (đang có quyền admin), gõ 2 câu lệnh sau tại dấu nhắc lệnh

Mã:
sudo apt-get update
sudo apt-get upgrade

Lúc này Ubuntu sẽ tự động kiểm tra và thông báo cho bạn biết các gói sẽ cần cập nhật và hỏi bạn có muốn cập nhật không, gõ Y nếu muốn tiếp tục (tùy vào tốc độ Internet của bạn, mất khoảng 15 ~ 20p để upgrade).

Bước 6 (Optional): cài đặt Webmin để cấu hình server
Mặc dù mọi thao tác từ thời điểm này trở đi đều có thể làm với câu lệnh, nhưng mình lại thích thao tác trên web hơn nên mình sẽ cài đặt gói Webmin cho phép cấu hình và điều khiển server với giao diện web.

Ngay khi bạn login vào thì bạn luôn ở thư mục home của user hiện tại. Tại dấu nhắc lệnh, bạn gõ như sau để cài đặt một số gói cần thiết cho hoạt động của Webmin:
Mã:
sudo apt-get install perl libnet-ssleay-perl openssl libauthen-pam-perl libpam-runtime libio-pty-perl libmd5-perl

Sau đó download tập tin Webmin về máy (bạn có thể lấy đường dẫn tại đây, tại thời điểm mình viết bài này thì phiên bản cuối cùng là 1.480, lưu ý là lấy gói dành cho hệ Debian/Ubuntu)

Mã:
wget http://prdownloads.sourceforge.net/webadmin/webmin_1.480_all.deb

Sau đó có thể cài đặt gói Webmin vừa download về:

Mã:
sudo dpkg -i webmin_1.480_all.deb

Nếu gặp bất kỳ lỗi nào thì bạn chạy thêm câu lệnh

Mã:
sudo apt- get install -f

Bạn đã có thể truy cập server từ một máy khác thông qua web browser tại địa chỉ https://<địa chỉ IP>:10000/
(Lưu ý: Firefox sẽ warning rằng website này sử dụng https nhưng không được verified - đương nhiên là chưa được verified rồi :D, bạn cứ đồng ý để vào trang).

Bước 7: tạo cấu trúc thư mục trên NAS để bắt đầu chia sẻ

Lúc này trên hệ thống của bạn sẽ có một thư mục là /home (trong Linux, mọi dữ liệu đều được gắn kết vào thư mục gốc /). Thư mục /home này hiện tại vẫn đang được mount vào HDD 40GB lúc ban đầu của mình, mình sẽ hướng dẫn các bạn gắn thêm một HDD mới vào server, mount HDD đó thành thư mục /home của Linux trong phần sau khi có thời gian viết chi tiết hơn (tất cả các bước sau không ảnh hưởng bới những điều này)

Mình giả định rằng bạn đang muốn các điều sau tại home

  • Một thư mục chứa phim có tên movies, mọi người chỉ có quyền đọc, bạn là người duy nhất có quyền đọc/ghi/xóa/sửa
  • Một thư mục chứa nhạc có tên music, mọi người chỉ có quyền đọc, bạn là người duy nhất có quyền đọc/ghi/xóa/sửa
  • Một thư mục chứa dữ liệu chung có tên public, mọi người đều quyền đọc/ghi/xóa/sửa
  • Một thư mục chứa các dữ liệu torrent, không cho mọi người truy cập, chỉ có bạn được truy cập

Bạn gõ các câu lệnh sau:

Mã:
sudo mkdir /home/movies
sudo mkdir /home/music
sudo mkdir /home/public
sudo mkdir /home/torrent
chgrp users /home/public
chmod 0777 -R /home/public
chmod 0777 -R /home/torrent

Lúc này trong /home của bạn đã có một số các thư mục như yêu cầu, bạn có thể tạo thêm tùy ý (như server của mình thì trong home còn có softwares, working space, backups...vv) tùy theo nhu cầu của bạn nhưng mọi dữ liệu thì bạn nên để ở /home cho dễ quản lý và dễ dàng tháo/gắn HDD sau này.

Bước 8: cấu hình Samba để chia sẻ cho người dùng với Samba

Nếu bạn muốn mỗi người dùng có những quyền hạn nhất định trong việc chia sẻ tập tin trên Server thì đây là thời điểm thích hợp để bạn tạo ra những người dùng đó trên server (VD, thằng em trai thì có username riêng và nó không được truy cập kho phim XXX của bạn, dady thì có quyền truy cập XXX nhưng không được truy cập phần softwares..vv :D )

Còn nếu đối với những người dùng bạn cho phép họ truy cập vào các thư mục trên (movies, music...vv) với dạng chỉ đọc thì không cần thiết tạo username.

Bạn truy cập từ một máy khác vào server tại địa chỉ https://<địa chỉ IP server>:10000 để vào Webmin.

Nhập vào username và password admin của bạn
Vào phần Servers --> Samba Windows File Sharing-->Edit Config File
(hoặc tại câu lệnh của Ubuntu gõ: sudo nano /etc/samba/smb.conf)

Lúc này trong tập tin config của Samba thêm vào các dòng sau
Mã:
hosts allow = 127.0.0.1 192.168.0.0/24 192.168.10.0/24
hosts deny = 0.0.0.0/0

Tại phần Authentication, bạn sẽ thấy một dòng có dạng

Mã:
; security = user

Xóa dấu ";" đi để nó trở thành

Mã:
security = user

Đến phần [homes] và thêm vào các dòng sau:

Mã:
[homes]
comment = Home Directories
path = /home/%S
browseable = yes
read only = no
create mask = 0664
directory mask = 0664
valid users = %S

[public]
comment = Share to all
path = /home/public
browseable = yes
writable = yes
create mask = 0664
directory mask = 0664
valid users = <danh sách username được truy cập, ngăn bằng dấu phẩy>
admin users = <username của bạn>

[Music]
comment = My Music
path = /home/music
browseable = yes
read only = yes
guest ok = yes
create mask = 0664
directory mask = 0664
admin users = <username của bạn>

[Movies]
comment = My Movies
path = /home/movies
browseable = yes
read only = yes
guest ok = yes
create mask = 0664
directory mask = 0664
admin users = <username của bạn>

[Torrent]
comment = My Torrents
path = /home/torrent
browseable = yes
read only = no
writable = yes
create mask = 0775
directory mask = 0775
admin users = <username của bạn>

Sau đó lưu lại tập tin smb.cnf và khởi động lại Samba (trong Webmin có cái button ở dưới trong phần Samba Windows File Sharing), nếu lười thì gõ câu lệnh sau ngoài dấu nhắc cũng được:

Mã:
sudo /etc/init.d/samba reload

Trong Webmin -->Samba Windows File Sharing chọn phần Convert Users from Unix to Samba, và bấm OK để cho hệ thống chép các thông tin người dùng từ Ubuntu sang Samba module.

Đến đây thì bạn đã hoàn tất phần cấu hình cho Samba có thể chia sẻ media cho NMT/Windows. Bạn có thể dùng bất kỳ PC nào trong mạng để browse thử server sẽ thấy các thư mục home, public, Music, Movies, Torrent (lưu ý, đối với mỗi user thì mỗi người sẽ có một home riêng để chép dữ liệu của mình vào đó, bạn vào /home sẽ thấy trong đó mỗi user sẽ có một thư mục riêng trong đó nhưng Samba khi share ra ngoài thì mỗi người đều thấy là home)

Bước 9: cài đặt FTP Server và Torrent

Tại dấu nhắc lệnh bạn gõ câu lệnh sau:

Mã:
sudo apt-get install vsftpd

Chỉnh sửa tập tin cấu hình

Mã:
sudo nano /etc/vsftpd.conf

Thêm vào các dòng sau:

Mã:
anonymous_enable=YES
local_enable=YES
write_enable=YES
data_connection_timeout=120
chroot_local_user=YES

Nếu server của bạn đặt sau router thì thêm một số các dòng sau:

Mã:
pasv_enable=YES
pasv_promiscuous=YES
pasv_min_port=50000
pasv_max_port=50100
pasv_address=<địa chỉ IP của server>

Bạn có thể chọn vùng port 50000 đến 50100 và nhớ forward port trên router để bên ngoài có thể truy cập các port này. Nhớ cũng forward port 20 và 21 để có thể điều khiển từ Internet.

Khởi động lại vsFTPd:

Mã:
sudo /etc/init.d/vsftpd restart

Bước 10: cài đặt Torrent

Mình sẽ sử dụng phần mềm torentflux_b4rt để download các tập tin torrent, TorrentFlux_b4rt rất mạnh và hỗ trợ rất nhiều cách lấy tập tin (wget, torrent, metafile..vv) có một frontend trên web rất dễ sử dụng, với torrentflux_b4rt thì bạn đã biến server của bạn thành một seedbox có thể đem cho thuê được :) vì mỗi người sẽ có một tài khoản riêng trên torrentflux_b4rt và admin có quyền thấy hết tất cả các download của người dùng.

Chúng ta phải cài đặt một số gói cần thiết cho torrentfluxb4rt:

Mã:
sudo apt-get install php5-cli unrar unzip vlc uudeview build-essential bittornado

Chúng ta phải biên dịch gói cksfv cần thiết cho torrentfluxb4rt
Mã:
wget http://zakalwe.fi/~shd/foss/cksfv/files/cksfv-1.3.12.tar.bz2
tar -xjvf cksfv-1.3.12.tar.bz2
cd cksfv-1.3.12
./configure
make
sudo make install

Sau đó download torrentfluxb4rt về (bạn có thể truy cập trang web của torrentfluxb4rt để lấy file mới nhất, tại thời điểm mình viết bài này thì link dưới là mới nhất)

Mã:
wget http://download.berlios.de/tf-b4rt/torrentflux-b4rt_1.0-beta2.tar.bz2
tar -xjvf torrentflux-b4rt_1.0-beta2.tar.bz2
cd torrentflux-b4rt_1.0-beta2
sudo cp -R html /var/www/torrentflux
sudo chmod -R 0777 /var/www/torrentflux/inc/config

Lúc này bạn đã có thể truy cập server tại địa chỉ này để cài đặt torrentfluxb4rt

http://<địa chỉ IP của server>/torrentflux/setup.php

Cài đặt theo hướng dẫn trên màn hình (lúc cài đặt mình gặp trục trặc là account root của mySQL mình để trống password thì torrentflux không chịu, mình phải vào Webmin và đổi password root của mySQL thì torrentfluxb4rt mới chấp nhận - nếu bạn gặp trục trặc thì cứ login vào Webmin, cấp một password cho root do mặc định khi mới cài đặt root là không có password). Lúc cài đặt nhớ cài đặt đường dẫn chứa tập tin download là /home/torrent do mình tạo ở trên.

Sau khi cài đặt xong thì bạn đã có thể truy cập vào torrentflux thông qua địa chỉ:

http://<địa chỉ IP của server>/torrentflux

Lưu ý: lúc này torrentflux sẽ hỏi bạn một username & password, đây sẽ là lần đầu tiên và duy nhất bạn được phép cài đặt username và password dành cho admin, bạn cẩn thận gõ tên username & password tùy ý (không nhất thiết phải là username và password server), torrentflux sẽ cài đặt user này như là admin.

Bây giờ bạn đã có thể upload các tập tin .torrent lên torrentflux để có thể download. Trình điều khiển torrentflux rất mạnh, bạn có thể cấu hình cho nó rất nhiều thứ (seed 200% rồi ngưng, tự động quét tập tin torrent ..vv). Nếu lúc này bạn mở port trên router và redirect về port 80 của server thì bạn hoàn toàn có thể điều khiển torrentflux từ Internet (từ trong văn phòng hoặc cho bạn bè sử dụng server của bạn như một seedbox). Các tập tin torrent download về sẽ được cất ở /home/torrent và mỗi user bạn cấp cho một account để truy cập seedbox của bạn sẽ có cấu trúc tập tin như sau /home/torrent/<username>.

Bonus: Firefox có một add-ons rất hay dành cho TorrentfluxB4rt (cẩn thận coi chừng nhầm với add-ons của TorrentFlux, hai cái này khác nhau hoàn toàn), bạn cài đặt add-ons đó vào Firefox, nếu đang duyệt Internet mà thấy một tập tin torrent nào đó chỉ cần nhấn chuột phải, chọn Add to Torrentflux và thế là nó tự động gửi torrent cho server của bạn (nếu bạn đăng ký no-ip.org một địa chỉ và forward port trên router thì cấu hình trong đấy là địa chỉ của no-ip.org của bạn và add-ons đó sẽ tự động gửi tập tin torrent đó về nhà cho server của bạn và bắt đầu download)

Bước 11: cài đặt thông số để điều khiển server từ Internet và chia sẻ với mọi người website cá nhân ở nhà (Blog, Video Clip "tự sướng" ..vv :D )

Phần này là option nếu như bạn dự định chỉ sử dụng NAS của mạng trong mạng nội bộ thì không cần phần này.
Do các ISP ở VN chỉ cung cấp động một địa chỉ IP mỗi khi chúng ta kết nối mạng bằng ADSL ở nhà, nếu hiện tại chúng ta đang ở ngoài đường và phát hiện quên mất dữ liệu và tìm cách truy cập vào NAS ở nhà hoặc muốn quăng một cái torrent nào đó để server ở nhà bắt đầu download và khi chúng ta về đến nhà là đã có phim để xem :D

  1. Bạn đăng ký một dịch vụ cung cấp Dynamic DNS (DDNS) trên Internet. Hiện tại có rất nhiều nhà cung cấp nhưng mình đang sử dụng no-ip.org nên không hướng dẫn các DDNS khác, chắc nó cũng như nhau cả. Tất cả các DDNS đều yêu cầu bạn phải lúc nào cũng phải chạy một phần mềm client ở máy của bạn đã phần mềm cập nhật lại địa chỉ IP của server của bạn cho DDNS và thông qua đó mọi người có thể truy cập được server của bạn (đa số các router ADSL bây giờ đều tích hợp một dịch vụ DDNS trong đấy, bạn chỉ cần đăng ký dịch vụ DDNS tại một trang web bất kỳ, sau đó sử dụng thông số đó để cập nhật trong router, khỏi cần cài đặt trên PC).
    Sau khi đăng ký với no-ip.org, bạn vào phần Add Host để tạo một host cho mình, mình giả định là bạn sẽ có được một cái domain dạng thế này http://myhomenas.serveftp.com (no-ip.org có rất nhiều domain cho bạn chọn, serveftp.com là một trong những domain của nó)
  2. Forward port WAN trên router thành một port LAN trên server (VD port WAN 12345 thành LAN 80 cho web). Chỉ riêng port 80 là bạn phải sử dụng một port WAN khác do ISP ở VN block port này (chắc không cho các bạn tự host website cạnh tranh với họ :D ), các port FTP(21), SSH(22), Telnet(23) các bạn cứ forward bình thường. Lúc này bạn có thể truy cập website được host tại nhà của bạn bằng:
    Website : http://http://myhomenas.serveftp.com:12345
    FTP: ftp://myhomenas.serveftp.com
    SSH: myhomenas.serveftp.com
    Telnet: myhomenas.serveftp.com
  3. Dùng dịch vụ tại trang http://canyouseeme.org/ để kiểm tra xem server của bạn có response đúng không hoặc nhờ một người bạn khác ở ngoài mạng LAN với router ADSL kiểm tra giúp các dịch vụ web/ftp/ssh trên (đừng gõ domain đó với một máy PC ở trong nhà chung router ADSL với server, không được đâu).
  4. Lúc này bạn cũng có thể nhờ một người bạn nào đó truy cập thử trang http://myhomenas.serveftp.com:12345/torrentflux để quẳng lên đấy vài cái torrent và ra lệnh cho server nó download :D

(Còn cập nhật tiếp.....)
Đến giờ thì mình cũng chỉ nhớ bấy nhiêu thôi vì cái PC NAS ở nhà của mình cài đặt nhiều lắm rồi (VPN, Sockso nghe nhạc online, backup cron job..vv), chắc khi nào có thời gian rảnh hơn mình sẽ viết tiếp vậy.....

Disclaimer: như mình đề cập ở trên, toàn bộ kiến thức ở trên do mình lượm lặt trên Internet nên mình không thể credit đầy đủ hết các tác giả trên Internet (credit chắc cũng nhiều lắm, đa số là tác giả nước ngoài), thành thật xin lỗi nếu tác giả nào nhận thấy bất kỳ thông tin nào của mình trên đây.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ndmc

Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

em nghĩ mua 1 cái box nas của buffalo lọai 600k mà bác dungcj bán đầy trên 5s, tốc độ down up tầm 30MB/s vừa down dc torrent là ok rồi, 1h chỉ tốn 17w điện, kinh tết và good hơn nhìu, dễ setup nữa
 

Meg2k

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

em nghĩ mua 1 cái box nas của buffalo lọai 600k mà bác dungcj bán đầy trên 5s, tốc độ down up tầm 30MB/s vừa down dc torrent là ok rồi, 1h chỉ tốn 17w điện, kinh tết và good hơn nhìu, dễ setup nữa

Lúc đầu mình cũng tính lượm một con NAS Qnap hoặc Buf đấy bạn, nhưng sau khi search một vòng thì chẳng lấy được con nào cả, con NAS nào có giá <2.000.000đ thì CPU quá yếu, còn nếu muốn CPU mạnh thì giá không có giá dưới 4.000.000đ (QNap). Mình mê mấy cái QNap vì mấy cái tính năng của nó lắm nhưng giá tiền đắt quá không dám rờ tới nên mới tự build một cái NAS có tính năng giống Qnap (và mạnh hơn Qnap).

Nếu bạn đang đề cập đến con này thì nó chẳng hỗ trợ Torrent, không hỗ trợ Webserver, không hỗ trợ Java để build poster dành cho NMT HD Box, nói chung nó đúng nghĩa là một cái NAS thuần túy :) và giá nó là 1.500.000đ, sử dụng với mục đích home xài nó quá phí.

http://my.batda.com/dungcj/share/view/terastation-hop-dung-4-hdd-giao-tiep-cong-lan-1g-17000.html

Bạn lấy số power consumption 17W ở đâu vậy? Terastation chạy hết cỡ cũng gần 90W và idle ở mức 47W chưa tính HDD, trong khi cái NAS trên của mình chạy hết cỡ cũng chỉ 45W CPU + 5W HDD thôi :)

http://blogs.sun.com/rama/entry/buffalo_terastation_power_consumption

Bạn có thể cho mình cái link con Buffalo nào mà có giá 600K mà có thể handle được mạng 1Gb được không ?!?!? (30MByte/s thì chắc chắn không phải mạng 100Mbs rồi, vì 100Mbs có 12MByte/s thôi).

Nếu con Buffalo hay Qnap nào có thể handle được khoảng hơn 200 cái torrent cùng một lúc mà vừa có thể serve được HD Movie và nhạc cùng một lúc (mình có cài để seed bên bitvn nữa) và có giá khoảng 1.600.000đ chắc mình mua luôn mất rồi, khỏi tự build nữa mất công lắm. :) dù gì tự build để tiết kiệm được hơn 200US$ và học hỏi thì vẫn tốt hơn bạn ạ....

Mình cũng không nghĩ có cái NAS nào ngoài kia chạy CPU 2.4Ghz đâu :)
 

neoone

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Mình vừa nhận được SheevaPlug Development Kit xong, chi phí để nhận con này về là 120$. Mình cài debian lên thẻ nhớ 4GB, HDD thì mình gắn vào box 4 bay qua USB. Mới vừa setup xong samba thôi, thấy trao đổi dữ liệu qua lan cũng rất ổn ( dùng cáp đúc nối pc với ShêvaPlug tốc độ 1000 ). Định cuối tuần cài thêm vài thứ vào nữa, hy vọng các bác góp ý thêm.
 

Dr_slums

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Các bác cho em hỏi mấy cái Hd media box nó kéo - đẩy torrent thế nào ạ? Em đang định kiếm 1 cái Hd media vừa làm máy xem phim vừa để tải torrent. Liệu nó có kham nổi 1.5TB dữ liệu torrent 1 lúc không ạ? Coi như mạng em thoải mái.
 

hangbinhdan

Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Các bác cho em hỏi mấy cái Hd media box nó kéo - đẩy torrent thế nào ạ? Em đang định kiếm 1 cái Hd media vừa làm máy xem phim vừa để tải torrent. Liệu nó có kham nổi 1.5TB dữ liệu torrent 1 lúc không ạ? Coi như mạng em thoải mái.

Kéo đẩy tốt bạn à. Miễn là băng thông của bạn đủ lớn cho 1,5TB đó thôi :D
Cái Egreat của mình list thoải mái torrent. Không chế cái nào chạy hay không. Khống chế tốc độ tổng thể tải xuống và up lên. Hiển thị tổng dung lượng đã tải về / tổng của torrent. Hiển thị tốc độ lên xuống của mỗi torrent.v,v, thoải mái luôn
 

Dr_slums

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Em không hiểu lắm về linux chính xác là gà mờ. Xin hỏi bác chủ topic 1 chút lài tại sao không cài window (XP cho nhẹ) vừa dễ dùng lại thuận tiện vì nghe nói dùng cái Linux lại phải format ổ dạng khác rồi điều khiển phức tạp. Nếu chỉ để làm NAS và Media player thôi thì cứ cài win sau đó share trong mạng nội bộ là đc mà. Em cũng đang làm thế với con Dell ghẻ mua cách đây 3 năm bây h coi nó như cái máy để bàn down torrent và phát HD tạm thời trong lúc em đợi tiền nâng cấp sau.
Em thắc mắc vậy thôi mong bác đừng cười.
 

hangbinhdan

Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Dân chuyên nghiệp thì phải linux. Mỗi lần làm gì thì phải gõ bàn phím với màn hình đen chữ trắng. mà NAS thì phải linux mới đúng bài :D
 

Meg2k

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Dân chuyên nghiệp thì phải linux. Mỗi lần làm gì thì phải gõ bàn phím với màn hình đen chữ trắng. mà NAS thì phải linux mới đúng bài :D

Bạn hàng bình dân nói thế thì sai 100% rồi bạn? :"> không phải cứ phải là pro mới sử dụng Linux mà vì là dân gà mờ nên mới phải sử dụng Linux cho cộng đồng người ta vá lỗi dùm cho mình (dân pro là phải sử dụng Windows Server, học MCSA để điều khiển server), nhưng bây giờ Linux đâu chỉ là gõ gõ nữa bạn ?!?!? Bạn sử dụng phiên bản Linux nào trên máy Desktop chưa? Nếu bạn từng sử dụng bất kỳ phiên bản Linux nào sẽ thấy bạn đang hiểu nhầm về Linux khá nhiều đấy - Linux GUI nhiều lắm rồi, mình sẽ liệt kê một số điều mà tại sao mình lại không chọn Windows XP cho cái server này mà phải sử dụng phiên bản Ubuntu (mà lại không chọn phiên bản nhỏ gọn hơn được thiết kế với mục đích NAS là FreeNAS - cái này cài vào thì bạn sẽ được một cái NAS trong vòng vài phút, chẳng cần cấu hình gì lằng nhằng cả đâu, bạn tham khảo tại đây về FreeNAS nè: http://www.freenas.org/ ).

Mình sẽ trả lời cho câu hỏi của bạn tại sao mình lại sử dụng Linux chứ không phải Windows cho NAS của mình trong phần mình trả lời cho Dr_Slums.

Các bác cho em hỏi mấy cái Hd media box nó kéo - đẩy torrent thế nào ạ? Em đang định kiếm 1 cái Hd media vừa làm máy xem phim vừa để tải torrent. Liệu nó có kham nổi 1.5TB dữ liệu torrent 1 lúc không ạ? Coi như mạng em thoải mái.

Đa số các HD Box hỗ trợ torrent đều kéo thoải mái được bạn ạ với điều kiện đừng xử lý một lúc quá nhiều torrent (số torrent nhiều nhất mình làm trên con K200 của mình là 30 là bắt đầu có trục trặc, torrent nó cứ stuck mãi không biết làm sao sửa). Tuy nhiên mấy cái HD Box có một tính năng rất dở là không cho HDD Spindown (tắt HDD khi không truy cập) nên nếu bạn cắm torrent thì cẩn thận với HDD một tí, mình cắm thử con K200 của mình khoảng 1 ngày, HDD nóng dã man (may mà HDD của mình là WD Green chỉ 16MB cache và tốc độ quay chậm - gắn con Seagate 7200RPM vào chắc chết mất).

Em không hiểu lắm về linux chính xác là gà mờ. Xin hỏi bác chủ topic 1 chút lài tại sao không cài window (XP cho nhẹ) vừa dễ dùng lại thuận tiện vì nghe nói dùng cái Linux lại phải format ổ dạng khác rồi điều khiển phức tạp. Nếu chỉ để làm NAS và Media player thôi thì cứ cài win sau đó share trong mạng nội bộ là đc mà. Em cũng đang làm thế với con Dell ghẻ mua cách đây 3 năm bây h coi nó như cái máy để bàn down torrent và phát HD tạm thời trong lúc em đợi tiền nâng cấp sau.
Em thắc mắc vậy thôi mong bác đừng cười.

Mình thừa nhận là Windows rất trực quan với người dùng nhưng đối với lĩnh vực server & NAS thì Windows không được điểm nào cả bạn ạ :) (từ OS đến Application đến Support đến sự ổn định - tất cả đều 0 điểm). Mình cũng chẳng muốn cài đặt một cái NAS với Windows Server rồi đọc 4 cuốn sách khoảng 5000 trang ?!?!?!? :D
Windows Server 2000 chắc cũng chẳng chạy nổi với cái CPU của mình ở trên đâu.... :D một mình nó ngốn CPU chắc cũng hết 50% rồi thì làm ăn gì được nữa.

Mình sử dụng Linux mà không phải Windows XP (hay thậm chí Windows Home Server) vì một vài lý do sau, trên thực tế thì còn nhiều lý do hơn nữa nếu bạn tự build một server bằng Linux, tự bạn sẽ nhận ra rằng không ai sử dụng Windows XP làm server cả vì...... quá nhiều bất tiện :).
  • Server thì không thể sử dụng phần mềm không có bản quyền, không đủ tiền mua Windows Home Server có bản quyền. Không ai dám sử dụng phần mềm Windows XP cho server cả bạn ạ, exploit tùm lum nếu bạn dùng nó để host dữ liệu chia sẻ với mọi người và share nó ra Internet.
  • Windows XP đâu có cho bạn tùy biến & quản lý người dùng qua mạng đâu ?!?!? Nó đơn giản chỉ share thôi (VD, 3 người dùng và mỗi người dùng có một thư mục riêng với FTP và chỉ đọc với movies...vv).
  • Update mọi thứ có trong server bằng một bước duy nhất (Windows chắc chắn không làm được rồi, bạn làm sao update cho FTP server và Windows bằng 1 cách click chuột được): do mình không phải dân chuyên nghiệp nên muốn không muốn tự ngồi vá lỗi cho cái server của mình thường xuyên với phần mềm Windows lậu, cái server của mình thì mình vá lỗi cho nó 1 tuần /1 lần sau khi gõ mấy cái này:
    sudo apt-get update
    sudo apt-get upgrade

    Gõ Y.....
    Thế là xong, đi pha cafe, nó sẽ tự động upgrade mọi gói phần mềm mà mình đã cài đặt trong hệ thống (có cộng đồng Ubuntu họ lo cho mình rồi, mọi thứ đều miễn phí mà).
  • Update mọi thứ mà chẳng cần boot lại server liên tục, thế mới gọi là NAS: đối với Linux, update xong thì bạn sẽ chẳng bao giờ gặp phải câu "you need to reboot your computer to take effect..blah blah" đâu :D reboot lại phải vào torrent lại, phiền lắm.
  • Không mở port bậy bạ trên server để virus xâm nhập: bạn có kiểm soát nổi cái service nào trên Windows XP đang chạy đâu. Mình sẽ biết được cái gì đang chạy trên cái server của mình.
  • Toàn phần mềm miễn phí phục vụ cá nhân mà lại miễn phí trên Linux (music server, web server..vv) và mấy phần mềm đó được vá lỗi thường xuyên và có người khác kiểm tra cho mình, mình không cần kiểm tra :) chỉ việc sử dụng thôi.
  • Headless: sử dụng phiên bản server của Linux vì mình đang setup một cái Headless PC mà ? ==> PC mà không có màn hình thì làm sao điều khiển Windows, lúc bạn gặp trục trặc thì làm sao đây? :) Ubuntu Server thì lúc nào bạn cũng kết nối được với server trừ phi server của bạn chưa khởi động lên.
  • Quản lý tài nguyên không tốt: Windows XP chạy một thời gian phải boot lại vì nó quản lý tài nguyên không tốt, Linux Server có bao giờ bị treo nửa chừng đâu? Uptime lâu nhất mình từng có với cái server của mình là hơn 2 tháng chẳng tắt nó.
  • Phiên bản Windows XP không được tối ưu hóa cho server, nó chịu đựng được bao nhiêu connection cùng một lúc? Cái server linux của mình thì torrent mở gần 400 connection cùng một lúc mà sử dụng chưa đến 5% năng lực CPU.
  • Còn rất nhiều lý do mà mình đã chọn Linux chứ không phải Windows cho server .... ;) bạn tự build xong sẽ hiểu tại sao

Không như bạn nghĩ đâu, Linux Server cũng có GUI điều khiển khá đẹp như Windows nhưng mình không đề cập đến vì mình đang hướng dẫn cách build Headless NAS (không có monitor).

Đúng là cấu hình Linux rất lằng nhằng nhưng cái bạn sẽ có được là một hệ thống chạy cực kỳ ổn định ngày này qua ngày khác (cái NAS của mình chẳng cần cài lại hay boot lại gì cả, nó chạy mãi).

Đấy là ý kiến riêng của mình thôi.....:-$ nếu bạn nào muốn thì mình cho quyền truy cập vào server ở nhà của mình...chơi cho vui, upload vài cái torrent cho nó download thử !!! :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Hay quá, lúc nào phải làm cái này để nhé toàn bộ đống HDD vào mới được :D
Bạn Meh2k cho hỏi CPU tối thiểu để làm hệ thống NAS này là bao nhiêu, để mình xem có thể tận dụng được con PC cũ nào không.
 

Meg2k

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Hay quá, lúc nào phải làm cái này để nhé toàn bộ đống HDD vào mới được :D
Bạn Meh2k cho hỏi CPU tối thiểu để làm hệ thống NAS này là bao nhiêu, để mình xem có thể tận dụng được con PC cũ nào không.

Minimum requirement dành cho Desktop nè, mình chẳng biết Server cần bao nhiêu nhưng server thì chạy nhẹ hơn Desktop vì nó không phải tải cái GUI.

  • 300 MHz x86 processor
  • 64 MB of system memory (RAM)
  • At least 4 GB of disk space (for full installation and swap space)
  • VGA graphics card
  • CD-ROM drive or network card

Nói thật mình lắp con AMD 2.4Ghz là vì nó là con CPU tiết kiệm điện (45W) + giá thành rẻ nhất mà mình có được (mình cũng có con PC cũ nhưng tiễn nó trên 5giay với giá "bán như cho" rồi vì sử dụng nó hao điện hơn con này :D ). Mình kiểm tra rồi, chưa bao giờ mình xài hết công suất CPU 2.4Ghz , đây là hành động multi-tasking mình từng làm trên server của mình mà chiếm CPU nhất nè:

  • Xem phim HD 720p qua NAS
  • Cho NAS xả nén rar một phim HD 8GB vừa download xong thành .mkv (dùng SSH ra lệnh cho nó xả nén).
  • Kéo torrent khoảng chừng 200 cái một lúc (vừa seed vừa down)
  • Cho nó update từ Internet (cũng cùng phiên làm việc với SSH ở trên)

4 tác vụ trên thì cái tác vụ unrar là chiếm nhiều nhất (gần 60~80%) và nó sử dụng hết CPU nhân 1 và khoảng 7~12% nhân thứ 2 của CPU.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Cảm ơn lần nữa nhé :D
Nhà cũng có nuôi 1 con trâu pro II nhưng nó chỉ chứa được 4HDD thôi, làm thêm cái nữa mới được.
 

Dr_slums

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Đúng là em gà mờ trước nay bị thằng Microsoft nó "lừa" cứ nghĩ là nó xịn nhất :)). Vụ torrent bác nói là đc 200 torrent 1 lúc nghĩa là file torrent hay file tải về? Ví dụ em kéo về 1 file torrent HD national geographic pack khoảng 450G trong đó có 100 file nhỏ mỗi file là khoảng 4G chẳng hạn. Vậy cái đó là 1 file torrent hay 100 file torrent?
Còn nữa. Nếu kéo - đẩy torrent liên tục thì kiểu gì CPU vẫn cần truy cập ổ đĩa vậy em nghĩ trong trường hợp này chức năng tắt ổ cứng để tiết kiệm điện không có giá trị lắm.
Cảm ơn bác nhiều.
 

Meg2k

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Đúng là em gà mờ trước nay bị thằng Microsoft nó "lừa" cứ nghĩ là nó xịn nhất :)). Vụ torrent bác nói là đc 200 torrent 1 lúc nghĩa là file torrent hay file tải về? Ví dụ em kéo về 1 file torrent HD national geographic pack khoảng 450G trong đó có 100 file nhỏ mỗi file là khoảng 4G chẳng hạn. Vậy cái đó là 1 file torrent hay 100 file torrent?
Còn nữa. Nếu kéo - đẩy torrent liên tục thì kiểu gì CPU vẫn cần truy cập ổ đĩa vậy em nghĩ trong trường hợp này chức năng tắt ổ cứng để tiết kiệm điện không có giá trị lắm.
Cảm ơn bác nhiều.

Ý mình nói 200 torrent tức là có 200 file torrent đang chạy cùng một lúc (nội mấy cái mp3 top 1000 songs collection thì mỗi torrent chứa ít nhất 1000 bài hát mp3 nhỏ ở trong rồi bạn :) ), torrent trên Linux được handle rất tốt (mỗi torrent chiếm CPU không nhiều).

Ý mình nói spindown cái HDD mà đang không được truy cập, giả sử NAS của mình có 2 HDD mỗi cái 1.5TB, thì mình cài đặt 60 phút spindown cho HDD vì chắc chắn kéo torrent chỉ kéo có một cái HDD thôi, cái kia sẽ tự spindown (mình còn đang tính quẳng vào đấy một cái HDD nhỏ khoảng 250GB để kéo torrent thôi, cái kia cho nó spindown xuống chứ chạy 24/24 xót HDD dung lượng lớn lắm - có truy cập đâu mà cho nó hoạt động liên tục).
 

sobny

Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Góp ý thêm về phần cứng cho bác nào muốn build NAS theo cách của bác Meg2k.
Hiện nay đã bán các loại main sử dụng CPU Atom rất gọn và cực kì tiết kiệm điện. nếu mua loại main intel 945 + atom230 chỉ 1tr2. Đây là loại dùng nguồn ATX bt, còn có loại dùng adapter (giống laptop) giá đắt hơn 1 chút. kích thước cái main này chỉ là 17x17cm. Có đủ các giao tiếp: USB, SATA, IDE,... Bác nào khéo tay thì tự làm cái case vừa gọn vừa xinh :D
Bác nào thích nhiều tính năng có thể xem xét main nền tảng ION của Nvidia. Loại này thì đầy đủ: CPU Atom, VGA 9400 tích hợp, có cả wifi ^^. Kích thước thì như trên. Giá tất nhiên đắt hơn nhiều.
Em thấy ý tưởng làm NAS của bác Meg2k rất hay. Không chỉ ứng dụng cho HD, mà có thể biến cục này thành server chia sẻ dữ liệu trong công việc luôn :D
 

arryo

Active Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Cái tút này rất hữu ích. Em đang xài 2 cái NAS World Book của WD tuy nhiên rất khó chịu vì bộ nhớ bé, và khả năng copy chậm. Đang bí đường tìm cách làm cái NAS server mà chưa biết làm thế nào gặp đúng ngay bài này của bác. Cuối tuần này em sẽ làm và nếu có khó khăn gì thì em lại réo bác ạ
 

b52g0

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

vụ này hay quá. chỉ tiếc rằng gà mờ như em thì " làm dc" chắc phải học cả năm:!!:!!:!! đã biết gì về Linux với server đâu:eek::eek::eek:
 

arryo

Active Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Em đang bị bí phần samba đây bác ơi, em vô phần samba user đã thấy có tên mình trong đó rồi, nhưng làm cách nào để browse từ một computer khác. Em vô network không có thấy máy ubutu nào hiện lên hết thì làm thế nào ạ?
 

Meg2k

New Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Em đang bị bí phần samba đây bác ơi, em vô phần samba user đã thấy có tên mình trong đó rồi, nhưng làm cách nào để browse từ một computer khác. Em vô network không có thấy máy ubutu nào hiện lên hết thì làm thế nào ạ?

Cho phép mình hỏi máy của bạn có cài đặt phần mềm diệt virus KAV/KIS hay không? Mặc định KAV/KIS khóa luôn NetBIOS network activities nên bạn không browse được network.

Bạn thử xem cách này nhé: vào phần Start\Run ==> gõ \\<IP của server> ==> bạn có thấy các share của server được hay không?

Nếu thấy tức là bạn cần hạ Firewall trên PC. Với KIS, vào phần Firewall, qua tab Network, chọn Local Network thành Trust Network. Sau đó qua Tab Network Packets, phần Any Activity chọn Allow đối với Trust Network (lúc này thì mạng Internet vẫn bị Firewall, chỉ có mạng LAN là KIS sẽ hạ Firewall xuống).

Có gì trục trặc cứ gửi vào topic này, mình không online thường xuyên lắm :)

P/S: bạn vào user của Samba, set password đó trùng với password của user trên Windows Vista / XP trước khi tìm cách truy cập (do bạn không có domain controller nên phải set bằng tay).
 

arryo

Active Member
Ðề: [Cheap Home NAS] - Hướng dẫn tự build một NAS cho mục đích HD/Lossless Music/Torrent

Máy mình xài windows 7 và không dùng phần mềm virus nào, mình vừa thử gõ vào run 192.168.1.220, windows cannot find cái IP address đấy. Mình đã chạy torrent và truy cập được, tuy nhiên k vào samba được để sử dụng file trên đấy

Cho phép mình hỏi máy của bạn có cài đặt phần mềm diệt virus KAV/KIS hay không? Mặc định KAV/KIS khóa luôn NetBIOS network activities nên bạn không browse được network.

Bạn thử xem cách này nhé: vào phần Start\Run ==> gõ \\<IP của server> ==> bạn có thấy các share của server được hay không?

Nếu thấy tức là bạn cần hạ Firewall trên PC. Với KIS, vào phần Firewall, qua tab Network, chọn Local Network thành Trust Network. Sau đó qua Tab Network Packets, phần Any Activity chọn Allow đối với Trust Network (lúc này thì mạng Internet vẫn bị Firewall, chỉ có mạng LAN là KIS sẽ hạ Firewall xuống).

Có gì trục trặc cứ gửi vào topic này, mình không online thường xuyên lắm :)

P/S: bạn vào user của Samba, set password đó trùng với password của user trên Windows Vista / XP trước khi tìm cách truy cập (do bạn không có domain controller nên phải set bằng tay).
 
Bên trên