“Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

những người như chú nguyenduc thì chỉ thấy cái lợi trước mắt là được xem mà không nghĩ ra cái hại sau này,không có tiền thì đố mà phát triển bóng đá VN nổi.
các ông bầu sau này lại chơi chiêu xin nhà nước (tức UBND tỉnh và TP có đội bóng) bù chi phí nuôi đội,mà tiền đó là tiền thuế chứ đâu ra.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

những người như chú nguyenduc thì chỉ thấy cái lợi trước mắt là được xem mà không nghĩ ra cái hại sau này,không có tiền thì đố mà phát triển bóng đá VN nổi.
các ông bầu sau này lại chơi chiêu xin nhà nước (tức UBND tỉnh và TP có đội bóng) bù chi phí nuôi đội,mà tiền đó là tiền thuế chứ đâu ra.
Đừng vội chụp mũ Điêu nhé, hãy đọc và suy ngẫm kỹ trước khi phát biểu, lớn rồi thì hãy nghĩ bằng cái đầu chứ đừng nghĩ bằng hai con mắt. Đừng để hai con mắt điều khiển cái mồm và đôi tay của mình, như vậy là khác người lắm đó không giống ai đâu!. (Đây sẽ là lần cuối cùng tôi comments trực tiếp về một cá nhân trên diễn đàn này, có thể làm loãng chủ đề và làm mọi người khó chịu. Sorry tất cả các Bác).
Riêng tôi thì tôi rất yêu bóng đá VN và mong muốn bóng đá VN phát triển, tuy nhiên tôi cũng không quá ảo tưởng về nó, và tôi không bao giờ nghĩ rằng bầu Kiên hay Anh Quang Huy sẽ là "cứu tinh" cho nền bóng đá nước nhà, vì những người này miệng thì nam mô bụng một bồ dao găm. Đơn giản vậy thôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

portlet

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Đừng vội chụp mũ Điêu nhé, hãy đọc và suy ngẫm kỹ trước khi phát biểu, lớn rồi thì hãy nghĩ bằng cái đầu chứ đừng nghĩ bằng hai con mắt. Đừng để hai con mắt điều khiển cái mồm và đôi tay của mình, như vậy là khác người lắm đó không giống ai đâu!. (Đây sẽ là lần cuối cùng tôi comments trực tiếp về một cá nhân trên diễn đàn này, có thể làm loãng chủ đề và làm mọi người khó chịu. Sorry tất cả các Bác).
Riêng tôi thì tôi rất yêu bóng đá VN và mong muốn bóng đá VN phát triển, tuy nhiên tôi cũng không quá ảo tưởng về nó, và tôi không bao giờ nghĩ rằng bầu Kiên hay Anh Quang Huy sẽ là "cứu tinh" cho nền bóng đá nước nhà, vì những người này miệng thì nam mô bụng một bồ dao găm. Đơn giản vậy thôi.

Cho dù có ủng hộ VPF hay VFF thì phải có cái nhìn khách quan một tí. Rõ ràng là từ năm nay, V-League đã hấp dẫn hơn các năm trước rồi. Các trận đấu cởi mở hơn hẳn, bớt nhàm chán, ngày càng nhiều bàn thắng. Cái này là do hiệu ứng từ việc VPF xuất hiện. Nếu VFF vẫn còn tồn tại những Hỷ, những Trung thì bóng đá VN chẳng bao giờ phát triển được ngoại trừ chỉ tiêu trên giấy và báo cáo cuối năm "giải đã về đích an toàn" =)) =)) =))
 
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

những người như chú nguyenduc thì chỉ thấy cái lợi trước mắt là được xem mà không nghĩ ra cái hại sau này,không có tiền thì đố mà phát triển bóng đá VN nổi.
các ông bầu sau này lại chơi chiêu xin nhà nước (tức UBND tỉnh và TP có đội bóng) bù chi phí nuôi đội,mà tiền đó là tiền thuế chứ đâu ra.

Bé Điêu nói chuyện có "duyên" thật! khen cho K+ đã chọn đúng nhân tài pro cho hình ảnh của mình:p.
 
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Nếu không có sự đấu tranh của VPF thì hiện tại AVG "làm vua",xem lại các báo cũ thời kỳ đầu đấu tranh thì sẽ rõ:
1- Các đài phải tiếp sóng toàn bộ chương trình tường thuật của AVG bao gồm bình luận, quảng cáo, tường thuật trước, giữa và sau trận đấu.

2- Các đài mua sóng sạch từ AVG với mức giá độc quyền và không độc quyền. Giá độc quyền phát sóng một trận đấu Super League sóng sạch là 35 triệu đồng, 30 triệu đồng cho một trận hạng nhất. Ngoài ra các đài còn phải trả cho AVG 90 triệu đồng/trận phí sản xuất chương trình. Cộng với khoảng 20 triệu đồng các đài phải trả phí truyền dẫn tín hiệu, tổng cộng nếu mua sóng sạch độc quyền một trận Super League thì các đài phải trả ít nhất 145 triệu đồng. Nếu tiếp sóng sạch mà trận đấu đó không độc quyền thì giá phí sản xuất tín hiệu chỉ còn 40 triệu đồng/trận.

3- Các đài tự mua sản phẩm thô là các trận đấu để tự sản xuất tín hiệu và phát sóng, giá 35 triệu đồng/trận Super League, 30 triệu đồng/trận hạng nhất.

Cả ba đài lớn VTV, VTC, HTV đều muốn chọn phương án 3 nhưng đến thời điểm hiện nay AVG vẫn chưa đưa ra danh sách các trận đấu các đài có thể chọn để tường thuật, số trận các đài sẽ được mua, trận nào có thể mua độc quyền, trận nào phải lấy lại sóng sạch nếu không được sản xuất... Do đó việc đàm phán giữa AVG và các đài vẫn phải chờ đến phút cuối.


Chờ phút 89 - Thể thao - Tuổi Trẻ Online
BongDa.com.vn - Tin tức - Góc nhìn khác về “cuộc chiến” VPF – AVG
đâu phải tự nhiên AVG trao cho VTV và VTC 70% miếng bánh.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Sao K+ không chia sẻ bản quyền giải bóng đá ngoại hạng Anh cho các đài VTV và VTC nhỉ? Chẳng thấy ai đấu tranh đòi lại sự công bằng cho người hâm mộ?
Bác nào thông thái giải thích giúp em với!, em đầu đất nên nghĩ mãi mà không thể hiểu nổi. Giá như có một bầu Kiên thứ 2 đứng lên đấu tranh cho vụ này thì tốt biết mấy.
Hay là tất cả người hâm mộ như chúng ta cùng viết thư kiến nghị lên thủ Tướng hoặc gửi Bộ Chính Trị cũng được, yêu cầu xem xét lại việc K+ độc quyền làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người hâm mộ. Việc độc quyền ở đâu chứ ở trong cái đất nước VN này là không thể chấp nhận được. Các bác thấy sao??
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Pioneer

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Mấy bác đương nhiệm tại VFF còn hơn một năm nữa thôi. Làm ăn chuối thế này thì nhiệm kỳ tới là ra đi hết. Các bác VFF nhiệm kỳ tới sẽ xới xáo lại vấn đề bản quyền vì chưa có chấm mút gì.

Chời ui là chời! Tui làm nông dân đây mà cho người ta thuê ruộng tui cũng chỉ dám cho người ta thuê ba năm thôi, còn tiền vay thì cứ 6 tháng đáo hạn sau đó cho vay tiếp đây. Sao mấy ông VFF toàn người có học, lại khoe mình có bản lĩnh lãnh đạo mà đi ký 1 cái hợp đồng 20 năm vậy ta. Tui nghi mấy cha VFF-AVG-Bộ TTTT có gì đó với nhau rồi, chứ tui à?Giao cho tui nguyên vái giải Vịt-Lít đó đi, tui chắc chắn kiếm hơn 6 tỷ đồng 1 năm cho coi.
Nói thiệt đó, tui tính cái này còn dễ hơn tính hột lúa và con cá ở đồng nhà tui nữa. Cam kết: không kiếm hơn 6 tỉ đồng 1 năm em chịu giao hết tài sản nhà em, còn em kiếm hơn 6 tỉ thì 6 tỉ em gởi về cho VFF còn nhiêu em bỏ túi em nhe!
 

SKODA

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Cứ để VFF điều hành kiểu này thì sẽ có nhiều CLB Bóng đá TP HCM.Lúc đó chỉ có VFF vs AVG đá giải sân "Hàng Chuối" thôi.Các doanh nghiệp rút hết thì lấy C..."cơm" đâu mà nuôi cầu thủ vs cả đội bóng?
 

thegioi05

Active Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Sao K+ không chia sẻ bản quyền giải bóng đá ngoại hạng Anh cho các đài VTV và VTC nhỉ? Chẳng thấy ai đấu tranh đòi lại sự công bằng cho người hâm mộ?
Bác nào thông thái giải thích giúp em với!, em đầu đất nên nghĩ mãi mà không thể hiểu nổi. Giá như có một bầu Kiên thứ 2 đứng lên đấu tranh cho vụ này thì tốt biết mấy.
Hay là tất cả người hâm mộ như chúng ta cùng viết thư kiến nghị lên thủ Tướng hoặc gửi Bộ Chính Trị cũng được, yêu cầu xem xét lại việc K+ độc quyền làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người hâm mộ. Việc độc quyền ở đâu chứ ở trong cái đất nước VN này là không thể chấp nhận được. Các bác thấy sao??
Với K+ thì chỉ còn 1 năm nữa thôi bạn à, còn AVG lên tới 20 năm lận đấy. Theo mình biết thì trong bản hợp đồng của K+ có điều khoản là không được chia sẻ bản quyền cho đài nào khác còn hợp đồng của AVG thì không có điều khoản này.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Với K+ thì chỉ còn 1 năm nữa thôi bạn à, còn AVG lên tới 20 năm lận đấy. Theo mình biết thì trong bản hợp đồng của K+ có điều khoản là không được chia sẻ bản quyền cho đài nào khác còn hợp đồng của AVG thì không có điều khoản này.

Vậy là sau một năm nữa thì bản quyền bóng đá ngoại hạng Anh sẽ được share cho cả 3 đài gồm K+, VTV, VTC (không khéo cả AVG nữa) hả bác? Ôi, em mừng quá đi mất!.
Đúng là tiếng nói của người hâm mộ VN có trọng lượng thật. Mà cũng đúng thôi, luật pháp, các quy định và chế tài là do con người soạn ra, mà con người thì chính là người hâm mộ như chúng ta đây => người hâm mộ có quyền nắn lại Luật pháp cho phù hợp => người hâm mộ phải to hơn Luật pháp. Quá chuẩn và lozic.
Nói gì thì nói, chắc chắn sang năm giải ngoại hạng Anh sẽ được phát rộng dãi ở tất cả các nhà đài lớn trong nước!.
 

Flatland

Well-Known Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Sao K+ không chia sẻ bản quyền giải bóng đá ngoại hạng Anh cho các đài VTV và VTC nhỉ? Chẳng thấy ai đấu tranh đòi lại sự công bằng cho người hâm mộ?
Bác nào thông thái giải thích giúp em với!, em đầu đất nên nghĩ mãi mà không thể hiểu nổi. Giá như có một bầu Kiên thứ 2 đứng lên đấu tranh cho vụ này thì tốt biết mấy.
Hay là tất cả người hâm mộ như chúng ta cùng viết thư kiến nghị lên thủ Tướng hoặc gửi Bộ Chính Trị cũng được, yêu cầu xem xét lại việc K+ độc quyền làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của người hâm mộ. Việc độc quyền ở đâu chứ ở trong cái đất nước VN này là không thể chấp nhận được. Các bác thấy sao??

Hay là Bạn kiến nghị lên Thủ Tướng yêu cầu giảm giá xăng xuống 10.000 đồng/1 lít hoặc tăng giá gạo lên 40.000đồng/ 1kg cho nông dân đỡ khổ.
 

thegioi05

Active Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Vậy là sau một năm nữa thì bản quyền bóng đá ngoại hạng Anh sẽ được share cho cả 3 đài gồm K+, VTV, VTC (không khéo cả AVG nữa) hả bác? Ôi, em mừng quá đi mất!.
Đúng là tiếng nói của người hâm mộ VN có trọng lượng thật. Mà cũng đúng thôi, luật pháp, các quy định và chế tài là do con người soạn ra, mà con người thì chính là người hâm mộ như chúng ta đây => người hâm mộ có quyền nắn lại Luật pháp cho phù hợp => người hâm mộ phải to hơn Luật pháp. Quá chuẩn và lozic.
Nói gì thì nói, chắc chắn sang năm giải ngoại hạng Anh sẽ được phát rộng dãi ở tất cả các nhà đài lớn trong nước!.
Bạn không biết hay cố tình không hiểu vậy??? Hết 3 năm là các nhà đài lại bước vào quá trình đàm phán mua bản quyền các giải bóng đá châu Âu, nhà đài nào mạnh chi thì sẽ mua được bản quyền thôi. Mà theo mình suy đoán thì K+ tới 2015, K+ có thế nó mới chịu nhả bản quyền truyền hình.
Còn cái ý thứ 2 của bạn thì mình nghĩ bạn nên đi học lại triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng thì bạn sẽ biết.
 

thiemdx

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Ở VN ta nếu người hâm mộ muốn xem được tất cả các giải đấu thì phải đầu tư các thiết bị và trả tiền thuê bao cho các đài từ VTV, K+, VTC, AVG... Như vậy là quá bất công? Theo tôi, chúng ta phải sửa, thêm một điều vào Luật (Luật nào đó mà nó điều chỉnh vấn đề này). Cơ bản phải bắt buộc tất cả các đài có được bản quyền truyền hình trên lãnh thổ VN phải chia sẻ miễn phí cho bất cứ đài nào muốn tiếp sóng ( không cắt bớt gì, bao gồm cả quảng cáo= như dạng lấy tin trên Web mà có trích dẫn nguồn tin vậy). Đài nào muốn có kênh sạch thì phải trả tiền để có thể tự sản xuất chương trình...có như vậy thì ai cũng có thể được xem và đài nào cũng có thể sản xuất, kinh doanh. Đó mới chính là vì người hâm mộ, không như mấy đài chỉ nói mồm còn ruột gan chỉ nghỉ đến USD.
 
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

VN vào WTO lâu rồi anh bạn,giải trong nước muốn làm gì cũng được,chứ QT thì phải chơi theo luạt QT,VN không thể chơi luật rừng được.
Họ có quyền không bán.
 

thiemdx

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

VN vào WTO lâu rồi anh bạn,giải trong nước muốn làm gì cũng được,chứ QT thì phải chơi theo luạt QT,VN không thể chơi luật rừng được.
Họ có quyền không bán.

VN có quyền không mua. Anh nào bán hàng ở VN phải chấp nhận điều này, thuốc lá là một ví dụ (thuốc lá bán ở VN phải ghi nhãn VN, ghi các thông tin về tác hại...).
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Bạn không biết hay cố tình không hiểu vậy??? Hết 3 năm là các nhà đài lại bước vào quá trình đàm phán mua bản quyền các giải bóng đá châu Âu, nhà đài nào mạnh chi thì sẽ mua được bản quyền thôi. Mà theo mình suy đoán thì K+ tới 2015, K+ có thế nó mới chịu nhả bản quyền truyền hình.
Còn cái ý thứ 2 của bạn thì mình nghĩ bạn nên đi học lại triết học, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đường lối cách mạng của Đảng thì bạn sẽ biết.

VN vào WTO lâu rồi anh bạn,giải trong nước muốn làm gì cũng được,chứ QT thì phải chơi theo luạt QT,VN không thể chơi luật rừng được.
Họ có quyền không bán.

Hay là Bạn kiến nghị lên Thủ Tướng yêu cầu giảm giá xăng xuống 10.000 đồng/1 lít hoặc tăng giá gạo lên 40.000đồng/ 1kg cho nông dân đỡ khổ.

Cuối cùng thì mọi người cũng đều phải công nhận một điều là tất cả các vấn đề trong xã hội đều phải theo tuân theo Luật pháp (Luật của từng quốc gia và Luật quốc tế), không thể lấy Luật Rừng ra để bảo là mình đúng hoặc lợi dụng người hâm mộ để thực hiện cái mà mình cho là đúng. Ý của em chỉ là vậy.
Trường hợp của K+ và AVG cùng giống nhau về bản chất. Tại sao VN vào WTO thì phải tuân theo luật chơi của WTO, trong khi đó Luật pháp của VN thì đếch cần tuân theo?
 

Flatland

Well-Known Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

VN có quyền không mua. Anh nào bán hàng ở VN phải chấp nhận điều này, thuốc lá là một ví dụ (thuốc lá bán ở VN phải ghi nhãn VN, ghi các thông tin về tác hại...).

Thì các đài khác (VTV, VTC, HTV) đã sử dụng cái QUYỀN KHÔNG MUA rồi đấy thôi. Việt Nam bây giờ đang phát triển đất nước THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA thôi bạn ạ. Thời này mà cứ BÁNH MỲ + SỮA chia đều (như thuở có Liên Xô chịu hết) thì chết. Đầu tiên là chết doanh nghiệp kinh doanh, sau đến chết người tiêu dùng (vì chẳng có ai dám đi buôn để bán cho mà mua)
< Chỉ là ý kiến cá nhân, xin đừng mạnh tay chém>
 

thiemdx

Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Thì các đài khác (VTV, VTC, HTV) đã sử dụng cái QUYỀN KHÔNG MUA rồi đấy thôi. Việt Nam bây giờ đang phát triển đất nước THEO ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA thôi bạn ạ. Thời này mà cứ BÁNH MỲ + SỮA chia đều (như thuở có Liên Xô chịu hết) thì chết. Đầu tiên là chết doanh nghiệp kinh doanh, sau đến chết người tiêu dùng (vì chẳng có ai dám đi buôn để bán cho mà mua)
< Chỉ là ý kiến cá nhân, xin đừng mạnh tay chém>

Không mua ở đây là không mua hàng kém, không mua khi bị ép giá, không mua khi chưa có lợi nhất và chỉ mua khi đã tĩnh kỹ... trong kinh tế thị trường tự do cạnh tranh chứ không phải bán gì cũng mua...
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Cuối cùng thì mọi người cũng đều phải công nhận một điều là tất cả các vấn đề trong xã hội đều phải theo tuân theo Luật pháp (Luật của từng quốc gia và Luật quốc tế), không thể lấy Luật Rừng ra để bảo là mình đúng hoặc lợi dụng người hâm mộ để thực hiện cái mà mình cho là đúng. Ý của em chỉ là vậy.
Trường hợp của K+ và AVG cùng giống nhau về bản chất. Tại sao VN vào WTO thì phải tuân theo luật chơi của WTO, trong khi đó Luật pháp của VN thì đếch cần tuân theo?

Ý của em chỉ là vậy,thưởng ngay cho nguyenduc bài này của luật sư NGUYỄN ANH VÂN (Đoàn luật sư Hà Nội)
Quan điểm pháp lý về bản quyền truyền hình Super Leaguae
Thời gian gần đây, trên các phương tiện thông tin đại chúng, dư luận trên cả nước xôn xao về bản Hợp đồng của Liên đoàn bóng đá Việt nam (VFF) với Công ty cổ phần tập đoàn An Viên (AVG) và có khá nhiều ý kiến về bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam (V – Leaguae, nay có tên là Super Leaguae) giữa các chủ thể tham gia hợp đồng nói trên với Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt nam (VPF).

Theo nội dung của các bài báo có thể tóm tắt vụ việc như sau:

Trước khi VPF ra đời, VFF đã ký hợp đồng về bản quyền truyền hình V – Leaguae với AVG, theo đó AVG có toàn quyền khai thác bản quyền truyền hình.

Do sức ép của các nhà tài trợ, các Câu lạc bộ bóng đá và đông đảo người hâm mộ bóng đá Việt nam, VFF buộc phải cải tổ bằng việc tham gia góp vốn thành lập Công ty cổ phần.VPF và giao quyền quản lý, tổ chức điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam cho VPF.

Khi VPF ra đời và đi vào hoạt động thì xuất hiện bản Hợp đồng về bản quyền truyền hình V – Leaguae của VFF với AVG và xẩy ra tranh chấp bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam như báo chí đã đưa tin.

Sau khi nghiên cứu nội dung các bài báo, tôi nhận thấy vụ việc sẽ không quá phức tạp nếu chúng ta áp dụng đúng các quy định của pháp luật hiện hành. Với tư cách là một cổ động viên yêu bóng đá, luôn mong muốn đất nước có một nền bóng đá sạch., phát triển …, đồng thời là một Luật sư, tôi đưa ra quan điểm pháp lý của mình để bạn đọc được biết, cho ý kiến và các bên liên quan tham khảo đưa ra quyết định đúng đắn cho mình nhằm tránh những thiệt hại không đáng có khi phải tham gia tranh chấp, gây ảnh hưởng tới nền bóng đá nước nhà.

1. VPF không vi phạm bản quyền truyền hình như VFF đã cáo buộc bởi các lý lẽ sau:

Thứ nhất, VPF là một doanh nghiệp được thành lập theo loại hình Công ty cổ phần. Công ty VPF là đối tượng hoạt động theo sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp, luật chuyên ngành và hệ thống luật pháp hiện hành của Việt nam có liên quan. Công ty VPF là một pháp nhân, hoạt động độc lập, có con dấu riêng và tự chịu trách nhiệm về những hoạt động của mình. Công ty VPF có các quyền theo quy định tại Điều 8 Luật doanh nghiệp 2005 như tự chủ kinh doanh; lựa chọn hình thức, phương thức huy động vốn; Chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và ký kết hợp đồng; Chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản của doanh nghiệp …. Ngoài ra Công ty VPF còn có các quyền như quyền tổ chức giải thể thao chuyên nghiệp, quyền sở hữu bản quyền truyền hình … theo quy định tại Luật thể dục thể thao 2006 mà VPF đã viện dẫn trên các phương tiện thông tin đại chúng và các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Thứ hai, VFF đã đồng ý trao quyền quản lý tổ chức điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam cho VPF bằng Nghị quyết số 426/QN-LĐBĐVN ngày 28/12/2011.Trong một tổ chức như VFF thì việc ra một Nghị quyết như vậy đã thể hiện ý chí thống nhất cao nhất của ban lãnh đạo về việc giao quyền quản lý, tổ chức điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam cho VPF. Ngoài văn bản này, chắc chắn VFF còn phải ký vào các văn bản khác nữa khi tham gia góp cổ phần thành lập VPF như Biên bản họp cổ đông, Biên bản góp vốn, Dự thảo Điều lệ công ty cổ phần VPF …. thể hiện việc trao quyền này.

Thứ ba, VFF cũng là một pháp nhân (theo theo quy định tại chương IV Bộ luật dân sự 2005), và “là một tổ chức xã hội – nghề nghiệp”, “hoạt động tự chủ, tự chịu trách nhiệm về thực hiện quyền và nghĩa vụ, tổ chức bộ máy nhân sự và tài chính” (theo quy định tại Điều 70 Luật thể dục thể thao 2006), có chức năng, nhiệm vụ quản lý các giải bóng đá Việt nam. VFF góp vốn vào Công ty VPF với tư cách là cổ đông của Công ty VPF chứ không phải là chủ sở hữu hoặc cơ quan chủ quản của Công ty VPF. Do vậy Công ty VPF không có nghĩa vụ phải kế thừa các hợp đồng mà VFF đã ký với các đối tác. Công ty VPF chỉ kế thừa các nghĩa vụ và quyền lợi của VFF khi VFF giải thể và chuyển đổi thành VPF.

Như vậy, quan hệ pháp luật giữa VFF và Công ty VPF là quan hệ hợp tác đầu tư trên cơ sở hình thành một pháp nhân mới (Công ty VPF), trong đó VFF chiếm 35,4% tổng số vốn Điều lệ. Do đó, có thể khẳng định Công ty VPF không những không vi phạm bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam như VFF đã cáo buộc mà còn có toàn quyền quyết định về việc chuyển nhượng bản quyền khai thác truyền hình và các thương quyền khác cho những tổ chức cá nhân có khả năng, có chúc năng thực hiện trong phạm vi giải do mình tổ chức.

2. VFF vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng với AVG

VFF đã nhầm lẫn khi cho rằng, khi VFF chuyển giao quyền tổ chức và quản lý giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam cho Công ty VPF thì VPF là thành viên của VFF và VPF phải tiếp nhận các nghĩa vụ kèm theo. VFF đã không hiểu hoặc cố tình không hiểu Công ty VPF cũng là một pháp nhân độc lập như phần trên đã phân tích.

Khi chuyển giao quyền quản lý, tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp cho Công ty VPF thì cũng đồng nghĩa với việc VFF từ bỏ công việc tổ chức và quản lý giải bóng đá chuyên nghiệp. Do vậy, đối với Hợp đồng đã ký với AVG thì VFF là đơn vị có nghĩa vụ phải tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam để AVG được quyền khai thác bản quyền truyền hình mà hai bên đã ký. Mặc dù VFF đang phải thực hiện nghĩa vụ với AVG nhưng VFF đã tham gia góp vốn (vốn góp có thể bằng quyền tổ chức, quyền quản lý) và chuyển giao quyền tổ chức, quản lý giải cho Công ty VPF. Như vậy VFF đã vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng với AVG (không tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp).

Lẽ ra trước khi tham gia góp cổ phần và cam kết chuyển giao quyền quản lý, tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp cho VPF thì VFF phải thông báo cho AVG biết sự thay đổi này để hai bên đàm phán lại các vấn đề có liên quan tới nội dung bản Hợp đồng. Nhưng VFF đã không thực hiện nghĩa vụ thông báo này sẽ dẫn tới việc tranh chấp bản quyền không đáng có giữa AVG với VPF. Lỗi thuộc về VFF. Do vậy, AVG muốn bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình do VFF vi phạm nghĩa vụ thực hiện hợp đồng (từ bỏ nghĩa vụ tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp) dẫn tới quyền và lợi ích hợp pháp của AVG bị xâm phạm thì AVG phải yêu cầu VFF bồi thường thiệt hại. Trường hợp hai bên không thỏa thuận được mức bồi thường hoặc VFF cho rằng không vi phạm hợp đồng thì VAG có quyền khởi kiện ra cơ quan tài phán mà hai bên đã lựa chọn trong Hợp đồng. Nếu hai bên không có thỏa thuận về cơ quan tài phán trong Hợp đồng thì AVG có thể khởi kiện ra cơ quan tài phán có thẩm quyền giải quyết theo luật định.

Như vậy, quan hệ pháp luật giữa VFF và AVG là quan hệ hợp đồng. Theo đó các bên có các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo thỏa thuận trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

3. VPF không nên yêu cầu các các cơ quan quản lý nhà nước xem xét tính hợp pháp của Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình của VFF và AVG bởi các lý do sau đây:

Thư nhất, điều mà VPF cần không phải là tính hợp pháp hoặc bất hợp pháp của Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG mà là bản quyền truyền hình giải Super Leaguae.

Thứ hai, những cơ quan trên không phải là các cơ quan tài phán có thể phán quyết bằng một Bản án có hiệu lực của pháp luật.

Thứ ba, khi các cơ quan trên ra văn bản khẳng định tính hợp pháp của Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình của VFF và AVG thì sẽ rất bất lợi cho VPF.

Thứ tư, đối với quan hệ hợp đồng (dù là hợp đồng dân sự hay hợp đồng kinh tế) thì đây là bản Hợp đồng hợp pháp, vì tại thời điểm ký kết hợp đồng với AVG (08/12/2010), VFF chưa ra Nghị quyết số 426/QN-LĐBĐVN ngày 28/12/2011 về việc giao quyền quản lý tổ chức điều hành và khai thác thương quyền các giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam cho VPF.

Thứ năm, VPF cũng không nên bàn cãi về giá trị pháp lý của những văn bản mà VFF đưa ra để khẳng định tính hợp pháp của hợp đồng và quyền khai thác bản quyền truyền hình thuộc VFF và AVG, vì đây là công việc nội bộ của họ (AVG vẫn có quyền khai thác bản quyền truyền hình các giải đấu bóng đá khác do VFF tổ chức, trừ giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam). Và một vấn đề nữa là VPF cũng không nên cho rằng tại thời điểm ký hợp đồng với VFF, AVG chưa được cấp phép hoạt động truyền hình vì theo Điều 14 Luật doanh nghiệp và Điều 7 Luật thương mại thì họ có quyền ký hợp đồng trước khi thành lập doanh nghiệp hoặc đăng ký thương nhân hay Hợp đồng kéo dài 20 năm vì pháp luật không giới hạn thời hạn của hợp đồng.

4. VPF có quyền khởi kiện VFF ra tòa án dân sự để khẳng định bản quyền truyền hình thuộc quyền sở hữu của mình.

Do VFF ngăn cản các đối tác của VPG tác nghiệp trong các trận đấu mà VPF tổ chức trong khuôn khổ giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam bằng việc có công văn khẳng định quyền sở hữu bản quyền chuyền hình là của AVG, có nghĩa là VFF đã xâm phạm trực tiếp tới quyền và lợi ích hợp pháp của VPF. Theo quy định tại Điều 4 Bộ luật tố tung dân sự thì để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình, VPF có quyền yêu cầu tòa án có thẩm quyền giải quyết.

5. Kết luận

- Bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam thuộc quyền sở hữu của VPF, bời đây là giải đấu do VPF tổ chức được VFF góp vốn bằng việc giao quyền quản lý tổ chức điều hành và khai thác thương quyền (VFF chiếm 35,4% tổng vốn Điều lệ). Nếu VFF tiếp tục xâm phạm tới bản quyền truyền hình này thì VPF có thể khởi kiện ra tòa án có thẩm quyền yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình chứ không nên yêu cầu các cơ quan quản lý nhà nước can thiệp.

- Hợp đồng chuyển nhượng bản quyền truyền hình giữa VFF và AVG là Bản Hợp đồng hợp pháp nhưng AVG mất quyền sở hữu bản quyền truyền hình giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam do VFF vi phạm không thực hiện nghĩa vụ tổ chức giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam mà đem góp vốn và chuyển giao quyền tổ chức cho VPF. Các giải bóng đá khác do VFF tổ chức thì AVG vẫn còn nguyên quyền sở hữu bản quyền truyền hình. AVG muốn bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình thì phải yêu cầu VFF bồi thường thiệt hại hoặc khởi kiện VFF ra cơ quan tài phán..



*Lưu ý: VFF có thể đòi lại quyền quản lý, tổ chức điều hành và khai thác thương quyền giải bóng đá chuyên nghiệp Việt nam bằng cách không tiếp tục góp vốn vào VPF theo quy định của Luật doanh nghiệp năm 2005. Tuy nhiên điều này khó xẩy ra vì những cam kết của VFF khi tham gia góp vốn, vì VFF phải bồi thường thiệt hại cho VPF, vì bị sức ép của các cổ động viên bóng đá cũng như búa rìu dư luận …
Quan điểm pháp lý về bản quyền truyền hình Super Leaguae
 

nguyenduc

New Member
Ðề: “Cuộc chiến” bản quyền Super League giữa AVG - VFF - VPF.

Ý của em chỉ là vậy,thưởng ngay cho nguyenduc bài này của luật sư NGUYỄN ANH VÂN (Đoàn luật sư Hà Nội)...........
Sao vị Luật sư này không đứng ra bênh vực cho thân chủ là VPF nhỉ, biết đâu với lập luận của vị luật sư này thanh tra BVH sẽ xem xét lại. Liệu giờ đã quá muộn?

PS: Trong một vấn đề thì sẽ có nhiều luồng dư luận khác nhau, có những quan điểm khác nhau, đôi khi là đối nghịch nhau, đó cũng là truyện bình thường của xã hội, điều quan trọng là kết quả cuối cùng nó sẽ ra sao. Hãy cứ chờ xem.
Cũng giống như vụ Luyện ở Bắc Giang, hắn đã phạm tội tác man rợ không thể tha thứ và đáng chết ngàn lần. Tuy nhiên cuối cùng thì hắn cũng không bị tử hình cho dù xã hội rất bất bình. Vì sao vậy?? Chỉ vì cái Luật pháp mà nhiều người cho là "dở hơi" nó quy định như vậy. Phải theo thôi!.


Theo ngu ý của em thì vấn đề VPF cần làm bây giờ không phải là sa đà vào việc chanh chấp bản quyền với VFF và AVG, tỷ lệ thắng là rất nhỏ và sẽ mất hòa khí giữa các bên => khó mà có thể thương lượng được cho các bước tiếp theo.
Trước mắt hãy mềm mỏng rồi ngồi cùng với AVG, VTV và VTC để làm sao tăng tỷ lệ feedback cho VPF từ lợi nhuận của BQBĐ(việc này nếu tất cả các bên có thiện chí thì không phải là quá khó). Trước đây AVG thỏa thuận sẽ dành 20% từ lợi nhuận cho VFF thì nay sẽ dành khoảng 50%, số tiền này sẽ trả trực tiếp cho VPF chứ không phải qua VFF.
Ví dụ: Tiền BQBĐ dự kiến sắp tới sẽ là 24tỷ/1năm, trong đó có 6tỷ là phải trả cho VFF. Như vậy 24-6= 18tỷ (lợi nhuận).
- 18*50%= 9tỷ cho VPF
- 9* 40%= 3.6tỷ cho VTV
- 9* 30% = 2.7 tỷ cho VTC
- 9*30% = 2.7 tỷ cho AVG (chắc phải chi thêm một chút tiền chi phí cho BQBĐ mà AVG đã bỏ ra từ lúc mua đến giờ)
Trong số tiền 6 tỷ mà AVG trả cho VFF thì VPF cố gắng đòi được ít nhất 50% số đó(thêm được 3 tỷ nữa): 9+ 3 = 11 Tỷ + 10% (Lũy tiến theo từng năm) là số tiền mà VPF sẽ nhận được.
Như vậy là vẹn cả đôi đường.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên