Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

lengockhanhi

Film critic
upcoming-horror-movies-2012-classic-monsters.jpg


Trong bài này, Nhi sẽ giải thích cho các bạn cơ chế sinh lý của sự sợ hãi, vì sao phim kinh dị lại làm bạn sợ. Đây cũng là 1 bài trong loạt bài phân tích những cách mà phim ảnh điều khiển cảm xúc của khán giả, vì tất cả cảm xúc đều có cơ chế của nó.

Nỗi sợ hãi là một phản xạ sinh học của mọi sinh vật, và con người không ngoại lệ. Sự sợ hãi rất cần thiết cho con người để tồn tại cho tới ngày nay, và phim kinh dị là một sản phẩm tất yếu (chúng không có gì sai trái) dành cho phản xạ này nơi khán giả, cũng như phim hài kích thích khán giả cười, phim bi kịch làm khán giả khóc, thì phim kinh dị làm khán giả sợ. Chúng ta xem phim kinh dị và thấy sợ, đó cũng là một hạnh phúc.

Nhưng vì sao chúng ta sợ ?, phim kinh dị làm cái gì khiến ta sợ ? Sợ mà sướng là làm sao ? Nhi sẽ phân tích để trả lời 3 câu hỏi này

1) Sợ làm sao ?

Cơ chế sinh lý của phản xạ sợ hãi gồm có 2 con đường, ta tạm gọi là cấp thấp (1) và cấp cao (2). Trên thực tế 2 cấp này diễn ra đồng thời, nhưng khác nhau về quy mô, cấp thấp diễn ra nhanh chóng và vô thức, thiếu chính xác trong khi cấp cao đòi hỏi quá trình phân tích xử lí tình huống sâu, cho ra phản ứng chính xác hơn. Cấp cao có vai trò kìm hãm hay kích thích những phản ứng do cấp thấp mang lại.


Con đường cấp thấp mang tính "bi kịch hóa"; trước những sự việc bất ngờ, nó gán cho chúng 1 ý nghĩa đen tối nhất, đáng sợ nhất: ví dụ như đang ngồi ta chợt nghe tiếng kẹt cửa, có thể đó chỉ là 1 cơn gió vô hại, hay có thể là một tên trộm đang muốn lẻn vào nhà : con đường cấp thấp sẽ đưa ra giả thuyết đầu tiên và duy nhất là có 1 tên cướp, vì đó là giả thuyết nguy hiểm nhất.Tiếng kẹt cửa là tín hiệu kích thích, tai bạn nghe âm thanh này và thần kinh thính giác truyền tín hiệu về não, đến trung khu cảm giác ở vùng đồi thị, tín hiệu này không được xử lý phân tích gì cả mà đồi thị gửi ngay phản hồi đến nhân Amygdale, là trung tâm điều khiển cảm giác sợ hãi, nó sẽ đưa ra những chỉ dẫn cần thiết để bạn tự bảo vệ mình thông qua vùng hạ đồi, chuẩn bị" chạy trốn hay sẵn sàng chiến đấu "


Con đường cấp cao sâu sắc hơn, nó phân tích tất cả mọi khả năng có thể xảy ra : Cùng hoàn cảnh là tiếng kẹt cửa, tín hiệu âm thanh đi đến vùng đồi thị, vùng này gửi tín hiệu đến vùng võ não cảm giác, nơi có vai trò trung gian xử lý tín hiệu. Vùng cảm giác sẽ xác định là có nhiều khả năng đằng sau tín hiệu này, sau đó nó sẽ gọi vùng hippocampus (hải mã) để xử lí tiếp, bằng cách đặt ra nhiều câu hỏi dạng như « Mình đã bao giờ nghe thấy âm thanh này trước đây chưa ? Cần có thêm dữ kiện gì để xác định chắc chắn ý nghĩa đằng sau nó ?... Vùng hippocampus có thể huy động thêm những tín hiệu khác trong môi trường để có thêm cơ sở xử lý : ví dụ tiếng gió thổi, tiếng chó sủa …? Tổng hợp tất cả lại, nó sẽ đưa ra trả lời cuối cùng một cách chính xác : cánh cửa bị kêu cọt kẹt chỉ là do bị gió thổi mà thôi, câu trả lời này sẽ đi về vùng amygdale và sau đó là hạ đồi để dập tắt sự sợ hãi (hoặc tăng cường thêm, trong điều kiện ngược lại, nếu bạn nghe tiếng chó sủa chẳng hạn).


Như vậy nhân Amygdale và hạ đồi có vai trò quan trọng nhất trong việc điều hòa cảm giác sợ hãi. Bây giờ Nhi sẽ giải thích tiếp chuyện gì xảy ra sau mệnh lệnh của vùng hạ đồi. Lệnh này chuyển đến hệ thần kinh giao cảm, hệ giao cảm sử dụng dây thần kinh để điều khiển các cơ quan trong cơ thể, mục đích chuẩn bị : chiến đấu hoặc chạy trốn. Các cơ sẽ co cứng và adrenalin, noradrenalin tiết vào máu, những hormon này truyền đến tim, mạch máu làm tim đập mạnh, tăng huyết áp. Cùng lúc, hạ đồi cũng kích thích tuyến yên đề cơ quan này tiết ra ACTH kích hoạt việc tiết nhiều hormon khác gây ra trạng thái stress.

6296268646_f7558a3a4c_z.jpg


Cơ thể của chúng ta sẽ có nhưng biểu hiện tương ứng:

tim đập nhanh, mạnh, tăng huyết áp (để cung cấp oxy kịp thời cho cơ bắp chuẩn bị chạy hoặc chiến đấu),
đồng tử dãn (để tăng khả năng quan sát),
các mao mạch ở da bị co lại (ưu tiên cấp máu cho cơ bắp bên dưới) nên da bị tái và lạnh,
tăng đường huyết,
cơ bắp căng cứng, ngay cả những cơ nhỏ nhất (nên lông tóc bị dựng đứng),
ngược lại cơ trơn (phế quản, ruột) thì bị dãn ra nhằm cung cấp oxy cho phổi dễ dàng,
những cơ quan ít quan trọng như tiêu hóa sẽ bị gián đoạn cung cấp năng lượng,
đồng thời bộ não lúc này sẽ tập trung phân tích toàn cảnh chứ không còn khả năng tập trung vào những chi tiết nhỏ.

Sợ có phải là một cảm giác xấu ? điều này hoàn toàn sai lầm !, vì sợ hãi rất cần thiết để duy trì sự sống của sinh vật trong môi trường.


Một số phim giả tưởng có nói về những dự án quân sự nhằm tạo ra những chiến binh không hề biết sợ hãi (ví dụ Universal Soldier hay Max Payne), nhưng đó là một ý tưởng cực kì stupid. Trong thực tế, nếu một người mất cảm giác sợ, người đó sẽ không thể sống lâu quá 24h, và nếu anh ta là chiến sĩ trên chiến trường thì lại càng mau ngủm hơn, không gì vô lý hơn chuyện bỏ bao nhiêu tiền của để tạo ra 1 anh lính chỉ sống được có vài phút trên chiến trường.



Thật vậy, nếu chúng ta không còn biết sợ là gì, chúng ta sẽ không sống lâu, vì ta sẽ hồn nhiên như cô tiên đi vào một trạm biến áp điện cao thế, chạy băng qua xa lộ đầy xe, ôm hôn người bị cúm H5N1, chọc tay vào máy quay sinh tố coi chơi… hay làm vô số những chuyện mà một người bình thường biết sợ sẽ không bao giờ làm.
Các nhà khoa học tin rằng nỗi sợ hãi là sản phẩm của chọn lọc tự nhiên theo học thuyết tiến hóa Darwin, những con vật sợ nhiều thứ hơn, nhạy cảm hơn với nguy hiểm sẽ sống lâu hơn và di truyền những nỗi sợ này cho con cháu, và ngược lại cá thể nào quá anh hùng dũng cảm không biết sợ là gì sẽ mau chóng bị lên dĩa.

2) Làm sao cho sợ



Phim kinh dị sử dụng nhiều tình huống kích thích sự sợ hãi theo con đường cấp thấp và cấp cao:

Với con đường cấp thấp, đó là những màn hù dọa « đáng sợ nhưng vô hại » : ví dụ tiếng chuông điện thoại reo bất ngờ, tiếng kẹt cửa, tiếng cửa sổ va đập, một bóng đen bí ẩn tiến gần…

Với con đường cấp cao, cần phải có thời gian và lặp lại. Trong phim Scream, The Ring : nỗi sợ hãi do tiếng chuông điện thoại mang lại là một phản xạ có điều kiện đi theo con đường cấp cao kiểu này, nếu bạn đang xem phim Ring và cùng lúc chuông điện thoại ở nhà reo, bạn sẽ có cảm giác sợ hãi rất kì lạ. Một số phim kinh dị khai thác yếu tố bạo lực để gây sợ hãi, ví dụ serial killer, tra tấn, bạo dâm…khán giả chỉ có thể hiểu được nỗi sợ này nếu họ có kinh nghiệm trong đời thực (mà ngày nay thì không thiếu những sự kiện khủng bố giết người trên báo chí, TV nên mỗi ngày chúng ta đều quá kinh nghiệm với những trò này). Có yếu tố gây sợ là do kinh nghiệm tiếp xúc (ví dụ dao, súng, độ cao, bóng tối), nhưng có một số nỗi sợ gọi là nguyên phát, do di truyền, ví dụ sợ nhện, rắn, máu, vết thương, sự dơ bẩn…




Rất nhiều hình ảnh kinh dị trong phim là do khai thác những phản xạ sợ hãi nguyên phát, di truyền của loài người. Nếu đạo diễn tạo ra một con quái vật ngoài hành tinh, nó sẽ giống như côn trùng (Aliens) hay nhện (The Thing) để khai thác nỗi sợ tiềm ẩn của khán giả, tương tự, những cảnh tay chân bay vèo vèo trong sốt cà chua mà ta thường thấy trong series Final Destination, Saw khai thác nỗi sợ máu, vết thương… Nỗi sợ còn tạo ra do một hình ảnh kì lạ, quái đản, bất ngờ… mà khán giả chưa bao giờ thấy trong đời (ví dụ như ma đinh, hay những con ma da trắng tóc dài trong phim châu á).

scream_1.jpg


Ju-on-the-grudge-23872228-490-495.jpg




3) Đã Sợ làm sao lại sướng ?

Cảm giác bị săn đuổi : ảo mà sướng còn hơn cả thật


Trong đa số phim kinh dị, slasher, nhân vật chính thường bị một kẻ thù đuổi giết như một con thú bị săn đuổi, tâm lý của khán giả khi xem những cảnh phim này họ có khuynh hướng nhập vai, gán cái tôi vào nhân vật trong phim, họ có cùng cảm giác bị săn đuổi như nhân vật, họ nghĩ mình đang bị đuổi giết, mình chạy trốn. Mỗi lần khoảng cách giữa con mồi và tên giết người càng gần thì nỗi sợ hãi của khán giả càng lớn, họ nhập vai mà. Điều thú vị nhất ở đây chính là hình ảnh trong phim chỉ kích thích con đường cấp thấp, nhưng bộ não của khán giả lại tự suy diễn theo con đường cấp cao, trong khi xem phim bộ não họ không ngừng phân tích, xử lí, đưa ra những giải pháp cho tình huống : ví dụ mình sẽ chạy về hướng nào, trốn chỗ nào, hay cầm vật gì làm vũ khí… vì vậy khán giả đôi khi bị sợ hãi nhiều hơn cả tình huống của nhân vật ảo trong phim.


Sự trả giá của nhân vật chính là sự tự sướng của khán giả.


Không phải tự nhiên mà những cô gái tóc vàng hoe trong phim slasher lại làm những chuyện ngu ngốc một cách hiếm có khó tìm, thực ra những tình huống đó hoàn toàn do ý đồ của nhà làm phim cả đấy, và mục đích của ý đồ này nhắm vào khán giả. Bạn hãy tưởng tượng, vị trí của khán giả đang theo dõi và phán xét nhân vật, nếu cô gái chạy lên lầu và chui vào nhà tắm, khán giả sẽ rất bực bội tức tối : con nhỏ này ngu quá, đừng làm như thế, phải làm như vầy cơ… nhưng con nhỏ đó đâu có làm theo ý bạn, thế là cuối cùng nó bị tên sát thủ đâm chết ngắc ; lúc đó chắc rằng bạn sẽ rất hả hê và nói : thấy chưa, ai biểu ngu, chết đáng đời,… chính cảm giác thỏa mãn tự sướng của khán giả khi thấy họ khôn ngoan hơn những nạn nhân trong phim mới là hiệu quả mà kịch bản loại này mang lại, vậy đó.


Bạo lực là bản năng của con người

Cơ chế sinh lý của nỗi sợ sẽ dẫn tới 2 phản ứng hành vi : Bỏ chạy hay chống trả ? (Fight or Flight). Cơ chế này đúng cho mọi sinh vật, khi một con mèo đối diện với 1 con chó to bự mà nó khiếp sợ, nó sẽ bỏ chạy, hoặc chiến đấu tới cùng. Con người cũng vậy, dù ngày nay chúng ta văn minh hơn người tiền sử nhiều, nhưng nếu 1 ngày đẹp trời nào đó có một tên cướp dí súng hay dao vào người bạn, bộ não của bạn vẫn phải lựa chọn giựa việc giằng co đánh lại nó hay ngoan ngoãn souvenir cho nó cái Iphone ? Dựa vào cơ chế này, đa số kịch bản phim kinh dị thường có sự biến chuyển rất nhanh từ trạng thái bị chế ngự, khiếp sợ của nạn nhân sang những hành động bạo lực dữ dội nhằm tự vệ, và mang lại rất nhiều phấn khích cho khán giả, ví dụ như trong phim The Hill Have Eyes, khi ta thấy nạn nhân chống trả và tiêu diệt bọn dã thú ăn thịt người, khán giả rất hứng thú và hò hét sung sướng. Và những cảnh bạo lực máu me đó lại làm cho bộ phim kinh dị hiệu quả hơn nữa bên cạnh những cuộc săn đuổi, đe dọa và chạy trốn.

Cũng khuya rồi, Nhi đi ngủ thôi, tạm biệt mọi người. Hẹn bài sau bàn tiếp nhé.
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Câu hỏi mở dành cho bài này:

A) Các bạn sợ điều gì nhất trong phim kinh dị ?

1) Máu và vết thương
2) Những tiếng động
3) Con quái vật, tên giết người
4) Những chi tiết kì lạ không thể giải thích được
5) Cảm giác bị săn đuổi
6) Xác chết

B) Sau khi xem phim kinh dị, có bao giờ bạn sợ những tình huống tương tự ngoài đời thật ?

Ví dụ: sợ chuông điện thoại reo ban đêm, sợ búp bê ...
 

poly

Banned
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Câu hỏi mở dành cho bài này:

A) Các bạn sợ điều gì nhất trong phim kinh dị ?


-sợ những thằng điên điếc ko sợ súng
- sợ những thằng ngu mà còn tỏ ra nguy hiểm
- sợ sự ngu dốt + nhiệt tình = phá hoại

ví dụ điển hình
http://www.hdvietnam.com/diendan/10...g-co-benh-benh-nen-moi-ngheo.html#post2627695
 

Lemithful

Active Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

em không sợ những ji` màng hình nó phát em hỉ sợ đồ thiệt vs gấu(bạn gái) nổi điên thui vs sợ nhất là con gai khoc ngồi nhìn sợ thật :D
 

xiong94

New Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Câu hỏi mở dành cho bài này:

A) Các bạn sợ điều gì nhất trong phim kinh dị ?

1) Máu và vết thương
2) Những tiếng động
3) Con quái vật, tên giết người
4) Những chi tiết kì lạ không thể giải thích được
5) Cảm giác bị săn đuổi
6) Xác chết

B) Sau khi xem phim kinh dị, có bao giờ bạn sợ những tình huống tương tự ngoài đời thật ?

Ví dụ: sợ chuông điện thoại reo ban đêm, sợ búp bê ...
Những chi tiết kì lạ không thể giải thích được
 

hbinhlove2003

Well-Known Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Ghê nhất là phim ma của Thái Lan,vừa ghê vừa mọi rợ. Kinh tỏm hơn cả Mỹ :))
 

allway

Well-Known Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Biết là sợ nhưng thích xem, vì tò mò thôi.
 
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

thanks chủ thớt :D
 

Binbinle

Active Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Bài viết hay quá!
A)
4)
 

MyRom

Active Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

:D:D Iem sợ cái thứ 5: cảm giác bị săn đuổi :D:D
 
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

mình xem phim ma toàn khúc khich cười mới khốn nạn :((
 

gpk

Well-Known Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Những phim về giết chóc, máu me...em không sợ lắm. Mấy phim mà làm về đề tài tâm linh á, Thái Lan cũng hay làm dạng này. Coi khiếp cả vía^^
 
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

cái nào có nhiều máu là thấy ghê...thích những phim nào làm mình giật mình...:D
 
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Mod xóa bài này dùm mình.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

son_omegamart5

New Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Kiến thức bổ ích !, bài nào của Nhi post nội dung cũng rất đầy đủ, súc tính. Phân tích và diễn giải rất chính xác. Thanks 4 shared !. Ah, cho mình hỏi là giờ Nhi đang ở Mỹ hay ở VN vậy ?
 

myeongwol

New Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Câu hỏi mở dành cho bài này:

A) Các bạn sợ điều gì nhất trong phim kinh dị ?

1) Máu và vết thương
2) Những tiếng động
3) Con quái vật, tên giết người
4) Những chi tiết kì lạ không thể giải thích được
5) Cảm giác bị săn đuổi
6) Xác chết

B) Sau khi xem phim kinh dị, có bao giờ bạn sợ những tình huống tương tự ngoài đời thật ?

Ví dụ: sợ chuông điện thoại reo ban đêm, sợ búp bê ...

Em sợ cái gì em không nhận thức được rõ ràng, tiếng động lạ, chi tiết kì lạ... , ngoài ra cả cả giác bị săn đuổi nữa. Thế nên ngoài đời sợ nhất ở nhà 1 mình, vì toàn tự tưởng tượng ra nhiều thứ nên rất là bất an =)
 

anh0424

Active Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Câu hỏi mở dành cho bài này:

A) Các bạn sợ điều gì nhất trong phim kinh dị ?

1) Máu và vết thương
2) Những tiếng động
3) Con quái vật, tên giết người
4) Những chi tiết kì lạ không thể giải thích được
5) Cảm giác bị săn đuổi
6) Xác chết

B) Sau khi xem phim kinh dị, có bao giờ bạn sợ những tình huống tương tự ngoài đời thật ?

Ví dụ: sợ chuông điện thoại reo ban đêm, sợ búp bê ...

Mình thì sợ:
2) Những tiếng động
4) Những chi tiết kì lạ không thể giải thích được
5) Cảm giác bị săn đuổi

sau khi xem thì ngoài đời thực thi thoảng vẫn sợ những tình huống tương tự :(
 

Lemithful

Active Member
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

Anh Nhi viết hay thiệt. Công nhận đọc mới nhận ra thêm nhiều điều.
Giờ thì hiểu sao mình sợ mấy con nhện lông, rắn rít, bò cạp, gián,... rồi. "Nỗi sợ nguyên phát" nhỉ. Chắc tổ tiên mình hồi xưa ngán mấy con này nhất.
Còn coi phim kinh dị thì nhiều lúc thấy nó làm ghê quá cũng sợ, mà chủ yếu là cảm giác mắc ói với ghê tởm. Chẳng hạn phim slasher có thằng kia xách cái cây chọc vào mắt, sợ thì không mà ghê tởm thì có.
Hồi đó giờ có phim Paranormal Activities thì coi cũng ngán ngán, coi xong phải đi ngủ mà khó ngủ quá chừng. Có lẽ sợ mấy thứ tâm linh, do mình không hiểu rõ nó.
Giờ có vợ rồi thì ai mà sợ ba thứ đó nữa, người ta lớn rồi mà. Giờ chỉ sợ vợ thôi! [-(

chị khả Nhi bạn ah
 

justbenice

Moderator
Ðề: Bản đồ đi đến hạnh phúc (Bài 2): Con đường đi đến sự sợ hãi

A) Các bạn sợ điều gì nhất trong phim kinh dị ?

1) Máu và vết thương : Sợ
2) Những tiếng động : Sợ
3) Con quái vật, tên giết người : Sợ
4) Những chi tiết kì lạ không thể giải thích được : Sợ
5) Cảm giác bị săn đuổi : Sợ
6) Xác chết : Sợ

B) Sau khi xem phim kinh dị, có bao giờ bạn sợ những tình huống tương tự ngoài đời thật ? : không sợ gì

No kidding nhé. Chả hiểu tại sao thế.
 
Bên trên