Tổng hợp các bài viết về kiến thức, kỹ thuật, công nghệ lưu trữ dữ liệu

HTPC Supporter

New Member
Tập hợp các kiến thức cơ bản về lưu trữ trên WiKi cho những anh em mới bước vào

ANH EM NÀO CÓ BÀI VIẾT MANG TÍNH GIỚI THIỆU KIẾN THỨC SẼ ĐƯỢC MOVE VÀO TOPIC NÀY
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HTPC Supporter

New Member
Ðề: Các kiến thức cơ bản cần phải đọc trước khi bắt đầu lưu trữ dữ liệu

Bài 1: Đơn vị lưu trữ dữ liệu

1/Bit

Nguồn: Bit – Wikipedia tiếng Việt, Gigabyte – Wikipedia tiếng Việt, Megabyte – Wikipedia tiếng Việt, Terabyte – Wikipedia tiếng Việt

Bit là đơn vị thông tin. Bit có thể nhận 2 giá trị: 0 hoặc 1. Nó có thể được biểu diễn theo nhiều cách khác nhau. Có thể là trạng thái đóng hay mở của mạch điện, một vệt khắc bằng tia laser trên bề mặt đĩa CD v.v... Các bit có thể dùng để thể hiện số tự nhiên trong hệ nhị phân.

2/ Byte
Byte (đọc là bai-(tơ)) là một đơn vị lưu trữ dữ liệu cho máy tính, bất kể loại dữ liệu đang được lưu trữ. Nó cũng là một trong những kiểu dữ liệu (data type) trong nhiều ngôn ngữ lập trình.

3/
Megabyte
Megabyte là một đơn vị thông tin hoặc dung lượng tin học bằng với 1000[SUP]2[/SUP] byte hoặc 1024[SUP]2[/SUP] byte, tùy vào ngữ cảnh. Trong vài trường hợp hiếm, nó dùng để chỉ 1000×1024 bytes. Megabyte thường được viết tắt là MB (không nhầm lẫn với Mb, dùng để chỉ megabit). Thuật ngữ này được đặt ra vào năm 1970.[SUP][1][/SUP]

4/ Gigabyte
Gigabyte (từ tiền tố giga- của SI) là đơn vị thông tin hoặc khả năng lưu giữ thông tin của bộ nhớ máy tính, bằng một tỷ byte hoặc 2[SUP]30[/SUP] byte (1024 mebibyte)[SUP][1][/SUP]. Gigabyte thường được viết tắt là GB (không nhầm lẫn với Gb, có nghĩa là gigabit).

Việc sử dụng từ "gigabyte" khá nhập nhằng, phụ thuộc vào ngữ cảnh. Khi đề cập đến kích thước RAM và tập tin, nó nguyên thủy là định nghĩa nhị phân, bằng 1024[SUP]3[/SUP] byte (có thể đồng nhất hoặc xấp xỉ 1000[SUP]3[/SUP], để thuận tiện). Với cách dùng khác, nó bằng chính xác 1000[SUP]3[/SUP]. Để thể hiện sự nhập nhằng này, hiện nay hầu hết các cơ quan tiêu chuẩn đề nghị sử dụng thuật ngữ "gibibyte" (viết tắt là GiB) để chỉ khái niệm nhị phân.


5/Terabyte
Terabyte (xuất phát từ tiền tố tera- và thường được viết tắt là TB) là một thuật ngữ đo lường để chỉ dung lượng lưu trữ máy tính. Giá trị của một terabyte dựa trên cơ số thập phân (cơ số 10) và được định nghĩa là một ngàn tỷ (1.000.000.000.000) byte, hay 1000 gigabyte.

Một terabyte đôi khi có nghĩa tương đương với 1099 x 10[SUP]9[/SUP] byte. Sự khác nhau này xuất phát từ sự mâu thuẫn giữa truyền thống lâu dài sử dụng tiền tố nhị phân và cơ số 2 trong giới tin học, và tiêu chuẩn thập phân (SI) trực quan và phổ biến hơn đã được chấp nhận rộng tãi trong ngành công nghiệp. Các tổ chức tiêu chuẩn như IEC, IEEEISO đề nghị sử dụng thuật ngữ thay thế là tebibyte (TiB) để biểu thị số đo truyền thống cho 1024[SUP]4[/SUP] byte, hay 1024 Gibibyte, dẫn đến những định nghĩa sau:


  • Theo tiêu chuẩn SI và cách dùng hiện nay, một terabyte chứa 1.000.000.000.000 byte = 1000[SUP]4[/SUP] hay 10[SUP]12[/SUP] byte.

  • Theo số học nhị phân và theo truyền thống, một terabyte chứa 1.099.511.627.776 byte = 1024[SUP]4[/SUP] hay 2[SUP]40[/SUP] byte. Lượng số này hiện nay được dùng thay thế là tebibyte, để tránh nhầm lẫn.
Dung lượng của thiết bị lưu trữ máy tính được quảng cáo, từ trước đến nay luôn sử dụng giá trị tiêu chuẩn SI.

6/Kết luận:

Có hai hệ thống đơn vị:

Hệ thống đơn vị dùng cho lưu trữ- Hệ SI

- Thường dùng Byte, không dùng Bit

- Mỗi đơn vị cách nhau 1000 lần Kilobyte = 1000 Byte, 1 Megabyte = 1000 Kilobyte, 1 Giabyte = 1000 Megabyte, 1 Terabyte = 1000 Gigabyte

- Dùng chữ to chữ nhỏ đều được



Hệ thống đơn vị dùng cho tính toán lập trình hoặc tốc độ mạng

- Thường dùng Bit

- Mỗi đơn vị cách nhau theo hệ nhị phân (2 mũ 10) : 1 Kibit = 1024 bit, 1 Mibit =1024 Kibit, 1 Gibit = 1024 Mebit, 1 Tibit = 1024 Gibit

So sánh giữa hệ lưu trữ và hệ lập trình, tốc độ

Số lượng bit
Tiền tố SITiền tố nhị phân
Tên
(Ký hiệu)
Chuẩn
SI
Cách dùng
hiếm
Tên
(Ký hiệu)
Giá
trị
kilobyte (KB)10[SUP]3[/SUP]2[SUP]10[/SUP]kibibit (Kibit)2[SUP]10[/SUP]
megabyte
(MB)
10[SUP]6[/SUP]2[SUP]20[/SUP]mebibit (Mibit)2[SUP]20[/SUP]
Gigabyte (GB)10[SUP]9[/SUP]2[SUP]30[/SUP]gibibit (Gibit)2[SUP]30[/SUP]
Terabyte
(TB)
10[SUP]12[/SUP]2[SUP]40[/SUP]tebibit (Tibit)2[SUP]40[/SUP]
Petabyte (PB)10[SUP]15[/SUP]2[SUP]50[/SUP]pebibit (Pibit)2[SUP]50[/SUP]
Exabyte (EB)10[SUP]18[/SUP]2[SUP]60[/SUP]exbibit (Eibit)2[SUP]60[/SUP]
Zettabyte (ZB)10[SUP]21[/SUP]2[SUP]70[/SUP]zebibit (Zibit)2[SUP]70[/SUP]
Yottabyte (YB)10[SUP]24[/SUP]2[SUP]80[/SUP]yobibit (Yibit)2[SUP]80[/SUP]
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HTPC Supporter

New Member
Ðề: Các kiến thức cơ bản cần phải đọc trước khi bắt đầu lưu trữ dữ liệu

Bài 2: Các công nghệ lưu trữ cơ bản

Công nghệ bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên

I/ Bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên vì nó có đặc tính: thời gian thực hiện thao tác đọc hoặc ghi đối với mỗi ô nhớ là như nhau, cho dù đang ở bất kỳ vị trí nào trong bộ nhớ

1- RAM
RAM (viết tắt từ Random Access Memory trong tiếng Anh) là một loại bộ nhớ chính của máy tính. RAM được gọi là . Mỗi ô nhớ của RAM đều có một địa chỉ. Thông thường, mỗi ô nhớ là một byte (8 bit); tuy nhiên hệ thống lại có thể đọc ra hay ghi vào nhiều byte (2, 4, 8 byte).
RAM khác biệt với các thiết bị bộ nhớ tuần tự (sequential memory device) chẳng hạn như các băng từ, đĩa; mà các loại thiết bị này bắt buộc máy tính phải di chuyển cơ học một cách tuần tự để truy cập dữ liệu.
Bởi vì các chip RAM có thể đọc hay ghi dữ liệu nên thuật ngữ RAM cũng được hiểu như là một bộ nhớ đọc-ghi (read/write memory), trái ngược với bộ nhớ chỉ đọc ROM (read-only memory).
RAM thông thường được sử dụng cho bộ nhớ chính (main memory) trong máy tính để lưu trữ các thông tin thay đổi, và các thông tin được sử dụng hiện hành. Cũng có những thiết bị sử dụng một vài loại RAM như là một thiết bị lưu trữ thứ cấp (secondary storage).
Thông tin lưu trên RAM chỉ là tạm thời, chúng sẽ mất đi khi mất nguồn điện cung cấp.


2 - ROM

Bộ nhớ chỉ đọc (tiếng Anh: Read-Only Memory - ROM) là một loại thiết bị lưu trữ dùng trong máy tính và các thiết bị khác. Nó có tên như vậy vì không dễ để ghi thông tin lên nó. Không giống nhưRAM, thông tin trên ROM vẫn được duy trì dù nguồn điện cấp không còn.
ROM, theo đúng nghĩa, chỉ cho phép đọc dữ liệu từ chúng tuy nhiên tất cả các loại ROM đều cho phép ghi dữ liệu ít nhất một lần, hoặc khi sản xuất lần đầu hoặc trong bước lập trình. Một số loại ROM cho phép xóa và lập trình lại nhiều lần.

II/Bộ nhớ truy nhập không ngẫu nhiên, không thay đổi

Băng đĩa từ là loại bộ nhớ dùng một đĩa mềm phủ một lớp bột từ (sắt oxit hoặc Crom oxit), đầu đọc là một (hoặc nhiều) nam châm điện nhỏ, có khả năng nhận ra trạng thái từ tính của băng đĩa từ và thay đổi được trạng thái đó. (đọc và ghi). Sử dụng trạng thái từ tính để lưu trữ dữ liệu (S và N)
bộ nhớ "không thay đổi" (non-volatile), có nghĩa là chúng không bị mất dữ liệu khi ngừng cung cấp nguồn điện cho chúng.

1 - HDD
Ổ đĩa cứng, hay còn gọi là ổ cứng (tiếng Anh: Hard Disk Drive, viết tắt: HDD) là bộ nhớ băng đĩa từ dùng đĩa cứng hình tròn phủ vật liệu từ tính.Ổ đĩa cứng là một khối duy nhất, các đĩa cứng được lắp ráp cố định trong ổ ngay từ khi sản xuất nên không thể thay thế được các "đĩa cứng" như với cách hiểu như đối với ổ đĩa mềm hoặc ổ đĩa quang.

2 - FDD
Đĩa mềm, hay còn gọi là ổ mềm (tiếng Anh: Floopy Disk Drive, viết tắt: FDD) là bộ nhớ băng đĩa từ dùng đĩa băng từ mềm hình tròn phủ vật liệu từ tính.
Ổ đĩa mềm không phải là một khối duy nhất, bao gồm đĩa và đầu đọc, đĩa có thể thay đổi được
3 - ODD
Đĩa quang, hay còn gọi là ổ quang (tiếng Anh: Optical Disk Drive, viết tắt: ODD) là bộ nhớ băng đĩa từ dùng đĩa băng từ cứng hình tròn phủ vật liệu từ tính. Đĩa được ghi bằng tia laze
Ổ đĩa quang không phải là một khối duy nhất, bao gồm đĩa và đầu đọc, đĩa có thể thay đổi được

4 - TAPE
Đĩa từ, hay còn gọi là ổ đĩa từ là bộ nhớ băng đĩa từ dùng các đĩa băng từ như băng Cát -xét. Đây không phải là định dạng lưu trữ phổ biến và thường chỉ xuất hiện trong các hệ thống sao lưu dữ liệu.


III/Bộ nhớ flash
Bộ nhớ flash là một loại bộ nhớ máy tính không khả biến có thể xóa và ghi lại bằng điện. Không như EEPROM, nó được xóa và ghi lại theo khối gồm nhiều vị trí (ban đầu bộ nhớ flash chỉ có thể xóa toàn bộ). Bộ nhớ flash rẻ hơn nhiều so với EEPROM
1 - USB FLASH
Là bộ nhớ flash có giao tiếp bằng USB


[h=1]2 - SSD (Solid State Drive - Ổ lưu trữ bán dẫn)


SSD là một thiết bị lưu trữ sử dụng bộ nhớ flash để lưu trữ dữ liệu trên máy tính một cách bền vững. Một ổ SSD đồng thời mô phỏng quá trình lưu trữ và truy cập dữ liệu giống như ổ đĩa cứng (HDD) thông thường và do đó dễ dàng được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Ổ SSD sử dụng SRAM hoặc DRAM hoặc bộ nhớ FLash để lưu dữ liệu, không nên nhầm lẫn với RAM Disk là một công nghệ mô phỏng và lưu dữ liệu trên RAM.
[/h][h=2][sửa]Đặc tính[/h]Nhờ việc sử dụng RAM để lưu dữ liệu, hoạt động đọc/ghi dữ liệu của SSD không kéo theo sự chuyển động của bất cứ phần nào trên ổ đĩa và do đó làm ổ đĩa bền vững hơn so với HDD, gần như không gây tiếng ồn, không có độ trễ cơ học nên mang lại tốc độ truy cập cao hơn. Đồng thời không mất thời gian khởi động như ổ HDD.
Ngoài ra, nhờ không sử dụng đầu đọc cơ học để truy cập dữ liệu, SSD tiêu tốn ít điện năng hơn HDD và có thể hoạt động ở điện áp thấp hơn so với HDD, kích thước gọn hơn. Do đó, nó được sử dụng trong nhiều máy tính điện áp thấp. Ổ SSD của Texas Instrument sử dụng RAM có thời gian truy cập dữ liệu là 15 micro giây, nhanh gấp 250 lần ổ cứng truyền thống, còn ổ SSD sử dụng bộ nhớ flash có thời gian truy cập dữ liệu từ 80-120 micro giây.
Ổ SSD có dải hoạt động nhiệt cao hơn HDD, thông thường trong dải nhiệt 5-55oC. Một số ổ flash có thể hoạt động ở nhiệt độ 70oC. Tuy nhiên, ổ SSD có những hạn chế về dung lượng lưu trữ, độ bền đọc/ghi so với ổ HDD thông thường. Hiện nay một ổ SSD dạng Flash có thể đọc ghi tối đa khoảng 10.000 lần cho ổ loại MLC và 100.000 lần cho ổ loại SLC. Ổ SSD đắt hơn nhiều lần so với HDD nếu tính trên đơn vị dung lượng lưu trữ.

6 - Bảng so sánh các công nghệ lưu trữ

LoạiMất dữ liệu
khi mất điện?
Khả năng ghi ?Cỡ xoá ?Xoá
nhiều lần ?
Tốc độ ?Giá thành
(theo byte)
SRAMByteKhông giới hạnNhanhĐắt
DRAMByteKhông giới hạnVừa phảiVừa phải
Masked ROMKhôngKhôngKhông sẵn sàngKhông sẵn sàngNhanhKhông đắt
PROMKhôngMột lần, yêu cầu
thiết bị chuyên dụng
Không sẵn sàngKhông sẵn sàngNhanhVừa phải
EPROMKhôngCó, nhưng cần
thiết bị chuyên dụng
Toàn bộGiới hạnNhanhVừa phải
EEPROMKhôngByteGiới hạnNhanh cho đọc,
chậm cho xoá và ghi
Đắt
FlashKhôngSectorGiới hạnNhanh cho đọc,
chậm cho xoá/ghi
Vừa phải
NVRAMKhôngByteKhông giới hạnNhanhĐắt
[h=2][sửa][/h]
 
Chỉnh sửa lần cuối:

trannguyenhien

Active Member
re: Tập hợp các bài viết về kiến thức, kỹ thuật, công nghệ lưu trữ dữ liệu

Kính mời MOD post bài tiếp ạ;)
 

Naruto_Xboy

Member
Ðề: Các kiến thức cơ bản cần phải đọc trước khi bắt đầu lưu trữ dữ liệu

MOD ơi còn mấy phần nữa MOD cho lên tiếp đi ạ em hóng bài này :) thank mod
 

phatthinh2010

New Member
re: Tập hợp các bài viết về kiến thức, kỹ thuật, công nghệ lưu trữ dữ liệu

cam on bai viet cua ban m da nhiu hon roi
 

xuanvus

Member
re: Tập hợp các bài viết về kiến thức, kỹ thuật, công nghệ lưu trữ dữ liệu

thanks ,tất cả mọi người .
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
[INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Với một chiếc USB 8G hay 18G và cao hơn nữa là HDD Box 2.5" SATA 500G, 1T ... các Bác có thể chép phim ca nhạc ... bằng cách kết nối nó với máy tính. Và kết nối với HDP, HTPC, PC để xem phim và nghe nhạc ... =P~

Vậy nó kết nối như thế nào ? Xin trả lời qua cổng USB đấy !
m4a89gtd_pro_usb3_io_L.jpg

Như vậy kết nối USB hiện rất phổ biến Vậy các Bác có biết USB là gì hay không ? USB ra đời từ năm nào ? Có mấy phiên bản ? Tốc độ ra sao ?


1. USB là gì ?

USB là viết tắt của Universal Serial Bus. USB là một chuẩn kết nối tuần tự trong máy tính và được dùng để kết nối các thiết bị ngoại vi như là máy in, chuột máy tính, bàn phím, điện thoại... Bạn đọc đừng nhầm lẫn USB là thiết bị lưu trữ dữ liệu, vì cái đó gọi là USB Flash (Hay ổ cứng di động USB).
USB_zps2fa5b2e0.png


2. Có bao nhiêu loại chuẩn USB ?

Trong lịch sử phát triển của mình, USB có 4 loại chuẩn đã được nghiên cứu và phát triển là: USB 1.0 năm 1996, USB 1.1 năm 1998, USB 2.0 năm 2000 và USB 3.0 năm 2008. Hai chuẩn đầu tiên không còn được sử dụng nữa trong khi đó USB 2.0 đang được sử dụng khá rộng rãi hiện nay. USB 3.0 còn rất mới mẻ nên chưa phổ biến. Mặc dù vậy, loại chuẩn này hứa hẹn sẽ được sử dụng rộng rãi trong tương lai.
usb3_2.png
3. USB có đặc đặc trưng gì ?

USB cho phép trao đổi dữ liệu giữa máy tính và thiết bị một cách nhanh chóng. Thiết bị có cổng USB tiêu tốn rất ít điện năng. USB được áp dụng chủ yếu cho các thiết bị lưu trữ di động như ổ cứng ngoài, USB Flash và chúng đều rất linh động. USB dùng chuẩn Plug-and-play nên không phải khởi động lại máy tính mỗi lần cắm thiết bị USB (điều rất dễ gặp khi sử dụng các thiết bị ngoại vi theo cổng PS/2).

mb-usb3_12.jpg
4. USB thường thấy ở đâu ?

USB có thể được thấy ở rất nhiều thiết bị điện tử như máy in, tivi, chuột máy tính, bàn phím, điện thoại, bo mạch chủ (Mainboard), laptop, máy chơi game, ổ cứng ngoài hay máy quay HDP ...
CE700A-USB-KVM-Extenders-OL-large_zpsa4adfb10.jpg

5. Tại sao bây giờ USB 2.0 vẫn phổ biến hơn mặc dù đã có USB 3.0 ?

USB 3.0 chính thức được giới thiệu vào thị trường từ năm 2008 nên vẫn còn khá mới mẻ so với USB 2.0. Hiển nhiên sử dụng USB 3.0 đồng nghĩa với việc sẽ dùng phần cứng và cáp mới nên nhiều nhà sản xuất bo mạch chủ vẫn còn khá e ngại trong việc ứng dụng công nghệ này vào sản phẩm của mình. Tuy nhiên, do những tính năng vượt trội, đặc biệt trong khả năng truyền tài dữ liệu, USB 3.0 rất có thể sẽ thay thế hoàn toàn chuẩn kết nối cũ trong vài năm tới.

Verbatim-Store-%E2%80%98n%E2%80%99-Go-V3-USB-Drive.jpg
6. Tại sao phải thay USB 2.0 bằng 3.0 ?

Theo lí thuyết thì một chiếc máy tính có thể truyền dữ liệu qua USB 2.0 với tốc độ tối đa là 480Mbps (Khoảng 60MB/giây). Nếu như bạn tiến hành thao tác sao chép các file văn phòng hay vài Gigabyte dữ liệu thì tốc độ đó là phù hợp. Nhưng với nhu cầu truyền dữ liệu như hàng chục phim HD, hàng trăm Terabyte cơ sở dữ liệu, hàng nghìn bức ảnh độ phân giải cao, hàng triệu bài hát với dung lượng ngày càng cao thì tốc độ 480Mbps là... rất chậm. Đó là còn chưa kể tốc độ nói trên chỉ là lí thuyết không phải là tốc độ thực. Bởi vậy, chuẩn kết nối USB 3.0 với tốc độ lên tới 4.8 Gbps (khoảng 600MB/giây) sẽ là cách giải quyết tốt nhất cho tất cả vấn đề trên.

USB-2.0-versus-USB-3.0.jpg
7. Nếu tôi đang sở hữu máy tính có USB 2.0 thì không thể sử dụng chuẩn USB 3.0 ?

Câu trả lời là vẫn có thể sử dụng được. USB 3.0 có thể truyền dữ liệu qua cổng USB 2.0 nếu như bạn lắp cáp USB 3.0. Tuy nhiên băng thông chắc chắn sẽ không thể bằng USB 3.0

USB3_cable_Image_1__74180_zoom.jpg

cáp USB 3.0
8. Vậy làm sao để sử dụng đầy đủ hiệu năng của USB 3.0 ?

Các Bác có thể mua mainboard mới mà có cổng USB 3.0. Ngày nay số lượng mainboard có cổng USB 3.0 cũng không ít nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm trong vấn đề lựa chọn. Một cách nữa đó là mua card PCI Express USB 3.0 nếu như bạn không muốn nâng cấp toàn bộ hệ thống PC, đối với laptop thì có thể lắp thêm USB 3.0 ExpressCard.

usb3_header.jpg

mainboard có cổng USB 3.0


a8b20102210pciexpresscard_zps44cf588c.jpg

USB 3.0 ExpressCard

Thank ALL !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

salenguyenduong

New Member
Re: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Cám ơn pác đã chia sẻ, nhiều thông tin bổ ích
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Re: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Bữa trước Có mấy bác hỏi về vấn đề này @ Em chưa kịp trả lời, hôm nay có thời gian. Nói luôn cho Bác nào còn đang bỡ ngở trước giờ Kéo ;))
 
Re: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Thông tin của bạn thật hấp dẫn đólMình thấy thông tin này rất có ý nghĩalBài của bạn hay thật để mình tham khảo thêmlBài viết của bạn rất có ý nghĩa đối với tôilThông tin này rất bổ ích cho mọi ngườilCám ơn bạn đã chia sẽ vì bài này rất có ý nghĩalMình rất thích bài nàylChúc bạn ngày mới làm việc thuận lợilChúc bạn mua may bán đắt nhalBài viết này rất hay mình sẽ tham khảo themlHjx máy lâu nay mình chưa biết điều nàylLàm gì có
 

giuadongdoimiusinh

Well-Known Member
Re: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Thông tin của bạn thật hấp dẫn đólMình thấy thông tin này rất có ý nghĩalBài của bạn hay thật để mình tham khảo thêmlBài viết của bạn rất có ý nghĩa đối với tôilThông tin này rất bổ ích cho mọi ngườilCám ơn bạn đã chia sẽ vì bài này rất có ý nghĩalMình rất thích bài nàylChúc bạn ngày mới làm việc thuận lợilChúc bạn mua may bán đắt nhalBài viết này rất hay mình sẽ tham khảo themlHjx máy lâu nay mình chưa biết điều nàylLàm gì có

Lại chiêu Copy Pết @ Mà làm thế nào ấy nhỉ ;))
 

binhhc

Moderator
Re: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Bài viết ngắn gọn, dễ hiểu.
Càng chứng tỏ chủ thớt đa dâm (à quên... đa tài). :-j
 

binhhc

Moderator
re: Tập hợp các bài viết về kiến thức, kỹ thuật, công nghệ lưu trữ dữ liệu

Đang hay tự dưng ..............cụt hứng.
Tất cả là 9 bài, trong hơn 1 tháng ra 2 bài, vậy để ra đủ 9 bài chắc đến cuối năm mất. :))

Mình thích những bài viết kiểu tổng hợp ngắn gọn dễ hiểu như vậy.
Thank.
 

Theodore-Tbag

New Member
Re: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Cho mình hỏi mua usb 3.0 express card về lắp vào laptop ntn zậy?
 

quanghaith2

Well-Known Member
Ðề: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Máy tính chỉ có cổng 2.0. chỉ cần mua cái cap mới là có thể chạy với 3.0 ư ? @-)
 

songthan29

Member
Ðề: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Bài viết hay, đưa cái nhìn tổng quan cho rất nhiều người thiếu thông tin về cổng USB
 

Hai Scm

Active Member
Re: Ðề: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Máy tính chỉ có cổng 2.0. chỉ cần mua cái cap mới là có thể chạy với 3.0 ư ? @-)

Cáp USB 3.0 cắm vào cổng USB 2.0 bình thường bác, có điều tốc độ truyền dữ lieu chậm hơn.
 

Hai Scm

Active Member
Re: [INFORMATION] Kết nối USB và các chuẩn kết nối USB 1.0 USB 1.1 USB 2.0 USB 3.0 !

Các laptop Ivy bridge mới ra năm nay bỏ cổng USB 2.0 rồi các bác, bây giờ nó cho luôn 3 cổng USB 3.0 màu đen chứ không màu xanh như nam 2012

Còn các desktop vẫn còn cổng USB 2.0 là vì hạn chế bang thong của chipset trên mainboard... các mainboard cao cấp muốn có nhiều cổng USB 3.0 thì phải gắn them chip...
 
Bên trên