Hạnh phúc và sự lựa chọn.

Wanderman

Member
20090527choices.jpg

Hồi bé, cuối tuần chỉ là ngày chủ nhật (không như bây giờ có thêm ngày thứ bẩy) bố mẹ không bắt học thì bọn trẻ con nhà quê như tôi thường có mấy lựa chọn là:

- Đi chăn trâu, bắt cua, cá, châu chấu… kiêm bonus là bơi, nghịch bùn, nhòm trộm các chị, các cô tắm…
- Đi ra bờ ao trèo lên tận ngọn cây sung vừa ăn quả chín vừa tìm xem có tổ ong hay tổ chim nào không? Hoặc mò ra bụi tre trên cái vực cạnh nhà để xem đàn vịt có đẻ rơi quả trứng nào không?

chc483n-trc3a2u.jpg

Riêng tôi có một thói quen mà hồi đó bọn đồng niên cho là bị hâm là hay kiếm một cuốn sách trong cái tủ sách của ông già tìm một chỗ nào thật kín, ví dụ như chui vào giữa búi dây rợ lằng nhằng của đám sắn dây làm cái tổ ở đó để đọc, hoặc rúc vào giữa một gốc cây to mà xung quang đám rễ của nó bủa ra xung quanh đọc rồi ngủ quên luôn tại đó.

Đi bắt cua thì tôi là đệ tử chân truyền của anh Sơn cá, người được mệnh danh là người cá của làng. Anh bắt cái gì cũng giỏi, tất cả các loại như cua, cá, tôm, cá, lươn, ếch nhái… anh đều bắt được cả, trước khi bắt anh đều có thời gian nghiên cứu rất tỉ mỉ và đưa ra kết luận rằng chỗ đó có thể bắt được hay không và sẽ bắt được khoảng bao nhiêu. Tôi chỉ học được món công nghệ bắt cua của anh Sơn cá còn bắt các món khác tôi chưa học được thì anh Sơn đi lấy vợ mất, vợ anh là gái nhà giàu phố huyện. Dân làng đặt tên mới cho anh là Sơn chó (tức là chó chui gầm chạn), sau đến là Sơn máy nổ (vì nhà chị ấy bán máy nổ), rồi nhiều đứa xách mé còn gọi anh là Sơn đưa cơm. Vì nghe đâu anh không biết bán hàng nên vợ anh sai anh về nhà nấu cơm rồi mang đến cho chị để chị bán hàng.

11165454-batcua.jpg

Anh Sơn dạy tôi bắt cua mà vẫn mặc áo trắng, quần dài và đi dép, không hùng hục như mấy thằng trẻ trâu khác trong làng. Mấy thằng kia đi bắt cua là phải lấm từ đầu đến chân toàn bùn.

Anh dạy tôi từ cách chế tạo cái móc cua, như chọn loại thép từ đoạn dây thép phơi quần áo mà đã nhẵn đen lại, không có chút gỉ sét nào, to bằng nửa ngón tay út người lớn, rồi cách đập cong chỗ ngoắc phải thật vuông và đập bẹt vừa phải đoạn ngoắc mà không sắc để vẫn có thể lôi được cua từ trong hang ra mà không bị nát hoặc mất cái càng hay cái chân nào. Công đoạn cuối cùng là lắp cái móc bằng thép đó vào cán móc, cán móc thường phải chọn từ đoạn tre đực tươi to bằng nửa cổ tay người lớn, trước khi tra móc vào cán phải đập bẹt rồi nung cho cái đuôi của móc nóng đỏ lên rồi dúi vào cán tre đực rồi cầm ngược cái móc cua, chúc cái cán xuống dưới rồi lấy hết sức phi cả cái móc với cái cán đập thẳng vào tường, sân gạch hay chỗ nào nào cứng để tra cái móc dần dần vào cán. Nếu không biết cách sẽ làm cho cái móc bị xiên khi tra vào cán, vì vậy khi đập vào tường hay phi xuống nền gạch phải giữ cho cái cán, móc và sân gạch phải là một đường thẳng, khi tra cũng không được đập quá mạnh mà phải tra từ từ, dần dần thì mới chắc và không bị xiên…

Bắt cua vào tầm tháng 8 đến tháng 9 là cua béo nhất, thời gian này là mùa sinh sản của cua trong khi từ tháng 3 đến tháng 7 là thời kỳ cua lột xác (cua bấy hay cua lột). Thời kỳ sinh sản của cua chúng tôi thỉnh thoảng hay bắt được hai hoặc ba con cua (một hoặc hai con đực và một con cái) trong cùng một hang. Anh Sơn dạy tôi cách quan sát và nơi có thể bắt được nhưng con cua to và béo ngậy, vì vậy mà những ngày hè nhà tôi chỉ cần 20 đến 30 con cua là đã có bát canh cua vừa ngọt vừa béo ngậy.

Anh Sơn cá dạy tôi chỉ nên bắt cua tại các bờ đầm hoặc bờ ruộng xâm xấp nước, không nên bắt cua nơi quá cạn hay quá nhiều nước, bắt cua tại hang có mà (có bùn mới bị cua đào hang đùn lên) thì sẽ bắt được cua to và béo. Anh và tôi thường hay bắt cua tại những bờ đầm sen, trên bờ của mấy cái thùng đấu (do người ta lấy đất để đóng gạch), vì ở đó có rất nhiều cua béo và to, có hôm chỉ cần đi một đoạn bờ đầm khoảng 30 đến 50 mét là đã bắt được đủ số cua cần thiết. Có một điều đặc biệt là anh không bao giờ bắt thừa cua, anh bảo chỉ cần bắt đủ số cua cần thiết, những con còn lại để nó tiếp tục sinh sôi để đặng còn bắt tiếp. Sau này bọn trẻ trong làng không biết cách bắt bằng móc như tôi và anh, bọn chúng cứ thọc tay vào hang để bắt, vừa nguy hiểm (gặp rắn), vừa làm vỡ nát bờ làm cua không có chỗ sống nên bỏ đi hết.

Anh học rất giỏi, anh là cán sự vật lý của lớp, anh đạt giải nhất thi học sinh giỏi của huyện, giải ba vật lý tỉnh. Tuy nhiên không hiểu sao anh lại bỏ học giữa chừng và chỉ một thời gian ngắn sau anh lấy vợ, anh lấy con gái ông chủ cửa hàng điện máy to nhất thị trấn.

danh-dam.jpg

Cách đây hai năm, tôi về thăm quê và gặp anh tại túp lều của bố mẹ anh ở bờ đầm cuối làng. Tôi không nhận ra anh, nhưng anh nhận ra tôi, anh trông già sọp hẳn đi, mồm đã móm mém, anh đang chuẩn bị đồ nghề để đi bắt cua. Nhưng anh không dùng cái móc cua như ngày xưa mà vác trên vai cái dậm to tổ chảng, anh nói giờ bờ mương làm bằng bê tông, đầm thì giao khoán cho tư nhân rồi, dung móc thì bắt sao được cua bây giờ?

ruoungason.jpg

Tối hai anh em nhắm rượu với cua bấy rang tôi mới biết anh đã bỏ vợ, nói đúng ra là anh bị vợ và thằng con oẳn tà là vằn đuổi khỏi nhà. Hiện tại, vợ anh đang sống già nhân ngãi non vợ chồng với một thằng trẻ ranh, còn thằng con trai vợ anh đang bị truy nã vì tham gia vào một vụ đánh nhau chết người ngay tại thị trấn.

Anh là người năng động, mọi sự chọn lựa trong cuộc đời của anh đều do anh chủ động, mặc dù không ít sai lầm. Tuy nhiên anh vẫn rất vui vẻ, có phần hạnh phúc, anh đang nhận thầu cái đầm của làng để nuôi cá, cuộc sống vẫn còn truân chuyên, nhưng cũng không đến lỗi quá thiếu thốn. Anh nói sang năm anh cưới vợ, hiện anh cặp kè với một cô giáo thọt chân quá lứa đang dạy trường tiểu học của xã. Hạnh phúc đôi khi do cách mình chọn lựa con đường để đi, nhưng có khi hạnh phúc chính là điều mình được phép chủ động tự chọn con đường của mình dù cho có chông gai thế nào đi chăng nữa!
 
Chỉnh sửa lần cuối:

minhtuantkh

New Member
Em "kết" những bài viết đầy chất tự sự của bác, đọc xong lòng như chùng xuống. Nhiều người không thích sống mà nghĩ về quá khứ nhiều quá, nhưng em thì khác... Tiếc là thời gian này bận quá ( đang lo cày trả nợ đời ) nên tạm gác bút. Mong được đón những bài tiếp theo của bác.
Không cần suy nghĩ, 50 CR xin tặng bác! ( mặc dù chắc bác cũng như em chẳng biết làm gì với nó :D)
 

hoasimtim

Well-Known Member
Đọc đến đâu hồi tưởng về tuổi thơ, tuy không có nhiều trò nhưng cũng từng đi bơi, bắt cua cá nhiều rùi:D
 

Miu_HDNinhBinh

Active Member

ruoungason.jpg

Tối hai anh em nhắm rượu với cua bấy rang tôi mới biết anh đã bỏ vợ, nói đúng ra là anh bị vợ và thằng con oẳn tà là vằn đuổi khỏi nhà. Hiện tại, vợ anh đang sống già nhân ngãi non vợ chồng với một thằng trẻ ranh, còn thằng con trai vợ anh đang bị truy nã vì tham gia vào một vụ đánh nhau chết người ngay tại thị trấn.

Anh là người năng động, mọi sự chọn lựa trong cuộc đời của anh đều do anh chủ động, mặc dù không ít sai lầm. Tuy nhiên anh vẫn rất vui vẻ, có phần hạnh phúc, anh đang nhận thầu cái đầm của làng để nuôi cá, cuộc sống vẫn còn truân chuyên, nhưng cũng không đến lỗi quá thiếu thốn. Anh nói sang năm anh cưới vợ, hiện anh cặp kè với một cô giáo thọt chân quá lứa đang dạy trường tiểu học của xã. Hạnh phúc đôi khi do cách mình chọn lựa con đường để đi, nhưng có khi hạnh phúc chính là điều mình được phép chủ động tự chọn con đường của mình dù cho có chông gai thế nào đi chăng nữa!​


Giữa dòng đời Mưu Sinh @ Kính hai bác một Chum về câu chuyện ./.

KImSn2.jpg
 
Ðề: Hạnh phúc và sự lựa chọn.

đọc xong mà ký ức tuổi thơ ùa về.ôi bao giờ cho đến ngày xưa..............!
 

Hải Đăng

New Member
Em nói thế này ko biết các bác cảm giác như thế nào nhưng:
- Tuổi thơ càng khó khăn, vất vả thì con người ta càng trưởng thành hơn, nhận thức giá trị của sức lao động rõ ràng hơn.
- Trẻ em nông thôn có thể thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui, sự hồn nhiên của cái gọi là "thơ ngây" hơn hẳn trẻ con thành phố
- Càng sau này những khái niệm về ao cá, bờ đê, chăn trâu, chơi đánh đáo càng trở nên..xa lạ
Đời mà...buồn!
 

ngocthanh8106

New Member
Sáng dậy đọc bài bác chủ, quyết định đi làm hôm nay( mới định xin nghỉ) thật ya nghĩa và sản khoái, cảm ơn bác!!
16 tuổi em mới bắt đầu biết bắt cua, bắt đầu tuổi thơ như bác, nhưng cũng để lại trong em nhiều kỷ niệm
 

Wanderman

Member
Em nói thế này ko biết các bác cảm giác như thế nào nhưng:
- Tuổi thơ càng khó khăn, vất vả thì con người ta càng trưởng thành hơn, nhận thức giá trị của sức lao động rõ ràng hơn.
- Trẻ em nông thôn có thể thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui, sự hồn nhiên của cái gọi là "thơ ngây" hơn hẳn trẻ con thành phố
- Càng sau này những khái niệm về ao cá, bờ đê, chăn trâu, chơi đánh đáo càng trở nên..xa lạ
Đời mà...buồn!
Em nghĩ bác hơi cực đoan!

Thời buổi này mà trẻ con vẫn phải lam lũ khổ cực như thời của mình thì hóa ra lại là không công bằng với chúng nó. Hồn nhiên thì em cho rằng trẻ con thời nào cũng đều ngây thơ đáng yêu cả, em không đồng ý với câu "Tuổi thơ càng khó khăn, vất vả thì con người ta càng trưởng thành hơn, nhận thức giá trị của sức lao động rõ ràng hơn.".

Về mặt tâm lý mà nói, những người mà tuổi thơ phải trải qua quá nhiều khó khăn thì ảnh hưởng rất nhiều cho sau này. Những đứa trẻ mà thời ấu thơ thiếu thốn về mặt vật chất sau này sẽ bị ám ảnh về mặt tiền bạc. Ví dụ như câu chuyện về việc cứu con của Phạm Lãi chẳng hạn:

Cứu nước không cứu nổi con đã viết:
Theo Sử ký, con thứ Phạm Lãi phạm tội giết người, bị giam ở nước Sở. Phạm Lãi quen tướng quốc Sở là Trang Sinh, sai con mang 1.000 dật (24.000 lượng) vàng đi "đút lót" cho Trang Sinh xin tha con mình. Ông muốn sai đứa con út đi, nhưng người con cả nhất định đòi đi, nếu không sẽ tự sát; vợ ông cũng muốn để người con cả đã chín chắn vì sợ cậu con út còn ít tuổi. Cuối cùng ông đành nghe theo.

Người con cả đến nước Sở gặp Trang Sinh, đưa vàng và ngỏ lời nhờ tha cho em mình. Trang Sinh nhận lời, bảo con Phạm Lãi cứ về, rồi em sẽ được thả mà không được hỏi lý do tại sao. Trang Sinh vốn là người ngay thẳng, định bụng sau khi xong việc sẽ hoàn lại vàng cho Đào Chu công.

Sau đó Trang Sinh vào tâu vua Sở Huệ Vương, mượn điềm thiên văn tai ương để xui vua Sở phóng thích tù nhân, làm điều phúc đức tránh tai hoạ. Vua Sở nghe theo, bèn ra lệnh sẽ thả hết phạm nhân.

Con cả Phạm Lãi chưa về ngay, lại lấy tiền riêng của mình mang theo là 100 dật, nhờ cậy một vị quan khác nước Sở nghe ngóng tình hình. Nghe tin vị đó báo lại là vua Sở sẽ đại xá, anh ta nghĩ rằng đáng lý mình không phải phí vàng đem đút lót mà em mình vẫn được thả, nên quay lại nhà Trang Sinh. Trang Sinh biết ý anh ta muốn đòi vàng, bèn trả lại; nhưng trong bụng thấy xấu hổ vì bị trẻ con nghĩ rằng mình là kẻ tham lam, bèn vào tâu vua Sở rằng:

Tôi nghe thiên hạ dị nghị rằng đại vương nhận tiền đút lót của Phạm Lãi nên mới đại xá thiên hạ, làm giảm ân đức của người. Vậy xin chém riêng con Phạm Lãi để thiên hạ thấy sự nghiêm minh, nhân đức của đại vương!

Vua Sở nghe theo, bèn sai mang con thứ Phạm Lãi trong ngục ra chém, còn những phạm nhân khác đều tha. Người con cả mang xác em về. Bà vợ khóc than, Phạm Lãi nói:
Sở dĩ tôi muốn sai thằng út đi, vì khi nó sinh ra, nhà ta đã khá giả; vì thế nó sẽ không tiếc của mang hối lộ người ta. Còn thằng cả sinh ra khi nhà ta còn nghèo khó, nó sẽ tiếc của. Bởi thế lúc nó đi, tôi biết là nó sẽ phải mang xác em nó về.

Phạm Lãi hiểu nhân tình thế thái, không những hiểu từng đứa con, còn hiểu cả Trang Sinh nữa; tuy ông có thể cứu nước Việt nhưng lại không cứu nổi con mình. Câu chuyện cái chết của người con ông để lại bài học sâu sắc cho hậu thế về cách đối nhân xử thế trong xã hội.
 

herovuong2

New Member
Ðề: Hạnh phúc và sự lựa chọn.

bình dị ,dân dã mà thanh thả........nhớ hồi nhỏ cũng thường hay bắt cua về làm cua rang me ăn với cơm cảm thấy ngon làm sao
 

duybk90_08

New Member
Ðề: Re: Hạnh phúc và sự lựa chọn.

Đời mà! Không có gì là toàn vẹn hết bác àh. Mình đã sống được 4 năm ở thành phố và mình thích câu nói của bác: Đời mà...buồn! Nhiều khi mình muốn về quê sống một cuộc sống bình dị lắm.
 

duybk90_08

New Member
Ðề: Re: Hạnh phúc và sự lựa chọn.

Em nói thế này ko biết các bác cảm giác như thế nào nhưng:
- Tuổi thơ càng khó khăn, vất vả thì con người ta càng trưởng thành hơn, nhận thức giá trị của sức lao động rõ ràng hơn.
- Trẻ em nông thôn có thể thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui, sự hồn nhiên của cái gọi là "thơ ngây" hơn hẳn trẻ con thành phố
- Càng sau này những khái niệm về ao cá, bờ đê, chăn trâu, chơi đánh đáo càng trở nên..xa lạ
Đời mà...buồn!

Đời mà! Không có gì là toàn vẹn hết bác àh. Mình đã sống được 4 năm ở thành phố và mình thích câu nói của bác: Đời mà...buồn! Nhiều khi mình muốn về quê sống một cuộc sống bình dị lắm.
 

matom7981

Member
Ðề: Hạnh phúc và sự lựa chọn.

Thanks bác,
Tuổi thơ của những người sinh năm 85 trở về trước ở nông thôn là như vậy vất vả, lam lũ nhưng đầy ắp kỷ niệm, có vất vả, bươn chải mới hiểu được giá trị của lao động.

Ngày trước em 8 tuổi (học lớp 2) đã làm hết các công việc nhà, bây giờ thằng cháu ruột học lớp 8 rồi mà không biết nấu cơm (cắm cơm điện) suốt ngày chỉ TV và game, K pop...
Nói toàn cãi ngang bực mình nghỉ hè vừa rồi cho về quê cắt lúa với ông bà sau 2 tháng lên HN ngoan hơn hẳn, và đặc biệt là đã biết nấu cơm, hihi

Sau đó hỏi cảm giác về quê sống thế nào, ông cháu trả lời một câu: Tuyệt lắm chú ah, thích nhất là đi tắm sông mò tôm, bắt trai và câu cá bống.
 

Hung082012

New Member
"Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại"! Em cũng nhớ tuổi thơ lắm mặc dù bây giờ đã có cả F1 và F2 rồi. Em cảm giác bây giờ nhịp sống nhanh kinh khủng, từ sáng đến tối thành một cáu chu trình cuốn hết mọi người vào đó và chính vì thế ta thường muốn sống chậm lại. Đôi lúc em tự hỏi hạnh phúc là gì? Danh vọng? Tiền? Hay chỉ đơn giản là nâng cấp được mấy thứ HD trong nhà...Chưa bao giờ em định lượng được hạnh phúc nhưng em biết là em cảm nhận được, đấy là những lúc cả nhà quây quần bên mâm cơm tối, thi nhau chém gió (vì ko bị đánh thuế mà), nghe bọn trẻ cười, bx cười ...thế là em hạnh phúc. Có lẽ chuẩn hạnh phúc (HP) nó cũng phát triển như chuẩn HD các bác nhỉ! chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
 

tusontay

Huyền Thoại
"Nếu có ước muốn trong cuộc đời này, hãy nhớ ước muốn cho thời gian trở lại"! Em cũng nhớ tuổi thơ lắm mặc dù bây giờ đã có cả F1 và F2 rồi. Em cảm giác bây giờ nhịp sống nhanh kinh khủng, từ sáng đến tối thành một cáu chu trình cuốn hết mọi người vào đó và chính vì thế ta thường muốn sống chậm lại. Đôi lúc em tự hỏi hạnh phúc là gì? Danh vọng? Tiền? Hay chỉ đơn giản là nâng cấp được mấy thứ HD trong nhà...Chưa bao giờ em định lượng được hạnh phúc nhưng em biết là em cảm nhận được, đấy là những lúc cả nhà quây quần bên mâm cơm tối, thi nhau chém gió (vì ko bị đánh thuế mà), nghe bọn trẻ cười, bx cười ...thế là em hạnh phúc. Có lẽ chuẩn hạnh phúc (HP) nó cũng phát triển như chuẩn HD các bác nhỉ! chúc các bác cuối tuần vui vẻ.
Hix, lão này đã có cháu rồi cơ à? Chắc cũng lão làng của HDVN nhỉ? :)
 
Bên trên