Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

(TTVH) – Hôm qua, Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam đã làm công văn gửi 4 đài truyền hình VTV, VTC, HTV TP.HCM, HTV Hà Nội và các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền để “đề nghị hợp tác và thống nhất tiếng nói chung trong việc mua bản quyền giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa giải 2013-2016”.

Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam đề nghị các Đài hợp tác để mua bản quyền giải ngoại hạng Anh

Công văn có nội dung như sau: “Thời gian vừa qua Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam nhận được rất nhiều thông tin và đề nghị từ Bộ Thông tin & Truyền thông, các đài truyền hình lớn và các đơn vị kinh doanh cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền về sự cần thiết phải có một đầu mối điều tiết hài hoà lợi ích và trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền nói riêng, lợi ích của người xem truyền hình nói chung trong các hoạt động mua bán bản quyền nước ngoài, đặc biệt là những bản quyền có giá trị lớn nằm trong tay nước ngoài, như đối với giải bóng đá Ngoại hạng Anh mùa 2013-2016 sắp tới.

Theo tinh thần Hội nghị Ban Thường vụ Hiệp hội lần thứ 5 ngày 19/1/2013, để tránh tình trạng đàm phán riêng lẻ giữa các đài truyền hình, các đơn vị kinh doanh dịch vụ truyền hình trả tiền với đối tác nắm bản quyền giải Ngoại hạng Anh, khiến cho giá mua chắc chắn bị đẩy cao, tạo gánh nặng về kinh phí trong hoàn cảnh kinh tế chúng ta đang hết sức khó khăn, Hiệp hội truyền hình trả tiền đề nghị:

1. Tất cả các đài truyền hình lớn và các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền thống nhất quan điểm “tất cả các đơn vị có nhu cầu cùng mua, cùng chia sẻ bản quyền giải Ngoại hạng Anh, đảm bảo hài hoà lợi ích các bên, không gây thiệt hại cho từng đơn vị nói riêng và cả hệ thống truyền hình trả tiền nói chung”.

2. Các đơn vị tham gia mua (hoặc không mua) bản quyền giải Ngoại hạng Anh gửi văn bản về Hiệp hội truyền hình trả tiền nêu rõ ý kiến thống nhất (hoặc không thống nhất) với đề xuất của Hiệp hội, đồng thời đóng góp các sáng kiến, đề xuất khác (nếu có). Đề nghị hồi âm trước ngày 30/1/2013.

Vì lợi ích chung của đông đảo người hâm mộ giải Ngoại hạng Anh, với vai trò điều tiết lợi ích chung của các đơn vị truyền hình trả tiền trên nguyên tắc không chỉ vì lợi nhuận, Hiệp hội đề nghị các đài truyền hình, các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền cùng thống nhất tiếng nói và hành động trong việc mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh mùa giải 2013-2016”.

--------------------------------------------------------------------

Các nhà đài quyết không “ném tiền qua cửa sổ”

(Vietnamnet) – Sau khi đơn vị nắm bản quyền giải ngoại hạng Anh (EPL) IMG đưa ra mức giá chào hàng với mức giá khủng lên tới gần 40 triệu USD trong 3 mùa giải 2013-2016, phản ứng đầu tiên của các nhà đài là không chấp nhận mức giá phí lý và khẳng định, sẽ không “ném tiền qua cửa sổ”. Tuy nhiên, để đảm bảo quyền lợi của người xem, các bên sẽ ngồi lại với nhau để tìm những hướng giải quyết tốt nhất trong thời gian tới

Các nhà đài quyết không “ném tiền qua cửa sổ” vì bản quyền truyền hình Ngoại hạng Anh

Theo nhiều thông tin, IMG đã phải bỏ ra tới 35 triệu USD để sở hữu độc quyền bản quyền EPL trên lãnh thổ Việt Nam nên việc họ muốn bán với giá 37,5 triệu USD là bình thường và chưa phải mức giá cuối cùng. Thậm chí, với nhiều chi phí cộng lại, số tiền còn được dự đoán lên tới 50 triệu USD.

Được biết, phía IMG chưa trực tiếp làm việc với các nhà đài Việt Nam, mà mới chỉ văn bản ó xác nhận của Ban Tổ chức EPL về việc IMG sẽ độc quyền phân phối bản quyền truyền hình EPL trên lãnh thổ Việt Nam trong 3 mùa tới. Phía BTC EPL cũng xác nhận IMG đã xây dựng nhiều gói để các nhà đài Việt Nam lựa chọn.

Cụ thể, ói 1 độc quyền ngày chủ nhật có giá 18 triệu USD, gói 2 độc quyền trận đấu sớm và hay nhất ngày thứ bảy giá 15 triệu USD, gói 3 cho các trận đấu còn lại có giá 4,5 triệu USD. Tổng số tiền bản quyền IMG muốn thu về tối thiểu là 37,5 triệu USD (gần 800 tỷ đồng Việt Nam), chưa kể tiền thuế, phí đường truyền vệ tinh, phí nhà thầu…mà người mua phải chấp nhận.

Đây là cách làm không hề mới của các đối tác nước ngoài, nhằm thu lợi tối đa từ các nhà đài Việt Nam. Còn nhớ 3 năm trước, đơn vị sở hữu bản quyền EPL trên lãnh thổ Việt Nam là MP & Silva bỏ ra 13 triệu USD nhưng sau đó họ chia nhỏ các gói và bán được 19 triệu USD (lãi 6 triệu USD).

Trước động thái của IMG, các nhà đài Việt Nam đều đưa ra quan điểm về việc không mua bằng mọi giá bản quyền phát sóng EPL.

Được biết, ngay sau khi IMG đưa ra mức giá khủng, Bộ Thông tin – truyền thông đã có ngay công văn gửi các đài, với việc đồng ý với đề xuất của VTV về việc giao VTV là đầu mối đàm phán mua bản quyền truyền hình PL 2013-2016, nhằm tránh để các công ty nước ngoài lợi dụng, tăng giá bản quyền bất hợp lý, gây lãng phí nguồn lực xã hội và gây thiệt hại cho khán giả truyền hình.

Ông Vũ Quang Huy, Phó Giám đốc Đài truyền hình kỹ thuật số VTC, cho rằng: “Những gì mà Bộ Thông tin – truyền thông chỉ đạo là hoàn toàn đúng và tôi hy vọng các đài sẽ không làm trái với tinh thần đó. Giờ là lúc các đài cần ngồi lại với nhau, tránh bị đối tác ép giá. Cần thiết, chúng ta tạm không xem Premier League một năm cũng được, chứ không thểm ném tiền qua cửa sổ. Tôi tin là người xem sẽ thông cảm cho các đài”.

Trong khi đó, Phó Tổng giám đốc VTV Nguyễn Thành Lương khẳng định: “Chúng tôi sẽ đàm phán với đối tác và nếu họ không có điều chỉnh, VTV sẽ không mua với mức giá phi lý như vậy”.

Cũng theo ông Lương, điều quan trọng nhất lúc này chính là việc các đài cần thống nhất, liên kết với nhau trong quá trình đàm phán và mua bản quyền. Mức giá có thể là 37,5 triệu USD, hay 50 triệu USD là việc chào giá của IMG, còn mua hay không là quyền của các nhà đài Việt Nam.
Ông Lương bảo lưu quan điểm các đài truyền hình đã thống nhất không mua bản quyền EPL cao hơn 10% so với 3 mùa trước và nguyên tắc này vẫn sẽ được bảo đảm.
Song Ngư (Theo VNN)

--------------------------------------------

AVG đề xuất không “ăn mảnh" bản quyền NHA
Thứ Ba, 29/01/2013, 09:19 AM (GMT+7)
Trong công văn gửi Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam, AVG đề xuất các nhà đài nên có thái độ rõ ràng về vấn đề bản quyền truyền hình giải bóng đá Ngoại hạng Anh (EPL).

Ngày 28.1, AVG đã có công văn số 61/AVG-CV gửi Hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam (HHTHTTVN) về việc đề xuất hợp tác mua bản quyền EPL. Công văn nêu rõ: AVG hoàn toàn ủng hộ nguyên tắc mà HHTHTTVN đưa ra. Đó là các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền tại Việt Nam cùng mua, cùng khai thác, cùng chia sẻ lợi ích, đặc biệt lưu ý quyền lợi của người xem truyền hình và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các đơn vị khác trong việc mua bản quyền EPL giai đoạn 2013-2016.AVG cũng xác nhận sẽ cử đại diện tham gia Ban điều hành đàm phán mua bản quyền EPL do Đài truyền hình Việt Nam làm Trưởng ban đàm phán. Bên cạnh đó, AVG cũng có một số đề xuất:


VG đề xuất các nhà đài cần có thái độ rõ ràng về việc cùng mua hoặc cùng không mua bản quyền EPL

Các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền thống nhất nguyên tắc cùng mua bản quyền hoặc cùng không mua bản quyền EPL. Không chấp nhận một đơn vị nào đó hành động riêng lẻ vì lợi ích riêng của đơn vị mình.

Trong trường hợp các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền thống nhất phương án cùng mua bản quyền, tiền mua bản quyền và doanh thu quảng cáo, tài trợ có được từ việc khai thác bản quyền truyền hình trên các hạ tầng sẽ được các đơn vị cùng đóng góp và chia sẻ theo tỷ lệ được thống nhất.

Trong trường hợp các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền thống nhất phương án cùng không mua bản quyền, đề nghị HHTHTTVN gửi văn bản tổng hợp ý kiến báo cáo với các cơ quan quản lý Nhà nước đồng thời ra văn bản chính thức về việc này để đăng công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo Tuệ Minh (Dân Việt)

-------------------------------------

Bản quyền NHA: Trăm dâu đổ đầu…thuê bao
Thứ Tư, 23/01/2013, 07:30 PM (GMT+7)
Do đây chỉ mới là động thái chào giá đầu tiên của đối tác IMG (Mỹ), đơn vị đang nắm giữ bản quyền truyền hình giải ngoại hạng Anh (EPL) nên cũng khó xác định con số thực sự mà phía các đài truyền hình Việt Nam bỏ ra là bao nhiêu để có thể phát sóng giải đấu hàng đầu thế giới trong 3 mùa bóng kế tiếp. Tuy nhiên, có thể khẳng định một điều: Dù là giá nào đi nữa, thiệt hại cuối cùng vẫn rơi vào người xem, các thuê bao của truyền hình trả tiền.

Mắc mấy cũng sẽ mua?

Tỏ ra rất am hiểu sự “thèm khát” của các nhà đài ở Việt Nam, IMG khôn khéo chia thành 3 gói khác nhau, trong đó 2 gói mang tính độc quyền. So với hiện tại, ngoài ngày chủ nhật, đã phát sinh thêm gói độc quyền trận đấu sớm ngày thứ bảy. Động thái này đánh thẳng vào điểm yếu của “cuộc chiến truyền hình” tại Việt Nam đó là mạnh ai nấy làm chứ chưa hề bắt tay với nhau chống phá giá.

Chính cái nhu cầu độc quyền trong bối cảnh chưa bao giờ tìm được tiếng nói chung của truyền hình trả tiền ấy đã là nguồn gốc của giá bản quyền EPL tăng cao chóng mặt, từ gần 4 triệu USD của VTC, đến 19 triệu USD của K+ và các đài khác 3 năm gần đây. Bây giờ, cái giá có thể là 1.000 tỷ đồng hoặc hơn.

Nhưng, chính một chuyên gia trong ngành truyền hình thừa nhận, 1.000 tỷ đồng hoặc hơn nữa, cũng có thể sẽ có người mua. Và nguồn gốc của sự “liều lĩnh” ấy cũng xuất phát từ nhu cầu “độc quyền”.

Người xem giải ngoại hạng Anh tại Việt Nam có thể phải tốn thêm 2 triệu đồng/năm vì phí mua bản quyền.

Chúng tôi đã cố gắng tìm hiểu và có thể nói rằng nhận định nói trên hoàn toàn có cơ sở. Hiện nay, với việc độc quyền ngày chủ nhật, kênh truyền hình K+ đã âm thầm tiến thêm một bước vô cùng quan trọng để có thể đánh gục các đối thủ khác. Họ đã liên kết với một số đơn vị viễn thông có cung cấp dịch vụ truyền hình để bán thuê bao riêng cho 2 kênh của họ là K+ và K+NS vốn ưu tiên phát EPL. Ví dụ như hệ thống NextTV của Viettel hiện nay cung cấp dịch vụ truyền hình với phí hàng tháng là 65.000 đồng (cộng đầu thu trị giá 800.000 - 1.200.000 đồng tùy khuyến mãi). Nếu khách hàng muốn có 2 kênh K+ thì phí hàng tháng sẽ là 180.000 đồng (cộng với khoảng 300.000 - 500.000 đồng phát sinh tiền đầu thu K+). Như vậy, thông qua Viettel, đài K+ bán được thêm thuê bao chủ yếu nhờ bản quyền EPL.

Thử làm một phép tính đơn giản: Nếu một đài như K+ mua 2 gói độc quyền mà IMG bán với giá khoảng 33 triệu USD (gần 700 tỷ đồng) và bán kênh lại cho các nhà đài lẫn các dịch vụ truyền hình như Viettel thì sao? Cứ cho là sẽ có khoảng 2 triệu thuê bao sẽ đăng ký thêm 2 kênh của K+, mỗi thuê bao như vậy sẽ phát sinh trung bình 150.000 đồng/tháng thì con số thu về trong 3 năm là gần 11.000 tỷ đồng. Xin nhớ là từ khi ra mắt với “độc chiêu” EPL, đài K+ đã tự hào phát triển nhiều triệu thuê bao…

Tất nhiên, đấy là con số chưa tính các chi phí đầu tư, nhưng rõ ràng con số thu về cùng xu thế xem truyền hình trả tiền hiện nay, nhận định “mắc mấy cũng mua” hoàn toàn có cơ sở và 1.000 tỷ đồng dù “sốc” nhưng chẳng thấm vào đâu.


Mọi thứ sẽ đổ hết lên đầu thuê bao

“Đồ đầu thuê bao”

Như phân tích ở trên, bài toán kinh doanh chỉ được giải bằng số lượng thuê bao kỳ vọng đến từ EPL. Nghĩa là đơn vị nào mua bản quyền sẽ tìm đủ mọi cách để phát triển lượng thuê bao. Hãy khoan nói đến việc họ sẽ tăng phí dịch vụ hàng tháng, chỉ nội chuyện người xem vốn đang dùng đầu thu này buộc phải đổi đầu thu hoặc phải tăng phí trả hàng tháng cũng là một gánh nặng dù chỉ để có được 2 kênh phát sinh từ K+ (trường hợp như Viettel).

Hiện nay, nhu cầu này chưa phát sinh nhiều do một số đài vẫn đang phát các trận đấu ngày thứ bảy, cảm giác “thiếu một ngày chủ nhật cũng không sao”. Nhưng thử tưởng tượng đến thời điểm mà chỉ một đài có EPL thì sao? Nếu K+ tiếp tục độc quyền thì cũng chưa đáng nói bằng việc một đài mới tinh nào đó nhảy vào cuộc chơi. Những đầu thu sẽ lại phải đổi mà giá dịch vụ vẫn có thể tăng lên. Người xem chịu toàn bộ thiệt hại trong khi đơn vị cung cấp tiếp tục ra rả bài ca “phục vụ nhu cầu”.

PayTV ở Việt Nam

Truyền hình trả tiền (PayTV) là một khái niệm chung, mô tả việc xem truyền hình qua các giao thức khác nhau mà người xem phải trả tiền dịch vụ hàng tháng để xem cùng lúc nhiều kênh truyền hình khác nhau thông qua hệ thống đầu thu cho từng thể loại. Do hạ tầng truyền hình, viễn thông của Việt Nam phát triển không thống nhất nên hiện nay mỗi giao thức hoặc đơn vị cung cấp dịch vụ có đầu thu khác nhau. Từ đó dẫn đến thuê bao nào thì có đầu thu dịch vụ đó thay vì dùng chung thiết bị và trả phí cho từng kênh khác nhau tùy nhu cầu.

Hiện tại Việt Nam, các giao thức PayTV gồm cáp (SCTV, VCTV, HTVC…), vệ thinh thu bằng chảo (K+, VTC, AVG…), qua Internet (NextTV của Viettel, MyTV của VNPT…). Theo thống kê, hiện có đến 50 thương hiệu tham gia cung cấp PayTV với khoảng gần 5 triệu thuê bao có đầu thu riêng lẻ…

Theo VIỆT QUANG - YẾN PHƯƠNG (SGGP)

-----------------------------------------------------
Bản quyền EPL: Cùng mua hoặc cùng không mua
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ về việc IMG – đơn vị nắm bản quyền Giải bóng đá ngoại hạng Anh (EPL) ba mùa 2013 – 2016 tại VN ra “tối hậu thư” yêu cầu các đài phải ra giá trước ngày 6.2, ông Nguyễn Thành Lương – Phó TGĐ Đài truyền hình VN (VTV) cho rằng đó là hành động ngông cuồng.

Giải ngoại hang Anh được nhiều người VN yêu thích nhưng các đài trong nước sẽ không mua bằng mọi giá
Ông Lương cho rằng, IMG muốn bán hàng cho các đài tại VN nhưng họ lại ra “sắc lệnh” yêu cầu các đài phải trả lời về việc mua gói nào, giá bao nhiêu với họ trước ngày 6-2 là hết sức vô lý.
Nếu IMG đưa ra một mức giá hợp lý thì các đài sẽ trả lời IMG sớm, đúng hẹn. Tuy nhiên, họ đưa ra một mức giá rất cao và lại đưa ra thời hạn đối với người mua – người được coi là thượng đế thì thực sự là ngông cuồng.
Vị phó TGĐ VTV – đơn vị đại diện của VN đứng ra mua bản quyền EPL cho biết, VTV sẽ không để IMG dễ dàng lấy được tiền của người dân VN. Theo ông, các đài truyền hình VN mới là đơn vị chủ động trong việc có mua hay không. Theo ông Lương, bản quyền truyền hình bóng đá không phải là thứ cấp bách như gạo, điện, nước, xăng dầu mà phải mua ngay, nhất là khi người bán đưa ra mức giá quá cao như vậy. Các đài khác cũng không trả lời IMG về tối hậu thư này.
Về việc thành lập ban điều hành đàm phán mua bản quyền EPL, sau khi ban điều hành được thành lập, các đài sẽ họp và thống nhất với nhau về những nguyên tắc cơ bản trong quá trình đàm phán. Đài nào có nhu cầu mua gói nào, giá bao nhiêu đều được đưa ra bàn bạc công khai. Ban điều hành gồm có sự có mặt của tất cả đài truyền hình có nhu cầu mua bản quyền EPL, đại diện Hiệp hội truyền hình trả tiền để đảm bảo sự minh bạch. Trong số các đài được VTV gửi công văn tham gia ban điều hành, có cả Trung tâm truyền hình Viettel – đơn vị truyền hình sắp ra đời.
Ban đại diện đàm phán nhất quán quan điểm mua bản quyền EPL 2013- 2016 với giá hợp lý nhất. Nếu mua thì cùng nhau mua hoặc không mua thì cùng nhau không mua.
V.S (tổng hợp)

-----------------------
Bản quyền EPL: AVG, VTC “chung thuyền” với VTV
(LĐ) – Hôm qua (28.1), Truyền hình An Viên (AVG) đã có công văn gửi Hiệp hội truyền hình trả tiền VN cho biết “hoàn toàn ủng hộ nguyên tắc mà hiệp hội đưa ra trong việc mua bản quyền truyền hình Giải Ngoại hạng Anh mùa bóng 2013 – 2016”.
Theo đó, AVG xác nhận sẽ cử đại diện vào ban điều hành đàm phán bản quyền giải Anh do VTV làm trưởng ban, đồng thời đề xuất: Các đơn vị kinh doanh thống nhất nguyên tắc cùng mua hoặc cùng không mua bản quyền. Không chấp nhận việc một đơn vị nào đó hành động riêng lẻ vì lợi ích của đơn vị mình.
Trong trường hợp các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền thống nhất phương án cùng mua, tiền mua bản quyền và doanh thu quảng cáo, tài trợ có được từ việc khai thác BQTH sẽ được cùng đóng góp, chia sẻ theo tỉ lệ thống nhất. Trường hợp thống nhất không mua bản quyền, AVG cũng đề nghị hiệp hội gửi văn bản tổng hợp ý kiến báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời ra văn bản chính thức về việc này để đăng công khai trên báo chí.
Cùng với AVG, VTC mới đây cũng đã có công văn xác nhận đứng “chung thuyền” với VTV trong việc đàm phán với đối tác giữ bản quyền IMG và cử người vào ban đàm phán.
Diệu An (Theo Lao Động)

---------------------------------------
Bản quyền giải Ngoại hạng Anh: Nếu lọc lõi, người Việt sẽ có giá tốt 23:30 7/2/2013

Có nhiều luận điểm cho rằng nếu không mua giải ngoại hạng Anh các nhà đài Việt Nam sẽ mất doanh thu quảng cáo. Lý luật đó không thuyết phục lắm vì bản thân các người hâm mộ Việt Nam cũng đồng ý và nếu không có giải Ngoại hạng Anh chắc chắn người hâm mộ sẽ chuyển sang xem các giải đá bóng khác.
Độc quyền bán hay độc quyền mua?

Người Việt Nam yêu thể thao nói chung và có thể nói là phát cuồng vì bóng đá, cứ nhìn cách hàng triệu người hâm mộ hỉ nộ ái ố cùng đội tuyển quốc gia và hàng trăm nghìn bạn trẻ đổ xô ra đường diễu hành trên khắp các thành phố lớn ở Việt Nam đủ thấy các fan Việt hâm mộ bóng đá đến mức độ nào. Đối với giải ngoại hạng Anh, bằng vào cách tiếp thị hiệu quả của ban tổ chức Premier League, fan Việt không nằm ngoài xu hướng ái mộ như các quốc gia khác trên thế giới.

Sự việc IMG trở thành nhà phân phối độc quyền bản quyền truyền hình trực tiếp giải bóng đá ngoại hạng Anh ở thị trường Việt Nam và yêu cầu các đài truyền hình ở Việt Nam phải trả một cái giá cao kỷ lục từ trước tới nay trên thị trường để xem Premier League trong 3 mùa từ 2013 đến 2016. IMG rõ ràng là người độc quyền bán bản quyền truyền hình Premier League ở Việt Nam nên họ có quyền hét giá theo ý họ. Sự việc có lẽ sẽ như ý của IMG nếu như kinh tế Việt Nam không rơi vào suy thoái như hiện nay và các nhà đài không gặp khó khăn trong việc kinh doanh quảng cáo. Khi đó lợi nhuận cơ hội sẽ là hấp lực để các nhà đài tranh nhau trả giá cao để được trở thành người có độc quyền mua món hàng hấp dẫn này.

Xét trên khía cạnh xã hội, việc độc quyền mua hoặc độc quyền bán thường không đem lại lợi ích cho số đông khán giả vì phải trả tiền nhiều hơn cho một sản phẩm và về khía cạnh quản lý nhà nước một lượng ngoại tệ không nhỏ phải chuyển ra nước ngoài trong bối cảnh kinh tế như hiện nay là không hợp lý. Nhận thấy rõ được vấn đề này nên Bộ thông tin truyền thông cũng đã có công văn chỉ đạo hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam phải cùng ngồi lại để cùng hợp tác chặt chẽ trong việc mua bản quyền Premier League. Việc IMG ra tối hậu thư cho các đài truyền hình Việt Nam phải trả lời cho họ cụ thể các đài mong muốn mua gói sản phẩm nào rõ ràng thể hiện thái độ của kẻ có “độc quyền bán”. Thiết nghĩ, hiệp hội truyền hình trả tiền Việt Nam nên hợp tác chặt chẽ với nhau trên thực tế để thiết lập “nhóm độc quyền mua”, như vậy IMG từ vị trí của người cầm trịch trong thương lượng sẽ trở thành người yếu thế hơn.

Trong thời gian gần đây rất nhiều ý kiến của độc giả cho thấy họ ủng hộ không mua bản quyền Premier League với giá cao, thậm chí không xem Premier League trong một vài mùa bóng. Đây là một sự hậu thuẫn rất lớn cho hiệp hội truyền hình trả tiền trong quá trình thương lượng với IMG và mở một hướng mới trong việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm thể thao vì ngoài Premier League trên thế giới còn rất nhiều giải đấu khác cũng rất hấp dẫn như La Liga, Serie A, League 1, Bundesliga.Trong kinh doanh để có được giá hời chúng ta cần lọc lõi trong việc thể hiện quyền lực trên bàn đàm phán. Thực sự, trên bàn đàm phán quyền lực của toàn bộ các đài truyền hình có vẻ nhỉnh hơn IMG trong những khía cạnh sau:

- IMG thực sự đã phải bỏ tiền túi ra để thanh toán cho giải Ngoại hạng Anh. Nếu không bán được cho chúng ta, chắc chắn họ sẽ mất tiền. Cụ thể mất tiền bao nhiêu chúng ta có thể tính được ít nhất bằng giá bản quyền của đợt mua trước - một số tiền không nhỏ. IMG trong thế yếu hơn chúng ta vì họ đã phải trả tiền cho giải Ngoại hạng Anh trong khi đó tiền vẫn nằm trong túi chúng ta.

- IMG có lựa chọn nào khác nếu như Việt Nam không mua. Chắc chắn họ sẽ không có lựa chọn nào khác ngoài việc mất tiền tại thị trường trọng điểm. Vấn đề quan trọng khác đó chính là các quốc gia tương tự Việt Nam sẽ có những hành xử dây chuyền và tạo nên áp lực ngược lại cho cho IMG.

- Có nhiều luận điểm cho rằng nếu không mua giải ngoại hạng Anh các nhà đài Việt Nam sẽ mất doanh thu quảng cáo. Lý luật đó không thuyết phục lắm vì bản thân các người hâm mộ Việt Nam cũng đồng ý và nếu không có giải Ngoại hạng Anh chắc chắn người hâm mộ sẽ chuyển sang xem các giải đá bóng khác. Các nhà đài vẫn có thể thu tiền quảng cáo từ các chương trình đá bóng này.

- Chúng ta cứ giả sử năm nay chúng ta không mua giải Ngoại hạng Anh. Chắc chắn sang năm IMG sẽ phải nhún nhường ngồi vào bàn đàm phán vì nếu họ tiếp tục kiên định họ sẽ mất thêm hai năm doanh thu nữa. Thời gian ủng hộ Việt Nam.

Các đơn vị kinh doanh truyền hình cần tâm niệm mục tiêu kinh doanh đó là phát triển bền vững. Có một thực tế đã diễn ra trong thị trường truyền hình trả tiền ở Việt Nam, một số đài truyền hình đã dùng Premier League như một công cụ đắc lực để mong nhanh chóng dành thị phần và thu lãi trong thị trường truyền hình trả tiền. Cách đây vài năm VTC, rồi sau đó K+ là những đơn vị trúng thầu những gói độc quyền hấp dẫn và giá mua cao với mong muốn dành thị phần chi phối và thu lãi cao nhờ việc mạnh tay đầu tư. Kết quả kinh doanh của họ không được công bố chính thức nhưng nhìn vào cách K+ khuyến mãi khủng đến 50% trong nhóm kênh phổ thông để nâng cao độ phủ của thị trường cho thấy việc kinh doanh chưa đạt như mong đợi của nhà đài.

Do đó việc độc quyền gói Super Sunday chỉ giúp các nhà đài gia tăng sự tò mò chú ý của khán giả (attention) chứ không dẫn đến hành động mua hàng (action). Thay vì trả cho IMG 3 năm truyền hình, các nhà đài nên sử dụng số tiền đó xây dựng chương trình, cơ sở vật chất… nhằm tạo thêm những giá trị gia tăng phong phú cho khách hàng.

Kinh doanh là kinh doanh. Các đối tác nước ngoài là những tay chơi lọc lõi trong việc đàm phán ép giá đối phương. Nếu chúng ta nhún nhường cho họ một lần sẽ không có chỗ cho sự ngây thơ. Nhún nhường một lần sẽ làm chúng ta luôn luôn là cửa dưới trong các cuộc đàm phán. Người hâm mộ mong muốn các nhà đài thể hiện bản lĩnh như hệ thống Siêu Thị Co-op Mart xử lý người khổng lồ CP. Đất Việt Nam là sân nhà chúng ta và chúng ta không cho phép bất kỳ một tay chơi dù lớn như thế nào lại có thể tùy tiện bắt đá bóng theo ý của họ.

Theo Giáo dục Việt Nam
 
Chỉnh sửa lần cuối:

nam2178

Well-Known Member
Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

Cứ làm theo cách của Tàu khựa, nhà thầu khắc phải giảm giá; các đài trong nước mà tranh nhau chỉ có thiệt mà thôi..
 
Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

Tưởng AVG nhảy vào mua???
 

sokita

Member
Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

3 mùa giải tới chúng ta sẽ được xem trực tiếp kênh sky qua





sopcast

;))
 
Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

Cứ để cho mấy anh hiệp hội truyền hình làm ăn với nhau. mình thì xem qua sopcast, bỏ ngoại hạng đi hẳn 1 năm, mua giải khác xem chúng nó bán được cho ai
 

tan_huy_93

Well-Known Member
Cho bọn nhà đài nó đấu với nhau đi, ACE ta thì cứ Sopcast..
 

kudo1908

Active Member
Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

AVG đang chơi chiến thuật nghi binh/kích tướng.
 

CuQuang9x

Active Member
Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

Sopcast mà cứ trận đinh là sinh bệnh, cũng nản lắm mà đành chịu vậy chứ biết sao giờ:(
 

angel_of_dead_91

Well-Known Member
Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

Sopcast mà cứ trận đinh là sinh bệnh, cũng nản lắm mà đành chịu vậy chứ biết sao giờ:(
Vì khắp nơi trên thế giới ai cũng xem bằng Sop thì bản quyền bán cho ai nên toàn cầu đang có chiến dịch lại bỏ các kênh Sop ko đc phép. :(
 

portlet

Member
Re: Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

Sopcast mà cứ trận đinh là sinh bệnh, cũng nản lắm mà đành chịu vậy chứ biết sao giờ:(

Thì lâu lâu cũng phải để cho K+ nó kiếm tí cháo từ các quán cafe chứ bác. Ko thì nó cho không chảo như là khuyến mãi chảo trong siêu thị ah =))
 

petiteLoan

New Member
Ðề: Re: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

Không mua được bản quyền ngoại hạng Anh, K+ chỉ có tèo

chính xác, giờ K+ ra gói 750.000/đầu, 88k/tháng để hút khách, người nào ko biết nhào dzô, chứ gói đó có đá banh đâu.
Nếu sau này các nhà đài hợp tác mua bản quyền thì số phận em í về đâu ta ??????
 

ZhuLio

New Member
Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

cái gói 750k chi phí lắp đặt dô cũng 1tr1 mà chả có gì coi cả
 

ngtuanh59

New Member
Bản quyền EPL: AVG, VTC “chung thuyền” với VTV
(LĐ) – Hôm qua (28.1), Truyền hình An Viên (AVG) đã có công văn gửi Hiệp hội truyền hình trả tiền VN cho biết “hoàn toàn ủng hộ nguyên tắc mà hiệp hội đưa ra trong việc mua bản quyền truyền hình Giải Ngoại hạng Anh mùa bóng 2013 – 2016”.
Theo đó, AVG xác nhận sẽ cử đại diện vào ban điều hành đàm phán bản quyền giải Anh do VTV làm trưởng ban, đồng thời đề xuất: Các đơn vị kinh doanh thống nhất nguyên tắc cùng mua hoặc cùng không mua bản quyền. Không chấp nhận việc một đơn vị nào đó hành động riêng lẻ vì lợi ích của đơn vị mình.
Trong trường hợp các đơn vị kinh doanh truyền hình trả tiền thống nhất phương án cùng mua, tiền mua bản quyền và doanh thu quảng cáo, tài trợ có được từ việc khai thác BQTH sẽ được cùng đóng góp, chia sẻ theo tỉ lệ thống nhất. Trường hợp thống nhất không mua bản quyền, AVG cũng đề nghị hiệp hội gửi văn bản tổng hợp ý kiến báo cáo với các cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời ra văn bản chính thức về việc này để đăng công khai trên báo chí.
Cùng với AVG, VTC mới đây cũng đã có công văn xác nhận đứng “chung thuyền” với VTV trong việc đàm phán với đối tác giữ bản quyền IMG và cử người vào ban đàm phán.
Diệu An (Theo Lao Động)


Theo mình, chả dễ gì các nhà đài để cho thằng IMG bắt nạt đâu :D
 

ngtuanh59

New Member
Bản quyền EPL: Cùng mua hoặc cùng không mua
Trả lời phỏng vấn báo Tuổi trẻ về việc IMG – đơn vị nắm bản quyền Giải bóng đá ngoại hạng Anh (EPL) ba mùa 2013 – 2016 tại VN ra “tối hậu thư” yêu cầu các đài phải ra giá trước ngày 6.2, ông Nguyễn Thành Lương – Phó TGĐ Đài truyền hình VN (VTV) cho rằng đó là hành động ngông cuồng.

Giải ngoại hang Anh được nhiều người VN yêu thích nhưng các đài trong nước sẽ không mua bằng mọi giá
Ông Lương cho rằng, IMG muốn bán hàng cho các đài tại VN nhưng họ lại ra “sắc lệnh” yêu cầu các đài phải trả lời về việc mua gói nào, giá bao nhiêu với họ trước ngày 6-2 là hết sức vô lý.
Nếu IMG đưa ra một mức giá hợp lý thì các đài sẽ trả lời IMG sớm, đúng hẹn. Tuy nhiên, họ đưa ra một mức giá rất cao và lại đưa ra thời hạn đối với người mua – người được coi là thượng đế thì thực sự là ngông cuồng.
Vị phó TGĐ VTV – đơn vị đại diện của VN đứng ra mua bản quyền EPL cho biết, VTV sẽ không để IMG dễ dàng lấy được tiền của người dân VN. Theo ông, các đài truyền hình VN mới là đơn vị chủ động trong việc có mua hay không. Theo ông Lương, bản quyền truyền hình bóng đá không phải là thứ cấp bách như gạo, điện, nước, xăng dầu mà phải mua ngay, nhất là khi người bán đưa ra mức giá quá cao như vậy. Các đài khác cũng không trả lời IMG về tối hậu thư này.
Về việc thành lập ban điều hành đàm phán mua bản quyền EPL, sau khi ban điều hành được thành lập, các đài sẽ họp và thống nhất với nhau về những nguyên tắc cơ bản trong quá trình đàm phán. Đài nào có nhu cầu mua gói nào, giá bao nhiêu đều được đưa ra bàn bạc công khai. Ban điều hành gồm có sự có mặt của tất cả đài truyền hình có nhu cầu mua bản quyền EPL, đại diện Hiệp hội truyền hình trả tiền để đảm bảo sự minh bạch. Trong số các đài được VTV gửi công văn tham gia ban điều hành, có cả Trung tâm truyền hình Viettel – đơn vị truyền hình sắp ra đời.
Ban đại diện đàm phán nhất quán quan điểm mua bản quyền EPL 2013- 2016 với giá hợp lý nhất. Nếu mua thì cùng nhau mua hoặc không mua thì cùng nhau không mua.
V.S (tổng hợp)

Ngồi chờ đến 6/2 vậy anh em nhỉ. Hi vọng không có thằng K+ thứ hai :)
 

petiteLoan

New Member
Ðề: Vấn đề hợp tác mua bản quyền giải Ngoại hạng Anh

liệu K+ có dám "cùng không mua" với các nhà đài khác ko? khi bậy giờ nó sống chủ yếu nhờ mấy kênh bản quyền đó ???
 

ttbvdc

New Member
Đúng rồi bạn. Truyền hình phục vụ nhiều đối tượng khách hàng mà. Nhưng làm mất lòng khách hàng thì "khó sống" thật

Nhưng cái giá rổ K+ cao chót vót như thế là tại có ngoại hạng Anh, bây giờ ko có thì ai chịu được, chắc chắn lại phải down giá xuống thôi.
 
Bên trên