HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 KÊNH

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

CD number 2

0ee09073cdc57491e99b7853cb9d8a981e8afdb6302a43a1919c2a99e9edad715g.jpg


8b50c85018fcd3f9d0989e2de51d17ddbf4538f7808008a7453a3c759fc672835g.jpg


..~O)

Thật khó diễn tả khi mà nghe cd này rồi lại lột tả cho các bác nghe đôi chút..hic

Rất khó nghe, càng cố càng ko nghe dc cd này..bẵng đi 1 thời gian, nghe lại...chao ôi sao lại hay thế! Sẽ rất tiếc nếu ko có và ko nghe cd này.../:)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: Re: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

Bác nói nghe khách sáo quá! :">
@ Mà bác cũng bán hàng audio ah?

Hi hi nhà bác cũng vậy ha...;))

Nói vui thôi, ý định hỏi thăm cho biết xưng hô cho đúng với bác thôi! Em trước có làm, giờ đang tạm nghỉ ạ. Thú chơi là chính, làm là phụ bác ơi, máu me cùng mấy lão mê nhạc với thiết bị mấy bữa nay...hic hic nhìn thấy gấu hơi ngại đây bác này,..
 

duongha1

Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

bác HUY em mua con này đây ạ

ASUS XONAR HDAV1.3 cũng đc bác nhỉ chắc không đc bằng con of bác
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

...@};- Number 3

SusanWongCloseToYouFront.jpg


SusanWongCloseToYouBack.jpg


...cd dành cho những ai đam mê giọng của bóng hồng hát nhẹ nhàng...một giọng hát quá hay, quá điêu luyện...và ko thể thiếu trong tủ đĩa của mấy gã nghiện vocal..@};-
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

Vui 1 tí ....=))

Trong hệ thống nghe nhìn có lẽ loa và micro là bộ phận kém phát triển nhất. Ra đời từ hơn 100 năm qua nhưng thật sự nó chẳng có thay đổi gì đáng kể. Nó gần như là 1 huyền thoại, mọi người nói về nó rất nhiều nhưng kết quả thường rất mông lung. :)|

loa_1.jpg
anhso-094238_drivercutawaywiki.jpg


Loudspk.gif


Loa có thực sự khó đến vậy không? Câu trả lời là nó gồm nhiều cái rất đơn giản, nhưng vì quá nhiều nên thực sự tìm ra câu trả lời cho nó thật sự là quá khó.

woofer2lrg.jpg


Trên thế giới các công ty thật sự có thể thiết kế ra nó rất ít( thiết kế chứ không phải sản xuất ứng dụng). Phần lớn các cty này nằm ở các nước Bắc Âu nơi mà ngành khoa học có nhiều điều kiện để phát triển như Scanpeak, Seas. Các ngành khoa học để phát triển 1 củ loa theo mình ít nhất là 3 ngành gồm: Điện từ trường; âm học; cơ học vật liệu. Và cả tâm sinh lý học nữa...=))

Loa thực sự rất tệ, Chắc ít có thiết bị nào có thể tệ hơn nó được vì sao vậy.

Củ loa còn được gọi là Transducer (bộ chuyển đổi năng lượng).

Nó chuyển từ tín hiệu điện năng (từ máy khuếch đại) thành chuyển động cơ năng (cuộn dây động - voice coil) sau đó thông 1 chiếc màng (màng loa - cone) thay đổi vị trí bằng cách dao động tạo nên âm thanh.

Ví dụ 1 cái loa có độ nhạy là 95dB( hiệu suất rất cao đó), đưa vào đó 100W điện ta thu được khoảng 3W âm thanh, 97W còn lại chỉ để nhún nhảy màng loa và đốt nóng cuộn dây động thôi, quá hao phí.! Hầu hết các loa có hiệu suất khoảng 1% thôi đó..b-(

Với 1 thiết bị có cấu tạo kém cỏi như vậy nhưng chúng ta buộc lòng phải sử dụng vì hiện nay chưa ai nghĩ ra cách nào hay hơn cả, chắc phải 50 năm nữa, có thể lúc đó ta có cách nào đó thay đổi trực tiếp áp suất không khí từ điện mà không cần phải hệ cơ học nào hết.

Nghe nản quá! Chẳng muốn nghiên cứu về nó nữa! Nhưng có lẽ vì tình yêu âm nhạc (ai mà không yêu nó chứ) mà các kỹ sư vẫn miệt mài nghiên cứu và cho ra nhưng sản phẩm lấy hết hồn vía chúng ta chỉ từ 1% nhỏ nhoi đó. Dám chắc 100% các kỹ sư thiết kế loa mê nhạc dữ lắm. Họ dùng khoa học để phục vụ cho nghệ thuật, rất đáng quí trọng! Hiểu thêm 1 chút về loa tôi không biết có giúp chút gì cho việc nghe nhạc không, hay có thể Diy 1 cái loa cho riêng mình không? Nhưng vì tài liệu về loa ở Việt Nam quá ít và cả ngàn câu hỏi trên diễn đàn nên hi vọng bài viết này sẽ giúp 1 ít cho các bạn. Loa không thuộc về các chuyên gia nó là của tất cả mọi người yêu âm nhạc, tôi nghĩ là vậy. @};-
 

binhhc

Moderator
Re: Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

Vui 1 tí ....=))

Trong hệ thống nghe nhìn có lẽ loa và micro là bộ phận kém phát triển nhất. Ra đời từ hơn 100 năm qua nhưng thật sự nó chẳng có thay đổi gì đáng kể. Nó gần như là 1 huyền thoại, mọi người nói về nó rất nhiều nhưng kết quả thường rất mông lung. :)|
loa_1.jpg
anhso-094238_drivercutawaywiki.jpg


Loudspk.gif


Loa có thực sự khó đến vậy không? Câu trả lời là nó gồm nhiều cái rất đơn giản, nhưng vì quá nhiều nên thực sự tìm ra câu trả lời cho nó thật sự là quá khó.

woofer2lrg.jpg


Trên thế giới các công ty thật sự có thể thiết kế ra nó rất ít( thiết kế chứ không phải sản xuất ứng dụng). Phần lớn các cty này nằm ở các nước Bắc Âu nơi mà ngành khoa học có nhiều điều kiện để phát triển như Scanpeak, Seas. Các ngành khoa học để phát triển 1 củ loa theo mình ít nhất là 3 ngành gồm: Điện từ trường; âm học; cơ học vật liệu. Và cả tâm sinh lý học nữa...=))

Loa thực sự rất tệ, Chắc ít có thiết bị nào có thể tệ hơn nó được vì sao vậy.

Củ loa còn được gọi là Transducer (bộ chuyển đổi năng lượng).

Nó chuyển từ tín hiệu điện năng (từ máy khuếch đại) thành chuyển động cơ năng (cuộn dây động - voice coil) sau đó thông 1 chiếc màng (màng loa - cone) thay đổi vị trí bằng cách dao động tạo nên âm thanh.

Ví dụ 1 cái loa có độ nhạy là 95dB( hiệu suất rất cao đó), đưa vào đó 100W điện ta thu được khoảng 3W âm thanh, 97W còn lại chỉ để nhún nhảy màng loa và đốt nóng cuộn dây động thôi, quá hao phí.! Hầu hết các loa có hiệu suất khoảng 1% thôi đó..b-(

Với 1 thiết bị có cấu tạo kém cỏi như vậy nhưng chúng ta buộc lòng phải sử dụng vì hiện nay chưa ai nghĩ ra cách nào hay hơn cả, chắc phải 50 năm nữa, có thể lúc đó ta có cách nào đó thay đổi trực tiếp áp suất không khí từ điện mà không cần phải hệ cơ học nào hết.

Nghe nản quá! Chẳng muốn nghiên cứu về nó nữa! Nhưng có lẽ vì tình yêu âm nhạc (ai mà không yêu nó chứ) mà các kỹ sư vẫn miệt mài nghiên cứu và cho ra nhưng sản phẩm lấy hết hồn vía chúng ta chỉ từ 1% nhỏ nhoi đó. Dám chắc 100% các kỹ sư thiết kế loa mê nhạc dữ lắm. Họ dùng khoa học để phục vụ cho nghệ thuật, rất đáng quí trọng! Hiểu thêm 1 chút về loa tôi không biết có giúp chút gì cho việc nghe nhạc không, hay có thể Diy 1 cái loa cho riêng mình không? Nhưng vì tài liệu về loa ở Việt Nam quá ít và cả ngàn câu hỏi trên diễn đàn nên hi vọng bài viết này sẽ giúp 1 ít cho các bạn. Loa không thuộc về các chuyên gia nó là của tất cả mọi người yêu âm nhạc, tôi nghĩ là vậy.
@};-
Bài viết hay lắm cuonghaanh. thank =D>=D>=D>=D>
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

..~O) CD Number 4

w393jhv9t597s2i5g.jpg


CD này được thu âm năm 1975 tại phòng hoà nhạc Cologne Opera House / Koln (Đức), Keith đã thực sự thăng hoa cùng cảm xúc của anh trong những bản nhạc anh thể hiện nó quyện với tiếng Piano thánh thót và điêu luyện , có những doạn được chơi trên nền hợp âm (La Thứ 7) dài đến 12 phút day dứt mong chờ quyến luyến để rồi lại đột ngột buông xuôi mặc cho tự nhiên cho định mệnh .
Lối chơi chủ đạo vẫn là chất cổ điển pha một chút Blue jazz man mác nó làm cho người nghe cảm thấy thật khoan khoái ngay cả khi nghe những đoạn cao trào đầy sự ấm ức bứt phá của anh .....

Koln Concert · Keith Jarrett là một CD đáng để các bạn yêu nhạc sưu tầm .

Audioman71

Sẽ không thể chinh phục ngay từ lần nghe đầu tiên nhưng album Koln concert sẽ thấm dần vào tâm hồn bạn lúc nào không hay cho đến khi bạn chợt phát hiện ra rằng, “giấc ngủ hôm nay khó đến chỉ vì chưa nghe Keith Jarrett!” . Một album hoàn toàn của cảm xúc và ngẫu hứng, trước khi ngồi xuống ghế bên cây dương cầm, Keith vẫn hoàn toàn chưa định sẵn mình sẽ biểu diễn gì.

Không có một nhạc cụ nào khác ngoài tiếng dương cầm của Keith nhưng đủ để làm quên tất cả về cuộc sống ồn ã tất bật “ngoài kia”. Không quá trầm mặc như George Winston ở album December, cảm giác khi nghe Koln concert rất thanh thoát, nhẹ nhàng, thật sự như một dòng suối mềm mại và uốn lượn, khó ai có thể tin rằng 66 phút âm nhạc trau chuốt kia là hoàn toàn ngẫu hứng. Những album ngẫu hứng khác thường có những phút sa đà vào phô diễn kỹ thuật, còn Keith chẳng buông một nốt nhạc nào thừa. Đôi lúc, dường như ý nhạc, cảm xúc thoát ra ở những đầu ngón tay vẫn chưa đủ, Keith hay phát ra những âm thanh vô nghĩa mà có người đã gọi là khuynh hướng “hát theo tiếng dương cầm” (!), một đặc trưng khác của Keith Jarrett. Lắng nghe thật kỹ thỉnh thoảng còn nghe được tiếng nhịp chân nhè nhẹ. Do chỉ là những cảm hứng bất chợt nên không phần trình bày nào có tên, phần 1 dài 26 phút, phần 2 dài 40 phút lại được chia thành ba track nhạc. Một điểm thú vị nho nhỏ: khoảng từ giây 18 của phút thứ 7, phần 1, có nét nhạc hao hao giống Where do I begin, kéo dài chưa tới một phút …

Buổi diễn tại Koln ngày 24/1/1975 trở thành lịch sử nhưng hãng ECM (chuyên về dòng jazz) vẫn được cho là đã khá táo bạo khi phát hành một album live chỉ gồm độc tấu piano hoàn toàn ngẫu hứng, không bài bản. Nhưng một lần nữa, sự mạo hiểm chứng tỏ được giá trị của mình, Koln concert được xếp ngang với những album jazz kinh điển như Bitch brews, A love supreme …

Trí Quyền
Việt Báo (Theo_VietNamNet)


Nghe đĩa Keith Jarrett quá hay. Nhưng khi biết ông chơi mà không viết trước nhạc thì không tưởng tượng được. Chơi ngẫu hứng mà có bản dài đến 26 phút và nghe như là những giai điệu được soạn sẵn.
Kính phục.

Cuocsongmusic

...:))
 
Chỉnh sửa lần cuối:

langthangvn33

Uploader
Ðề: Re: Ðề: Re: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

Hi hi nhà bác cũng vậy ha...;))

Nói vui thôi, ý định hỏi thăm cho biết xưng hô cho đúng với bác thôi! Em trước có làm, giờ đang tạm nghỉ ạ. Thú chơi là chính, làm là phụ bác ơi, máu me cùng mấy lão mê nhạc với thiết bị mấy bữa nay...hic hic nhìn thấy gấu hơi ngại đây bác này,..

lâu ngày chưa nói chuyện với lão CHA...hiihiih
 

ducicb

Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

0860_12.jpg
[/URL][/IMG]
Anh Tùng - Bắc Giang ơi :))
 

tuanhuongtn

Active Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 kênh

Cá nhân mình thấy có cái góc nhìn về Audio giữa Analog & Digital rất chí lý đó là :


Analog là một tảng thịt bò, và Digital là một hộp thịt bằm xay nhuyễn
 
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 KÊNH

Bác nghiên cứu kĩ thế. Mà bác giới thiệu CD up lun lên cho ah em down với.:-j=P~
 

hieuhoa823

New Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 KÊNH

anh ơi cho thằng em hóng chút!anh cho e xin bản donwload với nhé!hôm nào e lên tận nhà anh mục sở thính nhe!hy vọng được làm phiền anh!
 

tuanhuongtn

Active Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 KÊNH

anh ơi cho thằng em hóng chút!anh cho e xin bản donwload với nhé!hôm nào e lên tận nhà anh mục sở thính nhe!hy vọng được làm phiền anh!
Cho anh đi nhờ với nhé :)]

Hôm trước lên nhà cuonghaanh lấy được bộ CHA Vol 1-17 chọn loc từ các nguồn nhạc thuộc về Audiophile chất âm sáng, chi tiết, nghe cực phê luôn
 
Chỉnh sửa lần cuối:

binhhc

Moderator
Re: Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 KÊNH

Bác nghiên cứu kĩ thế. Mà bác giới thiệu CD up lun lên cho ah em down với.:-j=P~
anh ơi cho thằng em hóng chút!anh cho e xin bản donwload với nhé!hôm nào e lên tận nhà anh mục sở thính nhe!hy vọng được làm phiền anh!
Tớ cầm đèn chạy trước....xe đạp đây:
Các CD của cuonghaanh được chủ yếu post ở đây, ai quan tâm thì kéo nhé.

http://www.hdvietnam.com/diendan/26-lossless-albums/95224-mf-fshare-cd-cua-toi-bai.html
 

cuonghaanh

Well-Known Member
Ðề: HD Thái Nguyên - Chuyên mục 2 KÊNH

Luyện nghe âm nhạc

Phần một
Phần hai

Tạo hóa đã ban cho đôi tai con người với khả năng nghe, cảm nhận âm nhạc tinh xảo và nhạy cảm hơn bất kỳ một thiết bị, máy móc hiện đại nào hiện có! Tuy nhiên, hầu hết chúng ta có thể so sánh được sự khác biệt giữa một âm thanh hay và một âm thanh dở. Để chỉ ra được chính xác một thiết bị âm nhạc trình diễn hay ở điểm nào? Và dở ở điểm nào? Điều đó thật không đơn giản, nó thuộc về “qúa trình khổ luyện” của mỗi cá nhân.

Một người có khả năng cảm nhận và đánh giá âm nhạc càng chính xác, đồng nghĩa với thời gian người đó dành cho việc nghe nhạc càng nhiều.

Bảng Phân Chia dải sóng âm theo tần số và tên gọi

Tai người có khả năng nghe được những tín hiệu âm thanh có tần số từ 16hz đến 20kHz. Dãy âm tần này được phân chia theo tên gọi như sau:

Tính theo Hz

20 – 40 : Deep Bass ( Bass sâu)

40 – 80 : Midbass ( Bass trung )

80 – 160 : Upper Bass ( Bass cao)

160 – 320 : Lower Midrange ( Trung âm thấp)

320 – 640 : Middle Midrange ( Trung âm trung)

640 – 1280 : Upper Midrange ( Trung âm cao)

1280 – 2560 : Lower Treble ( Treble thấp)

2560 – 5120 : Middle Treble ( Treble trung)

5120 – 10240 : Upper Treble ( Treble cao)

10240 – 20480 : Top Octave ( Đỉnh cực cao của dãi tần âm treble)



Những Khó Khăn Thường Gặp Trong Quá Trình Nghe

Thứ nhất thật không đơn giản chút nào để trở thành một người nghe nhạc “ có đẳng cấp”, thậm chí nhiều người nghe nhạc rất thường xuyên nhưng vẫn không phân biệt được thế nào là “nghe nhạc giải trí” và “nghe nhạc cảmthụ”.

Thứ hai vấn đề lớn của chúng ta là tìm ra được những từ ngữ, thuật ngữ thật đúng và chính xác để diễn đạt những cảm nhận của mình bằng lời khi muốn phê bình hay đánh giá chất lượng của âm nhạc.

Không Gian trong Âm Nhạc

Không Gian trong âm nhạc được khái niệm là khoảng cách giữa âm nhạc đến tai người nghe, điều này khác hẳn khoảng cách đặt các thiết bị và vị trí người nghe.Một số phòng thu có thiết bị và công nghệ thu âm có thể cho ra các CD nhạc có hiệu ứng âm thanh làm cho người nghe cảm giác âm nhạc thật gần gũi và luôn có xu hướng đi về phía trước. Tuy nhiên, một số thiết bị âm thanh cũng có khả năng tạo ra được những hiệu quả âm thanh tương tự. Điển hình là một số mẫu loa có thể cho người nghe cảm giác âm nhạc phát ra từ không gian sâu thẳm phía sau loa hay ngược lại âm nhạc như đang lơ lửng trước mặt.

Âm Treble

Tiếng Treble được cho là nền tảng tạo ra chất lượng âm thanh hay, điều này quan trọng đến nỗi nhiều thiết bị âm nhạc đắt tiền, cao cấp nhưng vẫn bị cho là tầm thường vì thể hiện âm Treble không xuất sắc. Thật vậy, một khi âm Treble được tái tạo “không đạt tiêu chuẩn” rất dễ khiến người nghe có cảm giác căng thẳng, khó chịu, làm giảm đi rất nhiều giá trị của âm nhạc.

Một vài thiết bị âm thanh như đầu phát CD hay Ampli thể hiện dãy cao tần quá thừa dẫn đến tình trạng tiếng Treble bị “chói”, trường hợp này khi nghe giọng ca sĩ ta sẽ thấy rõ ở cuối mỗi câu nhạc có kéo theo đuôi nhiều chữ “ssss”,hay “sssshhhh”.

Khi âm Treble được tạo ra ở tần số từ 5kHz đến 20kHz sẽ cho chất âm “khô”, tiếng treble như thiếu không khí.

Treble quá nhiều chất “ Kim “ sẽ làm méo tiếng, âm nhạc sẽ mất đi tính trung thực.

Âm Mid

Đây là nơi thể hiện phần lớn nội dung âm nhạc và là nơi đôi tai nhạy cảm nhất. Nếu một bộ loa truyền tải chính xác âm trung mà không bị chói (ở phần cao), không bị mờ đục (ở phần thấp), nó sẽ cho bạn biết đôi tai đã chấp nhận âm thanh đó "tự nhiên" và "giàu nhạc tính". Nếu không, bạn sẽ từ chối nó vì nghe giả dối, đánh bóng và thiếu tự nhiên.

Tai người nhạy cảm nhiều với Âm Mid và Treble thấp hơn là với Âm Bass. Thông thường chúng ta cảm nhận âm thanh tốt nhất ở dãy tần từ 800 Hz đến 3kHz. Điều thú vị mà hiếm khi những người nghe nhạc quan tâm đó là hầu hết năng lượng của âm nhạc đều tập trung ở tiếng Mid. Phần lớn những rắc rối xảy ra với âm Mid đều bắt nguồn từ loa, do đó khi thẩm định chất âm Mid của một bộ dàn âm thanh chúng ta nên quan tâm nhiều đến loa hơn là những thiết bị khác. Tuy nhiên những thiết kế loa gần đây, đặc biệt là những sản phẩm loa Hi-end hầu như đã giải quyết được những trục trặc này.

Âm Mid cũng góp phần tạo nên hiệu ứng về “màu sắc” cho âm nhạc. Ví dụ sau đây sẽ chỉ rõ cho chúng ta cách cảm nhận “màu sắc” tiếng Mid: Khi ta nắm bàn tay lại tạo thành hình dáng như một chiếc cốc, sau đó đặt tay lên miệng và thử hát một đoạn nhạc, vừa hát vừa đóng và mở bàn tay. Lúc này ta sẽ có cảm giác giọng hát của mình có sự thay đổi, lúc to lúc nhỏ, khi lên cao khi xuống thấp ( về cường độ và tần số ), sự biến đổi này được gọi là “Màu Sắc” của tiếng Mid.

Nếu bạn nghe stereo, thanh âm đó phải như được đặt một cách tự nhiên với các nhạc cụ khác, không bị mờ đục hay xa xôi. Nếu nghe thấy tiếng hát như xa mờ, văng vẳng đâu đây, đó là do âm trung của loa đã bị giảm đi, làm cho tiếng có cảm giác xa xôi, không thể hiện rõ nét.

Bản thu hợp xướng có giọng nam và giọng nữ là một thử nghiệm tốt để xác định độ rõ nét của dải trung. Khi nghe bản nhạc, bạn có phân biệt rõ 4 cung bậc khác nhau: giọng nam trầm, nam cao, nữ trầm và nữ cao? Loa tồi sẽ khiến các giọng hợp xướng nghe như nhòe đi, xoắn vào nhau, không tách bạch.

Vẫn còn một đặc điểm khá quan trọng mà người nghe nên nắm rõ khi nghe âm Mid, đó chính là độ “ nhuyễn” của nhạc cụ. Độ nhuyễn này không phải là âm thanh ta nghe được khi các nhạc cụ trình diễn mà là cái nền tổng quát khi chúng phối hơp với nhau. Khi độ “nhuyễn” đạt đến mức cao nhất sẽ cho âm sắc của nhạc cụ thật hài hòa và tinh tế.

Âm Mid quá mỏng hay quá cứng sẽ tạo ra chất Mid thô ( từ chuyên môn gọi là Chát). Hiện tượng này dễ nhận thấy mỗi khi ca sĩ nhấn giọng, tiếng Saxophone dở cũng thường cho kết quả tương tự. Tiếng Mid được cho là “đạt tiêu chuẩn” khi người nghe có cảm giác dãy âm tần này ấm áp, rõ ràng và chi tiết.

Âm Bass

Trong âm nhạc tiếng Bass là dãy âm tần dễ nhận biết nhất nhưng cũng thường bị đánh giá sai nhiều nhất. Nhiều người vẫn hay lầm tưởng rằng tiếng Bass càng nhiều, càng hùng hồn là Bass hay. Tuy nhiên thực tế hoàn toàn trái ngược, Bass nhiều và mạnh mẽ chưa hẳn đã hay. Chúng ta nghe âm Bass là để cảm nhận cái hay, nét tinh tế và chất lượng chứ không đơn thuần chỉ nghe số lượng nhiều ít của Bass bởi tiếng Bass khi được tái tạo trung thực sẽ mang đến cho âm nhạc rất nhiều màu sắc và cảm xúc.

Thật ra mà nói, tiếng Bass là cái sườn của giai điệu và nhịp điệu trong âm nhạc.Nhưng không may, rất khó để tái tạo hoàn hảo dãy âm tần này bởi vì tiếng Bass phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: Phòng nghe, Ampli, Loa, Dây truyền dẫn tín hiệu …thậm chí cả nguồn phát nhạc.

Vấn đề phổ biến nhất thường gây ảnh hưởng đến chất lượng âm Bass là “Bass thiếu lực”, “ Bass thiếu chiều sâu”. Điều này khiến người nghe có cảm giác tiếng Bass cụt ngủn, chậm chạp, kéo theo nền nhạc chìm xuống, thiếu đi sức sống và nhạc tính.

Ở dải trầm, nếu loa có đáp ứng tần số thấp tốt (ngay cả trên các mẫu nhỏ), người nghe sẽ cảm nhận rõ từng nốt trầm. Trong khi đó, loa tồi sẽ khiến tiếng bass nghe như tiếng đập thùm thụp mờ đục, không phân biệt rõ nốt nào.

Một số thiết bị âm nhạc cao cấp có thể đưa tần số dãy âm trầm xuống đến 35Hz, ở tần số này các chi tiết của âm Bass hầu như được tái tạo hoàn hảo, người nghe sẽ cảm nhận được độ rộng mở và chiều sâu của tiếng Bass một cách tốt nhất.

Ở các loa chủ yếu dành cho rạp hát tại gia, người ta cũng lấy tiêu chuẩn này để nhận định. Loa có tiếng nhạc êm, chính xác sẽ thể hiện tốt những bản nhạc trong phim. Không nên áp đặt loa này tốt cho rạp hát tại gia, loa kia tốt cho việc nghe nhạc. Bởi cả hai đều phải hướng đến sự trung thực.

Khi muốn thưởng thức âm nhạc, bạn hay tôi không thể nghe trong vài phút mà phải dài hơn. Nếu bạn nghe mà không hề thấy mệt mỏi, có nghĩa là bộ loa đó tự nhiên, phù hợp với nhu cầu.

Phần hai

Quách An
CHAL chỉnh sửa
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên