Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

25hanthuyen

Active Member
Ai cũng đã từng 1 lần xem những bộ phim Kinh dị như kiểu Lưỡi cưa (Saw) hoặc Final destination... bạn có thể thấy đầy rẫy những cảnh đầu rơi máu chảy chân tay lìa, bẹp đầu lòi ruột ... đủ cả tùm lung trong phim. Thế nhưng những cảnh đó với cá nhân mình chỉ thấy gờn gợn, ghê ghê khi nhìn thấy trên màn ảnh xem xong rồi quên luôn. Bên cạnh đó lại có những phim ko thuộc thể loại đó với những hình ảnh được vẽ bằng máu khiến người ta bị ám ảnh mỗi khi nghĩ tới bộ phim đó đến nỗi muốn bóc ra khỏi não mà ko được.

saw_7.jpg
final-destination.jpg


sawVI.jpg


Không nhớ ai đã từng nói “...Nghệ thuật nói chung gồm Hội họa, âm nhạc, múa, kịch,... trong đó có cả điện ảnh (là tổng hòa nhiều môn nghệ thuật) khi đạt đến một đẳng cấp thực sự chúng lại gặp nhau...”. Kiểu như là khi xem the mask khiến ta liên tưởng tới trường phái Siêu thực trong hội họa. Hoặc khi xem Forest Gum lại thấy bóng dáng của trường phái Ngây thơ mà Marc Chagall là ví dụ. Rồi đến Docter zivago giống như một bản giao hưởng chương hồi của nhạc sĩ Vivaldi hay Betthoven... Dạ Yến của Đạo diễn Phùng Tiểu Cương lại như một vở ballet, opera, nhạc kịch cổ điển Trung Quốc...

Đạo diễn - họ thực sự là những họa sĩ vẽ lên những bức tranh “chết chóc” bằng “máu”. Những thập niên 70-80 của thế kỉ trước khi kỹ xảo và công nghệ chưa phát triền như bây giờ ta vẫn có thể thấy những thước phim với cảnh nhân vật bị bắn máu phọt ra từ mọi chỗ trên cơ thể. Một trong những hình ảnh khiến tôi bị ám ảnh đến tận bây giờ đó là hình ảnh trong phim One upon time in American (Sergio Leone). Khi noudle chạy khỏi nơi hút thuốc phiên (China Opera) tới quán của thằng béo (fat) anh ta luồn ra phía sau tên gangsto và nổ 1 phát súng trúng đầu hắn, máu từ mũ trào xuống bộ mặt hắn với 2 con mắt trợn ngược rồi đổ xuống sàn nhà như một cây chuối bị đẵn gốc. Có thể với những công nghệ làm phim như hiện nay hình ảnh đó chẳng là gì cả nhưng với những bạn mê phim thời những năm 80- 90 chỉ được xem những phim Nga hoặc các nước XHCN thì hình ảnh đó khiến người ta thực sự bị ám ảnh.

once_upon_time.jpg


Các bạn hẳn còn nhớ hình ảnh trong phim The Schindler’s list khi bọn lính SS dùng ống nghe của bác sĩ để nghe tiếng động trên trần nhà (Dùng công cụ cứu người để tìm và giết người, một nghịch lý quá hãi hùng) sau đó xả súng lên trên đó, mấy giây sau từ những lỗ đạn máu chảy vọt xuống như cái vòi hoa sen khổng lồ trong buồng tắm. một hình ảnh quá đỗi ghê rợn mặc dù là phim đen trắng những người xem vẫn cảm nhận được sự nhầy nhụa lẫn mùi tanh của máu. và các bạn không thể quên hình ảnh của đứa bé gái mặc áo khoác đỏ trong the Schiller’s list một bộ phim đen trắng mà chỉ có cái áo khoác của đứa bé gái màu đỏ, màu của máu. Nó thực sự là một thông điệp một nỗi ám ảnh chết chóc của chính đạo diễn muốn mang đến cho người xem.

Schindler's_list.jpg


Máu và màu sắc, tính chất của nó thì chỉ có một vài sắc thái chính. Ví dụ như khi bị bắn bằng đạn ghém sức phá lớn thì lỗ đạn đi xuyên qua tóe máu tươi (đỏ) như pháo hoa còn khi lỗ đạn nhỏ găm vào đâu đó mà ko xuyên qua (đầu chẳng hạn) thì từ đó rỉ ra máu nhưng là máu đỏ thẫm (gần như nâu đen) hoặc như ta thường thấy nếu như vết thương ở động mạch thì máu phọt mạnh còn ở bụng thì rỉ ra từ từ... Ai đã xem seri Hoàng Phi Hồng (những năm 8s) hẳn còn nhớ tập Lý liên Kiệt đánh với Chung Tử Đơn, cảnh cuối phim khi Lý Liên Kiệt lấy mẩu cật tre cứa vào tĩnh mạch cổ Chung Tử Đơn, máu từ từ dồn lên cổ với áp xuất tăng nhanh do nội công đẩy lên đan điền, từ chỗ vết cứa phát ra tiêng “bép” rồi máu phun ra như đài phun nước trên quảng trường hoặc công viên. một sự quan sát và nghiên cứu tài tình của đạo diễn. Một bức tranh với cái ngõ hẹp 2 bờ tường cao vút xám xịt kết hợp với dải lụa trắng và tư thế chết đứng của nv và chỉ có dòng máu đỏ phun ra xối xả. một hòa sắc hoàn trỉnh cho một cái chết đẹp và người họa sĩ sáng tạo ra bức tranh đó chính là đạo diễn.

Đọc đến đây có bạn sẽ hỏi những cảnh máu me như vậy có gì đâu mà phải phân tích và thích thú đến thế. Tôi cam đoan với bạn là những đạo diễn luôn phải mất rất nhiều chất xám để tìm 1 cái chết thật xứng đáng cho những nhân vật phản diện, càng ác bao nhiêu cái chết càng dữ dội đau đớn bấy nhiêu. và không gì khác đó là nghĩ xem máu sẽ vãi ra như thế nào.

killbill.jpg


Kill Bill (Cô dâu báo thù) - phần 1 và 2 có thể nói ai đã xem và thấy ngay rằng đó thực sự là bữa tiệc của máu, một bức tranh toàn màu đỏ. Thế nhưng không cảnh nào giông cảnh nào. Khi thì màu đỏ kết hợp với màu trắng, trong không gian trắng lạnh của tuyết.

tumblr_lrzhgcjSoh1qf5ylso1_500.jpg


Hay vàng nâu của nội thất Nhật

936full-kill-bill -vol.-1-screenshot.jpg


Đen của âu phục nam

killbill1group.jpg
killbilluncut6.jpg

... Tất cả đều làm tôn thêm vẻ ghê rợn của màu đỏ- màu của máu và bạo lực chết chóc.

Quentin Tarantino giống như một họa sĩ bậc thầy trong hội họa, máu trong phim của ông cũng có sắc thái hình thù khác biệt so với nhưng đạo diễn khác phải đến bộ phim Django Unchained tôi mới cảm nhận rõ nét được điều này. Những vệt máu lúc thì như những nét “xổ đậm” đầy uy lực trong thư pháp của người Trung Quốc, lúc thì tóe lên như pháo hoa, khi thì uốn lượn như vũ điệu của nước. tiết tấu diễn biến lúc nhanh lúc chậm để rồi loang lổ trên tuyết tạo vũng trên nền đất và tạo thành dòng nhỏ li ti trên vách tường. Hình ảnh một nhân vật đang cưỡi ngựa với cú “ray” của camera quay cận cảnh từ cổ ngựa tới phần thân và yên, sau một tiếng nổ thấy 1 tiếng “bịch” của cái xác và thấy máu nhuộn đỏ cả phần cổ ngựa vẫn đang phi tới phía trước, Tôi thực sự quá khâm phục góc nhìn cũng như sự sáng tạo của Đạo diễn.

Django.jpg
Django4.jpg
Django3.jpg

Tôi bỗng nhớ đến bộ phim 300: Rise of an Empire của đạo diễn Zack Snyder với không ít những cảnh tượng đâm chém gai người nếu xem kỹ sẽ thấy những hình ảnh máu me trong phim cũng hết sức ấn tượng.

300-rise-of-an-empire-poster1.jpg

Vì là bộ phim xây dựng hình ảnh theo hơi hướng truyện tranh nên phần máu me cũng được đạo diễn tạo hình rất trau chuốt. kết hợp với những động tác đâm, chém của các loại binh khí là những vệt máu uốn lượn trong không gian lúc xối xả như thác lúc mảnh như tơ, lấm tấm như những hạt sương màu đỏ thẫm. Phần lớn những hòa sắc trong phim được đạo diễn sử dụng tông màu nâu xám, chắt lọc tối đa những màu xanh dương và xanh lá cây chỉ còn lại màu đỏ khiến cho màu đỏ của áo chiến bào và màu của máu ấn tượng và lung linh nhảy múa (đó cũng thực sự là thông điệp của chiến tranh của bạo lực).

300-Rise-of-an-Empire7-640x283.jpg

Khi xem phim này tôi cứ liên tưởng mãi tới những bức tranh trừu tượng của họa sĩ Jackson Pollock. Chỉ khác là họa sĩ mang đến thông điệp của cuộc sống còn các đạo diễn thì lại mô tả “hình hài” của cái chết.

Jackson-Pollock-1.jpg

Dường như tất cả mọi ranh giới của các môn nghệ thuật âm nhạc, hội họa, múa, kịch,... không còn hiện diện nhất là trong điện ảnh khi mà sự sáng tạo và tư duy thẩm mĩ của đạo diễn có thể đem tới cho người xem cảm nhận được chân thực nhất tất cả mọi khía cạnh gai góc cuộc sống trong đó có BẠO LỰC - CÁI CHẾT - MÁU.

Cảm ơn các bạn đã bỏ thời gian đọc bài của tôi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tacquai

New Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Không thích thể loại máu me bạo lực nhưng vote cho bài viết của bác!
 

scotty

Well-Known Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Bài viết và người viết thật sự rất "máu", về một chủ đề rất máu, khiến cho người đọc như scotty cũng nổi "máu" lên khi đọc từng câu, nhìn từng hình ảnh với chủ thể chính: MÁU!

Xin được hiến tặng 300cc máu cho tác giả bài viết đã đổ "máu tươi" để mô tả màu máu "đẹp" đến thế nào =D>
 

FronyC

New Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Bài viết hay quá nhưng khúc 300: Rise of an Empire bác có nhầm ko?
 

hanabi

New Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

300 Rise of an Empire năm sau mới công chiếu bạn ợ
 
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

bài viết hay, mình cũng rất khát máu :D tuy nhiên mình nghĩ tác giả nên thêm vào các tác phẩm nhật or hàn cho đa dạng, vì nhật và hàn cũng rất máu và..bệnh, máu kết hợp với kiểu dạng ám ảnh tâm lý cùng cách làm phim cực dị (đầu óc bọn Nhật) chứ không đơn thuần như Mỹ nên sự ám ảnh đạt tầm cao hơn, điển hình: Old boy, Confessions (2010)..
 

Stormhdvn

Well-Known Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Koi mấy cái này chỉ tưởng tượng mình bị như vậy thì nó thốn cỡ nào @@
 
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

coi phim mới nghiệm ra ... "giết người là cả 1 nghệ thuật". bài của bác phân tích kỹ quá, nhiều điểm mình còn không để ý đến mà bác chú ý kỹ ghê :x em thấy được đam mê của bác trong những cảnh máu me rồi đấy nhóe :)))
 

hitman_8182

Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Có một phim cũng đầy bạo lực là Assassin 2009 thì phải, vô là thấy bay đầu phọt máu:-"
 

Giauaudio

Moderator
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Những cảnh đâm chém thấy máu me bê bết nhưng phim làm trông rất thật!
 

thich_xem_phim

Active Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Với tui những đạo diễn vẽ những tác phẩm bạo lực bằng máu là những họa sĩ nhưng chưa phải bậc thầy. Bậc thầy phải là những đạo diễn vẽ những tác phẩm bạo lực không cần dùng đến máu nhưng vẫn khiến người xem thấy ghê rợn, ám ảnh.
 
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

trong các phim mà bài viết đề cập mình mới chỉ xem mỗi Kill Bill :))
 

scotty

Well-Known Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Với tui những đạo diễn vẽ những tác phẩm bạo lực bằng máu là những họa sĩ nhưng chưa phải bậc thầy. Bậc thầy phải là những đạo diễn vẽ những tác phẩm bạo lực không cần dùng đến máu nhưng vẫn khiến người xem thấy ghê rợn, ám ảnh.
Ví dụ xem bác :D Như (những) phim gì bác nhỉ. Có nên làm 1 thớt về chủ đề này không?
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Đọc bài của bác chủ em liên tưởng ngay đến nhân vật Dexter. Cách quan sát của bác thật tinh tế và cả bác và Dexter đều rất hào hứng khi nói đến chủ đề "máu". Chỉ những người thật sự quan tâm mới có thể len lỏi đến ngõ ngách và lột tả chân thực như vậy.
 

25hanthuyen

Active Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Bài viết hay quá nhưng khúc 300: Rise of an Empire bác có nhầm ko?

300 Rise of an Empire năm sau mới công chiếu bạn ợ

Sory các bác. Mình nhầm ảnh của phần 2 ý của mình là khi xem ở phần 1 cơ, bác tinh mắt quá còn mình thì lại hơi "ẩu" khi chọn ảnh minh họa. lần sau sẽ rút kinh nghiệm.

Với tui những đạo diễn vẽ những tác phẩm bạo lực bằng máu là những họa sĩ nhưng chưa phải bậc thầy. Bậc thầy phải là những đạo diễn vẽ những tác phẩm bạo lực không cần dùng đến máu nhưng vẫn khiến người xem thấy ghê rợn, ám ảnh.

Cũng hơi ngoa thật, Nhưng cá ý của mình muốn nói các tạo hình cũng như sự tìm tòi sáng tạo trong những cảnh máu me của các đạo diễn giống như những họa sỹ "bậc thầy".
 

NATVDH

New Member
Ðề: Bạo lực - Những tác phẩm được vẽ bằng máu

Viết về mấy phim của Quentin chuẩn thật, nhưng cái tranh nghệ thuật kia em thấy như kiểu trẻ con nghịch vẩy màu lung tung á mà cũng nghệ thuật á @-)
 
Bên trên