Tổng hợp các bài viết về kiến thức, kỹ thuật, công nghệ lưu trữ dữ liệu

Vanqp

Active Member
Ðề: Tổng hợp các bài viết về kiến thức, kỹ thuật, công nghệ lưu trữ dữ liệu

Em có ổ cứng di động WD 2T bị dính mấy con virus có tên .Theater và .xxx. Cắm vào HDP thì vẫn báo dung lượng nhưng không đọc được dữ liệu, kết nối với PC thì đọc bình thường. Em định format ổ nhưng tiếc 2T phim. Vậy có cách nào khác không ạ ? Và có phải vì con .xxx mà đầu HDP không đọc được ổ không ạ ?
 

joando

New Member
Ngoài những cách này, còn cách nào khác để lưu trữ nữa không ah?

Dạo gần đây hay nghe người ta nói về thiết bị lưu trữ NAS. Với dung lượng lưu trữ lớn, tiện lợi, có thể truy cập dữ liệu từ internet.

Có ai biết về thiết bị này hok ah? Cho e xin ý kiến ^^ Thanks!!!
 

xuanvus

Member
Cách Backup dữ liệu tử PC lên NAS Synology



Synology NAS có thể đóng vai trò như một trung tâm lưu trữ các dữ liệu backup từ các máy PC trong văn phòng hay gia đình bạn. Với các ứng dụng backup được cài trên máy tính, việc backup dữ liệu tự động có thể chạy ở chế độ nền, và cá dữ liệu backup được lưu trên NAS Synology ở dạng các phiên bản, sẽ cho phép bạn restore lại các phiên bản cụ thể của dữ liệu backup trong trường hợp bị mất dữ liệu.
how_to_backup_windows_to_nas.jpg


Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập một nhiệm vụ backup và restore dữ liệu giữa PC và NAS Synology bằng cách sử dụng ứng dụng Synology Data Replicator 3 và ứng dụng backup có sẵn của Windows.
Bạn đã cài đặt hoàn chỉnh phần cứng của Synology NAS.
Đã cài đặt hoàn tất hệ điều hành DSM trên NAS Synology.
Đã tạo các volume và shared folder.
Tạo local user và phân quyền cho user truy cập các shared folder.
Truy cập NAS Synology trong môi trường Windows trong mạng nội bộ.
Data Replicator là một ứng dụng miễn phí được Synology phát triển để thực hiện việc backup dữ liệu từ máy PC đến các NAS Synology. Bạn có thể restore một phiên bản cụ thể của dữ liệu backup khi bạn cần. Ngoài ra, bạn có thể cài Data Replicator 3 trên nhiều máy PC trong mạng nội bộ cho thực hiện backup về một NAS Synology để lưu trữ dữ liệu backup tập trung.
Để thực hiện backup dữ liệu từ PC với Data Replicator, bạn làm như sau:
1. Download và install Data Replicator 3 trên máy PC.
2. Làm theo hướng dẫn trên màn hình để chọn nơi lưu dữ liệu backup ở NAS Synology (backup destination) và những dữ liệu nguồn cần backup (source folder) trên máy PC.

image_2_1_2.jpg

Ghi chú: nơi lưu dữ liệu backup có thể là NAS Synology, một ổ cứng gắn ngoài nối với máy PC của bạn hay bất kì một máy PC khác trong mạng LAN có thể kết nối thông qua giao thức CIFS.
3. Chọn một nút trong các phương thức backup bên dưới:
Immediate: chọn nút này để thực hiện nhiệm vụ backup ngay lập tức. Chế độ backup tự động không được hỗ trợ ở phương thức này.
Sync: chọn nút này để Data Replicator thực hiện nhim vụ backup và tiếo tục theo dõi các thư mục dữ liệu nguồn cần backup trên máy PC của bạn. Mọi thay đổi trên dữ liệu nguồn sẽ được đồng bộ về NAS Synology. Bạn cũng có thể chọn Stop Sync để dừng việc theo dõi và đồng bộ dữ liệu của thư mục nguồn với NAS Synology.
Schedule: chọn nút này và lập lịch backup như bạn mong muốn (daily, weekly, monthly) để Data Replicator thực hiện lịch backup tự động.
image_2_1_3.jpg


Khi việc thiết lập hoàn tất, Data Replicator sẽ thực hiện nhiệm vụ backup hoặc tác vụ đồng bộ theo lịch mà bạn đã lựa chọn.
Để restore dữ liệu cho PC với Data Replicator, bạn làm như sau:
1. Mở ứng dụng Data Replicator, click chọn Restore, sau đó chọn một trong 2 nút Start có trên màn hình. Mỗi nút Start này sẽ cho phép bạn trỏ tới hoặc tìm kiếm dữ liệu backup để tìm ra phiên bản backup cụ thể mà bạn muốn restore.
image_2_2_1.jpg

2. Click Next, chọn dữ liệu backup của PC, và click Next.

image_2_2_2.jpg

3. Trỏ tới hoăc tìm kiếm phiên bản của file mà bạn muốn restore, tick vào ô để chọn các file, sau đó click Next.
image_2_2_3.jpg


4. Chỉ định đường dẫn để restore các file đã chọn. Đường dẫn có thể là đường dẫn nguyên thuỷ của các file hoặc bất kì đường dẫn nào trên máy PC của bạn. Click Finish để Data Replicator thực hiện nhiệm vụ restore.
image_2_2_4.jpg

Synology DiskStation cũng hỗ trợ ứng dụng backup có sẵn của Windows. Phần này sẽ hướng dẫn bạn cách thiết lập việc backup dữ liệu từ PC sang NAS Synology với Windows 7.
Ghi chú:
Để backup với Windows 7, phiên bản Windows của bạn phải là Ultimate, Professional, hoặc Enterprise.
Để xem danh sách tương thích của Windows có thể thực hiện backup dữ liệu tới NAS Synology, bạn xem tại đây.
Để backup dữ liệu với Windows 7, bạn làm như sau:
1. Làm theo hướng dẫn của Microsoft để mở Backup and Restore, sau đó cấu hình backup tự động từ Windows 7 đến NAS Synology.
image_3_1_2.jpg

2. Khi chương trình hỏi bạn chọn nơi lưu dữ liệu backup, click Save on a network để lựa chọn NAS Synology.

3. Khi cửa sổ xuất hiện, bạn hãy nhập đường dẫn Synology_Server_NameShared_Folder_Name hoặc Synology_Server_IPShared_Folder_Name và nhập thông tin đăng nhập của user có quyền Read/Write lên các shared folder.

image_3_1_3.jpg


4. Click OK và làm theo những hướng dẫn trên màn hình để hoàn thành quá trình thiết lập.
image_3_2_1.jpg


Để restore dữ liệu backup cho PC, bạn làm như sau:
Làm theo hướng dẫn của microsoft để tìm và chọn file bạn muốn restore, sau đó thực hiện restore file cho PC.
image_3_2_1_1.jpg
 

tghgwwg42

Banned
バ&#

ウォンのコンサートは上海で11月19日に近づいています。現在、すべての住宅産業と株式市場の低迷で、ダイヤモンドビジネスの不足は、多数のトレーダーによって支持され続けて、市場のルートには、ブランドの新しい投資を定期的に改善カラットのダイヤモンドにおけるコストをオンにします。家庭の楽しいファッション商超超超有名人ファッションディーバハリウッド来て伝説的女優アマンダはあまり古くないとして招待されseyfired、有名なスイスのビューブランドmovado movadoの発表ハリウッドスターの肖像画のアマンダ
オーケストラ(リンカーン?高さ:23px線高さ:21pxテキストセンター配置の色:# 999は、カーソルをデフォルトとします。pagebox_pre,バレンシアガ バッグ。モーションジュエリーユニークなスタイルの完全な精神的な存在を提供します、そして、その現代的なスタイル、摩耗技術の多くの変化を、独特のテイストを残して、異なる材料のビーズの豪華さから喜びを得る方法を本当に知っている…。臀部の上に乗って回って、他の筋肉の建物の影響としての腿、下肢、体の強度を高めることができ、その安定性と変位しないように改良され、安全性の面では、教育、一日に45分に乗って、4週あたり5 kcalを食べることができて、あなたが1ポンドを減らすことが残っている。パンツをはきません,MCM リュック。この場合において、商人は、消費者に引き起こされる損失を補償する必要があります,バレンシアガ 財布。そのような行為は最初の間違ったマーケティングである趙占領、消費者詐欺の嫌疑を構成している,レイバン サングラス。ウェブ?オーストラリアの産業のレイアウトの学生のダン?
中国の映画製作者の集団生活の醤油の多くは、より多くの人々にカンヌの機能について質問します。第69回ベネチア映画祭、8月29日に近くの時間が近づいてハリウッド星は、多くのイタリア、ベニスに現れました,クロエ 長財布。スポットの内の2つの交互の優れた人々だけでなく、祝賀のためにより多くの時間と単独でダンスをしました。彼の頻繁な化粧品の行動を隠すのではなく、場合によっては、彼らの美容外科手術の進歩をしていない。これは、すべての自然のきらめくダイヤモンドブラベスによって…,ラコステ バッグ。恋人たちは手に手をとって、パームハートのもう1つの方法によって反響する暖かさを楽しむことを確実にするために、2つの側を確立した深い…,ラコステ スニーカー。18ヵ月後に、長い待ちの後、パナソニックg 1のカメラを彼のバトン移動モーションセンサーの後、pspの上で公式に最後にリリースされて、公式に発表されたモーションセンサーは、これ以外の第三者からのチルトセンサ、fxと呼ばれる周辺装置は、矢印キーをpspのモーションセンサースイッチです。関連記事:


バレンシアガ バ&#1

レイバン サング&#1

バレンシアガ 財布 ……

バレンシアガ バ&#1
 

minhhoang001

New Member
Ðề: Tổng hợp các bài viết về kiến thức, kỹ thuật, công nghệ lưu trữ dữ liệu

thanks, có nhiều điều rất bổ ích
 
Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Bạn thực sự biết gì về RAID? RAID có phải là backup không? Nói về bảo vệ dữ liệu thì RAID có thực sự là công cụ bảo vệ kho dữ liệu HD của bạn một cách hiệu quả hay không? Bạn hãy cùng tôi thử tìm hiểu về RAID đứng dưới góc độ của dân chơi HD xem nó như thế nào nhé.

3w8k.jpg



Khi nói đến việc bảo vệ dữ liệu, người ta thường nghĩ đến việc backup dữ liệu và rồi điều đầu tiên mà bạn hay liên tưởng ngay đến đó là RAID. Tôi cũng xin thưa ngay từ đầu – backup không phải là RAID. Có chăng chúng dính dáng nhau một chút trong mục đích bảo vệ dữ liệu mà thôi, còn ngoài ra thì chúng hoàn toàn khác nhau.

Trước tiên tôi xin nói một chút về backup (hai chữ backup luôn viết liền nhau) là gì.
Backup là quá trình sao chép và lưu trữ dữ liệu máy tính để nó có thể phục hồi về bản gốc tại thời điểm trước khi có sự cố mất mát dữ liệu. Xin xem thêm bài viết “Tôi đã bảo vệ dữ liệu của mình như thế nào” để biết về mất dữ liệu là như thế nào. Backup có 2 mục đích rõ ràng:

Thứ nhất, phục hổi các dữ liệu bị mất (vì bất cứ lý do gì).
Thứ hai, phục hồi dữ liệu về trạng thái tại một thời điểm trước đó mà mình muốn.

Bởi vì, như định nghĩa nói, hệ thống sao lưu chứa ít nhất một bản sao của tất cả các dữ liệu quý giá mà nó copy được nên yêu cầu về nơi lưu trữ dữ liệu là rất quan trọng. Việc tổ chức nơi có đủ dung lượng lưu trữ cũng như việc quản lý sao lưu sao cho hiệu quả là cả một quá trình phức tạp. Và chính điều này đã tạo ra sự khác biệt đáng kể so với RAID.

Để được gọi là backup đúng nghĩa nó phải đáp ứng 2 tiêu chí: Offline và offsite.

Offline – Quá trình backup được thực thi cũng như bản backup phải nằm ngoài hệ thống mà nó đang sao lưu dữ liệu. Nói cách khác bình dân cho dễ hiểu. Dữ liệu được sao lưu nằm ở một máy, còn backup phải chạy trên máy khác. Chứ nếu không giả sử như thằng PSU nó chết thì không nói, nghe lời bạn bè làm viên thuốc lắc khiến nó cà giựt làm điện trồi sụt rồi toi cả đám hdd vừa dữ liệu vừa backup thì ta chỉ có nước cắn lưỡi.

Offsite – Máy chạy backup phải nằm ngoài khu vực các máy chủ mà nó đang backup dữ liệu như khác lầu, khác building và nói chung càng xa càng tốt. Việc này nhằm tránh các tình huống thiên tai địch họa cháy nổ làm sụp toàn hệ thống một lúc.

Nhìn chung backup thường được áp dụng cho các doanh nghiệp lớn, nhà băng, cơ quan nhà nước những nơi có những dữ liệu nhiều và quan trọng cần phải bảo vệ (vấn đề bảo mật dữ liệu nằm ngoài phạm vi bài này). Tôi có làm việc với một vài đồng nghiệp (chung công việc nhưng khác bộ phận). Họ phụ trách việc sao lưu và lưu trữ dữ liệu thông tin của cả quốc gia. Mỗi lần làm backup xong (với các dữ liệu đặc biệt quan trọng nhưng không thay đổi thường xuyên), tôi thấy họ có các nhân viên vũ trang đưa xe bọc thép chở các tape dữ liệu vào các hầm chứa ở một nơi ít người được phép biết để cất giữ. Sau này vì lý do an ninh, họ xây hẳn một trung tâm backup và backup qua hệ thống network cáp quang nội bộ (fiber cables 10Gb). Dĩ nhiên backup còn rất nhiều điều lý thú khác như các mức độ backup, các hình thức backup, các phương tiện backup, các vấn đề về nén dữ liệu, encryption, …. Một lần nữa nó lại nằm ngoài phạm vi bài viết nên ai có hứng thú, thì sẽ trao đổi thêm sau.
Tôi cố tình nói hơi kỹ về backup để chúng ta có thể hiểu và sau này dễ dàng phân biệt với Raid.

Ưu điểm của backup thì hầu như ai cũng biết rồi, vậy những điểm yếu của nó là gì?

- Tốn kém thiết bị lưu trữ. Thật vậy, nếu bạn có 1TB mà muốn backup nó thì phải có 1TB nữa để chứa (backup) cái 1TB gốc. Có nén lắm cũng chỉ tiết kiệm chút đỉnh, mà càng nén nhiều thì tỉ lệ thất bại khi giải nén trong quá trình restore càng cao, do đó càng hồi hộp, nguy hiểm.
- Thời điểm backup bị hạn chế. Khi chúng ta phục hồi dữ liệu thì đó chính là dữ liệu tại thời điểm mà chúng ta làm backup mà thôi. Còn các thay đổi dữ liệu ngay sau khi backup được thực thi sẽ không được lưu giữ lại (cái này quan trọng và nên nhớ).
- Thời gian thực hiện backup thường kéo dài so với Raid (thời gian thực).
- Phiền phức, tốn kém thêm khi lưu trữ các backup.

Trở về đề tài chính đó là RAID. Ai cũng biết RAID là tên viết tắt của Redundant Array of Inexpensive Disks hoặc sau này nghe kỹ thuật hơn là Redundant Array of Independent Disks.
Theo trang tài liệu Wiki, Raid lần đầu tiên được phát triển bởi các nhà khoa học máy tính thuộc trường Đại học California tại Berkeley vào năm 1987. Mục đích ban đầu là họ muốn kết hợp hai hoặc nhiều ổ đĩa cứng vật lý để rồi sau đó tạo ra một thiết bị lưu trữ ảo duy nhất trên hệ thống máy chủ. Nói khác đi, OS của máy chủ lúc này chỉ có thể thấy một ổ duy nhất được dựng từ 2 hay nhiều HDD có trong máy.


grjc.jpg



Qua quá trình nghiên cứu và sử dụng, phương pháp mới này được bổ sung làm cho nó có thêm 2 khả năng hay hơn so với một ổ HDD đơn độc thông thường.

Thứ nhất: Giải quyết được lỗi hỏng hóc của một (sau này là nhiều hơn) ổ HDD trong RAID.

Thứ hai: tăng hiệu suất đọc/ chép trên RAID.

Nói cách khác, RAID được cải tiến nhằm giúp tăng khả năng chịu lỗi và nâng mức thông lượng I/O throughput cao hơn so với một ổ cứng duy nhất hoặc một nhóm các ổ đĩa cứng độc lập.

Nhớ hồi xưa khi tập làm quen với máy tính, nghe tới Raid ai cũng xanh mặt run tay vì tính chất lưu trữ phức tạp và tương đối đặc biệt của nó. Ngày nay tôi chắc là phần nhiều trong chúng ta nếu cứng tay một chút thì chí ít cũng một vài lần set up một cái Raid cho riêng mình, đặc biệt là khi mức độ lưu trữ ngày càng được nâng lên về dung lượng và cần thiết cho một loạt các ứng dụng client / server.


Có hai khái niệm chính mà ta nên nhớ khi nói về Raid.

1/ Parity

Yếu tố cơ bản để giúp cho ta có thể phục hồi dữ liệu trực tuyến (tức lúc máy chủ vẫn đang vận hành) trong trường hợp một đĩa cứng bị hư hỏng bằng cách sử dụng một hình thức dự phòng được gọi là parity. Để nói cho bình dân đơn giản hơn , parity là phần bổ sung của tất cả các ổ đĩa được sử dụng trong cái Raid đó. Khi ta muốn tạm đọc dữ liệu từ một HDD bị hư nào đó (tôi nói tạm là vì khi ấy tốc độ truy xuất dữ liệu của toàn mảng Raid sẽ rất chậm, chúng chỉ được phục hồi tốc độ khi đã được thay bằng một ổ cứng mới), Raid sẽ thực hiện bằng cách đọc các dữ liệu tốt còn lại và kiểm tra nó bằng cách đối chiếu lại với dữ liệu pairty được lưu trữ trong mảng.

Tôi lấy ví dụ đơn giản để các bạn đễ hình dung Raid đã tính parity như thế nào.
Giả sử ta có 4 ổ cứng tạo nên Raid và lần lượt các ổ cứng này chứa các dữ liệu mang giá trị cũng lần lượt là 1, 2, 3, và 4. Khi đó Raid sẽ gán giá trị của parity là 10 (giả sử thôi chứ thực tế không phải vậy đâu)
1 + 2 + 3 + 4 = 10
Khi ổ thứ 3 bị toi thì ta sẽ có
1 + 2 + X + 4 = 10
Để biết cái ổ cứng thứ 3 trước đó có chứa dữ liệu gì, khi đó Raid sẽ tính
7 + X = 10 hay X = 10 -7 hay X = 3.
Cũng vì tính toán dài dòng như vậy nên, nếu các bạn để ý, khi một ổ bị tèo trong Raid 5 chẳng hạn, đồng ý là vẫn không có một dữ liệu nào bị mất, nhưng tốc độ truy xuất bị chậm hẳn đi.

Lưu ý parity chỉ được sử dụng ở các cấp độ RAID 2 , 3, 4 , và 5.
RAID 1 không sử dụng parity bởi vì tất cả dữ liệu là hoàn toàn sao chép ( nhân đôi).
Còn RAID 0 chỉ được sử dụng để tăng hiệu suất truy xuất. Vì không trang bị chức năng dự phòng dữ liệu nên nó không có parity .

Một câu hỏi gợi mở đối với các bạn nè. Các bạn đã bao giờ set up một cái Raid 5 trên Windows hay Linux chưa? Nếu có thì có bao giờ gặp một trường hợp là 1 ổ cứng bị hư chưa? Khả năng thành công khi phụ hồi dữ liệu trở lại (sau khi thay ổ cứng mới) là bao nhiêu phần trăm?


2/ Khả năng chịu lỗi hỏng hóc ổ cứng

Ngày nay người ta vẫn còn đang tranh luận gay gắt liệu công nghệ RAID có thật sự bảo vệ dữ liệu hay không? Có ngăn ngừa các lỗi hư ổ đĩa không. Gần đây thôi trên diễn đàn này cũng có vài ý kiến bài bác thẳng thừng Raid. Ví dụ như ở Raid 5, nếu chẳng may có từ 2 ổ cứng rù nhau cùng về chầu Diêm vương thì toàn bộ dữ liệu chết sạch, không cách gì cứu vãn được. Theo ý kiến cá nhân, thì tôi cũng cho là Raid không bảo vệ dữ liệu hoàn hảo như backup, nhưng.... Vâng nhưng RAID cung cấp sự bảo hiểm an toàn nhất định khi nó có thể chống đỡ sự hỏng hóc của ổ đĩa (nhiều hay í thì còn tùy loại Raid) bằng cách cho phép kéo dài thời gian để phục hồi dữ liệu.
Các khả năng chịu lỗi của các Raid cũng có thể được tăng cường đáng kể bằng cách chọn loại Raid lưu trữ đúng đắn (sẽ nói ở sau).

Ở trên ta đã biết parity được Raid tạo ra và tính toán ra sao, thì khi nhìn vào cách phân bố parity trong một Raid, ta có thể biết khả năng chịu lỗi hỏng hóc HDD của Raid đó dư lào ngay, ví dụ:

- Raid 5, các phần tử parity Ap, Bp, Cp, Dp,... được phân bố tuần tự lần lượt trên từng HDD trong Raid. Nếu cộng tất cả lại ta sẽ thấy chúng chiếm vừa đứng dung lượng (nhỏ nhất) của một ở cứng trong Raid đó. Đó là lý do tại sao ta thấy ở các Raid 5, chúng ta phải hy sinh 1 ổ cho Raid và Raid thường bắt (hay nói đúng hơn nó chỉ bảo kê) chúng ta sử dụng các HDD có cùng dung lượng. Thằng HDD nào lớn chuẩn sẽ bị nó vạc bớt ráng chịu. Và cũng từ đây ta có thể biết rằng, trong Raid 5, nó chỉ cho phép 1 HDD toi mạng mà thôi, còn hơn nữa thì khi đó chính người dùng ... toi mạng.


n09o.jpg



- Raid 6, cũng tương tợ như Raid 5 thôi, nhưng lần này ta để ý thấy có xuất hiện thêm Aq, Bq, Cq, Dq,... mà nếu ngồi cộng tổng chúng lại sẽ vừa bằng 2 HDD trong Raid. Vâng giống như trên, ta biết dung sai cho phép hard drive chết tối đa chỉ là 2 thôi. Dễ ẹt phải không các bạn?


xzet.jpg



Vì đề tài về Raid rất rộng, trong bài này tôi không thể nói cụ thể Raid là gì, nguyên lý họat động của nó ra sao, có mấy cấp độ Raid và chúng khác nhau thế nào, hy vọng đến đây bạn vẫn chưa bị “bơi”. Mà muốn biết có đang bị “bơi” hay không dễ lắm. Nếu bạn trả lời được những câu hỏi này thì bạn có thể an tâm đi tiếp phần còn lại của bài:

Backup và Raid 1 giống và khác nhau ở điểm nào?
Tại sao nói Raid ngày nay có khả năng chịu được mức độ hư hỏng của một đến vài ổ cứng trong mảng Raid?
Cái gì làm cho Rai có khả năng đọc/ chép nhanh hơn là các ổ cứng độc lập?


Các yếu tố làm gia tăng sự phát triển của Raid trong giai đoạn hiện nay

Ngày nay ngày càng có nhiều công ty lớn đã tạo ra những mạng lưới nội bộ riêng cho mình trên toàn doanh nghiệp để nâng cao năng suất và sắp xếp luồng thông tin. Trong khi đó thì các cơ sở dữ liệu lại được lưu trữ phân tán trên các máy chủ riêng rẽ. Bằng cách kết hợp nhiều ổ đĩa vào một mảng duy nhất - được xem bởi các hệ điều hành mạng như một ổ đĩa duy nhất, ứng dụng Raid gom về một kho dữ liệu duy nhất trên mạng, nó cung cấp lợi ích đáng kể là giảm chi phí , các khoản tiết kiệm có thể được, đồng thời nhanh chóng phục hồi nếu thông tin thường xuyên bị mất hoặc không thể truy cập.

Các bạn cũng biết, các ứng dụng hiện nay tạo ra các tập tin lớn hơn do đó nhu cầu lưu trữ mạng đã tăng lên tương ứng. Ngoài ra, sự tăng tốc của tốc độ CPU đã vượt xa tốc độ truyền tải dữ liệu để lưu trữ, tạo ra tắc nghẽn trong hệ thống hiện nay. Vì thế giải pháp lưu trữ RAID vượt qua những thách thức này bằng cách cung cấp một sự kết hợp của tính sẵn sàng dữ liệu , hiệu suất nổi bật, khả năng mở rộng, năng suất cao và phục hồi mà không làm mất dữ liệu hoặc gián đoạn truy cập của người dùng.


Các loại RAID

Các bạn biết hiện nay có bao nhiêu loại Raid không? Có người sẽ nhau nhẩu nói ngay Raid 0, Raid 1, Raid 5, v.. v… Không phải bạn ơi, đó chỉ là cấp độ Raid mà thôi và tùy theo nhu cầu lưu trữ và sử dụng mà người ta quyết định chọn lựa cho mình cấp độ Raid nào cho phù hợp.
Còn Raid hiện nay thì tựu chung có 3 loại: Software RAID, Fake RAID và Hardware RAID.
Như đã nói, RAID là mảng đề tài quá lớn, quá rộng, nếu mà nói cho hết, cho đủ thì có lẽ bài viết sẽ phải kéo dài lê thê. Do đó, tôi chỉ nói tóm gọn đặc điểm của từng loại RAID này là gì để sau này bạn cũng có cái cơ sở để phân biệt, không bị người khác chê… ‘Hai lúa”!
Các bạn nên nhớ một điều cho dù là loại RAID gì, chúng đều có chung một đặc điểm là chạy trên các mã RAID viết dựa trên phần mềm. Sự khác biệt giữa các loại RAID là nơi mà các mã phần mềm này được thực thi hoặc trên bộ xử lý (CPU) máy chủ (như software RAID, Fake RAID ) hoặc ‘bán cái’ lại cho một bộ xử lý on-board ( Hardwar RAID).


1/ Software RAID

Cái này thì dễ rồi, sau khi cài xong HĐH, bạn tiến hành dùng luôn Windows để thiết lập RAID (0, 1, 5, gì đó) tùy ý bạn muốn – Windows based RAID. Còn bạn nào sử dụng Linux thì có sẵn mdadm utility không cần suy nghĩ nhiều cho nặng đầu. Ngày nay, đã và đang có khá nhiều software RAID được viết trên nền Linux và ngày càng chứng tỏ khả năng vượt trội so với hai anh kia. Chỉ gói gọn trong một câu như thế này, tôi không nghĩ các bạn sẽ hiểu hết. Vì sự hạn chế độ dài của bài, nên tôi chỉ có thể nói ngắn là basic RAID sẽ dần chết và bị thay thế bởi các software RAID viết dựa trên các mã nguồn mở.
Các software RAID dựa trên phần mềm chủ yếu được sử dụng với các máy lưu trữ gia đình, các máy chủ entry-level . Điểm chủ yếu để nhận diện là nó thực hiện tất cả các lệnh I / O và các thuật toán toán học RAID chuyên sâu trực tiếp trên các CPU của máy chủ lưu trữ. Chính điều này làm chậm hiệu suất hệ thống bằng cách tăng lưu lượng truy cập máy chủ qua PCI bus , sử dụng vào ngay luôn tài nguyên của hệ thống CPU, memory, .... Ưu điểm chính của software RAID là giá thành rẻ hơn (nhiều software RAID cho free luôn) so với các lựa chọn thay thế RAID khác như hardware RAID có mức giá cao hơn nhiều.

2/ Fake RAID hay Host RAID

Tôi không hiểu lắm tại sao người ta lại nói là fake RAID, mà nếu dịch ra tiếng Việt cho sát nghĩa thì nghe nó trớt quớt. Trong khi tôi ưa thích từ Host RAID vì nó sát thực tế hơn. Vậy Fake RAID (RAID giả) là gì?
Tôi chắc rằng có 80 – 90% trong số các bạn không biết gì về nó, thậm chí mới nghe lần đầu trong khi mình xài nó hà rầm mỗi ngày.
Khi bạn mới mua một cái mainboard mới toanh về, trong lúc cài Windows, ta nhấn F6 để cài driver (chắc các bạn vẫn còn nhớ) nhằm để thiết lập RAID trong BIOS bên ngoài Windows. Rõ ràng đâu có gì dính đến software nào đâu vì ngay cả OS còn chưa có huống là. Do đó nó rõ ràng là hardware RAID (hardware là motherboard đó!)
Cũng vậy, khi bạn mới mua một cái card Sata rời 4 hoặc 8 cổng Sata. Ta set up RAID trên những ổ cứng gắn trên nó và cũng chả có cái software tên là A hay B nào can thiệp vào đây. Vâng, rõ ràng nó cũng chính là một hardware RAID.
Không phải thật sự như vậy đâu các bạn ạ. Một lần nữa ta phải bám chắc vào một nguyên lý đơn giản nhưng cơ bản là: Cho dù cái RAID đó được hình thành (xuất sứ) từ đâu một khi nó vẫn còn sử dụng nguồn tài nguyên là chính cái CPU và bộ nhớ memory của máy chủ để hoạt động (tính toán RAID, truy xuất dữ liệu,...) thì nó vẫn bị coi là software RAID như thường. Tuy nhiên vì ở đây nó có liên quan chút đỉnh tới mobo hoặc card rời. Nó sử dụng firmware nhận diện/ đánh giá ổ cứng trước khi HĐH được khởi động. Và sau khi HĐH khởi động xong (lấy quyền kiểm soát lại từ Bios) thì khi đó nó giao quyền điều khiển RAID cho OS luôn. Vì lẽ đó mà nó có tên gọi Host RAID là vậy. Trời, khó quá, thế thì như thế nào mới được gọi là hardware RAID, mặt mũi nó như thế nào?


3/ Hardware RAID

Nó thường ở dưới hình thức là một dạng card add-in. Loại card RAID controller này cắm vào một khe cắm bus chủ PCI. Giảm tải hệ thống máy chủ trong một số hoặc tất cả các lệnh I / O, dành các hoạt động tính toán RAID cho một hoặc nhiều bộ vi xử lý thứ cấp mà nó có.
Ngoài việc cung cấp những lợi ích chịu lỗi của một RAID thông thường , bộ điều khiển hardware RAID còn thực hiện các chức năng kết nối tương tự như bộ điều khiển trên máy chủ tiêu chuẩn. Và cũng bởi nhờ nó có riêng cho mình tài nguyên (CPU, memory,...) , nên chúng thường cung cấp hiệu suất cao nhất cho tất cả các loại RAID. Hardware RAID cũng cung cấp tính năng chịu lỗi mạnh mẽ hơn đa dạng hơn software RAID. Ví dụ như RAID 0/1/5/6/10/50/60. Thế bạn thường gặp hardware RAID ở đâu? Có phần nhiều các bạn sẽ ít có cơ hội mua chúng vì giá quá chát hoặc thấy chúng (vì thường được trang bị để xây dựng các siêu hệ thống lưu trữ dung lượng cao nơi các máy chủ cao cấp) .
Theo tôi biết, vài cái tên nổi tiếng được các tay có máu mặt trang bị cho các file servers tại gia là 3ware, Areca, Intel, LSI vì chúng đem lại hiệu suất thực sự. Còn giá thì vô chừng từ vài trăm đến cả ngàn USD tùy theo con chip đi theo nhanh hay chậm, dung lượng memory tích hợp, số cổng Sata có thể kết nối, v..v...
Ví dụ như em này

3ware 9650SE-8LPML PCI Express SATA II Controller Card RAID

t798.jpg



Tóm lại, đứng dưới góc nhìn của dân lưu trữ HD, khi mà dung lượng phim ảnh nhạc nhẽo ngày càng phình to ra thì nhu cầu tìm hiểu về RAID để trợ giúp cho việc lưu trữ trở nên một chủ đề nóng và nó quan trọng hơn bao giờ hết.
Đáng tiếc bài này không thể dài hơn nên chỉ cho ta một cái nhìn tổng quan bao gồm tất cả hóa thân của RAID thôi chứ không bao gồm chiều sâu trong chúng. Một đều an ủi là, chí ít qua bài này, bạn hiểu được phần nào về RAID để từ đó có quyết định đúng đắn khi lựa chọn một phương pháp bảo vệ cho kho lưu trữ dữ liệu HD của mình.

Thanksforsharing@HDVietnam​
 
Chỉnh sửa lần cuối:

pterpm

Well-Known Member
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Cám ơn bài viết công phu của bác. Mình cũng đang theo dõi các bước làm của bác, mình có con Synology 8bays , chạy SHR (Synology Hybrid Raid) nếu một ổ bị hư thì có thể cứu dữ liệu , nhưng cũng còn mơ hồ lắm , chẳng hiều nó là raid mấy và công dụng làm gi,giờ ổ cứng cũng đầy rồi, muốn bỏ thêm 2 con 4TB thì mình phải làm thế nào bác nhỉ
 

thanhyk

Well-Known Member
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Em quan tâm khác biệt và ưu khuyết giữa raid cứng và mềm...
Chạy raid cứng theo hiểu biết của em là các file được phân chia thành nhiều đoạn trên các ổ nên nó không còn độc lập, dẫn đến không thể tháo 1 ổ để xem hoặc play file trong đó. Có lẽ raid mềm uyển chuyển vấn đề này chăng...
 

hanta

Member
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

SHR của synology tương đương với RAID5, tức là cho phép hư 1 HDD trong tổng số HDD của bạn mà data ko bị mất. Cái hay của SHR là tối ưu hóa dung lượng khi bạn sử dụng các HDD ko đồng nhất về dung lượng.

Bạn muốn mở rộng dung lượng SHR sẵn có bằng cách thêm HDD, thực hiện theo đường dẫn này ạ: How to expand volumes or Disk Groups by adding hard disks to Synology NAS - Synology - Network Attached Storage (NAS)


Cám ơn bài viết công phu của bác. Mình cũng đang theo dõi các bước làm của bác, mình có con Synology 8bays , chạy SHR (Synology Hybrid Raid) nếu một ổ bị hư thì có thể cứu dữ liệu , nhưng cũng còn mơ hồ lắm , chẳng hiều nó là raid mấy và công dụng làm gi,giờ ổ cứng cũng đầy rồi, muốn bỏ thêm 2 con 4TB thì mình phải làm thế nào bác nhỉ
 
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Cám ơn bài viết công phu của bác. Mình cũng đang theo dõi các bước làm của bác, mình có con Synology 8bays , chạy SHR (Synology Hybrid Raid) nếu một ổ bị hư thì có thể cứu dữ liệu , nhưng cũng còn mơ hồ lắm , chẳng hiều nó là raid mấy và công dụng làm gi,giờ ổ cứng cũng đầy rồi, muốn bỏ thêm 2 con 4TB thì mình phải làm thế nào bác nhỉ
Trong 8 bays của bạn đã chứa bao nhiêu HDD rồi? DSM của bạn version mấy?
Kể từ DSM version 3.1 trở lên, Synology cho phép thiết lập 2-disk redundance (tương đương RAID 6) nếu bạn thiết lập SHR có từ 4 HDD trở lên. Lưu ý, Synology ko cho phép bạn nâng cấp từ SHR 1-disk redundancy lên 2-disk redundancy trừ bạn tháo bỏ set up SHR lại từ đầu.
Còn muốn bỏ thêm HDD vào thì theo chỉ dẫn link của hanta đó.
 

tamkt

Active Member
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Mình có 1 thắc mắc về con server đang chạy RAID 1 muốn hỏi bác.

Về lý thuyết RAID 1 gồm 2 HDD sẽ ghi dữ liệu giống nhau lên 2 HDD & 1 HDD lỗi vẫn chạy được. Nhưng không hiểu sao hôm mình test thử boot 1 trong 2 HDD đều không được mà phải cắm cả 2 HDD nó mới boot được vào OS.
 
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

thật là đáng tiếc giờ mình mới bít :(
 

zeromark

Member
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Lụm được 1 lượng kiến thức từ bạn. Cảm ơn bài viết của bạn. Giờ mới biết cơ chế khôi phục dl của Raid 5 6 trước giờ tưởng ổ kia là dl nó nén lại. Giờ mới biết đơn giãn a + b + c = d
 
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Mình có 1 thắc mắc về con server đang chạy RAID 1 muốn hỏi bác.

Về lý thuyết RAID 1 gồm 2 HDD sẽ ghi dữ liệu giống nhau lên 2 HDD & 1 HDD lỗi vẫn chạy được. Nhưng không hiểu sao hôm mình test thử boot 1 trong 2 HDD đều không được mà phải cắm cả 2 HDD nó mới boot được vào OS.
Chắc có lẽ bạn đã hiểu sai mục đích của RAID 1. Chính bạn cũng công nhận là "RAID 1 gồm 2 HDD sẽ ghi dữ liệu giống nhau lên 2 HDD & 1 HDD lỗi vẫn chạy được", đúng không? Còn trong trường hợp bạn test bạn nhổ 1 HDD ra rồi. Như thế thì firmware - cái dùng để set up RAID trước khi giao lại cho OS - xem như RAID đã bị hỏng nên bỏ qua. Và như thế thì làm sao boot máy lên bằng 1 HDD được. Chẳng thà 1 thằng bị hư thật, nhưng miễn sao cả 2 vẫn còn yên vị thì tình huống sẽ khác đi.

Thân.
 

tamkt

Active Member
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Chắc có lẽ bạn đã hiểu sai mục đích của RAID 1. Chính bạn cũng công nhận là "RAID 1 gồm 2 HDD sẽ ghi dữ liệu giống nhau lên 2 HDD & 1 HDD lỗi vẫn chạy được", đúng không? Còn trong trường hợp bạn test bạn nhổ 1 HDD ra rồi. Như thế thì firmware - cái dùng để set up RAID trước khi giao lại cho OS - xem như RAID đã bị hỏng nên bỏ qua. Và như thế thì làm sao boot máy lên bằng 1 HDD được. Chẳng thà 1 thằng bị hư thật, nhưng miễn sao cả 2 vẫn còn yên vị thì tình huống sẽ khác đi.

Thân.

Thanks bác, em đã hiểu được vấn đề :D
 

yzrm1_spn

Active Member
Ðề: Bạn biết gì về Raid - Raid dưới góc nhìn của người sử dụng HD

Ngày xưa mình được biết đến RAID ở môn kiến trúc máy tính
 
Bên trên