Snowden - 2 phe, 1 sự thật

torune

Film critic
sno.jpg

Cũng dạo này năm ngoái (thật ra trễ hơn chút), Joseph Gordon-Levitt (LGV) cũng làm nam chính trong một phim thuộc thể loại tiểu sử, tức kể về người thật việc thật nhưng có phóng tác qua lăng kính của điện ảnh. Đó là 'The Walk'. Năm nay, LGV tiếp tục thử sức với dòng phim tiểu sử về một nhân vật thức thời hơn - Edward Snowden. Nhân vật này hiện mang hai danh hiệu: anh hùng và tội đồ của nước Mỹ; và người ta đang phân vân không biết danh hiệu nào đúng hơn. Nếu bạn đọc vẫn đang tìm câu trả lời hay tìm dẫn chứng để bổ sung cho nhận định cá nhân. Hãy đến rạp để xem 'Snowden'.

Không ai có thể nghi ngờ được diễn xuất của JGL nữa cả. Nam diễn viên nhập vai rất tốt. JGL sở hữu ngoại hình gần giống với Snowden, nên e kíp hóa trang sẽ ít cực hơn trong việc hoàn chỉnh phiên bản Snowden trên màn ảnh rộng. Cá nhân mình thấy vai diễn giới hạn khả năng của JGL xuống một bậc. Cách xây dựng nhân vật vẫn hơi bị động. [Cũng có thể ngoài đời thật, duyên cơ đưa đẩy Edward Snowden vào những tài liệu mật]. Phim chủ yếu xoáy sâu vào cơ chế, bí mật, tương tác trong lòng chính phủ... để nghiêm trọng hóa vấn đề. Nhưng, những thông tin liên quan đến an ninh quốc gia, chính trị... chỉ hớt nhẹ ở phần mặt; còn những thuật ngữ chuyên sâu quá, lại khiến khán giả khó hiểu. Thành ra, ở những cao trào trong tâm lý của nam chính, lời thoại khá sáo rỗng và hơi lên gân, đậm chất chủ nghĩa anh hùng nhưng chưa tới. Mình đã cố lựa phân đoạn hậu cao trào để ra ngoài vài phút, vậy mà khi vào lại, không hiểu trên màn chình họ đang nói gì luôn.

Thoại trong phim có 2 kiểu, một là one-liner (một kiểu rập khuôn, được phát ra đúng thời điểm, đúng ngữ cảnh); hai là 'tuyển tập thuật ngữ chuyên ngành mật vụ liên quan chính trị, báo giới, blah blah blah...' Vẫn có cảm giác phim không rạch ròi tuyến nhân vật chính lẫn phụ. Ngoài Snowden, thì những nhân vật còn lại có nhiều nét riêng và rất đáng nhớ. Thời lượng lên hình có thể nói là san sẻ đều cho mọi người (kể cả nam chính).

Điểm cộng của phim nằm ở khung hình. Dễ nhìn! 'Snowden' luân chuyển những thước phim có CGI, có đại cảnh hoặc cảnh thiên nhiên rất mượt. Khán giả phải tinh ý mới nhận ra. Những cảnh quay này âm thầm giải tỏa phần nào mâu thuẫn tâm lý âm ỉ suốt phim. Nhạc và hình lấy từ điện ảnh sang đã cứu vớt cách kể chuyện của biên kịch. Mình đánh giá cao tính mới, tính thức thời nhưng mà cách người viết kịch dẫn dắt người xem rất chán. Không nhấn trọng tâm vào việc NSA âm thầm che dấu người dân hay vào việc công chúng phản ứng sau khi các thông tin mật được công bố. Mọi nhánh của câu chuyện được xây dựng lớp lang, rõ ràng... nhưng tới khúc cần bùng nổ thì lại tịt ngóm.

Cách mà nhà biên kịch muốn nâng Snowden nhưng nâng lên chưa tới, hóa ra lại có công dụng khác. Nó biến 'Snowden' thành một phim nước đôi, không thiên về lựa chọn nào trong câu hỏi: Snowden là anh hùng hay tội đồ của nước Mỹ? Nếu đặt bản thân vào Snowden, người xem vẫn hiểu được cảm giác bị ém nhẹm thông tin từ chính phủ. Về phía chính phủ Mỹ, nếu họ không có những biện pháp 'đi đêm' (căn cứ theo phim) thì đất nước này có thể trở thành một cường quốc như hiện giờ hay không? Giải pháp nào cũng có hai mặt, đúng hay sai tùy thuộc vào góc nhìn. Snowden xứng đáng nhận tuyên dương vì đã nói lên sự thật. Nhưng, quyền phán xét đúng hay sai thuộc về từng cá thể trong lòng công chúng.

So với 'The Walk', 'Snowden' có cảm giác nặng nề và rề rà hơn, dù mình vẫn đánh giá cao khả năng nhập vai của JGL. Vì mâu thuẫn ngoài đời thực vẫn chưa ngã ngũ nên đoạn kết của phim cứ theo đó mà dở với dang. Cách đạo diễn nâng Edward Snowden lên hàng epic ở khúc cuối vẫn chưa đạt hiệu ứng cao. Tóm lại, phim quá tham lam vì muốn vừa mô tả scandal của NSA, vừa muốn kể lại cuộc đời Snowden từ lúc nhập ngũ nhưng lại không tạo điểm nhấn ở cái nào. Tức là, cách kể chuyện dở, nhưng được cái diễn viên nhập vai và phần hình ảnh + âm thanh dễ chịu. Thế thôi.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

haipqhn

Active Member
Đối với những người đang học hay làm trong lĩnh vực bảo mật, mạng, hoặc lập trình viên như mình thì phim này rất đáng để xem. Phim khá dài, lại có nhiều thuật ngữ chuyên môn nên rất kén khán giả. Vậy nên hãy đi xem phim này một mình hoặc với những người cùng chuyên môn này, không thì sẽ cảm thấy nó rất chán, dài lê thê và buồn ngủ. Chống chỉ định đi xem với gái hoặc gấu :)) . Hôm qua lúc mình xem phim này có đôi ngồi cạnh mình đã phải bỏ về giữa chừng rồi đó :))
 

tienhanus

Active Member
Đây là một phim hay chỉ là điện ảnh hóa nhân vật hơi quá đà làm anh main như 1 vị thánh, 1 siêu nhân.
 

phuclong_hl

Well-Known Member
Phim này ít người xem nên mình đi cảm giác thoải mái hơn hẳn. Đi xem phim để thưởng thức mà hầu như lần nào cũng bị phá đám cảm xúc bởi những thành phần rất vô duyên và khó chịu.
 

microbig

Active Member
Tối qua vừa xem lại 'The Walk' trên TV, nhìn chung anh JGL đóng phim rất đạt, cả hành động lẫn tâm lý. Chưa xem nhưng cũng đang hóng tiếp.
 

Mr Pink

Member
làm liều ai người trở thành huyền thoại, còn được dựng thành phim nữa :D
 

ngophuocthinh

Active Member
Không thành thằng phản bội này
Quy tắc là cho dù làm bạn làm việc ở cty tệ đến đâu cũng không nên đem bí mật để nói xấu khi qua cty mới
Cái này việc Mỹ giám sát thông tin cũng chỉ giúp điều khiển vấn đề an ninh toàn thế giới và nạn khủng bố
Đằng này lại đi bán thông tin cho Nga và Trung Quốc, nhựng kẻ trên lúc nào cũng hô hào hóa bình thế giới nhưng lại là...
 

thich_xem_phim

Active Member
Không thành thằng phản bội này
Quy tắc là cho dù làm bạn làm việc ở cty tệ đến đâu cũng không nên đem bí mật để nói xấu khi qua cty mới
=> Quy tắc là cho dù bạn sống ở đất nước tệ đến đâu cũng không nên đem bí mật để nói xấu khi qua đất nước mới?
Cái này việc Mỹ giám sát thông tin cũng chỉ giúp điều khiển vấn đề an ninh toàn thế giới và nạn khủng bố
"These programs were never about terrorism: they’re about economic spying, social control, and diplomatic manipulation. They’re about power.” (Edward Snowden)

Đằng này lại đi bán thông tin cho Nga và Trung Quốc, nhựng kẻ trên lúc nào cũng hô hào hóa bình thế giới nhưng lại là...
"They say we violate international law. Good, they remember international law exists. Better late than never." (Vladimir Putin)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

ngophuocthinh

Active Member
=> Quy tắc là cho dù bạn sống ở đất nước tệ đến đâu cũng không nên đem bí mật để nói xấu khi qua đất nước mới?

"These programs were never about terrorism: they’re about economic spying, social control, and diplomatic manipulation. They’re about power.” (Edward Snowden)


"They say we violate international law. Good, they remember international law exists. Better late than never." (Vladimir Putin)

Khủng bố có thể tồn tại dưới mọi hình thức, tát nhiên thằng này nó bán thông tin cho bên phe kia nó phải bảo vậy trước báo giới rồi.
P/s: chung quy người trong cuộc mới hiểu, người như Snowden mãi là kẻ thù dân tộc. Nếu ở triều tiên hay China...mình sẽ ủng hộ hành động này, Mỹ dù sao cũng là 1 nước nhân quyền và luật rất công bằng
 
lol, thánh ở trên đi quote lời của Pú-Chin thống soái trọn đời của mẹ Nga vĩ đại để bào chữa luôn kìa, phát ngôn nhân da vàng của điện Kremlin hóa ra cũng chơi hdvn ...
 

ohmanxxx

Member
đối với người Mỹ, chẳng ai xem Snowden là anh hùng mà phỉ nhổ hắn như là một tên phản bội đê hèn bởi hắn đã dùng bí mật an ninh quốc gia như một tài sản đổi chác với kẻ thù. Hành động của Snowden chẳng khác nào đẩy người dân Mỹ vào một thời kỳ đe dọa khủng khiếp. Những gì Snowden đã bán cho đối thủ của Mỹ không chỉ là những cái báo chí đăng tải mà còn những thông tin tuyệt mật nguy hiểm khôn lường. Tóm lại, nếu Snowden lật tẩy bí mật này với lý do chính phủ vi phạm quyền tự do công dân thì hắn có thể là anh hùng trong mắt một số người nhưng khi đã dùng nó để kiếm chác thì tất cả dân Mỹ coi hắn chẳng khác nào một tên phản quốc bẩn thỉu. Nhưng đối với sa hoàng Putin, kẻ quyết tâm cầm quyền cho tới chết thì Snowden là "number one"
 
Bên trên