[Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

binhhc

Moderator
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Rất cảm ơn bác DATAVIEWER =D>
 

pede

Well-Known Member
Ðề: [Wiki] Các thuật ngữ mọi người cần biết

Tuyệt lắm, mấy cái này ít ở đâu có tổng hợp lại.
 

hbc

Moderator
Các khái niệm về phụ bản (version) của phim

Theatrical Cut

Đây là bản phim được sử dụng cho việc chiếu rạp, bình thường ta hay gặp chính là loại này.

Như trong Hệ thống xếp hạng MPAA: G/PG/PG-13/R/NC17, chúng ta đã biết hiệp hội điện ảnh Hoa Kỳ - Motion Picture Association of America (MPAA) đã phân loại các bộ phim và áp dụng chúng trên toàn nước Mỹ. Việc phân loại này rất quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp tới doanh thu của 1 bộ phim bởi lẽ chẳng đứa trẻ nào trên đất Mỹ được phép xem những bộ phim ko phù hợp với lứa tuổi của mình tại rạp. Chính vì vậy bản Theatrical Cut là bản phim có nội dung đc sản xuất, chỉnh sửa và cắt xén để "né kiểm duyệt", thỏa mãn đc thị hiếu số đông, tránh các yếu tố nhạy cảm (vd: phân biệt chủng tộc, tình dục đồng tính) qua đó đạt được doanh thu cao.

Director's Cut (DirCut/DC)

Bản dựng của đạo diễn. Chúng ta có thể hiểu đc 1 điều: Nhà sản xuất thì luôn chú trọng vào doanh thu, còn đạo diễn thì thường chú trọng vào chất lượng, tính nghệ thuật của phim. Thường các dân mê điện ảnh vẫn hay săn lùng các bản Director's Cut vì họ cho rằng nó phản ánh trung thực nhất ý đồ của đạo diễn.

Extended Cut (Special Edition)

Được phát hành sau bản chính thức, và thường là dành cho những phim được nhiều người mong chờ và mong muốn được xem thêm những gì mà họ đã xem ở trong rạp. Bản phim sẽ kèm theo một vài đoạn bị cắt (thường là để phù hợp với thời lượng chiếu phim, có thể là do phim đó dài quá chẳng hạn), và có thể sẽ có thêm âm nhạc hoặc hiệu ứng mới. Nếu bạn gặp Special Edition thì hãy hiểu nó như là Extended Cut.

UNCUT

Là bản không cắt gì hết. tức là quay bao nhiêu ghép lại bấy nhiêu. Thường thì uncut có thể dở hơn nhưng thường là HOT hơn vì người ta chỉ cắt bớt khi chiếu rạp vì nó thừa hoặc quá HOT (sẽ bị rate cao làm giảm lượng khán giả,khách hàng)

UNRATED

(Ở đây chỉ nói phim được phát hành ở Mỹ) Là những bản phim chưa thông qua kiểm định của "Hiệp hội điện ảnh Mỹ" (không qua kiểm định nên sẽ không bị cắt xén miếng nào). Thường đó là những phim nước ngoài chưa kịp qua kiểm định hoặc phim nào mà nhà sản xuất muốn phát hành nhanh, nhưng các quảng cáo, poster, bao bì... bắt buộc phải có dòng chữ "Phim chưa qua kiểm định" hoặc đóng dấu "Unrated". Và những bản phim này sẽ không được công chiếu rộng rãi như các bản khác, không được chiếu trên TV, ở rạp...

RATED

Film đã qua quá trình giám sát,xử lí cắt đi 1 số đoạn (sex, bạo lực hay không phù hợp với tôn giáo, phong tục tập quán) để có thể trình chiếu rộng rãi (Film chiếu rạp thường ở dạng này)

LIMITED

Là những bản phát hành có giới hạn số lượng trên một loại media nào đó. Một số trường hợp nhỏ nó được hiểu nhầm đồng nghĩa với phiên bản Rated

2in1 (3in1..) Là các bản encode chứa từ 2 bản cut trở lên (theatrical cut và uncut), giúp người xem dễ dàng chọn lựa bản mình yêu thích vì các bản Uncut ko hẳn lúc nào cũng hay hơn bản theatrical cut.

Alternate Ending

Đây là thuật ngữ chỉ những phim có hơn 1 kết thúc. Quá trình sản xuất một bộ phim thường khá dài nên trong khi thực hiện bộ phim, đạo diễn có thể yêu cầu diễn viên diễn nhiều đoạn kết khác nhau cho bộ phim để rồi từ đó chọn ra một đoạn kết phù hợp nhất.

VD: Phim ‘’The Butterfly Effect – Hiệu Ứng Cánh Bướm (2004)’’ là một trong những phim như thế. Bộ phim được công chiếu với một kết thúc có hậu và phát hành DVD bổ sung với đoạn kết bi kịch. Mỗi phiên bản để cho lại cho người xem một ấn tượng riêng và có thể khiến cho chúng ta thở phào nhẹ nhõm hay bật khóc khi xem những đoạn kết đó.

Open matte

Đây là thuật ngữ kỹ thuật liên quan đến việc tái dựng lại những bộ phim ăn khách (kinh điển) trước đây thông qua việc nới rộng thêm khung hình so với phiên bản chiếu rạp 21:9 hoặc 16: 9 mà có 2 viền đen trên dưới.

Tại phiên bản này khi xem đúng tỷ lệ sẽ hiện thị đầy đủ khung hình mà không có các viền đen che chắn này

Một khung hình phim 35mm:
250px-Open_matte_film_illustration.jpg

- Phiên bản chiếu rạp (1.85:1) bên trong khung màu vàng
- Phiên bản cho TV (4:3) bên trong khung màu đỏ


Nếu không phải bản Open mate thì khung hình 16:9 sẽ là khung hình của phiên bản chiếu rạp được tặng thêm 2 viền đen trên dưới (nới rộng chiều dọc)


3D


Là phiên bản 3D của bộ phim

IMAX

Là một hệ thống chiếu rạp chất lượng cao, các phim được trình chiếu ở hệ thống rạp này sử dụng máy quay IMAX để thu hình. Máy quay IMAX sử dụng cuộn phim riêng, độ phân giải lớn hơn nhiều so với cuộn phim 35mm thường được sử dụng:

Phim quay bằng máy quay IMAX sẽ cho chất lượng đẹp hơn máy quay thường. Có 3 loại rạp chiếu IMAX là IMAX thường, IMAX dome và IMAX digital

(p/s: đã stick lên post #1)
 
Chỉnh sửa lần cuối:

abzvnvn

New Member
Qua diễn đàn này mình học hỏi khá nhiều các cách hiệu quả khi sử dụng
 

eolohd

Active Member
Mình tìm hiểu khá nhiều về các loại truyền dẫn không dây hình ảnh tử mobile devices lên Màn hình lớn nên có 1 vài khái niệm muốn chia sẻ cho kịp thời đại như sau:
UPnP (Universal Plug and Play)
UPnP được phát triển và giới thiệu bởi UPnP FORUM, cộng đồng ngành công nghiệp máy tính). Có thể xem đây là đối trọng của Airplay của Apple. Họ giao thức/tính năng này chỉ cho phép chuyển file NHẠC, VIDEO, ẢNH từ thiết bị di động chiếu lên TV màn hình lớn (truyền kèm cả âm thanh). Hiện tại UPnP được sử dụng rất nhiều để truyền tải không dây (hoặc có dây) qua đường LAN cho các Home media server.
Miracast và Wireless Display (WiDi):
Đây là những chuẩn/công nghệ tương tự Airplay Mirroring (do Apple sở hữu) nhằm truyền toàn bộ nội dung có trên màn hình 1 thiết bị này qua Màn hình thiết bị khác mà không cần thiết lập kế nối thứ 3 (không cần bật bluetooth hay kết nối wifi vào modem). Không bị giới hạn hình ảnh và âm thanh như giao thức UPnP. Tuy nhiên lại đòi hỏi tính tương thích phần cứng rất cao.
Miracast được tạo bởi Liên Minh Wi Fi gồm những tập đoàn công nghệ lớn nhất thể giới như Samsung, Microsoft, Apple, Sony, LG, Intel...Tuy nhiên ông lớn Apple cũng tự tạo ra cho mình công nghệ Airplay Mirroring trên nền giao thức Airplay và Intel tự tạo ra Wireless Display (WiDi) cho các thiết bị chạy chip Intel và Hệ điều hành Windows.
WiDi và Miracast tương thích với nhau vì cùng chuẩn kết nối Wifi Direct (còn gọi là wifi P2P) do vậy trên màn hình TV (hoặc thiết bị Android Box, Android Phone) sẽ thấy tên khác nhau: có thể là Miracast, có thể là Wifi Display hoặc trên laptop là WiDi.
 

yesthatme

New Member
Em là thành viên mới giờ em mới hiểu rõ thêm được những điều mà mình hoàn toàn chưa biết tới bài viết rất hay và những lời góp ý của các bác cũng hoàn toàn giúp em biết thêm nhiều thông tin hơn nữa cám on các bác
 

DE-VN

Member
Trước hết em cảm ơn chủ Topic cũng như các chuyên gia đã tham gia truyền kiến thức công nghệ ở topic này .
Em có câu hỏi sau mong các chuyên gia giải thích :
Em thấy không phải file có đuôi .ISO nào cũng giống nhau . Khi em nhập vào phần mềm để chế biến thì có file nó nhận , có file nó báo là không đọc được mặc dù là cùng đuôi .iso . Tất nhiên là để xem thì em vẫn xem được tất cả các file , nhưng nhập vào phần mềm để chế biến thì nhiều file không nhập được , mặc dù em đã dùng rất nhiều phần mềm cũng như đẩy ca ra ổ ảo . Ví dụ như nhiều DVD 9 mà các cụ đã đưa ra ở mục Chia sẻ phim hay Chia sẻ nhạc . Rất mong nhận được câu trả lời từ các chuyên gia trong này .
Một lần nữa , xin cảm ơn !
 

binhhc

Moderator
Trước hết em cảm ơn chủ Topic cũng như các chuyên gia đã tham gia truyền kiến thức công nghệ ở topic này .
Em có câu hỏi sau mong các chuyên gia giải thích :
Em thấy không phải file có đuôi .ISO nào cũng giống nhau . Khi em nhập vào phần mềm để chế biến thì có file nó nhận , có file nó báo là không đọc được mặc dù là cùng đuôi .iso . Tất nhiên là để xem thì em vẫn xem được tất cả các file , nhưng nhập vào phần mềm để chế biến thì nhiều file không nhập được , mặc dù em đã dùng rất nhiều phần mềm cũng như đẩy ca ra ổ ảo . Ví dụ như nhiều DVD 9 mà các cụ đã đưa ra ở mục Chia sẻ phim hay Chia sẻ nhạc . Rất mong nhận được câu trả lời từ các chuyên gia trong này .
Một lần nữa , xin cảm ơn !
Trường hợp thế này thì mình đã gặp nhiều, theo mình thì cơ bản là do file .iso đó bị lỗi. Mà lỗi này chủ yếu là do khi nén từ đĩa thành iso thì xuất hiện lỗi, gồm lỗi từ đĩa gốc, lỗi do phần mềm nén, lỗi do quá trình nén và có cả lỗi trong quá trình up và down file.
Ví dụ: một số DVD .iso các chương trình PBN cũ, 1 số file .iso bluray trong topic ca nhạc quốc tế của Tony Truong hay xuất hiện lỗi như trên.
Giải pháp trước mình hay làm: tìm down file khác, mount ra ổ ảo thành folder. Nếu vẫn không được thì chắc đành...........chịu :D
 

caothudeche

Moderator
Trường hợp thế này thì mình đã gặp nhiều, theo mình thì cơ bản là do file .iso đó bị lỗi. Mà lỗi này chủ yếu là do khi nén từ đĩa thành iso thì xuất hiện lỗi, gồm lỗi từ đĩa gốc, lỗi do phần mềm nén, lỗi do quá trình nén và có cả lỗi trong quá trình up và down file.
Ví dụ: một số DVD .iso các chương trình PBN cũ, 1 số file .iso bluray trong topic ca nhạc quốc tế của Tony Truong hay xuất hiện lỗi như trên.
Giải pháp trước mình hay làm: tìm down file khác, mount ra ổ ảo thành folder. Nếu vẫn không được thì chắc đành...........chịu :D
Cũng đôi lần em gặp lỗi, chủ yếu là hay tải CD ISO, về muốn tách bài ra. Nhưng đa số lỗi là mình vẫn có cách xử lý. Nói chung là cài phầm mềm tùm lum, từa lưa, kiểu gì cũng có cái trị được bệnh này.
 

ahuyblog

Well-Known Member
NTSC là gì?

NTSC (National Television System Committee)
là một tiêu chuẩn chuyển đổi mã hóa màu sắc được sử dụng trong hầu hết các TV, video và đầu DVD ở các nước Bắc Mỹ, Nam Mỹ và Nhật Bản. Phiên bản đầu tiên được tạo ra cho hệ thống truyền hình trắng, đen tại Hoa Kỳ vào năm 1941. Mãi tới năm 1953 thì phiên bản thứ hai mới được phát hành cho các hệ thống TV màu. NTSC là tiêu chuẩn màu sắc được sử dụng rộng rãi và tới những năm 1997 thì nó dần được thay thế bởi các tiêu chuẩn màu mới hơn.

NTSC sử dụng độ phân giải màn hình là 720 x 480 pixel và có tốc độ quét là 30 khung hình trên một giây (30fps). Trong khi đó tiêu chuẩn PAL (được sử dụng ở các nước châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc và Trung Đông) sử dụng độ phân giải cao hơn là 720 x 576 pixel, nhưng tốc độ quét lại thấp hơn chỉ 25 khung hình trên mỗi giây (25fps). Về bản chất, NTSC cho ra hình ảnh mượt mà hơn, đặc biệt là trong các khung hình tốc độ cao, nhưng PAL lại cho ra hình ảnh chất lượng hơn so với NTSC.

Nhiều đầu DVD hiện đại sẽ phát và chuyển đổi cả 2 định dạng mã hóa NTSC và PAL ở những khu vực địa lý khác nhau, giúp tránh gặp phải các vấn đề khi đầu phát và nguồn phát ở 2 chuẩn màu khác nhau.

PAL là gì?

PAL (Phase Alternating Line)
là một tiêu chuẩn chuyển đổi mã hóa màu sắc được sử dụng ở nhiều nước châu Âu, châu Phi, châu Á, Úc và Trung Đông cho TV, video và đầu DVD. Được phát triển bới Walter Bruch tại Đức trong những năm 1960.

So với NTSC, PAL cho ra chất lượng màu sắc tốt hơn và nhất quán hơn mặc dù số lượng màu thực tế ít hơn so với NTSC.

Trong rạp chiếu phim, tốc độ khung hình phát ra chỉ là 24 khung hình trên mỗi giây (24fps). Khi những bộ phim này được ghi ra đĩa DVD với chuẩn PAL nên tốc độ khung hình phải là 25 khung hình trên mỗi giây (25fps), họ chỉ đơn giản tăng tốc độ lên 4%. Điều này có nghĩa là cả phần hình ảnh và âm thanh sẽ nhanh hơn 4% so với khi chiếu trong rạp. Nếu so sánh độ dài của DVD và phim chiếu trong rạp bạn sẽ thấy sự khác biệt.
 

ahuyblog

Well-Known Member
10-bit màu nghĩa là gì?

Mỗi màu sắc mà mắt chúng ta nhìn thấy được tạo thành từ ba màu cơ bản đó là Đỏ (Red), Xanh lá (Green) và Xanh da trời (Blue) hay còn được viết tắt là RGB. Mỗi điểm ảnh (pixel) là sự tổng hợp của 3 pha màu trên, vậy sự khác nhau giữa 8-bit và 10-bit hoặc cao hơn nữa là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau làm một phép tính đơn giản như sau:
  • R (Red) = 2^8 = 256 trạng thái màu (đỏ) khác nhau.
  • G (Green) = 2^8 = 256 trạng thái màu (xanh lá) khác nhau.
  • B (Blue) = 2^8 = 256 trạng thái màu (xanh da trời) khác nhau.
==> Với hệ RGB 8-bit thì chúng ta sẽ có: 256 x 256 x 256 = 16.777.216 (~16.7 triệu) trạng thái màu sắc khác nhau có thể hiển thị được trên mỗi điểm ảnh.

Tương tự với hệ RGB 10-bit:
  • R (Red) = 2^10 = 1024 trạng thái màu (đỏ) khác nhau.
  • G (Green) = 2^10 = 1024 trạng thái màu (xanh lá) khác nhau.
  • B (Blue) = 2^10 = 1024 trạng thái màu (xanh da trời) khác nhau.
==> Với hệ RGB 10-bit thì chúng ta sẽ có: 1024 x 1024 x 1024= 1.073.741.824 (~1.07 tỷ) trạng thái màu sắc khác nhau có thể hiển thị được trên mỗi điểm ảnh.

Như vậy hệ RGB 10-bit sẽ có thể hiển các trạng thái màu sắc khác nhau gấp 64 lần so với hệ RGB 8-bit.

10bit-fg-2.png
 

ahuyblog

Well-Known Member
HDCP là gì?

hdcp2hd1.bmp

HDCP (High-bandwidth Digital Content Protection) là một hình thức bảo vệ bản sao kỹ thuật số được phát triển bởi tập đoàn Intel nhằm ngăn chặn các sao chép nội dung (bao gồm âm thanh & hình ảnh) thông qua các kết nối. Các loại kết nối bao gồm DP (DisplayPort), DVI (Digital Visual Interface, HDMI (High-Definition Multimedia Interface), cũng như các loại kết nối ít phổ biến hoặc không còn tồn tại như GVIF (Gigabit Video Interface) và UDI (Unified Display Interface).

Tất cả các thiết bị ủy quyền sẽ được cấp một key (khóa) bí mật duy nhất từ Digital Content Protection LLC, đây là một cơ quan công nghệ cấp phép bảo vệ cho các nội dung kỹ thuật số. Các thiết bị nhận phải xác thực được key (khóa) bí mật với bên phát trước khi nội dung được truyền tới. Sau khi xác thực, cả hai thiết bị phát và nhận sẽ tạo ra một trị số chia sẽ bí mật để ngăn chặn bên thứ 3 đánh cắp nội dung, trị số này sẽ được dùng để mã hóa nội dung (ở thiết bị phát) rồi gửi đi và thiết bị nhận cũng dùng trị số này để giải mã nội dung đó.

Nếu Digital Content Protection LLC phát hiện ra các key (khóa) bí mật nào bị xâm nhập (crack). Nó sẽ đưa các key (khóa) này vào danh sách khóa bị thu hồi và cung cấp cho thiết bị đó một khóa mới. Khi xác thực, thiết bị phát sẽ kiểm tra danh sách các khóa bị thu hồi trước khi gửi bất kỳ nội dung nào.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

caothudeche

Moderator
Hiện tại post #1 dài quá rồi, mọi người đọc lăn chuột mỏi tay mất thôi. Mà có khi lăn mãi mới thấy cái mình tìm.
Viết như vậy cũng hay, mọi người đọc thấy luôn nội dung.
Mình đang có ý định sẽ để # 1 hoặc #2 là 1 bảng các thuật ngữ, chỉ giải thích sơ bộ, và dẫn link đến post các bạn viết.
 

ahuyblog

Well-Known Member
Hiện tại post #1 dài quá rồi, mọi người đọc lăn chuột mỏi tay mất thôi. Mà có khi lăn mãi mới thấy cái mình tìm.
Viết như vậy cũng hay, mọi người đọc thấy luôn nội dung.
Mình đang có ý định sẽ để # 1 hoặc #2 là 1 bảng các thuật ngữ, chỉ giải thích sơ bộ, và dẫn link đến post các bạn viết.
Em thấy như vậy cũng được. Thời gian tới em sẽ dịch thuật một loạt các thuật ngữ kỹ thuật (chủ yếu là về công nghệ màu và UHD), vừa kết hợp học tiếng Anh vừa chia sẽ kiến thức cho anh,em "dong dam".
 

ahuyblog

Well-Known Member
WCG là gì?

Color_Gamut.png

Nếu bạn từng nghe các video quảng cáo về các dòng TV 4K UHD hoặc đọc thông số kỹ thuật của đầu UHD Blu-ray hay trên bìa các đĩa 4K Blu-ray. Chắc hẳn bạn đã thấy cụm từ "Wide Colour Gamut" hay "Gam Màu Rộng" ở đâu đó. Thực tế, ngoài độ phân giải 4K và HDR (High Dynamic Range) thì WCG là một trong những ưu điểm chính của UHD. Vậy chúng ta cùng tìm hiểu xem cái này là cái quái gì và sao nó lại quạn trọng đến vậy?

Gam màu là gì?

Nó là một thuật ngữ khá đơn giản, một gam màu đại diện cho tất cả các màu sắc mà TV hoặc máy chiếu có thể hiển thị. Vì gam màu lớn hơn nên màu sắc của hình ảnh được hiển thị trên TV hoặc máy chiếu sẽ tốt hơn. Một gam màu đôi khi cũng được xem như là một khoảng màu, về cơ bản thì chúng giống nhau. Nhưng để tránh nhầm lẫn chúng ta sẽ chỉ dùng thuật ngữ gam màu trong bài viết này.

Biểu đồ bên trên là đồ thị màu CIE 1931 và cái hình giống như móng ngựa kia đại diện cho tất cả màu sắc mà mắt người có thể thấy được, nó được gọi là quang phổ nhìn thấy được. Nếu một TV hoặc máy chiếu có thể hiển thị nguyên cái móng ngựa này thì cũng có nghĩa là các thiết bị này có khả năng phát ra các màu sắc nhìn thấy được tới mắt con người. Không may là công nghệ hiển thị ngày nay vẫn chưa bắt kịp được điểm này, cho nên một TV hoặc máy chiếu chỉ có thể hiển thị một phần nào của cái móng ngựa, đó được gọi là các gam màu.

Tất cả các màu sắc (digital) được tạo từ ba màu cơ bản đó là đỏ (Red), xanh lá cây (Green) và xanh dương (Blue). Vì vậy, nếu bạn chọn một điểm cụ thể tương ứng với ba màu cơ bản trong quang phổ nhìn thấy được bạn sẽ có một hình tam giác, tam giác đó được gọi là một gam màu. Các tam giác càng lớn có nghĩa là các màu sắc được hiển thị sẽ càng nhiều hơn. Nếu bạn nhìn vào biểu đồ ở đầu bài viết bạn sẽ thấy một loạt các hình tam giác nằm trong vùng quang phổ nhìn thấy được và mỗi hình tam giác tương ứng với một gam màu.

Do đó, một gam màu sẽ chiếm một tỷ lệ (%) của quang phổ nhìn thấy được và tại sao chúng ta lại cần một gam màu cụ thể? Lý do đơn giản là để hình ảnh có thể tái tạo chính xác và nhất quán nhất. Nếu không có các tiêu chuẩn thống nhất như vậy thì làm sao chúng ta biết một màu sắc cụ thể sẽ trông như thế nào? Việc tạo ra các tiêu chuẩn về màu sắc bắt đầu từ những năm cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, đã có những bước đi tiên phong trong việc nghiên cứu bước sóng của màu sắc, quang phổ nhìn thấy được và cảm nhận màu sắc của mắt người.

Biểu đồ màu CIE 1931 là tiêu chuẩn đầu tiên được công nhận cho thấy mối liên hệ giữa ba màu cơ bản đỏ (Red), xanh lá cây (Green), xanh dương (Blue) và cách mà mắt con người nhìn thấy được các màu sắc. Tiêu chuẩn này được phát triển bới CIE (International Commission on Illumination) và biểu đồ ở trên là đại điện đồ họa đầu tiên của tất cả các màu sắc mà mắt người bình thường có thể nhìn thấy, từ đó cung cấp một phạm vi tổng thể để tạo ra các gam màu khác nhau.

Với sự ra đời của TV màu đòi hỏi các kỹ sư, các đài truyền hình và các cơ quan chuyên môn phải thống nhất tạo ra một gam màu tiêu chuẩn cho việc sản xuất, phát sóng các chương trình. Việc tuân thủ theo các tiêu chuẩn này nhằm đảm bảo màu sắc các nội dung được sản xuất, phát sóng và hiển thị trên TV phải tương đồng với nhau.

Các video màu đầu tiên được phát triển cho hệ thống TV màu NTSC (National Television System Committee) và PAL (Phase Alternating Line). Sự ra đời của TV màu NTSC vào năm 1953 là kết quả của việc sử dụng một gam màu trong biểu đồ màu CIE 1931. Gam màu này sau đó được sửa đổi và chuẩn hóa bởi SMPTE (Society of Motion Picture and Television Engineers) vào năm 1987 với tên gọi mới là SMTPE-C, mặc dù vậy tại Nhật Bản họ vẫn sử dụng gam màu NTSC gốc của năm 1953. PAL là chuẩn màu trong các TV màu ở Anh và châu Âu vào những năm 1960, nó sử dụng một gam màu với không gian màu lớn hơn chuẩn SMPTE-C.

Còn tiếp....
 

ahuyblog

Well-Known Member
Frame Rate (FPS) vs Refresh Rate (Hz) là gì?

Chắc hẳn các bạn đã bắt gặp rất nhiều lần các cụm từ này rồi đúng không? Vậy các bạn có bao giờ thắc mắc chúng là gì và chúng có liên quan gì tới nhau hay chưa? Bài viết này sẽ cho các bạn thấy rõ hơn về hai thông số này!

Frame-rate-fps-vs-hz-refresh-rate.jpg

Frame Rate (FPS) được hiểu nôm na là tốc độ hay số khung hình được tạo ra trong một giây. Một khung hình là thể hiện của một hình ảnh (đơn) tĩnh, đơn vị tính của nó là frames per second hay fps. Nếu một video có thông số 60fps có nghĩa là sẽ có 60 hình ảnh (đơn) tĩnh được tạo ra trong một giây. Giống như bạn chụp liên tiếp 60 tấm hình của chiếc xe đang chạy rồi gộp chúng lại thành 1 video trong 1 giây thì bạn sẽ thấy chiếc xe đó đang chuyển động.

Refresh Rate (Hz) là số lượng khung hình mà màn hình (TV, PC, ...) có thể hiển thị được trong một giây, đơn vị tính của nó là Hertz (Hz). Ví dụ một màn hình TV tốc độ quét khung là 120Hz có nghĩa là nó có thể tạo ra 120 khung hình trong một giây. Vậy nếu một video có thông số là 60fps được phát lên màn hình TV 120Hz thì điều gì sẽ xảy ra?

Frame Rate (FPS) vs Refresh Rate (Hz)

Câu hỏi đặt ra ở đây là màn hình TV sẽ xử lý như thế nào để tái tạo ra được 120 khung hình/giây từ nguồn video có 30 khung hình/giây.

Mỗi dòng TV có Refresh Rate khác nhau, các thông số đó sẽ được ghi trong phần hướng dẫn hoặc trên website của nhà sản xuất.

Refresh Rate phổ biến trên các dòng TV ngày nay là 60Hz dựa trên hệ NTSC và 50Hz dựa trên hệ PAL. Tuy nhiên với sự xuất hiện của các đĩa Blu-ray và HD-DVD thì tín hiệu đầu ra là 24fps, thay thế cho tín hiệu 30fps truyền thống.

Nếu bạn có một TV 120Hz với khả năng tương thích 1080/24 (độ phân giải 1080 pixel và 24 khung hình trên giây) thì TV này sẽ chỉ hiển thị 24 khung hình trong một giây nhưng sẽ lặp đi lặp lại mỗi khung hình tùy theo refresh rate của TV bạn. Trong trường hợp này là 120Hz thì mỗi một khung hình sẽ được lặp đi lặp lại 5 lần (24 x 5 = 120).

Nói cách khác, cho dù TV có Hz cao hơn nữa thì chỉ có 24 khung hình thật sự được hiển thị mà thôi. Điều khác là mỗi khung hình sẽ được hiển thị lại nhiều lần hơn.
  • Để hiển thị 24fps trên TV 120Hz thì mỗi một khung hình sẽ được lặp đi lặp lại 5 lần trong một giây.
  • Để hiển thị 24fps trên TV 72Hz thì mỗi một khung hình sẽ được lặp đi lặp lại 3 lần trong một giây.
  • Để hiển thị 30fps trên TV 60Hz thì mỗi một khung hình sẽ được lặp đi lặp lại 2 lần trong một giây.
  • Để hiển thị 25fps trên TV 50Hz thì mỗi một khung hình sẽ được lặp đi lặp lại 2 lần trong một giây.
  • Để hiển thị 25fps trên TV 100Hz thì mỗi một khung hình sẽ được lặp đi lặp lại 4 lần trong một giây.
Lưu ý: bài viết này chỉ giải thích cho các bạn ở dạng các con số thuần có thể chia hết cho nhau được. Còn xét về dạng số thập phân thì nó sẽ rẽ sang một hướng khác nữa.

 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên