Mỗi Ngày Một Bài Karaoke

thehien_Am

Well-Known Member
Em xin trả lời như sau :
1 - Đĩa DVD gốc hay đĩa coppy nguyên bản (coppy nguyên data không thay đổi các thông số) thì đều như nhau . Đó là âm thanh số hóa 2 hoặc nhiều kênh tiếng . Chất lượng tiếng tùy thuộc vào tần số lấy mẫu .
2 - Âm thanh trong CD là âm thanh được số hóa theo 2 kênh tiếng với tần số lấy mẫu rất cao theo tiêu chuẩn của nó . Nếu nó được coppy data từ đĩa gốc thì chất lượng tiếng như nhau , chỉ kém về độ bền của phôi . Đĩa gốc được sản xuất bằng công nghệ mạ đúc theo bản khuôn gốc nên bền hơn , Đĩa CD ROM được bắn LASER sau , ở tốc độ siêu cao nên mù mờ , chóng hỏng .
3 - Giữa HIFI và MONO ta không có gì để so sánh bởi đó là hai yếu tố khác nhau .
Một đoạn nhạc MONO (nghĩa là không tách âm riêng giữa 2 kênh trái và phải mà 2 kênh giống nhau) cực chuẩn kể như thu trực tiếp ngoài cuộc sống , (mà có khi không phải là âm nhạc nữa - kiểu như tiếng động hay tiếng phỏng vấn), cũng có thể ghi và phát với độ trung thực cao trên dàn máy HIFI vậy dù là MONO nhưng nó vẫn là HIFI . Ngược lại một đoạn nhạc STEREO được ghi và phát với dàn máy không tiêu chuẩn hoặc dàn máy đã bị xuống cấp ở một thiết bị nào đó nên khi phát lại thấy âm thanh không được như gốc , mà ta khoe là dàn máy HIFI , thì rất có thể bị người ta lắc đầu . Cái lắc đầu có thể đến trước khi ta khoe hàng ấy chứ . Bác vô siêu thị điện máy được người ta giới thiệu 1 dàn máy HIFI chính hãng , có khi bác còn lắc đầu ấy chứ .
4 - Mấy loại đĩa quang trên tất nhiên đều là âm thanh được số hóa , ta tạm gọi là âm thanh Digital . Âm thanh số hóa cho phép sao lưu với chất lượng không suy giảm dù là đĩa coppy F1 , F2 hay F1000 ... bởi vì trên dãy số dù phức tạp đến mấy cũng chỉ có 2 con số là 1 và 0 . Như kiểu bác hỏi một ai đó 1 chuỗi rất nhiều câu hỏi nhưng yêu cầu người ta trả lời (một là có , hai là không , không cần trình bày) . Trên đĩa quang số 1 được tia laser đột 1 lỗ , và số 0 là không đột lỗ . Tất nhiên phải tính khớp với xung nhịp cố định của nó (kiểu như không tranh thủ ăn gian được ấy) . Tuy là lấy mẫu rất mau và dày nhưng đồ thị cũng đã bị chặt ra từng đoạn theo xung nhịp , và các điểm trên từng đoạn ngắn ấy được tính giá trị ngang bằng nhau . thực tế các đoạn đồ thị đó nó luôn có độ dốc của sườn dương hoặc sườn âm của con dốc trên đồ thị . Vậy nên âm thanh số vẫn không diễn tả được hết một tín hiệu Analog nguyên thủy ,. Kéo lại thì chất lượng âm thanh rất đồng đều ở những dải tần số rộng lớn của nó . Nếu tần số lấy mẫu cao thì âm thanh cho ra cũng khá trung thực .
Âm thanh Analog : Là tín hiệu âm thanh có dạng liên tục , mềm mại . Là tín hiệu âm thanh ta nghe thấy trong cuộc sống . Trong thiết bị điện tử nó được chuyển hóa thành tín hiệu điện và có thể được ghi lại và lưu trữ và phát lại trên đĩa than , băng từ , Phim nhựa hay băng VIDEO VHF . Mỗi thiết bị dựa trên một nguyên lý khác nhau nên đều có những ưu khuyết điểm riêng của nó :
Trên đĩa than tín hiệu dao động được ghi và phát theo 2 thành của 1 đường rãnh cơ học đồng dạng với 2 đồ thị gốc , tín hiệu tần số thấp được tái hiện rất tốt nhưng tần số cao bị hạn chế vì người ta chỉ cho đĩa quay với tốc độ 33 đến 45 vòng /phút , và càng vô tâm đĩa thì tốc độ trượt càng giảm . nên khả năng tái tạo tiếng trầm rất tốt , còn tái tạo tiếng thanh là những biến đổi nhỏ và nhanh sẽ bị kém đi (giống như không đủ giấy đễ mà ghi quá nhiều chữ , cho dù đã viết chữ rất bé) Và vì chỉ dùng 1 kim để ghi và phát cho 2 kênh trái và phải nên bị hiện tượng xuyên kênh xảy ra .
Với băng từ thì lúc ghi người ta phải trộn sóng cao tần để thiên từ nhằm mục đích kích cho tín hiệu ghi được rõ nét hơn (Hồi bé em tự chế cassette và em đưa tín hiệu vô đầu từ để ghi , mà không có hỗ trợ của mạch điện OSC tạo xung cao tần để thiên từ . Theo đúng nguyên lý thì không có nói đến điều này . Kết quả là sự thất bại lớn - Tín hiệu phát lại nghe ọ ẹ , nghẹt vô cùng) Cũng chính vì phải trộn thành phần cao tần lúc ghi , nên khi phát bắt buộc người ta phải lọc bỏ cao tần đó . Kết quả là tiếng tép bị suy giảm theo Chỉ có băng METALđắt tiền là còn đỡ , với băng CRO2 & NORMAN thì tệ dần .
Trên phim nhựa , tiếng được ghi bằng dao động rộng hẹp của dải ánh sáng , Do độ nhòe của vệt ghi và chuyể động lướt ngang qua tế bào quang điện nên âm thanh có độ rè đặc trưng .
Đầu máy VCR với băng VHF là một bước tiến về âm thanh . Tín hiệu thu được theo nguyên lý sóng điều tần là không phụ thuộc vào biên độ hay cường độ của sóng như sóng điều biên AM . Chính vì vây , dù băng cũ hay băng sao thì chỉ có chất lượng hình ảnh bị suy giảm chứ âm thanh vẫn y nguyên , đó là một điều mà ít người biết tới . Chỉ tiếc rằng có mấy khi băng VHF được dùng để thu tiếng gốc từ nơi biểu diễn đâu .
Ở phòng thu thì tín hiệu đã bị số hóa rồi trước khi được ghi vào băng . Nên đành lựa chọn đĩa CD làm tiêu chuẩn vậy, phải theo trào lưu thôi bác ơi ! Chỉ cần nhớ rằng băng VCR , nếu tiếng mà được thu theo đường line out trực tiếp của mixer âm thanh thì không gì sánh bằng bác ạ (Nó phát lại như tái hiện sự thật đã xảy ra).
Thanks anh, nhưng em đã nói là viết ngắn gọn, thật sự quá dài y như ông gồ bà gồ rồi, biết cái tật hihi. Nói chung ý chính vẫn giống nhau nhưng kinh nghiệm khoanh vùng là chỗ nào vẫn chưa rõ, anh có thể viết lại 1 lần nữa không quá 200 từ , được chứ ???
 

zuylinh

Well-Known Member
Xin lỗi các bác, bây giờ tớ mới trả lời các bác được. Vì Fshare dở chứng chỉ cho thâu 16 kbs thôi nên 2 ngày thâu mới xong.

Sau khi test:

SoftTest.png


theo sự nhận xét của tớ
- Avi của bác Zuylinh hình bị bóp vào nên người hơi ốm
- Của bác Asbanngay thì logo bị giật.
- Aiseesoft (Robert Quang) thì bị scaling làm người trở nên mập mạp...

Theo tớ thì cái nào dùng cũng tốt và tùy theo trường hợp.

Nếu ca sĩ nào tròn trịa quá thì convert theo cách của bác Zuylinh.
ai ốm (dong dỏng cao) thì convert bắng Aiseesoft. Còn không có Logo thì theo cách của Asbanngay1. :D
Ái chà, vấn đề mới nhưng lạc đề rồi bạn ạ, trong clip này tôi chỉ mục đích về chỉnh răng cưa như bạn đã than phiền.
Lý do clip bị răng cưa ngắn gọn là phim chuyển từ Analog (Interlace) qua Digital (Progressive) bằng software để thâu vào digital format như DVD nếu không De-interlace đúng cách thì hề hề... răng cưa là cái chắc. Đa số các DVD VN cũ đều bị như vậy. Bạn nào muốn tìm về dĩ vãng để tìm hiểu thêm thì hỏi ông Gục Gù.
Trong Xmedia Encoder bạn dùng mặc dù tôi không xài nó nhưng qua ông Gục Gù tôi biết nó có thể chữa bệnh răng cưa cho những clips bị bệnh này nếu đúng parameter qua chức năng DE-INTERLACE. Bạn vọc thử xem sao.
Nhân tiện bạn check xem răng cưa trong clip tôi gởi có đỡ hơn clip zin không? Đây là vấn đề chính
Tôi xuất dạng AVI vì nó không kỵ húy của bất cứ Editing Program nào, MKV luôn cả MP4 đều bị từ chối hết trong Vegas có lẽ vì lý do bản quyền.
Còn vấn đề Scaling khung hình video này của bạn thì cũng là vấn đề mà tôi đang suy nghĩ để đưa giải pháp tốt nhứt. Lý do thứ nhất là do người editor, thứ hai là do toán thuật của program mình sử dụng, thứ ba là yêu cầu bắt buộc khắt khe khi scale video, sai số đôi khi sẽ có và sẽ bị chặt đẹp khi không đúng qui định như của khung 16:9 và hề hề.... hình bị dị dạng khi scaling.
Cám ơn những ý kiến của bạn .
Happy Karaoke
 

tamyeutham

Well-Known Member
Em xin trả lời như sau :
1 - Đĩa DVD gốc hay đĩa coppy nguyên bản (coppy nguyên data không thay đổi các thông số) thì đều như nhau . Đó là âm thanh số hóa 2 hoặc nhiều kênh tiếng . Chất lượng tiếng tùy thuộc vào tần số lấy mẫu .
2 - Âm thanh trong CD là âm thanh được số hóa theo 2 kênh tiếng với tần số lấy mẫu rất cao theo tiêu chuẩn của nó . Nếu nó được coppy data từ đĩa gốc thì chất lượng tiếng như nhau , chỉ kém về độ bền của phôi . Đĩa gốc được sản xuất bằng công nghệ mạ đúc theo bản khuôn gốc nên bền hơn , Đĩa CD ROM được bắn LASER sau , ở tốc độ siêu cao nên mù mờ , chóng hỏng .
3 - Giữa HIFI và MONO ta không có gì để so sánh bởi đó là hai yếu tố khác nhau .
Một đoạn nhạc MONO (nghĩa là không tách âm riêng giữa 2 kênh trái và phải mà 2 kênh giống nhau) cực chuẩn kể như thu trực tiếp ngoài cuộc sống , (mà có khi không phải là âm nhạc nữa - kiểu như tiếng động hay tiếng phỏng vấn), cũng có thể ghi và phát với độ trung thực cao trên dàn máy HIFI vậy dù là MONO nhưng nó vẫn là HIFI . Ngược lại một đoạn nhạc STEREO được ghi và phát với dàn máy không tiêu chuẩn hoặc dàn máy đã bị xuống cấp ở một thiết bị nào đó nên khi phát lại thấy âm thanh không được như gốc , mà ta khoe là dàn máy HIFI , thì rất có thể bị người ta lắc đầu . Cái lắc đầu có thể đến trước khi ta khoe hàng ấy chứ . Bác vô siêu thị điện máy được người ta giới thiệu 1 dàn máy HIFI chính hãng , có khi bác còn lắc đầu ấy chứ .
4 - Mấy loại đĩa quang trên tất nhiên đều là âm thanh được số hóa , ta tạm gọi là âm thanh Digital . Âm thanh số hóa cho phép sao lưu với chất lượng không suy giảm dù là đĩa coppy F1 , F2 hay F1000 ... bởi vì trên dãy số dù phức tạp đến mấy cũng chỉ có 2 con số là 1 và 0 . Như kiểu bác hỏi một ai đó 1 chuỗi rất nhiều câu hỏi nhưng yêu cầu người ta trả lời (một là có , hai là không , không cần trình bày) . Trên đĩa quang số 1 được tia laser đột 1 lỗ , và số 0 là không đột lỗ . Tất nhiên phải tính khớp với xung nhịp cố định của nó (kiểu như không tranh thủ ăn gian được ấy) . Tuy là lấy mẫu rất mau và dày nhưng đồ thị cũng đã bị chặt ra từng đoạn theo xung nhịp , và các điểm trên từng đoạn ngắn ấy được tính giá trị ngang bằng nhau . thực tế các đoạn đồ thị đó nó luôn có độ dốc của sườn dương hoặc sườn âm của con dốc trên đồ thị . Vậy nên âm thanh số vẫn không diễn tả được hết một tín hiệu Analog nguyên thủy ,. Kéo lại thì chất lượng âm thanh rất đồng đều ở những dải tần số rộng lớn của nó . Nếu tần số lấy mẫu cao thì âm thanh cho ra cũng khá trung thực .
Âm thanh Analog : Là tín hiệu âm thanh có dạng liên tục , mềm mại . Là tín hiệu âm thanh ta nghe thấy trong cuộc sống . Trong thiết bị điện tử nó được chuyển hóa thành tín hiệu điện và có thể được ghi lại và lưu trữ và phát lại trên đĩa than , băng từ , Phim nhựa hay băng VIDEO VHF . Mỗi thiết bị dựa trên một nguyên lý khác nhau nên đều có những ưu khuyết điểm riêng của nó :
Trên đĩa than tín hiệu dao động được ghi và phát theo 2 thành của 1 đường rãnh cơ học đồng dạng với 2 đồ thị gốc , tín hiệu tần số thấp được tái hiện rất tốt nhưng tần số cao bị hạn chế vì người ta chỉ cho đĩa quay với tốc độ 33 đến 45 vòng /phút , và càng vô tâm đĩa thì tốc độ trượt càng giảm . nên khả năng tái tạo tiếng trầm rất tốt , còn tái tạo tiếng thanh là những biến đổi nhỏ và nhanh sẽ bị kém đi (giống như không đủ giấy đễ mà ghi quá nhiều chữ , cho dù đã viết chữ rất bé) Và vì chỉ dùng 1 kim để ghi và phát cho 2 kênh trái và phải nên bị hiện tượng xuyên kênh xảy ra .
Với băng từ thì lúc ghi người ta phải trộn sóng cao tần để thiên từ nhằm mục đích kích cho tín hiệu ghi được rõ nét hơn (Hồi bé em tự chế cassette và em đưa tín hiệu vô đầu từ để ghi , mà không có hỗ trợ của mạch điện OSC tạo xung cao tần để thiên từ . Theo đúng nguyên lý thì không có nói đến điều này . Kết quả là sự thất bại lớn - Tín hiệu phát lại nghe ọ ẹ , nghẹt vô cùng) Cũng chính vì phải trộn thành phần cao tần lúc ghi , nên khi phát bắt buộc người ta phải lọc bỏ cao tần đó . Kết quả là tiếng tép bị suy giảm theo Chỉ có băng METALđắt tiền là còn đỡ , với băng CRO2 & NORMAN thì tệ dần .
Trên phim nhựa , tiếng được ghi bằng dao động rộng hẹp của dải ánh sáng , Do độ nhòe của vệt ghi và chuyể động lướt ngang qua tế bào quang điện nên âm thanh có độ rè đặc trưng .
Đầu máy VCR với băng VHF là một bước tiến về âm thanh . Tín hiệu thu được theo nguyên lý sóng điều tần là không phụ thuộc vào biên độ hay cường độ của sóng như sóng điều biên AM . Chính vì vây , dù băng cũ hay băng sao thì chỉ có chất lượng hình ảnh bị suy giảm chứ âm thanh vẫn y nguyên , đó là một điều mà ít người biết tới . Chỉ tiếc rằng có mấy khi băng VHF được dùng để thu tiếng gốc từ nơi biểu diễn đâu .
Ở phòng thu thì tín hiệu đã bị số hóa rồi trước khi được ghi vào băng . Nên đành lựa chọn đĩa CD làm tiêu chuẩn vậy, phải theo trào lưu thôi bác ơi ! Chỉ cần nhớ rằng băng VCR , nếu tiếng mà được thu theo đường line out trực tiếp của mixer âm thanh thì không gì sánh bằng bác ạ (Nó phát lại như tái hiện sự thật đã xảy ra).
Nghe bác nói thì em mới biết rằng âm thanh Analog của VHS gốc nghe hay đấy, muốn có cơ hội trải nghiệm thử một lần, mà chắc gì còn mà có cơ hội trải nghiệm.
Em nhớ thời điểm khoảng 1999, nhà em có một cái tivi màu 14inch + đầu băng VCR nghĩa địa hiệu National → cả một gia tài, suốt ngày toàn thuê băng lậu 2000VND/cuốn về xem.
Nghe được hình và tiếng và vui rồi, đâu có biết gì về hay dở, về sau này thì tivi màu hỏng bán được 40k,
Còn cái National thì bán ve chai được 30k, mua cái đầu DVD về xem.

Như vậy, cả cây vàng mà cuối cùng bán được tổng cộng 70k, âu cũng là sự tất yếu của công nghệ phát triển :D
 

asbanngay01

Well-Known Member
băng vcr tiện thì có tiện, chỉ khổ 1 điều, vui thì nó hát buồn thì nó cắn băng, trời nóng nó không ưa trời lạnh nó lại không thích(giống mình hahaha)
Hic! bác vui tính quá . Đầu máy VCR có chế độ báo ẩm à nha . Nếu lội nó từ phòng điều hòa ra ngoài thì đừng bắt nó chơi liền , kẻo nó cuốn băng vô mâm từ chơi liền cuộn băng của bác thì cơm toi ! Phải từ từ cho lên nhiệt ạ !
 

asbanngay01

Well-Known Member
Nghe bác nói thì em mới biết rằng âm thanh Analog của VHS gốc nghe hay đấy, muốn có cơ hội trải nghiệm thử một lần, mà chắc gì còn mà có cơ hội trải nghiệm.
Em nhớ thời điểm khoảng 1999, nhà em có một cái tivi màu 14inch + đầu băng VCR nghĩa địa hiệu National → cả một gia tài, suốt ngày toàn thuê băng lậu 2000VND/cuốn về xem.
Nghe được hình và tiếng và vui rồi, đâu có biết gì về hay dở, về sau này thì tivi màu hỏng bán được 40k,
Còn cái National thì bán ve chai được 30k, mua cái đầu DVD về xem.

Như vậy, cả cây vàng mà cuối cùng bán được tổng cộng 70k, âu cũng là sự tất yếu của công nghệ phát triển :D
Đầu SHARP K98 mâm đầu từ mạ vàng 7tr rưỡi năm 1992 , giờ tiền trượt giá 4 - 5 lần bác ạ . Đơn vị em Tổng kho762 cục vũ khí đạn . Năm 1988 , có mượn máy và người của Z755 về chiếu phim Tây Du Ký , Mùa Thu Lá Bay , Thiếu Lâm Tự vv... Và bán vé 500 đồng với TV JVC 21" VÀ đầu SHAP 790 cũng đầu từ mạ vàng nhưng âm thanh MONO "mới tệ" . Ôi 1 thời gian khó ... Ngày đấy không thấy tệ mà thấy đó là đỉnh cao rồi bác ơi !
 

Vutunglam

Member
Các bác ơi cho em xin 2 bài cổ dưới đây với

1. Xin gọi nhau là cố nhân _ Quang Lê
2. Hái hoa rừng cho em - Chế Linh - Thiên Trang

Em xin cảm ơn các bác nhiều
 
Bên trên