Vì sao Nhật - Hàn rơi vào vòng xoáy cuộc chiến công nghệ?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Vì sao hai nước vốn đang là đối tác lớn này lại bất ngờ rơi vào cuộc chiến công nghệ cao không lối thoát?
5g-samsung_ywgj.jpg

Nhật Bản và Hàn Quốc đang bế tắc trong cuộc chiến thương mại

Chỉ một tuần nữa, sẽ có một cuộc chiến thương mại khác. Và lần này, cuộc chiến sẽ không giống như các cuộc chiến thương mại thông thường, mà nó bắt nguồn từ một công nghệ mang tính đột phá và biến các nước đồng minh trở thành kẻ thù của nhau chỉ vì họ đều muốn là kẻ thống trị công nghệ này.

Theo TechCrunch, Nhật Bản và Hàn Quốc đã rơi vào cuộc chiến thương mại của chính họ trong vài tuần qua theo một cách ít ai ngờ, qua đó đe dọa tới tương lai của nhà thầu Samsung Electronics - đối tác của chuỗi cung ứng Nhật Bản và cũng đe dọa tới các hãng sản xuất máy tính trên toàn cầu.

Nhưng vì sao lại đến nông nỗi này? Nếu coi cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung bắt nguồn từ quyết đoán của Tổng thống Donald Trump thì cuộc chiến thương mại mới này bắt nguồn từ những chương đen tối trong lịch sử đau buồn của Nhật Bản và Hàn Quốc.

Xuất phát từ những sự kiện đáng quên nhất của lịch sử, khi những người phụ nữ Hàn Quốc bị các binh lính Nhật Bản lạm dụng và hãm hiếp tập thể vào những năm 1930-1940, lúc họ chiếm đóng bán đảo này. Trước cảnh tượng tàn bạo đó, nhiều nạn nhân phụ nữ của Hàn Quốc đã bị ám ảnh suốt đời, bên cạnh nhiều người đàn ông của nước này cũng không quên cảnh khổ sai trong các nhà máy ở giai đoạn Nhật Bản chiếm đóng.

Cuối năm ngoái, tòa án cao nhất của Hàn Quốc đã yêu cầu tập đoàn Mitsubishi của Nhật trả một khoản tiền bồi thường cho việc sử dụng các lao động nô lệ trong suốt giai đoạn Nhật chiếm đóng bán đảo này và Thế chiến thứ hai, một quyết định phần nào dựa trên các phán quyết trước đó vài tuần của tòa án đối với Nippon Steel & Sumitomo Metal, phán quyết chấp thuận yêu cầu thu hồi tài sản của tập đoàn thép khổng lồ này trên địa phận Hàn Quốc vì hành vi cưỡng bức lao động thời chiến.

Khi mà hệ thống tòa án của Hàn Quốc đang cố gắng truy thu các khoản bồi thường này từ các công ty Nhật Bản, thì phía Nhật cũng không chịu ngồi yên. Thủ tướng nước này là ông Shinzo Abe đã nhanh chóng đáp trả bằng việc ban hành lệnh cấm thương mại đối Hàn Quốc, dựa trên cơ sở “an ninh quốc gia” của các mặt hàng công nghệ cao.

Tuần qua, hai nước đã có các cuộc gặp nhằm cố gắng giải quyết căng thẳng nhưng đều không có kết quả, khiến lệnh cấm có hiệu lực và gây ra áp lực nghiêm trọng cho chuỗi cung ứng của nhiều sản phẩm công nghệ.

Chẳng hạn, với Samsung Electronics - công ty Hàn Quốc này đang sản xuất chip DRAM số một thế giới, chiếm hơn 40% thị trường trị giá gần 100 tỉ USD này. Họ cũng là nhà sản xuất chip flash NAND số một hiện nay với 35% thị phần. Trong khi đó, một công ty khác của Hàn Quốc là SK Hynix cũng là nhà sản xuất chip DRAM lớn thứ hai thế giới, chiếm khoảng 31% thị phần. Các công ty Hàn Quốc như Samsung hay LG cũng đang dẫn đầu thị trường trong các lĩnh vực như chip bán dẫn và màn hình LCD.

Đứng phía sau các công ty điện tử Hàn Quốc này chính là chuỗi cung ứng khổng lồ của Nhật Bản, nơi cung cấp mọi thứ từ hóa chất, vật liệu quang điện cho đến chất bán dẫn và các linh kiện - thiết bị cần thiết để vận hành các nhà máy sản xuất. Do vậy, lệnh cấm thương mại của Nhật sẽ ảnh hưởng lớn đến hai nhà sản xuất hàng đầu của Hàn Quốc và là một cú đấm trực diện vào nền kinh tế mong manh của bán đảo này, đặt ra nhiều thách thức cho chính quyền Tổng thống Moon Jae-in.

5g-samsung_ywgj.jpg

5G đang trở thành con tin của các chính phủ trong cuộc chiến thương mại

Nếu bỏ qua những hệ lụy lâu dài và những ảnh hưởng tiêu cực đó, lệnh cấm của Nhật cũng tạo ra những kết quả tích cực bất ngờ về mặt thương mại.

Cụ thể, trước lệnh cấm, mức giá của một loạt các chip nhớ DRAM năm nay sẽ được dự đoán sẽ tụt dốc thảm hại và chạm đáy, khiến Samsung mất một khoản lợi nhuận trong đợt mất giá tồi tệ nhất của họ trong bốn năm qua. Cổ phiếu của Samsung cũng rớt không phanh từ tháng 8 năm ngoái đến tháng 1 năm nay, khiến thị trường cổ phiếu của họ mất tới một phần ba giá trị. Và rồi khi xuất hiện lệnh cấm của Nhật, nguồn cung chip DRAM đối diện nguy cơ khan hiếm và đẩy mức giá của sản phẩm này lên cao trở lại. Có vẻ như Nhật đang góp phần bảo vệ thị trường chip nhớ tốt hơn cả mong đợi của Samsung và các nhà sản xuất khác ở Hàn Quốc, giá cổ phiếu của Samsung cũng dần tiến tới trở lại cột mốc cùng kỳ năm ngoái.

Nói cách khác, rất tiếc cho Nhật là trong ngắn hạn, đòn trừng phạt của họ giống như một cán cân kích thích thương mại cho nền kinh tế của Hàn Quốc một cách không ai ngờ tới. Nói tới đây chúng ta dễ liên tưởng tới việc cổ phiếu Facebooktăng vọt ngay sau khi có thông tin Mỹ sẽ ban hành lệnh phạt mạng xã hội này 5 tỉ USD. Một hiệu ứng ngược và khiến bên trừng phạt rơi vào cảnh dở khóc dở cười.

Tuy nhiên, về dài hạn, đây là đòn trừng phạt tồi tệ đối với ngành công nghiệp bán dẫn, bởi bất kỳ sự gián đoạn nào của chuỗi cung ứng chất quang điện tử EUV - sản phẩm cực kỳ quan trọng trong lĩnh vực bán dẫn - cũng có thể khiến Samsung phải trì hoãn kế hoạch tung ra chip mới trên quy trình 7nm của họ, dù họ đã dự trữ một phần nguyên liệu nhưng nếu cuộc chiến thương mại kéo dài thì rốt cuộc họ vẫn phải chào thua. Hệ quả của nó là các công ty sản xuất thiết bị điện tử toàn cầu, bao gồm cả điện thoại, laptop… đều đứng trước nguy cơ không có nguồn cung vi xử lý và mọi thứ để sản xuất các thiết bị công nghệ mà bạn đang dùng hiện nay.

Từ câu chuyện này, chúng ta có thể rút ra một vài bài học cho ngành công nghệ hiện nay:

Thứ nhất, các vấn đề lịch sử có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiện tại và tương lai nếu nó không được giải quyết thấu đáo, đặc biệt liên quan đến chính trị và khi đó không dễ gì giải quyết một sớm một chiều.

Thứ hai, ngay cả trong một thế giới toàn cầu hóa, các chuỗi cung ứng xuyên biên giới càng ngày càng trở nên mong manh. Ngay khi Huawei phát hiện ra sự phụ thuộc vào công nghệ Mỹ, thì đến lượt các công ty Hàn Quốc cũng thấm đòn khi phụ thuộc vào Nhật.

Thứ ba, sự phát triển công nghệ 5G và các phần cứng liên quan ngày càng bị kìm hãm. Từ vụ Mỹ nhắm tới Huawei (cụ thể là công nghệ 5G của họ) cho tới Samsung (cũng có modem 5G và các thiết bị mạng vận hành), có vẻ như công nghệ này đã trở thành con tin của các chính phủ đang muốn kiểm soát nó.

Theo Thanh Niên​
 

dangkyqd

Member
Hừ. Từ thực tế cho thấy rằng.

Thứ nhất: Hàng của nước nào thì nước đó dùng, hàng Nhật người Nhật dùng, hàng Hàn người Hàn dùng, không có chuyện người Nhật dùng hàng Hàn và ngược lại. Nếu có số lượng có hạn.
Đơn cư như ô tô, trả có 1 chiếc xe nào trên đường suất hiện với thương hiệu HQ dù là xịn tới mấy.
Đồ điện tử và các mặt hàng nhu yếu phẩm cũng vậy.

Thứ hai: Nhật là quốc gia độc đoán, nó gần như đi ngược với thế giới, thậm chí không chơi với thằng nào cũng được càng tốt cho nó.

Thứ ba: Công nghệ ở nhật sẽ chẳng bao giờ tụt hậu (không phải bợ đít) hay các mặt hàng công nghệ ở nhật luôn sẵn. Vì nó sản suất hay nhập đồng loạt, với sức mạnh tài chính và cách thu nhập cảu người dân thì dù lài Iphone X hay XS max ai cũng có thể sở hữu được, đơn giản là họ có thích hay không thôi.

Theo....quan điểm cá nhân :))
 
Bên trên