Bài y học mới Ho ra máu không thể nào xem thường

DrHoang45

Moderator
Ho ra máu, không thể nào xem thường
Bs Dương minh Hoàng(ECFMG)


I) Ho ra máu là gì, tầm quan trọng:
Ho ra máu là một chứng báo hiệu một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng cần phải chẩn đoán xử lý sớm tránh tái phát nhiều lần nữa. Một khi ho ra máu ồ ạt trên 300ml, khiến bệnh nhân có thể ngộp thở, chết đột ngột, không cứu kịp

ho ra mau 2.jpg
Ho ra máu là một tình trạng chảy máu từ đường hô hấp dưới thanh quản, hoàn toàn khác hẳn với óí ra máu là xuất huyết đường tiêu hóa máu cần được phân biệt rõ vì nguyên nhân và điều trị hoàn toàn khác hẳn nhau.​

Ói ra máu thường là xuất huyết rất nhiều trong đường tiêu hóa (dạ dày và ruột) đa số bệnh nhân muốn ngất, mặt tái vã mồ hôi trái hẳn với ho ra máu, bệnh nhân ho nhiều màu nhưng vẫn tỉnh, không có cảm giác ngất. Trong khi đó ói ra máu, sau ói ra máu một vài tiếng, sẽ luôn kèm theo đi tiêu ra máu phân sệt đen như dầu hắc, mùi rất hôi xem muốn mữa.

Trường hợp chảy máu cam cũng dễ phân biệt không có ho, bệnh nhân tỉnh và máu chỉ chảy ra ra bằng đường mũi.

II) Nguyên nhân gì thường gây ho ra máu:

A) Nguyên nhân thường gập nhất:

1) Lao phổi: là một căn bệnh gây ra chứng chứng ho ra máu nhiều nhất ở nước ta chiếm đến 60o/obệnh nhân. Đa số bệnh nhân có tình trạng sút cân, ăn uống kèm nhiều tháng, đau ngực khó thở, sốt nhẹ về chiều. Chụp Xquang phổi sẽ thấy tổn thương ở phổi, điễn hình phổi có hang ở đỉnh phổi gây ra loét nhằm mạch máu gây ra ho ra máu. Bẹn nhân cần xét ngiệm đám BK hoặc cấy để xác định và điều trị sớm, đúng phác đồ, theo dõi hàng tháng,
Ho ra mau 6.jpg
2) Ung thư phổi: đa số gặp những người nghiện thuốc lá mãn tính có đau ngực khó thở ho ra máu thường ít . X quang thấy hình ảnh hối u ở phổi, không phải hang điển hình của bệnh lao phổi. Tuy vậy, cũng có nhiều hợp, chụp X quang phổi hình ảnh không rõ, khó phân biệt chính xác với lao phổi. Lúc ấy, Bs phải nội soi khí quan sinh thiết khối u mới xác định đúng căn bệnh.

Ung thư phổi nguyên phát chiếm 23 phần trăm các trường hợp ho ra máu

Ung thư phổi thứ phát là ung thư tiêu hoá, tiết niệu di căn đến phổi (Đặc biệt là vú, thận, ruột,

và di căn thực quản).

Ho fra mau 3.JPG
3) Giản phế quản: cũng gặp ở những người nghiện thuốc lá mạn tính đã đến giai đoạn viêm tắc phổi mạn tính hay không. Ho ra máu thường nhiều tái phát. Hình ảnh X quang không rỏ phải chụp các nhánh cuống phổi có tiêm chất cản quang mói xác định đúng vị trí, Nhiều trường hợp ho ra máu tái phát dai dẳng phải cắt bỏ vùng giản phế quản mới cầm máu hết luôn được.

4)Mọi nhiễm trùng ở phổi như là viêm phế quản, viêm phổi, phế quản phế viêm, abces phổi:: bất cứ nhiễm trùng nào ở phổi đều có thể gây ra ho ra máu.

Nếu X quang ở viêm phế quản là bình thường còn viêm phổi, phế viêm điều có hình ảnh tổn thương đặc hiệu trên phổi

Abcès phổi có sốt trung bình dai dẳng, khạc đàm có mủ lẫn máu, đau ngực, khó thở, hình ảnh phổi tổn thương đặc hiệu có mức nước nằm ngangn(ổ abces phổi )

B) Những nguyên nhân khác ít gặp hơn:

1) Thuyên tắc phổi hay nhồi máu phổi:

Một thuyên tắc phổi là có nghẽn đột ngột của một động mạch phổi do cục máu đông từ viêm tĩnh mạch mạn tính ở chân

Nhồi máu phổi là chứng đau ngực đột ngột (đau ngực màng phổi trong đặc biệt, nghĩa là cơn đau được cảm nhận như là bệnh nhân thở vào và ra), ho, sốt nhẹ, thở nhanh, nhịp tim nhanh và khó thở (thở hụt hơi thở, mà không gắng sức) X quang thường không thấy gì , chẩn đoán tựa trên tiền sử trước đây bệnh viêm tắc tĩnh mạch chân, loại trừ các nguyên nhân thường gặp khác..

Chụp X quang phổi có thể thấy hình tổn thương kinh điển: vết mờ hình tam giác nếu tắc một nhánh nhỏ. Tắc động mạch phổi rất hay xảy ra ở những người có tổn thương ở tim, ở những người sau khi đẻ nằm lâu, người mới mổ, người nằm lâu do điều trị một căn bệnh mạn tính nào đó, người bị ung thư phổi.

2) Bệnh tim như Hẹp van hai lá (bị hẹp van hai lá đó dẫn vào tâm thất trái) có thể dẫn đến rất nhẹ ho ra máu hồng, đờm bọt với dấu vết nhẹ của máu. Các triệu chứng khác liên quan đến suy thất trái bao gồm khó thở khi nằm xuống), khó thở về đêm kịch phát.

ho ra máu 1.jpg
Các bệnh khác làm làm tăng áp lực tiểu tuần hoàn như suy tim trái do cao huyết áp: người bệnh ho ra máu kèm theo khó thở, đôi khi khi lên cơn hen tim, hay nặng nhất là phù phổi cấp. Không nên chẩn đoán vội vàng nguyên nhân ho máu do phổi trước khi khám toàn diện bệnh nhân, nhất là xét nghiệm, khám lâm sàng về tim mạch.

3) Rối loạn đông máu: các dấu hiệu khác của bệnh rối loạn đông máu bao gồm chảy máu cam (chảy máu mũi), ban xuất huyết (xuất hiện các tổn thương, vết bầm tím vàng trên da do vỡ mạch máu), rong kinh (kinh nguyệt dài quá mức hoặc nặng), và tiểu ra máu

4) Biến chứng khi dùng thuốc chống đông máu:

Thông thường các loại thuốc theo quy định là thuốc chống đông để ngăn chặn phòng ngừa sự hình thành các cục máu đông. Thường dùng để điều trị các rối loạn huyết khối tắc mạch

5) Bệnh nấm Aspergillosis: là một nhiễm nấm ở phổi gây ra bởi loại nấm nấm Aspergillus fumigatus. Bệnh này tương đối hiếm, ngoại trừ ở những bệnh nhân có hệ miễn dịch bị tổn thương. Điều đó có thể kiến cho loại nấm xâm nhập vào các mạch máu ở phổi, gây ho ra máu khá nặng.

6) Ho ra máu không rõ nguyên nhân(vô căn )
Ho ra mau 5.jpg

Khoảng 15 đến 30 phần trăm các trường hợp ho ra máu được chẩn đoán và các nguyên nhân thật sự vẫn chưa chắc chắn..

Ho ra máu vô căn nên là một chẩn đoán loại trừ, sau khi xét nghiệm đầy đủ loại trừ mọi nguyên nhân khác.

III) Kết luận: Ho rá máu là triệu chứng báo nguy trong đó bệnh lao phổi chiếm đa số( 60o/o) ở nước ta, sau đó mới là ung thư phổi ở những người nghiện thuốc lá mãn tínhh , giãn phế quản, bệnh lý tim mạch.
 
Bên trên