Kiến thức y học cần biết

DrHoang45

Moderator
Kiến thức y học cần biết

Bs Dương MinhHoàng(ECFMG)​

I)Chề độ ăn bệnh tiểu đường:

1) Hiện nay, Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ(ADA) đã thay đổi quan điểm, không còn bắt ăn kiêng quá nghiêm nhặt như trước đây. Người bệnh có thể ăn hơi lố một hai bữa không hại gì nhưng cần nên kiêng lại bữa sau.


Điều này sẽ giúp người bệnh tiểu đường không bị ràng buộc quá, ăn kiêng được lâu dài mới cho kết quả tốt.
Không có một chế độ ăn nào nhất định cho người bị tiểu đường.
2) Mục đích của chế độ ăn là duy trì đường máu ở mức ổn định, vừa phải cân bằng với lượng ăn vào và thuốc, hoạt động hàng ngày nhằm ngăn các biến chứng về tim mạch, thần kinh., thận, mắt..
3) Lượng Kcalo tốt cho người bệnh là từ 34-36kca lo/kg/ ngày, khoảng 1700kcalo/ ngày so với người thường 50kg là 40-42kcalo/kg/ ngày: 2000kcalo/ ngày. Cần giảm cân ở bệnh nhân mập phì
4) Thành phần thức ăn là 60-70o/o đường, 10o/o đạm 1g/kcalo/kg cân nặng và không quá 20o/o béo. Dùng nhiều chất béo không bão hoà tốt hơn, có ở dầu thực vật ngoại trừ dầu cọ, dầu dừa.
5) Nếu đã ăn sáng bánh mì, thì không nên ăn thêm bún, phở nữa . Lượng cơm mỗi bữa cơm từ chén rưỡi đến 2 chén. Chống lại cơn đói bằng cách ăn thêm nhiều rau, thịt trong bữa ăn. Lượng rau cải hàng ngày 20-35g như xà lách, cải bắp...
6) Có thể ăn trái cây nhiều như lê, táo, nho, nhưng không nên ăn trái cây quá ngọt như chuối,
7) Không ăn nhiều chất béo như beurre, thịt quay, da gà, vịt, lòng đỏ trứng. dầu olive, dầu phọng tốt hơn dầu cọ: dầu cánh buồm. Ăn nhiều bữa trong ngày giúp lượng đường trong máu cân bằng.
8) Không dùng mật ong, bánh, kẹo, sữa, bánh ngọt, nước ngọt, nước trái cây. Nên dùng đường hoá học thay thế vị ngọt trong cà phê.
9) Vitamine, chất khoáng hoàn toàn không cần thiết.
10) Tập thể dục hàng ngày giúp tránh được các biến chứng về tim mạch
II)Chất béo và cholesterol:
Trước đây, hễ thấy người béo phì là ta nghĩ ngay đến dư cholesterol và thử máu cholesterol ester và toàn phần. Nhưng nay, do có nhiều khám phá mới về chất béo của cơ thể nên quan niệm này đã thay đổi nhiều. Lipid là chất béo gồm có của cholesterol ester và triglyceride. Triglycerid ở tế bào mỡ oxide hoá tạo ra năng lượng cơ thể. Cholesterol giúp tổng hợp hormone, muối mật, cấu tạo màng tế bào, vận chuyển chất béo đến tế bào. Do đặc tính không tan trong nước. nên chúng phải kết hợp với các lipoprotein là các đa phân tử tan được trong nước, để vận chuyển đi.
Người ta lưu ý đến trong máu có hai chất: LDL hay low density protein( tỷ trọng thấp ), vận chuyển 50o/o cholesterol dễ hình thành vữa xơ động mạch, tạo ra các cục máu gây tắc mạch LDL còn gọi là LDL cholesterol còn gọi là chất béo xấu.HDL: high density lipoprotein( tỷ trọng cao ), vận chuyển 20o/o cholesterol đem về gan chuyển hoà, số lượng này càng cao càng tốt, cũng gọi là HDL cholesterol còn gọi là chất béo tốt. Thử nghiệm máu về chất mỡ hiện nay với người thể tạng béo, nghi ngờ tăng cholesterol cần có cholesterol toàn phần, kèm với HDL cholesterol và LDL cholesterol, triglycerides.
- Cholesterol toàn phần máu, bình thường dưới 200mg o/o trên 220-250mg là nguy hiểm
- LDLcholesterol, bình thường dưới 130mg o/o, khi nào trên 160mg o/o là nguy hiểm, dễ mắc bệnh vữa xơ động mạch.
- HDLcholesterol cần phải trên 60mg o/o, dưới 35mg o/o là không tốt
- Triglycerid dưới 50- 150mg o/o, tăng này ít gặp và có đặc tính di truyền hơn..
Phụ nữ có HDL cao hơn ở đàn ông nên ít khi bị tim mạch hơn phái nam.
III) Chế độ ăn của người mập có tăng cholesterol:


Xét nghiệm máu người bình thường có cholesterol toàn phần không quá 200mgo/o hay < 2g/l trong đó HDL > 50mgo/o hay > 0,5g/l, LDL < 130mgo/o hay 1,3g/l. Người cần có chế độ kiêng là khi cholesterol cao là khi lượng này > 2,2g/l, LDL > 1, 5g/l.
1) Ăn thịt nên lạng bỏ lớp mỡ, gà, vịt cần bỏ lớp da, không dùng tròng đỏ trứng, dùng được lòng trắng . Không nên ăn gan heo, óc bò, trừu có cholesterol > 400mgo/o.
2) Kiêng ăn các thức ăn có từ 100-250mg/o/o là bưa, margarine, phó mát, sữa còn nguyên kem, tôm, cật heo, nước cốt dừa. Các loại thịt, trừu, bò, cá có lượng cholesterol< 100mgo/o. Không dùng đồ chiên xào, khoai tây chiên. Sữa còn kem chứa 60 so với 3 sau khi đã lấy hết kem.
3) Nên tránh dùng dầu dừa, dầu cọ (dầu cánh buồm )tuy là không có cholesterol nhưng lại có nhiều chất béo bão hoà không tốt. Nên thay thế dầu olive, dầu phọng dùng nấu nướng thức ăn và dầu đậu nành, dầu bắp, hướng dương để trộn rau.
4) Ăn nhiều trái cây, rau, bánh mì, mì, nui, hủ tiếu. Nên tránh ăn các loại hột có dầu như đậu phọng, hột điều...
5) Không nên ăn bánh ngọt, bánh kem, kem, chocolate, cà phê sữa, các loại nước sauce..
6) Tóm lại nên tránh dùng các thức ăn chiên, xào nên thay bằng luộc, kho hoặc nấu canh.
IV) Thuốc nào không nên dùng lúc mang thai?


Chúng ta cần biết 3 tháng đầu thai kỳ là lúc thành lập các cơ quan thai nhì, mọi thuốc uống phải hết sức cân nhắc, bắt buộc phải có chỉ định BS chuyên khoa nhằm tránh trẻ sanh ra bị dị tật.
1) Thuốc xổ giun: Mebendazol: Fugacar, Albendazol, Thiabendazol làm dị dạng thú vật khảo sát.
2) Thuốc kháng sinh, trị nấm: Không dùng được Bactrim, Sulfaprim, Norfloxacine, Ofloxacine và Ketoconazol, Griseofulvine đều gây dị dạng thai nhì. cũng vậy. Tetracycline không dùng tháng cuối hại gan của mẹ và vàng răng của trẻ. Tránh dùng Nitrofurantoine, Rifampicine; Metronidazol trị amib. Thuốc chỉ dùng được 3 tháng đầu là Penicilline, Ampicilline, Amoxycilline, Cephalexine.
3) Thuốc sốt rét: Chloroquine, Mefloquine, Quinine, Pyrimethamine, Primaquine, Fansidar..
4) Thuốc trị siêu vi, chống ung thư: Interferon, Idoxuridine Dactinomycine,Tamoxifen
5 ) Thuốc điều kinh hay ngừa thai: chống chỉ định lúc mang thai nhưng khảo sát dịch tể mới nhất thuốc không hại thai nhi nên lỡ uống vài viên không cần phải huỷ thai.
6) Thuốc hạ nhiệt kháng viêm, giảm đau: Aspirine, các thuốc kháng viêm không steroid như Voltaren, Profenid.. Thuốc chỉ dùng được Paracetamol: Panadol dùng giảm đau, hạ sốt.
7) Thuốc trị loét dạ dày, sỏi túi mật: ngoại trừ Omeprazol, Ursolvan không dùng còn các loại khác có thể dùng được Thuốc tiêu chảy Diarsed không dùng ở tháng cuối thai kỳ.
8) Thuốc lợi tiểu, hạ áp: Hypothiazid không dùng ở những tháng đầu, Lasix tránh dùng ở những tháng cuối. Thuốc hạ áp: ức chế men chuyển như Captopril không dùng những tháng đầu, Guanethidine, Inderal, Adalate tránh dùng ở những tháng cuối thai kỳ.
9) Thuốc vitamin: tránh dùng sinh tố A liều cao gây dị dạng thai nhi.
10 ) Thuốc chủng ngừa bằng mầm bệnh sống: có thể gây dị dạng thai nhi.
11) Thuốc kháng giáp: tránh dùng Carbimazol, Propylthiouracil những tháng giữa, cuối thai kỳ.
12) Hormon: nam không được dùng, Corticoid tránh dùng lâu dài ở giữa và cuối thai kỳ, làm suy tuyến thượng thận . Progesteron liều cao gây dị dạng thai nhi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Tranquang63

Uploader
Ðề: Kiến thức y học cần biết

Anh Hoàng mở mục y khoa thật là hay
Có gì anh em đau yếu sẽ nhờ anh tư vấn .
Cảm ơn anh .
 

tt9sdh

Active Member
Ðề: Kiến thức y học cần biết

Quá hay!Bái nói rất hửu ích cho mọi người
Cám ơn Dr Hoàng nhiều lắm nha.

Chúc vui.
 

johny91

New Member
Ðề: Kiến thức y học cần biết

Hay quá, bài viết quá hữu ích, tks bro

---------- Post added 29-12-2015 at 12:54 ----------

Mà bổ sung thêm đi chủ thớt ơi, chứ nhiêu đó sao mà đủ kiến thức y học cần biết được
 

HLIEU

Well-Known Member
Ðề: Kiến thức y học cần biết

Post nhầm account, dù 2 người chỉ là 1. Sorry
HLIEU
 

DrHoang45

Moderator
Ðề: Kiến thức y học cần biết

Hay quá, bài viết quá hữu ích, tks bro

---------- Post added 29-12-2015 at 12:54 ----------

Mà bổ sung thêm đi chủ thớt ơi, chứ nhiêu đó sao mà đủ kiến thức y học cần biết được

Kiến thức y học là vô hạn, không thể để hết vào 1 bài. bạn có thể đọc thêm nhiều bái khác để bổ sung. Mình là DrHoạng45 xin
đừng gọi là chủ thớt, nghe kỳ sao đấy.Please
DrHoạng45
 
Chỉnh sửa lần cuối:

EllaBeauty

New Member
Ðề: Kiến thức y học cần biết

Thực sự là những kiến thức này rất đáng để chú ý. Đặc biệt là chị em phụ nữ chuẩn bị mang thai cần phải chú trọng. Để không ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
 
Bên trên