Các chỉ dẫn và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

allimage

New Member
Ðề: Các chỉ dẫn và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

Các Loại Filter Thiết Yếu Trong Nhiếp Ảnh

Các loại filter quang học trong nhiếp ảnh: phá bỏ mọi giới hạn sáng tạo.

Theo Frank Walker

Ngày nay nhiều nhiếp ảnh gia thường sử dụng các filter kỹ thuật số thay cho filter quang học.

Nhiều phần mềm như Tiffen Dfx v3 hoặc Photoshop Lightroom 5 thường được sử dụng rộng rãi thay cho các thấu kính quang học thủy tinh truyền thống để điều chỉnh hình ảnh và đạt được những hiệu ứng lạ trong công đoạn hậu kỳ ảnh. Trong khi các phần mềm này có khả năng hoạt động rất ấn tượng, với khả năng linh hoạt cao, thì các filter quang học lại là thứ thiết yếu trong túi đồ nghề của bất cứ nhiếp ảnh gia thật sự nào, cho phép bạn có được những hiệu ứng quang học mà bạn sẽ không thể đạt được bằng bất cứ cách nào khác. Cũng giống như các ống kính có khả năng thay đổi được, các filter quang học này đem lại một loạt các hiệu ứng đa dạng đơn giản, dễ dàng, cố định và các khoảnh khắc ánh sáng khi mạch sáng tạo của bạn đang tuôn ra ào ạt.

Nói một cách ngắn gọn, các filter quang học hoạt động đúng theo các nguyên lý gốc định nghĩa các máy DSLR và các máy ảnh compact nhỏ gọn – Những gì bạn đang nhìn thấy chính là cái mà bạn sẽ chụp được! Khi lắp một chiếc filter vào ống kính, các hiệu ứng trực tiếp hiện ra trước mắt ở thời gian thực trước khi bạn chụp một tấm ảnh. Và khi bạn chụp một tấm ảnh cùng với hiệu ứng chính xác đó thì hiệu ứng đó sẽ trở thành một phần không thể tách rời của tấm ảnh chứ không chỉ là một lớp layer kỹ thuật số của phần mềm hậu kỳ. Trên thế giới cũng có rất nhiều hình ảnh xuất sắc được tạo ra và làm hậu kỳ trên máy tính. Tuy nhiên, việc tạo ra một hình ảnh gốc ghi lại khoảnh khắc của ánh sáng, với những kỹ thuật đặc biệt cũng đã tạo ra những tấm ảnh tuyệt vời và đáng nhớ nhất thế giới. Các filter quang học sẽ giúp bạn làm được điều đó!

Những filter thiết yếu dành cho DSLR





Nếu có một loại filter duy nhất mà bất cứ nhiếp ảnh gia nào cũng cần phải sở hữu, thì đó chính là filter phân cực (polarizer). Ví dụ như: Tiffen HT Circular Polarizer (sử dụng lớp phủ bề mặt titanium đa lớp độc quyền nhằm tăng cường truyền dẫn ánh sáng, dễ lau chùi và có độ bền cao) và B&W Digital Pro Circular Polarizer.

Các filter phân cực hình tròn (CPL) sử dụng tốt hơn các filter phân cực hình vuông vì filter CPL không làm ảnh hưởng đến khả năng đo sáng, lấy nét tự động của máy DSLR. Filter phân cực nằm ở vị trí đầu tiên trong những filter mà các nhiếp ảnh gia cần phải có vì nhiều tính năng thực tế và khả năng độc đáo của nó. Một filter phân cực có hai thấu kính, một thấu kính điều chỉnh tùy biến để chọn lọc các sóng ánh sáng tùy thuộc vào hướng rung động của ánh sáng. Bằng cách vặn kính tùy biến này, ngắm qua khung ngắm hoặc màn hình LCD, bạn có thể giảm thiểu hoặc triệt tiêu ánh sáng phản xạ trên một bề mặt nào đó, ví dụ như mặt nước hoặc thủy tinh (trừ kim loại và kính phản chiếu), cho phép bạn thấy rõ được các chi tiết trên bề mặt bị phản chiếu (ví dụ như chữ trên màn hình LCD hoặc các vật thể nằm sau lớp kính của cửa hàng). Ngoài ra filter phân cực cũng làm tăng độ bão hòa màu của toàn bộ tấm ảnh, tăng độ tương phản để làm rõ mây trên bầu trời và lấy được bầu trời có màu xanh sâu hơn, filter phân cực vô cùng hữu dụng cả ở nhiếp ảnh phong cảnh lẫn chụp ảnh ngoại cảnh.

Filters UV: Phòng tuyến đầu tiên bảo vệ ống kính của bạn

Rõ ràng việc bảo vệ chiếc ống kính có giá từ 500 – 2000$ hoặc hơn nữa là vô cùng cần thiết, và chi phí cho một chiếc filter UV chỉ ở mức dưới 50$! Chính vì vậy rất nhiều nhiếp ảnh gia giàu kinh nghiệm sử dụng một tấm kính trong suốt hoặc filter UV như Hoya EVO UV filter hoặc Tiffen UV Protector để bảo vệ những ống kính đắt tiền của mình khỏi bụi, ẩm, dấu vân tay (có thể in lên thấu kính) và những tổn thương vật lý khác. Các filter UV có thể được lắp trên ống kính thường xuyên vì chúng không đem lại bất cứ hiệu ứng nào, tuy nhiên lại có tác dụng ngăn chặn và bảo vệ thấu kính khỏi tia cực tím mà mắt thường không nhìn thấy được. Tia UV có thể xuất hiện với ánh xanh nhẹ khi chụp ở nơi có độ cao lớn hoặc chụp trên mặt nước với máy film hoặc máy kỹ thuật số. Không có filter UV nào có hiệu ứng hình ảnh rõ nét và tất cả các loại filter UV đều có phiên bản dùng cho ống góc rộng.

Graduated ND filters: Điều khiển độ tương phản với chỉ một lần vặn.





Các filter Graduated thường có một nửa trong suốt và nửa còn lại có màu, với ranh giới ở giữa được chuyển đều để cho hiệu ứng mượt mà và tự nhiên nhất. Sử dụng các filter graduated trung tính (Neutral Density; ND) như Tiffen Color-Grad ND (0.3, 0.6 và 0.9) hoặc Heliopan 2X Graduated ND filter là cách tốt nhất để làm giảm tỉ lệ chênh lệch ánh sáng thực tế tốt nhất – giúp máy ảnh có thể chụp được chi tiết cả ở vùng sáng và vùng tối chỉ trong một lần chụp. Bằng cách xoay filter graduated ND sao cho phần tối trên filter bao phủ vùng sáng nhất của khung cảnh (thường là bầu trời), và phần trong suốt bao phủ phần tối của khung cảnh (thường là tiền cảnh), bạn có thể chụp được một tấm ảnh có độ phơi sáng tự nhiên nhất.

Các filter graduated có màu như Tiffen Color-Grad Sunrise có khả năng chuyển thể ánh sáng của các cảnh bình minh hoặc hoàng hôn thành một hiệu ứng đặc biệt mà không làm ảnh hưởng đến màu sắc của toàn bộ khung cảnh.

Filter trung tính (Neutral density; ND): Đôi khi ít hơn sẽ đem lại nhiều hơn!



Tại sao bạn lại muốn có ít ánh sáng hơn chiếu đến cảm biến? Ngay cả khi chụp với ISO 100 (mức ISO thấp nhất đối với hầu hết máy kỹ thuật số) thì ánh sáng tự nhiên dường như vẫn quá mạnh khi bạn sử dụng các ống kính có khẩu độ mở rộng (kể cả khi chụp với tốc độ cao nhất) để có được trường ảnh mỏng, làm nổi bật chủ thể. Hoặc là bạn có thể muốn chụp một tấm ảnh với tốc độ chậm để đem lại cảm giác chuyển động cho tấm ảnh, ví dụ như chụp các thác nước. Một chiếc filter ND như Sunpak 2X Neutral Density hoặc Tiffen Neutral Density (0.3, 0.6, và 0.9) sẽ cho phép bạn làm việc đó mà không gây ra bất cứ ảnh hưởng nào đến cân bằng màu sắc hoặc khả năng tái hiện màu sắc chính xác.

Các Filter có hiệu ứng đặc biệt: Đem các hiệu ứng của Hollywood theo ba-lô





Các loại hiệu ứng đặc biệt mà các filter hiệu ứng đem lại dường như là vô hạn, các hiệu ứng được thêm vào một cách chính xác, cố định trước và bạn hoàn toàn có thể hình dung ra trước. Tuy nhiên mỗi loại filter chỉ có giới hạn trong một khoảng hoạt động nhất định với đa dạng chủng loại của các hãng lớn như Tiffen, B&W, Heliopan, Adorama, Hoya, v.v. Bạn có thể tìm được các filter này trên trang web Adorama với giá cả hợp lý và nhiều chủng loại khác nhau.

Dịch All Image
 
Ðề: Các chỉ dẫn và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

Hơi lạc đề xíu tầm 5tr mua máy ảnh gì chụp dc vậy mấy bác
 

iMovies

Active Member
Ðề: Các chỉ dẫn và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

thanks chủ thớt
 

fa9603

Member
Ðề: Các chỉ dẫn và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR

em không thường xuyên chụp chọt cho nên ít nhớ những lý thuyết căn bản nâng cao gì gì của nghề nhiếp ảnh. Thấy bác Tuyến hay post những chỉ dẫn cho mọi người em quá tâm đắc và tự nhận bác Tuyến là sư phụ. Hôm nay ngồi lọc lại tất cả những chiêu của bác Tuyến vào một chỗ để anh em coi cho vui, và cũng in ra để dễ đối chiếu khi cầm máy. Mong bác Tuyến không phiền.

Post có thể khá lộn xộn, anh em đừng bực mình.

Hy vọng anh em thấy có ích. Cám ơn bác Tuyến thêm lần nữa.

----------------------
Tắt IS đầu tiên khỏi tốn pin vô ích .

Thứ 2 bác nhìn kỹ xem mỗi lần Bật IS bấm máy khuôn hình giựt các pặc trng khuôn ngắm. Ảnh phong cảnh muốn dùng cho nhiều mục đích nhất là phóng lớn thì tránh tối đa mọi rung động.

Mấy máy ảnh khổ lớn chuyên chụp phong cảnh họ đều xài loại ống kính có copal shutters, thay vì plane shutters cũng nhằm mục đích tránh rung động. Thân.
Phong cảnh không quá khó như bác dương sợ thế đâu ^^. Cần nắm vài nguyên tắc chính:

1/ Cần thiết nên chọn bộ Graduated ND filter của Cokin cho ảnh màu và Vàng, Cam cho thể loại đen trắng.

http://www.youtube.com/watch?v=tQxdC...eature=related

http://www.youtube.com/watch?v=mpPnN...eature=related

2/ Cần 1 chân máy, cái này không ít bà con chê là nặng nề, vướng víu, nhưng sau 1 chuyến du lịch mệt nhọc và tốn kém, về sau khi post ảnh lên web thấy cũng tạm ổn, hứng chí lên kiếm 1 tấm phóng 60x90 lên treo tường chơi thì .

3/ Trước khi chụp nên nhận định kỹ ánh sáng nơi chụp chênh lệch nhau mấy EV rồi theo mục đích ta muốn thể hiện mà tính trung bình cộng.

4/ Luôn tắt các chế độ chống rung như VR, IS, SR.... khi lắp body trên chân máy, thậm chí nên dùng body đo sáng bằng mode spot các vùng sáng tối, ghi lại thông số tính toán xong chuyển qua chế độ M.

Nghĩ được bấy nhiêu ra hàng bấy nhiêu, tám tùm lum 1 hồi bà con loạn hết. Có gì sai sót anh em chỉnh sửa, bổ sung thêm nhưng đừng chích em tội nghiệp .
Trong cùng 1 điều kiện ánh sáng chỉ cần 1 tripod rẽ tiền, không cần 1 ống kính chuyên nghiệp, iso cao và thấp cho ra 1 kết quả ảnh khác xa nhau.

Chưa kể trong điều kiện kinh tế eo hẹp nhưng muốn thỏa mãn thú chơi chụp tỉnh vật hay sản phẩm nhỏ, chỉ cần đầu tư chi phí đèn không quá 300K, mua 2 đèn bàn nhỏ thay bằng 2 bóng tiết kiệm điện công suất cao nhất, set lại nhiệt độ màu chuẩn xác cho máy hay chụp bằng RAW chỉnh sửa lại, bảo đãm có ảnh ngon cơm.

Bác test lại tấm chụp loa center BW bằng iso 100 sẽ thấy rõ mồn một từng sớ vải của mặt loa thay vì 1 bệt màu đen khi chụp bằng iso 3200.

Mình gởi đây cho bác xem thử mình chỉ chụp bằng nguồn sáng duy nhất của 1 bóng neon trong phòng, lên rõ từng hạt bụi trên keyboard, noise tè le là hiển nhiên vì nó phơi bằng P&S cổ lỗ sĩ. Bác bắn bằng 40D bảo đãm còn kinh dị hơn nửa^^. Thân.

Bác tommy ui tình thật thì Iso cao không phải là 1 cứu tinh cho việc chụp sản phẩm mà ngược lại, vì iso cao luôn đi đôi với việc giãm chi tiết, thiếu tương phản.

1/ Tripod là 1 vật dụng tối cần thiết cho thể loại này. Vì iso thấp thì cầm tay là vô phương nhưng khi dùng iso cao cầm tay bác phóng 13x18 và 60x90 khác xa nhau 1 trời 1 vực so với gắn máy lên tripod.

2/ Nếu muốn tiến lên bán chuyên nghiệp thì bắt buộc phải sắm 1 ống kính marco tiêu cự tối thiểu 100 trở lên. Lý do:

a/ thấu kính có cấu tạo và lớp tráng phủ đặc biệt, tăng tương phản và độ nét cao nhất.

b/ tiêu cự 100 trở lên cho phép set đèn chụp dễ dàng khi chụp các vật phẩm nhỏ, vì khi dùng các loại ống kính có tiêu cự 50 trở xuống thì khoảng cách chỉ còn 2-20cm bó tay vụ đánh đèn rời.

3/ Luôn khép khẩu tầm f: 5.6 trở lên nhẳm đảm bảo độ nét cao nhất tử tâm ra biên của sản phẩm. Đa phần ống kính thì 2 khẩu độ 5.6 và 8 luôn đạt điểm MTF (resolution) cao nhất.

Gởi bác 1 link test len rất uy tín. Thân.

http://www.photozone.de/canon_eos_ff..._28_5d?start=1

Em thật sự thì không chuyên sâu về vụ săn con ART cho lắm, vì vậy chỉ nhận xét theo thiển ý cá nhân của 1 người kiếm tiền bằng nghề ảnh:

1/ Canon: album cưới. WB và ánh sáng chuẩn thì phải nói là skin tone cực kỳ dễ xử lý cho gu khách hiện nay, dễ giao hình. Lý do: Thầy thợ design, lab xuất ảnh quen skine tone.

2/ Nikon: nghi lễ, chạy bàn tiệc, album cưới cho người Hoa. Lý do: Màu rực, trường ảnh sâu, flash đồng tầm giá thì ngon hơn hẳn em Ca. Mau thu hồi vốn cho dạng thợ như em vài K 1 shot, vì hem cần xài L cho mục đích chạy bàn tiệc, nghi lễ (chơi con kit 18-70 hiện nay phải nói là vô đối).

3/Pentax: theo ý em thì phong cảnh màu đẹp không quá rực như Ni, không quá nhu như Ca. Riêng noise và focus thì cực kỳ cùi mía, (nhưng chụp phong cảnh thì thời tiết xấu thì em nắm ngũ) bù lại gắn từa lưa ống kính giá cực bèo tha hồ cho sở thích quậy của em khi vui chơi, giài trí. Cởi con ngựa chứng này có thú riêng của nó, chưa kể nhớ lại 1 thời gian rất dài gắn bó với máy film hiệu này.

Ảnh phong cảnh nên có 3 thành phần tiền cảnh, trung cảnh và hậu cảnh.

Bác nên kiếm vài nhánh cây làm tiền cảnh và cần tăng tương phản lên cho ảnh. Thân....
Chụp bằng Tele bác cứ theo 1 công thức cổ lổ sỉ: tốc độ chụp tối thiểu phải bằng tiêu cự ống kính.

Thí dụ bác xài tele 300 thì trên body film hay Full frame tối thiểu phải >1/250, nhưng nếu là em 300 này cắm trên body crop như D70 thì phải 1/500.

Không đủ ánh sáng thì bác phải mở max khẩu nếu ống kính tốt hay hy sinh thêm tí noise bằng việc tăng iso.

Lâu ngày luyện tập chăm chỉ ngắm, nín thở và bóp thì tự nhiên tốc độ tối thiểu bác chụp sẽ tự nhiên hạ xuống 1-2 EV là chuyện bình thường thí dụ thay vì 1/500 bác chụp 1/125 vẫn ngon lành cành đào. Thân.

Phơi sáng thì bác cứ chuyển qua mode M, khép khẩu tầm 11- 22, tốc thì 10- 30s chụp vài phát lấy 1 thông số thích hợp. Khẩu càng đóng nhỏ hiệu ứng càng mạnh nhưng bù lại do phơi lâu có thể sinh noise nếu máy có chế độ khử noise kém.

Bác mà dùng chế độ P thì phần đông máy hầu như mở max khẩu, sẽ không tạo nên hiệu ứng này, ngoài ra còn có thể dùng thêm filter Cross Screen Star 4- 8 ( tạo 4 đến 8 nhánh sao). Thân.

1/ Chụp sân khấu không dùng flash nếu bác set iso máy tầm 100 thì tốc độ 1/8 là chuyện bình thường, với tốc độ này nếu bác là tay máy cao thủ thì có thể các chủ thể đứng yên không bị nhòe, còn các chuyển động thì nhòe là chắc chắn, chuyển động đi lại của người tối thiểu phải 1/30.

Cách khắc phục: Bác chuyển lên iso cao tầm >800, bù lại ảnh dễ bị noise vì bác đang dùng dòng máy du lịch, cảm biến kích thước nhỏ mà mật độ MP lại cao rất dễ bị noise.

2/ Khi bác dùng flash internal trên các dòng máy du lịch thì hầu như 90% các dòng máy này đều dùng chế độ P nên nó tự động chuyển về tốc độ 1/60 nhằm bảo đãm các chủ thể không bị nhòe.

Việc ảnh bị các đốm trắng bác nên post hình cụ thể cho anh em xem, dễ có hướng dẫn cụ thể hơn. Riêng việc nếu bác xác định được là do ống kính bị dơ thì có thể vệ sinh bằng bộ kit lau ống kính máy ảnh có bán tại các cửa hàng hay bằng bông gòn y tế loại mịn. Lưu ý trước khi lau nên thổi sạch các hạt bụi nhỏ li ti bám trên ống kính, chúng tuy nhỏ nhưng rất cứng và là tác nhân chính gây nên việc trầy ống kính. Thân.

Ảnh lưu niệm với dòng máy P&S thì noise cũng không là 1 vấn đề cần quan tâm lắm, thực chất ảnh xem trên monitor thấy noise tầm 100%, nhưng khi xuất ra ảnh chỉ còn tầm 50% là tối đa, ngoài ra cho nó tí noise cho ra chất film chút , nhiều bạn hiện nay quay về film nhằm kiếm lại cảm giác noise ấy chứ.

Trường hợp của bác chủ topic, bụi trên sensor thì hầu như khó có thể xảy ra vì là dòng máy P&S kín mít. Nếu sau khi bác vệ sinh ống kính sạch sẽ, chụp thử lại nếu vẫn bị trường hợp nêu trên thì nên mang máy đi bảo hành, khả năng máy của bạn bị ẩm phần giữa sensor và ống kính.

Trường hợp này đã từng xảy ra khi máy tiếp xúc ngay giữa 2 nơi có nhiệt độ chênh lệch nhau nhiều, thí dụ bạn để máy ở trong phòng có điều hòa nhiệt độ sau đó mang máy ngay ra chụp nơi có nắng to nhiệt độ cao. Thân.

bác ơi up lại 2 clip đầu ở Youtube đi Bác.. thank bác nhiều :)
 

giatue78

New Member
Cám ơn bạn đã chia sẻ chỉ dẫn và sự chọn lựa cho newbie muốn bước vào nghiệp DSLR
 
Bên trên