Nghịch lý: Muốn cứu lấy môi trường chúng ta lại phải làm ra nhựa không phân hủy?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Chúng ta nên ngừng ám ảnh về các loại nhựa có khả năng phân hủy sinh học, thay vào đó hãy đầu tư vào các loại nhựa có nguồn gốc sinh học và khó phân hủy.

Túi nylon phân hủy sinh học có thể không phân hủy một cách sinh học như những gì bạn đang nghĩ. Ống hút giấy hoặc ống hút kim loại chỉ giải quyết được một lượng rất nhỏ rác thải nhựa đang gây ô nhiễm hành tinh.

Và trong khi các cửa hàng tạp hóa quảng cáo rằng họ đang sử dụng những chiếc túi phân hủy sinh học thân thiện với môi trường, việc những chiếc túi quá mỏng manh và chỉ dùng được một lần còn gây hại hơn là việc bạn tái sử dụng một chiếc túi nylon bình thường nhiều lần.

Nói cách khác, nhiều ý tưởng của chúng ta về rác thải nhựa và bảo vệ môi trường đang bị lẫn lộn. Và điều đó có thể cản trở cuộc chiến chống lại biến đổi khí hậu và sự nóng lên toàn cầu.


Muốn cứu lấy môi trường chúng ta lại phải làm ra nhựa không phân hủy?

Vật liệu phân hủy sinh học là gì? Liệu nó có tốt như bạn nghĩ?

Những chiếc cốc nhựa, túi nhựa và ống hút nhựa phân hủy sinh học từng được quảng cáo rầm rộ trên truyền thông, tạo nên hẳn một cơn hoảng loạn về mặt đạo đức. Chúng được làm từ những vật liệu như polylactic acid (PLA), một loại polyester có nguồn gốc từ thực vật chứa tinh bột, bao gồm ngô và mía.

Trong suy nghĩ phổ biến, bạn tin rằng mình có thể ném những vật phẩm đó xuống nền rừng hoặc vào đại dương một cách an toàn. Sau đó, bạn tưởng tượng ra cảnh những chiếc ống hút, cốc hoặc túi ấy mủn ra, bị phân hủy bởi vi khuẩn. PLA sau đó sẽ tái sinh một cách kỳ diệu thành những bông hoa cúc trên rừng hoặc những con cá ngựa dưới biển.

Thực tế không hẳn vậy. Ở Mỹ và châu Âu, các tiêu chuẩn kỹ thuật cho khả năng phân hủy sinh học chủ yếu được dùng trong lĩnh vực phân bón công nghiệp.

Bạn đặt một túi nylon hoặc chai nhựa vào bình ủ, bơm vào đó một số vi sinh vật và tăng nhiệt độ lên đến khoảng 50 đến 60 độ C . Nếu 90% vật liệu được giải phóng dưới dạng carbon dioxide trong vòng 180 ngày, thì bạn có thể gọi vật phẩm có tính phân hủy sinh học hoặc có thể phân hủy.

Nói cách khác, một vật liệu phân hủy sinh học là một vật liệu được thiết kế để thải carbon của nó vào khí quyển vào cuối vòng đời. Tệ hơn nữa, nếu nhựa phân hủy sinh học bị thu gom và chất đống ở các bãi rác thiếu oxy, chứ không phải là cơ sở xử lý chuyên dụng, quá trình phân hủy kỵ khí sẽ biến nó thành khí mê-tan, một loại khí làm nóng hành tinh gấp 34 đến 86 lần so với CO2.

Câu chuyện chẳng mấy tốt đẹp nếu các vật liệu này lọt ra ngoài đại đương. Trước khi nó phân hủy, nhựa sinh học có thể kịp làm nghẹn một loạt các sinh vật biển và giết chết chúng khi bị vỡ ra thành các mảnh nhỏ.


Một vật liệu phân hủy sinh học là một vật liệu được thiết kế để thải carbon của nó vào khí quyển vào cuối vòng đời. Vậy thì nó có tốt?

Có khi nào một vật liệu không phân hủy sẽ tốt hơn?

Hiện nay trên toàn cầu, chúng ta đang sản xuất một lượng nhựa tương đương 380 triệu tấn mỗi năm, hầu như tất cả đều từ nguyên liệu nhiên liệu hóa thạch. Vì vậy, có thể hiểu được tại sao người tiêu dùng thích ý tưởng về một loại nhựa có thể phân hủy được.

Trên thực tế, họ đã liên tục trông chờ nó từ những năm 1980. Nhưng kết quả là 60% tất cả các loại nhựa từng được con người sản xuất trong lịch sử vẫn còn hiện diện trên hành tinh. Chúng được tích lũy trong các bãi chôn lấp hoặc dưới dạng rác.

Theo quan điểm của một số nhà khoa học khí hậu, đó không hẳn là một điều xấu, mà thực sự có thể là một điều tốt.

Tất nhiên, sẽ là tội ác khi có quá nhiều rác thải nhựa xâm nhập vào hệ sinh thái trên cạn và dưới nước. Nhưng chúng ta chưa thể giảm được nhu cầu phụ thuộc vào nhựa, ít nhất là trong thời gian sớm: Vì một lý do, nhựa đang thay thế cho các vật liệu nặng hơn làm nên xe hơi và máy bay. Chính chúng mới đang giúp chúng ta tiết kiệm việc đốt nhiên liệu hóa thạch.

Trên cùng của vấn đề, nhựa có thể hoạt động như một bể chứa carbon nhân tạo. Hãy nhìn vào một kịch bản, khi chúng ta đang hút dầu mỏ lên từ mặt đất, trích xuất lượng carbon ẩn sâu dưới bề mặt hành tinh. Sẽ tốt hơn nếu lượng carbon đó được biến thành một chai nhựa, nằm yên ổn đâu đó trong vòng 400 năm, hơn là bị biến thành xăng, bị đốt cháy rồi thải ra từ ống khói xe của bạn.

Cho nên, nếu thực sự muốn cứu Trái Đất, chúng ta nên ngừng ám ảnh về các loại nhựa có khả năng phân hủy sinh học, thay vào đó hãy đầu tư vào các loại nhựa có nguồn gốc sinh học.

Thực vật sử dụng quang hợp để chuyển đổi nước và CO2 từ khí quyển thành đường, tinh bột và cellulose, tất cả đều có thể được xử lý để tạo ra nhựa. PLA là một trong số đó, nhưng nó được thiết kế theo cái cách phải ủ lâu thì mới trung hòa carbon tốt nhất.


Chúng ta nên ngừng ám ảnh về các loại nhựa có khả năng phân hủy sinh học, thay vào đó hãy đầu tư vào các loại nhựa có nguồn gốc sinh học và khó phân hủy.

Công việc thú vị nhất trong lĩnh vực này hiện đang tập trung vào các loại nhựa không phân hủy sinh học như polyetylen terephthalate (PET) nhưng lại có nguồn gốc từ thực vật như Coca-Cola sử dụng trong chiến dịch PlantBottle của mình.

Phiên bản hiện tại được giới thiệu vào năm 2009, sử dụng PET có 30% dựa trên thực vật. Cả Coca-Cola và Pepsi đều công bố các chai được làm từ 100% nhựa có nguồn gốc từ thực vật, mặc dù họ chưa chính thức tung các sản phẩm này ra thị trường.

Hội đồng liên chính phủ về biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc chỉ ra rằng để hạn chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C so với mức trước thời tiền sử, chúng ta có thể cần phải loại bỏ hàng chục đến hàng trăm gigaton CO2 khỏi khí quyển, lý tưởng nhất là vào năm 2050.

Bây giờ, nếu cả thế giới chuyển đổi được hoàn toàn sang các loại nhựa sinh học có nguồn gốc thực vật nhưng không phân hủy, chúng ta sẽ cô lập được một lượng carbon lên tới hơn 10 gigatons trong vòng 30 năm tới. Đây sẽ là một khởi đầu tốt cho kế hoạch dài hạn.

Bởi vậy, bây giờ khi nói đến nhựa, đã đến lúc chúng ta phải suy nghĩ thấu đáo hơn.

Theo Genk​
 

Shangri-La

Well-Known Member
Việc sử dụng nhựa là tất yếu, thay vì kêu gào nghiên cứu các loại nhựa sinh học dễ phân hủy hay ngừng sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa, thì hãy kêu gào tập trung vào việc thu gom một cách triệt để rác thải nhựa và nghiên cứu phương pháp tái chế loại rác thải này.
Theo quan điểm của lão nạp thì, các phong trào bảo vệ môi trường đang đi sai hướng và trở nên cực đoan, họ chỉ muốn thực hiện cái giải pháp họ muốn thấy và muốn làm nhưng lại không khả thi, thế nên họ đang đấu tranh với lý tưởng của họ một cách vô vọng.
Thay vì đó, họ nên tìm hướng đồng hành với việc sử dụng sản phẩm nhựa một cách an toàn với môi trường hơn, trong lúc tìm một giải pháp triệt để hơn trong việc tái sử dụng vật liệu nhựa.
 

caothudeche

Moderator
Việc sử dụng nhựa là tất yếu, thay vì kêu gào nghiên cứu các loại nhựa sinh học dễ phân hủy hay ngừng sử dụng các sản phẩm làm từ nhựa, thì hãy kêu gào tập trung vào việc thu gom một cách triệt để rác thải nhựa và nghiên cứu phương pháp tái chế loại rác thải này.
Theo quan điểm của lão nạp thì, các phong trào bảo vệ môi trường đang đi sai hướng và trở nên cực đoan, họ chỉ muốn thực hiện cái giải pháp họ muốn thấy và muốn làm nhưng lại không khả thi, thế nên họ đang đấu tranh với lý tưởng của họ một cách vô vọng.
Thay vì đó, họ nên tìm hướng đồng hành với việc sử dụng sản phẩm nhựa một cách an toàn với môi trường hơn, trong lúc tìm một giải pháp triệt để hơn trong việc tái sử dụng vật liệu nhựa.
Muốn bảo vệ môi trường thì nên chết bớt đi, con người như virus của trái đất này thì có
Qua thì qua thấy rằng thiên nhiên luôn có quy luật của nó, và qua luôn tôn trọng tính tự nhiên, không có gì là không thể, chẳng qua ta chưa tìm ra đúng cách, quy luật mà thôi.
Một số ví dụ điển hình: Một hệ sinh thái luôn có 1 vòng tròn chuỗi thức ăn, và vi sinh vật là thứ đông hơn cả, kế tiếp là các sinhh vật nhỏ bé, rồi đến các loại ăn cỏ, rồi mới đến các loài ăn thịt. Giả sử một ngày nào đó số lượng động vật ăn cỏ tăng đột biết dẫn tới thực vật không cung cấp đủ cho nó thì tự chúng sẽ chết dần chết mòn, đến một lượng đủ để thực vật phát triển lại thì chúng lại sinh sôi nảy nở...
Đối với con người cũng vậy thôi, khai thác tài nguyên quá mức, sinh sản, sản xuất quá mức khiến cho Trái đất không thể tự cân bằng được mình, hậu quả là đủ các thiên tai ập xuống, ngày càng nhiều hơn, mạnh hơn. Đến một lúc nào đó nếu con người không tự kìm hãm mình lại thì Trái đất sẽ không chịu nổi và nó sẽ đưa con người trở lại thời kỳ đồ đá.
Dù bạn có dùng bất cứ sản phẩm nào, giấy, nhựa tái chế, không tái chế, thức ăn, nước... là bạn đang lấy đi của thiên nhiên, bạn lấy bao nhiêu thì thiên nhiên mất đi bấy nhiêu và thứ trả lại thiên nhiên là hậu quả xấu. Thế tốt hơn cả là cái gì hạn chế được thì hạn chế.
 

namememnam

New Member
Con người luôn mâu thuẫn với nhu cầu sống của chính mình đó mà. Miễn sao nhà mình sống không có rác là được.
 
Bên trên