Điện tử dành cho người mới bắt đầu

1. Khái niệm

Điện trở là gì ?

Hiểu một cách đơn giản - Điện trở là sự cản trở dòng điện của một vật dẫn điện, nếu một vật dẫn điện tốt thì điện trở nhỏ, vật dẫn điện kém thì điện trở lớn, vật cách điện thì điện trở là vô cùng lớn.

Do đó, điện trở bản chất là 1 sợi dây dẫn có điện trở rất lớn ( thực ra lớn bé còn tùy thuộc vào giá trị của nó), điện trở không phân cực, tức là không phân biệt âm dương

2. Cách đọc giá trị điện trở
Mỗi điện trở có 1 giá trị nhất định, vòng màu in trên điện trở thể hiện giá trị của nó. Thông thường, điện trở có 4 vòng màu. 2 vòng màu đầu là 2 chữ số đầu của giá trị. Vòng thứ 3 thể hiện số chữ số "0" đứng sau. Vòng thứ tư thể hiện sai số.

Có tất cả 12 màu, mỗi màu có 1 giá trị khác nhau

Xem ảnh và ví dụ cho dễ hiểu

resistorcode.jpg




resistor4-1447128595-739a8ee0-6696-49d1-a4f9-320b78d57087.jpg




Ví dụ 1 : mình có 1 điện trở có 4 vòng màu : Đỏ Đỏ Nâu Ngân Nhũ

Màu Đỏ có giá trị là 2. Màu Nâu có giá trị là 1. Ngân Nhũ có sai số là 5%

==> Các số tương ứng với vòng màu là : 2 2 1 5%

Tính giá trị của điện trở bằng cách gép 2 số đầu tiên và thêm vào đằng sau nó 1 số 0 ( số 1 thể hiện thêm vào 1 số 0, tường tự nếu là 2 thì thêm 2 số 0 .... )

Vậy giá trị điện trở là 220 ôm sai số 5%

Ví dụ 2 : điện trở có vòng màu Cam Cam Xanh Lá (không cần xét đên vòng số 4 vì nó là sai số)

tương ứng : ===> 3 3 5

Giá trị điện trở 3.300.000 ôm



2 : Tụ Điện
t-h-oa-1448011731.jpg


Tụ điện là một linh kiện điện tử thụ động rất phổ biến, được cấu tạo bới hai bản cực đặt song song, có tính chất cách điện 1 chiều nhưng cho dòng điện xoay chiều đi qua nhờ nguyên lý phóng nạp.

Cấu tạo của tụ điện: bên trong tụ điện là 2 bản cực kim loại được đặt cách điện với nhau, môi trường giữa 2 bản tụ này được gọi là điện môi (môi trường không dẫn điện). Điện môi có thể là: không khí, giấy, mica, dầu nhờn, nhựa, cao su, gốm, thuỷ tinh... Tùy theo lớp cách điện ở giữa hai bản cực là gì thì tụ có tên gọi tương ứng.

KÍ hiệu trong mạch : C

Đơn vị của tụ điện:

Đơn vị của tụ điện là Fara, 1 Fara có trị số rất lớn và trong thực tế người ta thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như:

1F=10-6MicroFara = 10-9 Nano Fara = 10-12 Pico Fara

Hiểu 1 cách đơn giản, khi câp điện tụ được nạp cho đế khi đầy ( thời gian nạp và dung lượng chứa phụ thuộc vào giá trị của tụ, tụ có giá trị càng lớn thì càng nạp lâu h��n và xả nhiều hơn). Khi có tải, hay điện áp của nguồn tụt xuống thâp, tụ lập tức phóng điện dó đó tụ có thể bù điện áp cho nguồn khi nguồn bị sụt áp hoặc đồ thì biểu diễn điện áp bấp bênh. Đây là chức năng lọc nguồn của tụ)

Cách đọc giá trị của tụ :
Đối với tụ phân cực( có phân biệt âm dương) giá trị của tụ được ghi rõ ràng và cực âm là cực có gạch màu trắng ( cực dương không kí hiệu) hoặc có thể xác định cực bằng chân tụ, chân dài hơn là dương, chân ngắn là âm. ( chỉ áp dụng cho tụ vừa mới mua ^^ )
fs-hot-20-pcs-2200uf-50v-105c-font-b-polarized-b-font-font-b-electrolytic-b.jpg




Tụ không phân cực :

ti-xung-1.jpg


Cách đọc y hệt như điện trở nhé ^^ đơn vị là pico nha (ví cmn dụ tụ nâu bên trên có ghi 103 tức là giá trị của nó là 10.000 pF) Do không phân cực nên mắc âm dương sao cũng ok hết



3 : DIODE
diode.jpg


Thôi khỏi định nghĩa làm gì cho đau đầu

Như các bạn biết dòng điện chạy từ dương sang âm, khi phân cực thuận, nghĩa là cấp điện dương vào cực dương của diode thì diode không khác gì 1 sợi dây dẫn điện bình thường, nhưng khi phân cực ngươc, cấp điện dương vào cực âm của diode thì diode trở thành 1 khúc gỗ không dẫn điện.


sang-roi-fix.jpg


Đèn sáng do phân cực đúng (diode cho phép điện dương đi qua)

Còn khi phân cực sai đèn sẽ tắt(diode k cho điên dương đi qua)

toi-thui.jpg


Ngoài ra còn 1 loại diode khi phân cưc sai vẫn cho phép điên áp đi qua gọi là diode zener ( mình sẽ tìm hiểu nó sau)



4: Transistor
ti-xung-2.jpg




Đây là linh kiện vô cùng quan trọng và và cơ bản, mình sẽ giới thiệu với các bạn công dụng và cách hoạt động của nó. Không nhất thiêt phải hiệu rõ tí một về nó ( loạn đầu ^^)

Transisto có bản chất là 1 cái công tăc mà hằng ngày các bạn vẫn nhấn. TUY NHIÊN có 1 số điểm khác biệt với cái công tắc mà các bạn biết :
1 : transisto không dùng tay để đóng mở mà dùng dòng điện để kích mở hoặc tắt

2: transisto có thể đóng ngắt cực nhanh

3: nó còn có khả năng khuyếch đại dòng điện đi qua

4: transisto rất nhỏ( có thể nhỏ bằng 1 tế bào máu )

Phân Loại :

Transistor có 3 loại :

  • Transisto lưỡng cực ( kí hiệu bjt)
  • Transisto hiệu ứng trường (fet)
  • Transisto mối đơn cực
Ở bài viết này, chúng ta sẽ tìm hiểu về transisto BJT

Gồm 2 loại PNP(hay còn gọi là thuận) NPN (nghịch)

Transisto gồm 3 chân. E C B . EC là hai chân phân cực. Chân B là chân điều khiển hai mối E C.

transistor-diagram.jpg


Chiều của mũi tên chính là chiều của dòng điện đi từ dương đến âm. Do đó, các bạn có thể thấy với tran NPN cực dương là C và âm là E, với tran PNP thì ngược lại

(hãy hình dùng transisto như 1 công tắc, E và C là hai mối nối của công tắc thông thường)

ct.png




Cách điều khiển transisto :
Đối với tran thuận PNP : khi chân B có điện, (nối chân B lên dương nguồn, tran không dẫn ( tức là chưa bật công tắc) khi chân B được nối xuống mass ( âm nguồn) thì tran sẽ dẫn ( công tắc được bật)

Đối với tran ngược NPN thì ngược lại . tran sẽ dẫn khi chân B được cấp điện. và ngưng dẫn khi chân B được nối với âm nguồn

Tìm hiểu về transisto trên thị trường

Các tran có kí hiệu đầu A B C D là transisto của Nhật . Thông thường khi nhìn vào mặt có chữ của các tran có mở đầu là A C và đếm lần lượt từ trái qua phải ta sẽ có thứ tự chân E C B (Em Có Bầu ^^) còn các tran công suất lớn thì B C E ( vì nó có gắn tản nhiệt)

VD : tran A1013 có sơ đồ chân như trên hình từ trái qua phải là ECB

a1013.jpg


Đối với tran khác thì các bạn nên tra sơ đồ chân trên google

4 : IC
Vi mạch tích hợp, hay vi mạch, hay mạch tích hợp (integrated circuit, gọi tắt IC, còn gọi là chip theo thuật ngữ tiếng Anh) là các mạch điện chứa các linh kiện bán dẫn (như transistor) và linh kiện điện tử thụ động (như điện trở) được kết nối với nhau, kích thước cỡ micrômét (hoặc nhỏ hơn) chế tạo bởi công nghệ silicon cho lĩnh vực điện tử học.

89s52.jpg




IC có bản chật như một mạch điện tử thu nhỏ gói gọn trong 1 hộp nhựa bé xíu và chúng ta có thể ứng dụng rất nhiều từ nó

1 vài IC cơ bản



1 : opam - ic khuếch đại thuật toán

opamp-block.jpg


Nguyên lí so sánh của opam :

Khi điện áp ở cổng + lớn hơn ở cổng - thì out ra sẽ là mức dương

Khi áp ở cổng + bé hơn cổng - thì out ra mức âm

Ứng dụng : xe dò đường, cảm biến ánh sáng, chống trộm ....



2 : OPTO

pc817-pin-diagram-ff543-1.jpg


Hay còn gọi là ic cách li quang. bên trong có 1 con led và 1 photo diode. khi led sáng làm diode dẫn điện

Ứng dụng : làm cách mạch điều khiển công suất lớn mà không làm hư hại khối điều khiển chỉ sự dụng điện áp nhỏ
Nguồn: https:/ /chotroihn.vn/dien-tu-can-ban-cac-linh-kien-mach-dien-co-ban
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên