Điều khiển TV đang trở thành công cụ quảng cáo

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Phím bấm trên điều khiển từ xa của TV thông minh được các nhà sản xuất tận dụng để bán quảng cáo cho Netflix hay YouTube.

Một thực tế là các sản phẩm công nghệ luôn tồn tại hạn chế. Chẳng hạn, điện thoại gắn logo trên thân máy và phần mềm rác (bloatware) được nhà sản xuất cài đặt sẵn, nắp máy tính xách tay cũng dán logo lớn, trong khi điều khiển TV thường có phím Netflix.

ZQA.jpg

Phím Netflix thường có trên điều khiển TV và bộ giải mã. Ảnh: Bandt.
Điều khiển từ xa của nhiều mẫu TV và bộ giải mã còn tích hợp phím truy cập các dịch vụ trả phí khác, như YouTube, HBO Now, Pandora, Amazon Prime, ESPN+... Trong số đó, Netflix là phím chức năng phổ biến nhất.

Nhiều người thắc mắc tại sao những mẫu TV giá hàng trăm, thậm chí hàng nghìn USD, lại xuất hiện hình thức quảng cáo như vậy. Câu trả lời đơn giản là lợi nhuận. Theo Bloomberg, nhà sản xuất bộ giải mã Roku tính phí 1 USD cho mỗi phím bấm trên điều khiển. Qua đó, công ty nhận được hàng triệu USD mỗi tháng từ các nhà cung cấp dịch vụ số như Netflix hay Hulu.

Quảng cáo trên điều khiển từ xa của TV là hình thức tiếp thị kỳ lạ. Thay vì được tùy ý thay đổi chức năng để truy cập nhanh tới dịch vụ yêu thích, chúng mắc kẹt vĩnh viễn với mục đích ban đầu của nhà sản xuất. Phím dành riêng cho dịch vụ phát trực tuyến cũng chiếm một khoảng không gian quan trọng trên điều khiển, kể cả khi người dùng không sử dụng.

Việc thường xuyên nhìn thấy logo của YouTube hay Netflix khi xem TV là cách hiệu quả để các nhà cung cấp dịch vụ lôi kéo thêm người dùng mới. The Verge nhận định các phím bấm này chẳng khác gì phần mềm rác trên smartphone, hay việc nhãn dán "Intel Inside" trên máy tính xách tay chạy Windows.

Các phím dành cho dịch vụ phát trực tuyến có mặt ở đó vì nhà sản xuất muốn tối đa hoá nguồn thu từ sản phẩm, cũng như đem lại lợi ích đáng kể cho đối tác của họ. Chúng được tích hợp thẳng vào phần cứng, không thể gỡ bỏ như bloatware cài sẵn trên smartphone hay không thể bóc ra dễ dàng như nhãn dán "Intel Inside". Ngoài ra, TV hiển thị thông báo nhắc nhở người dùng đăng ký dịch vụ khi vô tình nhấn các phím đó.

Phím Netflix trên điều khiển từ xa chưa phải hình thức quảng cáo tệ nhất. Samsung từng thiết kế phím chuyên dụng ở cạnh bên smartphone dành riêng cho trợ lý ảo Bixby, thay vì cho phép người dùng gán chức năng mong muốn. Với nhiều người, Bixby không phải trợ lý hoàn hảo tại khu vực họ sinh sống và sự tồn tại của nó là vô giá trị.

Tất nhiên, những người đều đặn trả phí hàng tháng cho Netflix cho rằng phím Netflix riêng biệt trên điều khiển rất tiện dụng, giúp truy cập truy cập nhanh tới dịch vụ yêu thích mà không cần thực hiện nhiều thao tác.

Phím dịch vụ trên điều khiển phản ánh thực trạng là các nhà sản xuất TV và bộ giải mã đang tận dụng mọi không gian sản phẩm để đem về nguồn thu mới, dù ảnh hưởng tới trải nghiệm thực tế của người dùng.

Theo Số Hóa​
 

behattieu82

Moderator
Thành viên BQT
Thật ra nếu không có bài viết này thì cái tên Netflix em nghĩ nó cũng chỉ là cái tên cho cái điều khiển thôi, rất ít người để ý, hơn nữa Netflix còn mới lạ với người Việt Nam, còn nếu gắn youtube vào đó người tiêu dùng sẽ nghĩ bấm vào chữ Youtube là để xem trên youtube mà thôi
 

caothudeche

Moderator
Nó là cộng sinh thôi, đôi bên cùng có lợi.
Đối với hãng TV việc tích hợp thêm 1 thứ gì đó hot cũng giúp họ dễ quảng cáo bán hàng hơn.
Đối với hãng cung cấp dịch vụ thì mang lại sự tiện dụng cho KH của họ và giúp họ câu kéo thêm khách hàng mới. Ngày nào cũng sờ vào cái điều khiển, thì dù người không biết cũng phải khó chịu mà tìm hiểu xem cái nút đó là cái gì. Trăm con gà bắt được 1 con là ngon rồi.
 

akunemedia

New Member
Bản thân TV giờ cũng là công cụ quảng cáo đắc lực rồi. Như ở TQ, TV của Xiaomi sản xuất chạy quảng cáo liên tục đến phiền người dùng luôn.
 
Bên trên