Sony sẽ bán cảm biến dưới dạng dịch vụ thuê bao giống PlayStation Plus

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Sony đang phát triển mô hình dịch vụ thuê bao cho các khách hàng mua cảm biến của mình, thay vì chỉ đơn giản thực hiện các hợp đồng cảm biến như trước.

Tập đoàn Nhật Bản đã thành lập một nhóm nhân sự hồi năm ngoái để khám phá các mô hình kinh doanh mới, nhằm mở rộng nguồn thu cho đơn vị cảm biến hình ảnh. Tại đây, họ đang kiểm soát hơn một nửa thị trường và cung cấp cảm biến cho mọi thiết bị. Từ những chiếc iPhone quen thuộc cho tới máy ảnh Medium Format của Hasselblad, drone, camera an ninh hay xe tự hành, đều có sự hiện diện của cảm biến Sony.

2000x-1.jpg


Máy ảnh Medium Format Hasselblad X1D đang sử dụng cảm biến Sony (ảnh: Bloomberg)

Tuy vậy, kinh doanh cảm biến hình ảnh lại phụ thuộc nặng nề vào chu kỳ ra mắt sản phẩm mới, cũng như đơn hàng của một số khách mua quan trọng như Apple, Huawei,... Sony muốn hạn chế nhược điểm này để duy trì đơn vị kinh doanh vững vàng hơn, nguồn thu ổn định hơn. Theo chia sẻ của Hideki Somemiya với Bloomberg, họ đang xây dựng một gói dịch vụ toàn diện hơn cho các khách hàng, gồm cả phần mềm lẫn hỗ trợ cho các cảm biến đã được bán ra.

Mục tiêu là trở thành một nhà cung cấp giải pháp trọn gói cho những công ty muốn sử dụng cảm biến, cũng như cung cấp các phân tích để tối ưu công việc kinh doanh của họ. Không chỉ đơn thuần là mua bán phần cứng như trước mà sẽ tiến tới cung cấp cả phần mềm và hỗ trợ bằng một khoản phí hàng năm. Điều này khá giống với Amazon hay Microsoft đang làm với mảng dịch vụ doanh nghiệp.

1941338.jpg


Dù đang dẫn đầu thị trường cảm biến hình ảnh, Sony vẫn muốn củng cố nguồn thu trở nên ổn định hơn (ảnh: PetaPixel)

Somemiya nói rằng cơ hội của họ là vô cùng lớn, khi cảm biến không còn giới hạn trong nhiếp ảnh đời sống nữa mà đã lây lan đến các lĩnh vực xe tự hành, tự động hóa và bán lẻ. "Hầu như doanh thu của kinh doanh cảm biến đến từ nhóm năm khách hàng lớn nhất, những người luôn mua các mẫu mới nhất mà chúng tôi tạo ra" - Somemiya nói. "Để thành công khi kinh doanh giải pháp, chúng tôi cần phải bước ra ngoài khuôn khổ của cách tiếp cận xoay quanh sản phẩm".

Hướng đi mới này được truyền cảm hứng từ thành công của mảng trò chơi. Nó giống như mô hình thuê bao PlayStation Plus mà Sony đang cung cấp cho hơn 40 triệu khách hàng. Khi doanh số bán máy liên tục giảm, tiền thuê bao hàng tháng là thứ giữ cho họ không rơi vào khủng hoảng. Định hướng với cảm biến hình ảnh bây giờ cũng như vậy, họ sẽ không phụ thuộc vào từng đơn hàng theo mùa nữa mà tiến tới nguồn thu tự duy trì.

2026955.jpg


Mảng kinh doanh trò chơi của Sony đã đạt hơn 41 triệu thuê bao PS Plus

"Chúng tôi vẫn thường nhận được nhiều truy vấn từ khách hàng về cách sử dụng các sản phẩm kỳ lạ này như thế nào, ví dụ cảm biến phân cực, cảm biến hồng ngoại bước sóng ngắn (SWIR),... Vậy nên, bây giờ chúng tôi sẽ cung cấp luôn các công cụ tùy chỉnh và hỗ trợ trong thực tiễn".

Tháng trước, Sony vừa giới thiệu dòng cảm biến mới tích hợp bộ xử lý AI, ứng dụng công nghệ của Microsoft. Somemiya nói rằng sản phẩm này sẽ "giải phóng hàng triệu con người" đang phải làm công việc xác định khiếm khuyết ở các dây chuyền sản xuất trên toàn cầu. Cảm biến cũng có thể ứng dụng trong bán lẻ, đảm bảo mặt hàng bán ra khớp với mẫu mã khách hàng đang tìm mua. Với các ứng dụng này, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng là yếu tố thiết yếu.

Hiện tại, hỗ trợ khách hàng đang duy trì khoản phí cố định trả một lần. Trong tương lai, Sony sẽ phân chia dịch vụ thành các gói thuê bao riêng rẽ. Công cụ phần mềm Made-by-Sony ban đầu sẽ tập trung hỗ trợ cảm biến do công ty làm ra, sau đó mở rộng tới cả các cảm biến bên ngoài. Có nghĩa kể cả khi khách hàng chuyển sang cảm biến hãng khác, họ vẫn là khách hàng Sony.


Cảm biến hình ảnh tích hợp bộ xử lý AI đầu tiên trên thế giới

Một số hãng sản xuất xe hơi châu Âu cũng đang sử dụng sản phẩm Sony theo cách này. Không nhất thiết cứ phải mua cảm biến từ Sony mới nhận được sự hỗ trợ từ Sony. Somemiya nhấn mạnh: "Những gì chúng tôi đang loại bỏ là nguyên tắc đã cắm rễ từ lâu - mọi thứ cứ phải bắt nguồn từ Sony. Chúng tôi buộc phải trở nên linh hoạt hơn để cung cấp những giải pháp khả thi nhất cho khách hàng".

Để thuận tiện cho việc theo đuổi mô hình dịch vụ thuê bao, Sony đang tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác cũng như chiêu mộ các chuyên gia xây dựng phần mềm, đồng thời cung cấp hỗ trợ xuyên suốt trên toàn cầu. Thuê bao sẽ là mô hình kinh doanh dài hạn và không sớm tạo ra lợi nhuận ngay, ít nhất là về mặt quy mô.

Tuy nhiên, tầm nhìn thực sự của họ là có thể bán phần cứng như một phần của gói giải pháp, như vậy thì không phụ thuộc vào mỗi đơn hàng cảm biến nhận được nữa. Bởi khi khách hàng đã chọn Sony, có nghĩa họ đã đăng ký cho mình một dịch vụ sau bán trong nhiều năm, còn đơn hàng phần cứng tiếp theo sẽ chỉ là sớm muộn.

Theo Vn review​
 

lenadovn

New Member
Sony đang phát triển mô hình dịch vụ thuê bao cho các khách hàng mua cảm biến của mình, thay vì chỉ đơn giản thực hiện các hợp đồng cảm biến như trước.

Tập đoàn Nhật Bản đã thành lập một nhóm nhân sự hồi năm ngoái để khám phá các mô hình kinh doanh mới, nhằm mở rộng nguồn thu cho đơn vị cảm biến hình ảnh. Tại đây, họ đang kiểm soát hơn một nửa thị trường và cung cấp cảm biến cho mọi thiết bị. Từ những chiếc iPhone quen thuộc cho tới máy ảnh Medium Format của Hasselblad, drone, camera an ninh hay xe tự hành, đều có sự hiện diện của cảm biến Sony.

2000x-1.jpg


Máy ảnh Medium Format Hasselblad X1D đang sử dụng cảm biến Sony (ảnh: Bloomberg)

Tuy vậy, kinh doanh cảm biến hình ảnh lại phụ thuộc nặng nề vào chu kỳ ra mắt sản phẩm mới, cũng như đơn hàng của một số khách mua quan trọng như Apple, Huawei,... Sony muốn hạn chế nhược điểm này để duy trì đơn vị kinh doanh vững vàng hơn, nguồn thu ổn định hơn. Theo chia sẻ của Hideki Somemiya với Bloomberg, họ đang xây dựng một gói dịch vụ toàn diện hơn cho các khách hàng, gồm cả phần mềm lẫn hỗ trợ cho các cảm biến đã được bán ra.

Mục tiêu là trở thành một nhà cung cấp giải pháp trọn gói cho những công ty muốn sử dụng cảm biến, cũng như cung cấp các phân tích để tối ưu công việc kinh doanh của họ. Không chỉ đơn thuần là mua bán phần cứng như trước mà sẽ tiến tới cung cấp cả phần mềm và hỗ trợ bằng một khoản phí hàng năm. Điều này khá giống với Amazon hay Microsoft đang làm với mảng dịch vụ doanh nghiệp.

1941338.jpg


Dù đang dẫn đầu thị trường cảm biến hình ảnh, Sony vẫn muốn củng cố nguồn thu trở nên ổn định hơn (ảnh: PetaPixel)

Somemiya nói rằng cơ hội của họ là vô cùng lớn, khi cảm biến không còn giới hạn trong nhiếp ảnh đời sống nữa mà đã lây lan đến các lĩnh vực xe tự hành, tự động hóa và bán lẻ. "Hầu như doanh thu của kinh doanh cảm biến đến từ nhóm năm khách hàng lớn nhất, những người luôn mua các mẫu mới nhất mà chúng tôi tạo ra" - Somemiya nói. "Để thành công khi kinh doanh giải pháp, chúng tôi cần phải bước ra ngoài khuôn khổ của cách tiếp cận xoay quanh sản phẩm".

Hướng đi mới này được truyền cảm hứng từ thành công của mảng trò chơi. Nó giống như mô hình thuê bao PlayStation Plus mà Sony đang cung cấp cho hơn 40 triệu khách hàng. Khi doanh số bán máy liên tục giảm, tiền thuê bao hàng tháng là thứ giữ cho họ không rơi vào khủng hoảng. Định hướng với cảm biến hình ảnh bây giờ cũng như vậy, họ sẽ không phụ thuộc vào từng đơn hàng theo mùa nữa mà tiến tới nguồn thu tự duy trì.

2026955.jpg


Mảng kinh doanh trò chơi của Sony đã đạt hơn 41 triệu thuê bao PS Plus

"Chúng tôi vẫn thường nhận được nhiều truy vấn từ khách hàng về cách sử dụng các sản phẩm kỳ lạ này như thế nào, ví dụ cảm biến phân cực, cảm biến hồng ngoại bước sóng ngắn (SWIR),... Vậy nên, bây giờ chúng tôi sẽ cung cấp luôn các công cụ tùy chỉnh và hỗ trợ trong thực tiễn".

Tháng trước, Sony vừa giới thiệu dòng cảm biến mới tích hợp bộ xử lý AI, ứng dụng công nghệ của Microsoft. Somemiya nói rằng sản phẩm này sẽ "giải phóng hàng triệu con người" đang phải làm công việc xác định khiếm khuyết ở các dây chuyền sản xuất trên toàn cầu. Cảm biến cũng có thể ứng dụng trong bán lẻ, đảm bảo mặt hàng bán ra khớp với mẫu mã khách hàng đang tìm mua. Với các ứng dụng này, dịch vụ hỗ trợ sau bán hàng là yếu tố thiết yếu.

Hiện tại, hỗ trợ khách hàng đang duy trì khoản phí cố định trả một lần. Trong tương lai, Sony sẽ phân chia dịch vụ thành các gói thuê bao riêng rẽ. Công cụ phần mềm Made-by-Sony ban đầu sẽ tập trung hỗ trợ cảm biến do công ty làm ra, sau đó mở rộng tới cả các cảm biến bên ngoài. Có nghĩa kể cả khi khách hàng chuyển sang cảm biến hãng khác, họ vẫn là khách hàng Sony.


Cảm biến hình ảnh tích hợp bộ xử lý AI đầu tiên trên thế giới

Một số hãng sản xuất xe hơi châu Âu cũng đang sử dụng sản phẩm Sony theo cách này. Không nhất thiết cứ phải mua cảm biến từ Sony mới nhận được sự hỗ trợ từ Sony. Somemiya nhấn mạnh: "Những gì chúng tôi đang loại bỏ là nguyên tắc đã cắm rễ từ lâu - mọi thứ cứ phải bắt nguồn từ Sony. Chúng tôi buộc phải trở nên linh hoạt hơn để cung cấp những giải pháp khả thi nhất cho khách hàng".

Để thuận tiện cho việc theo đuổi mô hình dịch vụ thuê bao, Sony đang tìm kiếm các mối quan hệ hợp tác cũng như chiêu mộ các chuyên gia xây dựng phần mềm, đồng thời cung cấp hỗ trợ xuyên suốt trên toàn cầu. Thuê bao sẽ là mô hình kinh doanh dài hạn và không sớm tạo ra lợi nhuận ngay, ít nhất là về mặt quy mô.

Tuy nhiên, tầm nhìn thực sự của họ là có thể bán phần cứng như một phần của gói giải pháp, như vậy thì không phụ thuộc vào mỗi đơn hàng cảm biến nhận được nữa. Bởi khi khách hàng đã chọn Sony, có nghĩa họ đã đăng ký cho mình một dịch vụ sau bán trong nhiều năm, còn đơn hàng phần cứng tiếp theo sẽ chỉ là sớm muộn.

Theo Vn review​
Xịn sò thật chứ :D
 
Bên trên