Các CPU di động từ Intel, AMD dễ dàng bị Apple M1 cho "hít khói" trong kết quả benchmark

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Mới đây, Apple đã trình làng những cỗ máy Mac sử dụng bộ xử lý M1 mới được xây dựng dựa trên tiến trình 5nm. Giờ đây, chúng đã chính thức lên kệ, mang đến cho chúng ta những cái nhìn thực tế về hiệu năng của con chip mới này.

2142471.jpg


Và dựa trên kết quả Cinebench R23 mới đây, rõ ràng, Apple M1 là một con chip cực kỳ ấn tượng, nhưng không phải là nhanh nhất và mạnh mẽ nhất trong thế giới CPU di động.

Một điều thú vị là con chip M1 của Apple được xây dựng dựa trên tiến trình 5nm. Đây là lợi thế lớn nhất của nó so với tiến trình 14nm và 10nm của Intel và 7nm từ AMD. Lợi thế này không liên quan gì đến kỹ năng kiến trúc hay kỹ thuật của Apple mà chỉ là một khả năng do TSMC cung cấp. Và dù không có lợi thế này, những con chip di động 10nm của Intel và 7nm của AMD vẫn vượt trội hơn bộ xử lý M1 của Apple trong các thử nghiệm benchmark Cinebench R23 mới đây.

2142474.jpg


Không như Geekbench, chạy nhiều thuật toán và lấy kết quả trung bình nhân, có thể làm sai lệch kết quả nếu các thuật toán được tối ưu cụ thể cho một kiến trúc nào đó, Cinebench lại đo sức mạnh thực sự của 1 bộ xử lý, giúp nó trở thành một kết quả benchmark "chuẩn chỉ" đối với những người muốn so sánh sức mạnh của những bộ xử lý. Thử nghiệm benchmark này có thể tận dụng hoàn toàn hiệu năng tính toán của bộ xử lý (và mọi luồng) mà không gặp phải bất kỳ sự hao hụt nào.

Theo đó, con chip Apple M1 đạt 1498 điểm trong thử nghiệm đơn nhân của Cinebench R23. Do không có xung nhịp quá cao đối với đơn nhân, các con chip x86 dựa trên 7nm của AMD thua thiệt hơn một chút, chỉ đạt tối đa 1284 điểm. Trong khi đó, bộ xử lý Apple M1 lại dễ dàng bị đánh bại bởi một biến thế 4 nhân 10nm của Intel, đó là Core i7-1185G7. Tất nhiên, những kết quả đơn nhân này gần như chỉ để "làm cảnh" bởi hầu hết các ứng dụng ngày nay đều tận dụng đa luồng. Và đây là kết quả benchmark đa nhân trên Cinebench R23.

2142477.jpg


Rõ ràng, chúng ta thấy, những con chip 7nm của AMD đã hoàn toàn "đả bại" con chip 5nm của Apple. Ngay cả một bộ xử lý 14nm của Intel cũng có số điểm ngang ngửa Apple M1, trong khi CPU Intel Core i7-1185G7 10nm lại chỉ thua kém 1000 điểm, nhưng với số lượng nhân ít hơn 1 nửa, tức chỉ 4 nhân. Và với việc biến thể 8 nhân của thế hệ Tiger Lake được xây dựng dựa trên 10nm từ Intel sẽ xuất hiện trong vài tháng tới, nó sẽ nhanh chóng vượt mặt bộ xử lý M1 của Apple.

Như đã thấy với những kết quả benchmark này, Apple M1 không phải là con chip di động nhanh nhất và mạnh mẽ nhất ở hiện tại. Dẫu vậy, do hợp tác độc quyền với TSMC, Apple sẽ có quyền sử dụng những tiến trình mới nhất sớm hơn bất kỳ ai khác. Kết hợp lợi thế này với kiến trúc ARM của mình, Apple có thể tối ưu cho những con chip của mình một cách hoàn hảo nhất. Trên thực tế, nhờ vào việc kiểm soát hoàn toàn phần cứng và phần mềm, Apple có thể tối ưu hoàn hảo cho những thiết bị của mình, tương tự như cách mà họ làm với iPhone và iPad.

Hiệu năng cao lại là một câu chuyện khác. Bất kỳ bộ xử lý desktop nào cũng có thể "đè bẹp" Apple M1, ngay cả những con chip desktop 14nm của Intel. Trên thực tế, những bộ xử lý ARM không có xung nhịp quá cao và sử dụng tập lệnh ít phức tạp hơn, thế nhưng, điều đó giúp cho nó tiêu thụ ít năng lượng hơn. Đây chính là lợi thế của ARM so với x86, giúp nó trở nên phù hợp với những thiết bị di động.

Theo Vn review​
 

doangtv2

Active Member
Người dùng thông minh sẽ đánh giá hiệu quả dựa trên chi phí bỏ ra.
 

doangtv2

Active Member
Người dùng thông minh sẽ đánh giá hiệu quả dựa trên chi phí bỏ ra.
 
Bên trên