Một phần Internet tê liệt vì Amazon Web Services ‘sập’ kéo dài

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Hàng ngàn sản phẩm, dịch vụ dựa vào nền tảng điện toán đám mây Amazon Web Service đã bị ảnh hưởng do sự cố gián đoạn kéo dài.

Amazon Web Services (AWS) là một trong các dịch vụ điện toán đám mây phổ biến nhất thế giới. Vì vậy, bất kỳ sự cố nào với AWS cũng tạo hiệu ứng gợn sóng lớn đối với các ứng dụng và dịch vụ web khác.



Bằng chứng là vào ngày 25/11 (giờ địa phương), cùng lúc với AWS gián đoạn dịch vụ trong nhiều tiếng đồng hồ, một phần lớn Internet đã bị tê liệt. Tính đến 17h25p (tức 5h25p ngày 26/11 giờ Việt Nam), Amazon cho biết, mất vài tiếng nữa mới có thể khôi phục hoàn toàn.

Theo Amazon, họ đang cố gắng khắc phục sự cố ảnh hưởng đến Kinesis Data Streams API tại khu vực US-EAST-1. Kinesis là một sản phẩm của AWS, được dùng để tổng hợp và phân tích số lượng lớn dữ liệu theo thời gian thực. 27 sản phẩm AWS khác của Amazon cũng bị gián đoạn.

Đến 7h42p giờ Việt Nam, Amazon quan sát dấu hiệu phục hồi ổn định. Trong email gửi The Verge, công ty cho biết, sự cố chỉ ảnh hưởng tới 1 trong 23 khu vực AWS, song vấn đề đủ lớn để một phần lớn dịch vụ Internet sụp đổ.

Hàng ngàn ứng dụng, dịch vụ, website đã đăng lên Twitter do bị ảnh hưởng từ sự cố AWS. Họ bao gồm 1Password, Acorns, Adobe Spark, Anchor, Autodesk, Capital Gazette, Coinbase, DataCamp, Getaround, Glassdoor, Flickr, iRobot, The Philadelphia Inquirer, Pocket, RadioLab, Roku, RSS Podcasting, Tampa Bay Times, Vonage, The Washington Post và WNYC. Trang web chuyên theo dõi sự cố mạng Downdetector.com cũng ghi nhận báo cáo từ người dùng tăng vọt đối với nhiều dịch vụ Amazon trong ngày.

Gần như mọi ứng dụng dựa trên đám mây phụ thuộc vào AWS đều bị tác động. Thiết bị thông minh không thể kết nối đám mây riêng tư, các cổng tiền điện tử không thể xử lý giao dịch, dịch vụ streaming và podcast ngăn cản người dùng truy cập tài khoản.

Amazon không thông báo nguyên nhân xảy ra sự cố.

Theo Genk​
 

pnv quang

Active Member
Thằng nào sập thì thằng đó bị chứ sao liên quan internet nhỉ?
Sao kỳ vậy , internet có đầy đủ thông tin mà bác không hiểu thì mình chịu .
Dịch vụ đám mây Amazon là nơi các công ty lưu trữ dữ liệu . Thế bác không biết các công ty lớn lưu trữ dữ liệu ở đâu à ? Bác tưởng các công ty mua ổ đĩa về tự lưu trữ dữ liệu ?
Amazon Web Services và Microsoft Azure là một trong những nền tảng lưu trữ đám mây lớn . Ví dụ bác up ảnh lên Flickr thì bác chỉ biết mỗi Flickr thôi là nơi lưu trữ ảnh của mình , nhưng Flickr không bao giờ tự mua phần cứng về lưu dữ liệu cả . Việc đảm bảo một lượng khổng lồ dữ liệu an toàn và nhập , xuất được suôn sẻ thì phải có chuyên biệt , các dịch vụ đám mây chính là nơi các công ty lớn thuê để lưu dữ liệu .
 

pnv quang

Active Member
Thằng nào sập thì thằng đó bị chứ sao liên quan internet nhỉ?
Đối với những vấn đề phức tạp như đòi hỏi xử lý một lượng dữ liệu khổng lồ ( cứ tính một ngày các thành viên upload , thao tác trên Flickr bao nhiêu ảnh thì sẽ hình dung được khối lượng lưu trữ và thao tác mà Flickr phải đảm đương suôn xẻ ) thì cần phải có sự chuyên môn . Ngay cả các kỹ nghệ cao cấp mà rất khó khăn để nghiên cứu thì cũng sẽ có từng công ty đảm nhiệm , thí dụ chip 4G , 5G trên điện thoại thì Qualcomm thống trị , dù Intel có nghiên cứu nhưng không đạt kỳ vọng và bị bán cho Apple thế nhưng Apple vẫn không dám tự sử dụng , vẫn phải mua quyền sử dụng từ Qualcomm .
Mình thấy ngay trong chơi ghi ta điện thì từng nghệ sĩ phương Tây có trường phái riêng , chứ không phải biết quẹt quẹt , chơi ghi ta thành thạo thì đã chen chân trong trở thành nghệ sĩ ( nghệ sĩ quốc doanh của Việt nam thì được . Phương Tây thì đừng hòng ) . John Fruscante ( đọc : fru-san-tê ) của ban Red Hot Chilli Pepper chơi ghi ta điêu luyện , đứng thứ 15 trong lịch sử nghệ sĩ ghi ta nhưng phải đổi kỹ thuật sang funk khi mới gia nhập RHCP vì lúc trước ảnh hưởng acid-rock .
Mình nghe Fruscante dạo đầu bài Californication biểu diễn tại Slane Castle mà tê tái , nghe hoài không chán .
 

baicakyniem2013

Active Member
Sao kỳ vậy , internet có đầy đủ thông tin mà bác không hiểu thì mình chịu .
Dịch vụ đám mây Amazon là nơi các công ty lưu trữ dữ liệu . Thế bác không biết các công ty lớn lưu trữ dữ liệu ở đâu à ? Bác tưởng các công ty mua ổ đĩa về tự lưu trữ dữ liệu ?
Amazon Web Services và Microsoft Azure là một trong những nền tảng lưu trữ đám mây lớn . Ví dụ bác up ảnh lên Flickr thì bác chỉ biết mỗi Flickr thôi là nơi lưu trữ ảnh của mình , nhưng Flickr không bao giờ tự mua phần cứng về lưu dữ liệu cả . Việc đảm bảo một lượng khổng lồ dữ liệu an toàn và nhập , xuất được suôn sẻ thì phải có chuyên biệt , các dịch vụ đám mây chính là nơi các công ty lớn thuê để lưu dữ liệu .
Lẽ ra bài viết tiêu đề phải là đề cập đến dữ liệu chứ, tự dưng đưa internet vào đây là sao nhỉ?
 
Bên trên