Chủ tịch Trung Quốc phê phán nạn nghiện game, miêu tả chúng là thứ 'bẩn thỉu và lộn xộn'

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Ông Tập Cận Bình đã nêu vấn đề nghiện trò chơi điện tử tại cuộc họp chính trị 'hai phiên' ở Bắc Kinh, khơi lại các cuộc tranh luận xung quanh vấn đề xa hội nhức nhối này ở Trung Quốc.

Nghiện trò chơi điện tử là một chủ đề nóng tại cuộc họp năm nay của Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc Trung Quốc, kết thúc hôm qua 11/3, khi Chủ tịch Tập Cận Bình tham gia các cuộc đàm phán liên quan và liệt kê chứng nghiện game là một mối lo ngại đối với sức khỏe tâm lý. Điều này làm dấy lên nhiều đồn đoán về việc Bắc Kinh sẽ sớm thắt chặt hơn nữa các quy định về quản lý trò chơi.

Ông Tập ban đầu nêu lên vấn đề này tại Hội nghị Hiệp thương Chính trị Nhân dân Trung Quốc (CPPCC), nửa còn lại của cái gọi là kỳ họp lưỡng hội thường niên. Ông đã thảo luận về chứng nghiện chơi game trong giới trẻ Trung Quốc với đại diện từ các ngành chăm sóc sức khỏe và giáo dục của nước này, theo hãng tin Tân Hoa xã.

Nghiện trò chơi trực tuyến, cùng với "những thứ bẩn thỉu và lộn xộn khác trên mạng", có thể ảnh hưởng xấu đến thanh thiếu niên Trung Quốc vì chúng chưa trưởng thành về mặt tâm lý, ông Tập nói trong một nhận xét được Tân Hoa xã đăng tải.

Nhận xét của ông Tập đã được lặp lại bởi các nhà lập pháp tại kỳ họp, với nhiều ý kiến đề xuất một loạt các biện pháp nhằm hạn chế việc chơi game ở lứa tuổi vị thành niên. Một số đề xuất yêu cầu trò chơi trực tuyến cần thực hiện nhận dạng khuôn mặt, một biện pháp đã được thực hiện trên một số trò chơi từ hai gã khổng lồ trong ngành công nghiệp game nước này là Tencent và NetEase. Những người khác thì đề nghị rằng một hệ thống đánh giá nên được đưa ra cho các trò chơi.


Tencent là đơn vị sớm áp dụng tính năng nhận dạng khuôn mặt và đăng ký tên thật như một cách để hạn chế chơi game ở lứa tuổi vị thành niên, lần đầu tiên triển khai trong trò chơi nổi tiếng Honor of Kings vào năm 2018.

Những tiếng nói cấp tiến hơn kêu gọi cấm những người nổi tiếng quảng bá cho trò chơi trực tuyến, hạn chế số lượng quảng cáo cho trò chơi và phát triển các điện thoại thông minh tùy chỉnh không cho chơi game dành riêng cho trẻ vị thành niên.

Theo Liao Xuhua, một nhà phân tích trò chơi của Analysys International có trụ sở tại Bắc Kinh, cam kết của Trung Quốc trong việc ngăn chặn chứng nghiện trò chơi điện tử được phản ánh trong Luật Bảo vệ trẻ vị thành niên mới được sửa đổi, dự kiến có hiệu lực vào tháng 6 này.

"Trong thời gian tới, các bộ phận liên quan sẽ tuân theo các quy tắc cụ thể để nhắm mục tiêu hạn chế chứng nghiện game", Liao nói. "Song song với việc áp dụng các quy tắc cho trò chơi, các quy tắc cũng sẽ được áp dụng cho nhiều lĩnh vực giải trí hơn, đặc biệt là trên các nền tảng video ngắn."

Vào năm 2019, Trung Quốc đã ban hành quy tắc nghiêm ngặt nhất của mình đối với trò chơi điện tử. Nó bao gồm yêu cầu người chơi phải đăng ký trò chơi bằng tên thật và số ID của chính mình. Chính phủ cũng yêu cầu các trò chơi phải giới hạn thời gian chơi game của trẻ vị thành niên là 90 phút, trong hầu hết các ngày thường và 180 phút vào các ngày lễ. Các quy định cũng áp đặt thời gian giới nghiêm đối với trẻ vị thành niên, những người không được chơi trò chơi điện tử trong khoảng thời gian từ 10 giờ tối đến 8 giờ sáng.

Số tiền mà trẻ vị thành niên có thể chi cho một trò chơi cũng bị giới hạn. Người chơi dưới 16 tuổi không được chi quá 200 nhân dân tệ (31 USD) mỗi tháng và những người từ 16 đến 18 tuổi không được chi quá 400 nhân dân tệ mỗi tháng.

Tuy nhiên, nhiều game thủ trẻ đã vượt qua những hạn chế này bằng cách sử dụng tài khoản người lớn để đăng ký tài khoản. Thậm chí các công ty game cũng tích cực hỗ trợ trẻ em vượt qua các quy định quốc gia bằng cách cho khởi chạy các công cụ vượt tường lửa của riêng mình.

Một công cụ hỗ trợ trò chơi phổ biến ở Trung Quốc có thiết kế giống như một mạng riêng ảo (VPN) chỉ hoạt động cho các trò chơi cụ thể. Người trưởng thành thường sử dụng công cụ hỗ trợ này để truy cập các trò chơi không được chính phủ Trung Quốc phê duyệt hoặc để tăng tốc độ kết nối với các máy chủ ở nước ngoài. Trẻ vị thành niên cũng có thể sử dụng chúng để chơi các tựa game không áp dụng các quy tắc nghiêm ngặt của Trung Quốc.



Gần một nửa dân số Trung Quốc hiện chơi trò chơi điện tử và quốc gia này là thị trường trò chơi điện tử lớn nhất thế giới tính theo doanh thu. Theo Hiệp hội Xuất bản Âm thanh-Video và Kỹ thuật số Trung Quốc do chính phủ hậu thuẫn, số lượng game thủ ở nước này đã tăng 3,7% vào năm ngoái lên 665 triệu người, và doanh thu từ game trong nước tăng 20,7% lên 278,7 tỷ nhân dân tệ (khoảng 43 tỷ USD).

Trung Quốc có một lịch sử phức tạp với trò chơi điện tử. Chính phủ nước này từng nổi tiếng với việc áp đặt một lệnh cấm 15 năm đối với dòng máy console bắt đầu từ năm 2000, nhưng việc thiếu các biện pháp thực thi nghiêm ngặt đã cho phép các máy chơi game nhập lậu đã có mặt rộng rãi trên thị trường.

Gần đây, các nhà chức trách Trung Quốc đã chuyển sang coi trò chơi điện tử và thể thao điện tử như một động lực mạnh mẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, chính phủ nước này cũng đã kiểm soát chặt chẽ hơn về nội dung game, dựa trên các chiến dịch dọn dẹp và thực thi các lệnh cấm đối với các trò chơi có nội dung không được chấp thuận và nhạy cảm về mặt chính trị

Để thực thi tốt hơn các tính năng chống nghiện game, tính năng nhận dạng khuôn mặt trong trò chơi được cho sẽ là một "chìa khóa quan trọng". Đồng thời, chính phủ nước này có thể sẽ khuyến khích các công ty trò chơi thử nghiệm các tính năng tương tự để đưa ra lời giải cho các nhà hoạch định chính sách. Ở cấp độ quốc gia, Trung Quốc hiện đang phát triển một hệ thống nhận dạng trò chơi trực tuyến thống nhất cho game thủ dưới 18 tuổi, một dự án có thể được hoàn thành sớm nhất là vào tháng Sáu tới.

Theo Genk​
 

phu80

Member
Còn việc dùng tiền thuế của dân mua vũ khí để tàn sát những người dân biểu tình ôn hòa tại Thiên An Môn, gây phẫn nộ trong nước Trung Quốc và trên thế giới, theo Tập Cận Bình, đó là hành động gì? Tập Cận Bình đã nghe được câu nói của ngoại trưởng Singapore ngày 5/3/2021 chưa? Đó là: quân đội một nước cầm súng chĩa vào người dân nước mình là 'đỉnh cao của sự ô nhục quốc gia". Nghiện game có gì mà phải gọi là bẩn thỉu, mà phải lên án chứ. Chấn chỉnh lại, sắp xếp thời thời gian chơi game, động viên hay thể dục thể thao nhiều cho những ai chơi game quá nhiều là cần làm, nhưng gọi là bẩn thỉu là quá đáng. Cháu tôi cũng nghiện game, đi học về là ôm máy PS cứng ngắt, nhưng tốt nghiệp lại là 1 trong 3 sinh viên xuất sắc nhất của khóa, và đã được các công ty phần mềm lớn của thế giới mời gọi gia nhập công ty để viết phần mềm cho game với mức lương như trong mơ. Muốn lên án ai, chỉnh sửa ai thì bản thân mình ít nhất phải trong sạch.
 
Chỉnh sửa lần cuối:
Bên trên