Chân dung siêu máy tính AI nhanh nhất thế giới: Sử dụng 6.159 GPU NVIDIA

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Nó sẽ giúp ghép một bản đồ 3D của vũ trụ lại với nhau, thăm dò các tương tác hạ nguyên tử để tìm các nguồn năng lượng xanh và nhiều hơn thế nữa.

Được công bố sự hiện diện mới đây tại Trung tâm Máy tính Khoa học Nghiên cứu Năng lượng Quốc gia Mỹ (NERSC), Perlmutter là một siêu máy tính có khả năng cung cấp gần 4 exaflop (tỷ tỷ phép tính /giây) hiệu suất AI cho hơn 7.000 nhà nghiên cứu.

Hiệu suất này khiến cho Perlmutter trở thành hệ thống AI nhanh nhất trên hành tinh, sử dụng toán học có độ chính xác hỗn hợp 16 và 32 bit. Và hiệu suất đó thậm chí còn không bao gồm giai đoạn hai sẽ ra mắt vào cuối năm nay, trên hệ thống đặt tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Lawrence Berkeley.



Đựợc tạo thành từ 6.159 GPU NVIDIA A100 Tensor Core, đây là hệ thống hỗ trợ sử dụng chip A100 lớn nhất thế giới. Và hiện hơn 20 ứng dụng đang sẵn sàng trở thành một trong những ứng dụng đầu tiên chạy trên hệ thống này. Perlmutter hướng tới mục tiêu thúc đẩy khoa học về vật lý thiên văn, khoa học khí hậu và nhiều hơn thế nữa.

Thậm chí trong một dự án, siêu máy tính này sẽ giúp tập hợp bản đồ 3D lớn nhất của vũ trụ có thể nhìn thấy được cho đến nay. Nó sẽ xử lý dữ liệu từ Dụng cụ Quang phổ Năng lượng Tối (DESI), một loại máy ảnh vũ trụ có thể chụp tới 5.000 thiên hà trong một lần phơi sáng.

Các nhà nghiên cứu cần tốc độ của GPU của Perlmutter để ghi lại hàng chục lần phơi sáng trong một đêm, để biết vị trí của DESI vào đêm tiếp theo. Nếu sử dụng các hệ thống trước đó, việc chuẩn bị dữ liệu sẽ mất cả một năm hoặc nhanh nhất cũng phải vài tháng, vài tuần. Còn Perlmutter sẽ hoàn thành nhiệm vụ chỉ trong vài ngày.

Rollin Thomas, một kiến trúc sư dữ liệu tại NERSC, người đang giúp các nhà nghiên cứu chuẩn bị sử dụng Perlmutter cho biết: "Tôi thực sự hài lòng với tốc độ tăng gấp 20 lần mà chúng tôi đã nhận được trên GPU, trong công việc chuẩn bị của mình".

Bản đồ của DESI nhằm mục đích làm sáng tỏ năng lượng tối, khái niệm vật lý bí ẩn đằng sau sự giãn nở ngày càng nhanh của vũ trụ. Năng lượng tối phần lớn được phát hiện thông qua công trình đoạt giải Nobel năm 2011 của Saul Perlmutter, một nhà vật lý thiên văn vẫn đang hoạt động tại Phòng thí nghiệm Berkeley. Tên của hệ thống siêu máy tính này chính là được đặt theo tên của nhà khoa học này.


Các tủ Giai đoạn I của Perlmutter không có cửa đi kèm, để lộ các đường màu xanh và đỏ của hệ thống làm mát bằng chất lỏng trực tiếp.

Các dự án với tinh thần tương tự sẽ được khởi chạy trên siêu máy tính mới này. Ví dụ như các công việc trong khoa học vật liệu nhằm mục đích khám phá các tương tác nguyên tử nhằm tìm ra con đường tạo ra pin và nhiên liệu sinh học tốt hơn.

Các siêu máy tính truyền thống hầu như không thể xử lý các phép toán cần thiết để tạo ra các mô phỏng của một vài nguyên tử trong vài nano giây với các chương trình như Quantum Espresso. Nhưng bằng cách kết hợp các mô phỏng chính xác cao của chúng với hệ thống máy học, các nhà khoa học có thể nghiên cứu nhiều nguyên tử hơn trong khoảng thời gian dài hơn.

"Trong quá khứ nó đã không thể làm mô phỏng hoàn toàn theo thuyết nguyên tử của các hệ thống lớn như giao diện pin, nhưng bây giờ các nhà khoa học dự định sẽ sử dụng Perlmutter để làm điều đó", Brandon Cook, một chuyên gia thực hiện các ứng dụng tại NERSC chia sẻ.

Tại sự kiện ra mắt trực tuyến, Giám đốc điều hành NVIDIA, Jensen Huang, đã chúc mừng về các kế hoạch phát triển khoa học với siêu máy tính.

Ông nói: "Khả năng kết hợp AI và tính toán hiệu suất cao của Perlmutter sẽ dẫn đến những đột phá trong nhiều lĩnh vực từ khoa học vật liệu và vật lý lượng tử đến dự báo khí hậu, nghiên cứu sinh học và hơn thế nữa."

Các nhà nghiên cứu muốn thực hiện công việc của họ trên Perlmutter hiện đã có thể gửi yêu cầu truy cập vào hệ thống.

Theo Genk​
 
Bên trên