Trung Quốc siết chặt hàng giả, hàng nhái trên các sàn thương mại điện tử

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Vừa qua, Cục Quản lý Nhà nước về Quy chế Thị trường Trung Quốc (SAMR) đã đưa ra một số đề xuất chỉnh sửa mới cho bộ luật thương mại điện tử tại nước này, bao gồm khung hình phạt nghiêm khắc hơn đối với hành vi kinh doanh hàng giả trực tuyến. Đây được xem là động thái mới nhất trong việc tái thiết lập trật tự nền kinh tế số của chính phủ Trung Quốc.

hd.png


Dự thảo sửa đổi, được SAMR công bố để lấy ý kiến hôm 31/8, đưa ra các quy định chi tiết và bổ sung hình phạt cho những cá nhân, tổ chức có hành vi vi phạm luật sở hữu trí tuệ, mà cụ thể đây là buôn bán hàng giả, hàng nhái.

Các sửa đổi xuất hiện trong bối cảnh giới chức quản lý Trung Quốc, bao gồm SAMR, thi hành một loạt biện pháp đàn áp đối với nhóm “đại gia công nghệ” Big Tech cùng các doanh nghiệp hoạt động trên nền tảng Internet.

Vào tháng 3, hãng thông tấn quốc gia Trung Quốc Tân Hoa xã phát đi tuyên bố nước này sẽ áp dụng một loạt quy định đàn áp lên các công ty nhằm “thanh lọc” thị trường mua sắm trực tuyến, cũng như duy trì môi trường kinh doanh công bằng, lành mạnh.

Dự thảo mới quy định người dùng được gia hạn thời hạn phản hồi sau khi mua hàng từ 15 đến 20 ngày. Điều này đồng nghĩa với việc có khả năng trong thời gian này, đơn vị kinh doanh sẽ bị hạn chế hoạt động.

Năm 2018, luật thương mại điện tử lần đầu được thông qua ở Trung Quốc và bắt đầu có hiệu lực vào năm 2019. Mục tiêu của nó là để khôi phục danh tiếng của Trung Quốc, vốn được xem là quốc gia đi đầu về nguồn cung hàng giả, hàng nhái cho thị trường thương mại điện tử thế giới.

Bộ luật cũng yêu cầu các nhà khai thác thương mại điện tử, thuế và thanh toán trực tuyến phải thực hiện đăng ký và xin giấy phép hoạt động với cơ quan chức năng, đồng thời giải quyết cho người dùng nếu có tranh chấp và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ.

524288_633799733955786_68431713927168

Các món đồ thời trang xa xỉ thường bị làm giả, nhái lại ở Trung Quốc với độ hoàn thiện cao

Luật quy định tất cả các nhà khai thác hoạt động trên nền tảng số phải chịu trách nhiệm liên đới với người bán về việc kinh doanh bất kỳ hàng hóa giả mạo hoặc bắt chước nào trên website của họ.

Các nền tảng sẽ phải chịu trách nhiệm pháp lý nếu phát hiện ra người bán hàng nào vi phạm quyền sở hữu trí tuệ mà không thực hiện biện pháp ngăn chặn, chẳng hạn như xóa, chặn liên kết hay dừng giao dịch.

Mức tiền phạt cho đơn vị nắm quyền quản lý vi phạm có thể lên đến 2 triệu nhân dân tệ (tương đương 309.400 USD). Trước khi luật có hiệu lực vào năm 2019, hình phạt chỉ áp dụng đối với những người bán hàng giả trên mạng.

Tháng 4 vừa qua, nền tảng bán lẻ trực tuyến lớn nhất Trung Quốc – Alibaba đã bị phạt 2,8 tỷ USD vì vi phạm luật chống độc quyền trong nhiều năm. Số tiền mà Alibaba phải trả tương đương 4% doanh thu công ty trong năm 2019 và cũng là án phạt kỷ lục về độc quyền thị trường tại Trung Quốc.

Năm ngoái, SAMR cho biết đã lập biên bản xử phạt hàng loạt trang thương mại điện tử, bao gồm Tmall, JD.com và Vipshop của Alibaba vì giá bán hàng cao thấp bất thường sau khi nhận nhiều phản ánh rằng các nền tảng này có hành vi tăng giá rồi tung mới chương trình khuyến mãi để thu hút người tiêu dùng vào dịp lễ hội mua sắm Ngày độc thân.

Theo báo cáo thường niên về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ năm 2020 của Alibaba, chỉ có 1,08% trong số 10.000 giao dịch trên thị trường trực tuyến nghi ngờ là hàng giả, trong khi số lượng liên kết bị gỡ vì vi phạm quy tắc được người dùng báo cáo giảm đến 33% so với với năm 2019.

Theo VN review​
 
Bên trên