Bạn không thật sự sở hữu chiếc điện thoại của mình! Đúng vậy đấy!

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Mới đây, Bộ Quốc phòng Lithuanian khuyến cáo người dân “vứt bỏ” smartphone Trung Quốc. Đây là một thông báo hoàn toàn nghiêm túc. Theo đó, người dân được khuyến cáo không mua bất kỳ điện thoại smartphones nào của các công ty Trung Quốc và vứt bỏ chiếc điện thoại họ đang sử dụng nếu nó là của Trung Quốc. Nguyên nhân là do loại phần mềm đang hoạt động trên những chiếc điện thoại này.

hd.png

Ảnh: Budrul Chukrut/Getty Images

Thông tin này bắt nguồn từ nghiên cứu trên một số dòng điện thoại flagship của hãng Xiaomi phân phối tại thị trường Châu Âu, đây cũng là những dòng điện thoại Android tốt nhất trên thị trường. Kết quả cho thấy những chiếc điện thoại này có thể phát hiện và kiểm duyệt từ xa bất kỳ thứ gì biểu hiện việc kêu gọi tự do cho Tây Tạng hay Đài Loan độc lập. Tất nhiên, đây chưa phải là toàn bộ câu chuyện. Chắc hẳn nhiều người cũng đã biết rằng việc này quá là bình thường ở Trung Quốc – thậm chí ngay cả Apple và Google cũng phải khom lưng trước cơ quan quản lý của quốc gia này khi cần thiết. Và chúng ta cũng đã từng phát hiện một số phiên bản phần mềm dành cho thị trường các nước phương Tây do công ty Trung Quốc sản xuất đôi lúc có chứa các công cụ theo dõi và kiểm duyệt.

Để làm rõ thông tin này, trang tin Android Central đã liên hệ trực tiếp với Xiaomi và người phát ngôn của hãng hoàn toàn phủ nhận hành vi kiểm duyệt sai trái của Xiaomi:

“Các thiết bị của Xiaomi không kiểm duyệt thông tin liên lạc đến hoặc đi của người dùng. Xiaomi chưa bao giờ và sẽ không bao giờ hạn chế hoặc ngăn chặn bất kỳ hành vi cá nhân nào của người dùng smartphone của chúng tôi, như tìm kiếm, gọi điện, duyệt web, hoặc sử dụng các phần mềm liên lạc của bên thứ ba.

Xiaomi hoàn toàn tôn trọng và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của tất cả người dùng. Xiaomi tuân thủ Quy định chung về Bảo vệ dữ liệu của Liên minh Châu Âu (GDPR)”.

589824_70849780536944_92668214378496

Ảnh: Apoorva Bhardwaj/Android Central

Vì vậy, có thể bạn không cần phái vứt đi chiếc điện thoại Xiaomi mới mua của mình. Nhưng điều này dẫn đến một cuộc tranh luận còn sôi nổi hơn xung quanh việc ai mới thật sự sở hữu sản phẩm khi bạn mua một chiếc điện thoại smartphone. Bật mí nhé: Không phải bạn đâu! Chào mừng bạn đến với thế giới tuyệt vời của bản quyền.

Khi bạn mua một chiếc điện thoại, bạn sở hữu toàn bộ phần cứng mà bạn có thể cầm nắm trong tay. Màn hình là của bạn, con chip bên trong cũng của bạn. Bạn có thể giữ toàn bộ phần cứng của chiếc điện thoại mãi mãi. Tuy nhiên, không một linh kiện nào có thể hoạt động đúng giá trị của nó nếu không có những bộ phận bạn không sở hữu, mà chỉ được cho phép sử dụng một cách tử tế - đó là phần mềm và firmware có bản quyền chịu trách nhiệm vận hành thiết bị trên tay bạn.

Bạn chỉ đang thuê phần mềm mà thôi
Các công ty nắm giữ bản quyền có thể không quan tâm đến cách bạn sử dụng sản phẩm mà bạn đã trả phí bản quyền, và bạn cũng không được nghe nhiều về họ ngoài quyền được sửa chữa. Xiaomi, hay Google và mọi công ty khác nắm giữ bản quyền phần mềm giúp một chiếc điện thoại trở nên thông minh, thật sự chỉ muốn người dùng tận hưởng sản phẩm ở mức vừa đủ để họ tiếp tục mua sản phẩm của công ty vào lần tới. Xiaomi chọc giận người dùng smartphone không phải là một cách hay để lôi kéo những người dùng này tiếp tục mua các sản phẩm khác như vòng đeo tay hay robot hút bụi.

Khi bạn cài đặt cho chiếc điện thoại mới mua của mình, bạn đã đồng ý các điều khoản sử dụng phần mềm do đơn vị nắm giữ bản quyền đưa ra (mà không hề đọc qua chúng). Bạn cũng đồng ý rằng các sản phẩm bản quyền có thể thay đổi bất kỳ lúc nào, nhưng không phải do bạn – chúng ta gọi đó là các bản cập nhật.

589824_70849780536945_92672509345792

Ảnh: Jerry Hildenbrand/Android Central

Đây vừa là điểm cộng, vừa là điểm trừ. Mọi nhà sáng chế đều xứng đáng được hưởng lợi từ thành quả của họ, và nếu một thỏa thuận thân thiện được thiết lập giữa người dùng và họ thì mọi thứ đều rất tốt. Nhưng phần-không-mấy-tốt-đẹp (thường) xuất hiện khi công ty sở hữu mọi thứ có những ý tưởng cải tiến mà bạn không đồng tình. Đó là khi những cải tiến quá tay có thể xuất hiện, như tính năng tự động nhận diện hình ảnh bằng AI. Hoặc là khi phần mềm có thể đảm bảo bạn không đăng những nội dung ủng hộ dân chủ ở Trung Quốc lên mạng xã hội.

Điều này sẽ không thể thay đổi trong một sớm một chiều. Với nhiều người dùng, nó thậm chí còn không đáng bận tâm vì không mấy ảnh hưởng đến quá trình sử dụng hằng ngày của họ. Nhưng điều này nên được thay đổi. Thậm chí nếu bạn không lo lắng về việc kiểm duyệt hay các ông lớn ngành công nghệ có thể giám sát những hình ảnh mà bạn đăng tải hay tải về thiết bị, bạn vẫn nên có mong muốn tình hình được cải thiện. Giá thành của những chiếc điện thoại smartphone không rẻ. Là người dùng, chúng ta nên yêu cầu nhận được nhiều hơn một chút.

Theo VN review​
 

gik271

Well-Known Member
Cảm ơn vì bài viết xuất sắc
bài này đi bê của trang khác về mà bạn. :D

Nhìn chung cái gì của tàu là không mê được, Anh Tập không cho ko ai cái gì. Mình luôn cố gắng tới mức tối đa không dùng đồ tàu. Có dùng cũng phải cân nhắc lên xuống. Và luôn sẵn sàng chi thêm 10-20% trị giá nếu có đồ của nước khác sản xuất mà ko phải tàu. :D
 

duyenvnpt

Active Member
bài này đi bê của trang khác về mà bạn. :D

Nhìn chung cái gì của tàu là không mê được, Anh Tập không cho ko ai cái gì. Mình luôn cố gắng tới mức tối đa không dùng đồ tàu. Có dùng cũng phải cân nhắc lên xuống. Và luôn sẵn sàng chi thêm 10-20% trị giá nếu có đồ của nước khác sản xuất mà ko phải tàu. :D

Chả cứ anh Tập mà tiền bối là anh Mao cũng vậy, mình đã phải trả giá quá nhiều về đất đai rồi đó bác :D
 
Bên trên