Trung Quốc cấm chip bảo mật TPM từ năm 1999 - Làm sao nâng cấp Windows 11?

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Microsoft đã chính thức tung ra Windows 11 từ ngày 05/10, thế nhưng, nhiều người dùng máy tính tại Trung Quốc dường như sẽ không thể cập nhật lên phiên bản hệ điều hành mới nhất này bởi thiết bị của họ thiếu một thành phần quan trọng, đó là con chip TPM (Trusted Platform Module).

hd.png

TPM là một tiêu chuẩn mã hóa quốc tế và con chip TPM là một thành phần trên bo mạch chủ, cho phép phần cứng hoạt động theo chuẩn đó. Chip TPM không chỉ giúp bảo vệ máy tính khỏi sự giả mạo bên ngoài, mà còn hỗ trợ vô số phần mềm thực hiện các tác vụ mã hóa.

Với các thiết bị muốn chạy Windows 11, Microsoft đã đưa ra một yêu cầu tối thiểu, bắt buộc phải có trên các thiết bị, đó là hỗ trợ TPM 2.0 mới nhất.

Tuy vậy, Trung Quốc đã cấm các con chip TPM nước ngoài từ năm 1999 vì những lo ngại về an ninh quốc gia. Thế nên, chính phủ nước này đã tạo ra những giải pháp của riêng mình với mục tiêu thay thế TPM. Hơn nữa, Trung Quốc cũng muốn chạy đua với Mỹ trong việc thiết lập các tiêu chuẩn công nghệ toàn cầu. Và dĩ nhiên, do không có các con chip TPM, nhiều người dùng PC tại Trung Quốc hiện đang gặp khó trong việc cập nhật lên Windows 11.

Một người dùng trên Weibo xác nhận: “Microsoft đã phát hành Windows 11. Nhưng những chiếc laptop Dell được bán tại Trung Quốc đã loại bỏ TPM do các chính sách của Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi không thể cài đặt nó. Hi vọng, Microsoft sẽ tung ra một phiên bản Windows 11 dành riêng cho Trung Quốc.”

Các nhà phân tích tin rằng, vấn đề này chắc chắn sẽ được khắc phục. Nhà phân tích nghiên cứu Himani Mukka tại Canalys xác nhận, Chính phủ Trung Quốc có những yêu cầu cực kỳ nghiêm ngặt để đảm bảo các mô-đun TPM được sản xuất tại Trung Quốc và có thể kiểm soát được. Bất cứ điều gì liên quan đến an ninh đều được xếp vào tầm quan trọng quốc gia Trung Quốc, thế nên, người dùng ở Trung Quốc có thể không được cập nhật hệ điều hành Windows mới nhất nếu không có sự chấp thuận rõ ràng đối với các mô-đun TPM từ chính phủ.

Nhà phân tích bán dẫn William Li tại Counterpoint Research cho biết, Microsoft đã cho phép một số hệ thống nhất định cập nhật Windows 11 mà không cần bật tính năng TPM. Anh tin, Microsoft có thể thực hiện điều tương tự tại các quốc gia không cho phép công nghệ hày, chẳng hạn như Trung Quốc và Nga.

655360_70849780535025_126465312030720

Thị trường Trung Quốc quá to lớn, đến nỗi Microsoft có lẽ cũng không muốn bỏ đi miếng bánh này. Gã khổng lồ phần mềm có thể cung cấp một phiên bản Windows 11 dành riêng cho thị trường Trung Quốc, bỏ đi các yêu cầu về TPM.

Trên thực tế, thị trường Trung Quốc quá rộng lớn đến mức Microsoft không muốn buông bỏ. Windows là hệ điều hành phổ biến nhất ở Trung Quốc – nền kinh tế lớn thứ 2 và là thị trường PC lớn nhất thế giới. Trong quý 2 năm nay, tổng lượng PC xuất xưởng tại Trung Quốc đạt 19,2 triệu thiết bị. Tuy vậy, thị trường này lại không mang đến quá nhiều doanh thu cho Microsoft, một phần nguyên do là bởi những vấn đề vi phạm bản quyền phần mềm tại đây. Theo Chủ tịch Brad Smith của Microsoft, tính đến tháng 01/2020, Trung Quốc đóng góp chưa đến 2% doanh thu hàng năm của Microsoft, tương đương khoảng 2 tỉ USD.

Lệnh cấm con chip bảo mật TPM từ năm 1999 của Trung Quốc đã gây ra vô số tranh cãi trong nhiều năm. Tiêu chuẩn TPM do Trusted Computing Group (TCG) đề xuất từ năm 2003. Đứng sau liên minh Trusted Computing Group (TCG) này là những ông lớn phần cứng toàn cầu như Intel, IBM, HP và Sony.

Dẫu thế, ngay từ đầu, Bắc Kinh đã coi đây là một tiêu chuẩn không đáng tin cậy. Để chống lại điều đó, Trung Quốc đã tạo ra một tiêu chuẩn của riêng mình, có tên là Trusted Cryptography Module (TCM) với sự ra mắt của con chip mã hóa TCM Lenovo Hengzhi vào năm 2005.

Các công ty máy tính cũng “bối rối” giữa cuộc chiến tiêu chuẩn TPM và TCM. Năm 2005, HP đã âm thầm “lách luật” khi chọn cách giữ lại những con chip TPM bên trong những chiếc máy tính bán tại Trung Quốc và vô hiệu hóa chúng. Đáng tiếc rằng, hành động này của công ty đã bị phát hiện và buộc phải loại bỏ những con chip đó ngay sau đó.

589824_70849780535024_126461017063424

Với những giới hạn này, các chiếc laptop xách tay từ thị trường Trung Quốc chắc chắn cũng sẽ “dính chưởng”. Nhiều thương hiệu Trung Quốc gần đây đã tung ra các mẫu laptop giá rẻ với cấu hình cao, thu hút nhiều người dùng, kể cả thị trường Việt Nam, chẳng hạn như những chiếc laptop Lenovo Xiaoxin hay Xiaomi Mibook, Redmibook. Tuy nhiên, do chỉ được bán ở thị trường nội địa, những chiếc máy này chắc chắn không có con chip TPM. Thế nên, không quá khó hiểu khi chúng cũng chưa thể nâng cấp ngay lên Windows 11, dù rằng được trang bị những chipset mới nhất và hiện đại nhất.

Thực tế, TPM mang đến nhiều lợi ích lớn đối với mức độ an toàn của thiết bị. Ở cấp độ cơ bản nhất, chip TPM đóng một vai trò quan trong trong việc tránh laptop bị tin tặc truy cập dữ liệu. TPM cũng giúp các ứng dụng email như Outlook xử lý các tin nhắn mã hóa, hay những trình duyệt, bao gồm Firefox và Chrome, duy trì chứng chỉ SSL cho các trang web. TPM cũng rất quan trọng đối với việc giúp máy tính khởi chạy những phần mềm chống gian lận trong nhiều trò chơi điện tử.

Đã có rất nhiều cách “lách luật” giúp người dùng vượt qua những lớp kiểm tra TPM của Windows 11 hòng cài đặt hệ điều hành mới này trên những chiếc PC không được hỗ trợ chính thức. Tuy nhiên, những giải pháp này đòi hòi trình độ hiểu biết cao về công nghệ cũng như đi kèm một vài sự đánh đổi khác.

Các chiếc PC trên toàn cầu chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng mạnh mẽ từ những yêu cầu nghiêm ngặt của Microsoft đối với TPM 2.0. Nghiên cứu gần đây do Lansweeper thực hiện trên 30 triệu thiết bị Windows xác nhận, một nửa tổng số thiết bị tham gia khảo sát chưa được kích hoạt TPM. Dẫu vậy, công ty không chỉ rõ bao nhiêu thiết bị đã được nhúng các con chip TPM hay bao nhiêu thiết bị có khả năng kích hoạt công nghệ này.

Dẫu sao đi chăng nữa, người dùng Trung Quốc và những chiếc PC nội địa Trung Quốc, đành phải chờ Microsoft tung ra một phiên bản Windows 11 dành cho Microsoft.

Theo VN review​
 

lam_nguyen56

New Member
Chuẩn TPM được tạo ra hướng đến chỉ người dùng mới có thể sử dụng được dữ liệu của mình. Tuy nhiên chính phủ TQ lại muốn 1 chuẩn mã hoá mà cả chính phủ cũng có thể sử dụng được dữ liệu của bất kỳ công dân nào của mình.
 

osiric1

Well-Known Member
cái gì của cp tq thì là của cp tq
cái gì của dân cũng đều thuộc về cp tq
 
Bên trên