Qualcomm, Apple và AMD sẽ còn thiếu chip tới hết năm 2022

SkylerNew

Chuyên viên tin tức
Thành viên BQT
Tình trạng thiếu hụt bán dẫn toàn cầu chắc chắn sẽ còn kéo dài sang năm 2022 khi nhà cung cấp chip lớn nhất trên thế giới xác nhận rằng họ đang rất chật vật trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

hd.png


Trong một cuộc họp trực tuyến mới đây, CEO TSMC, Tiến sĩ C.C. Wei, cho biết, năng lực sản xuất xưởng đúc của TSMC vẫn không đủ để đáp ứng nhu cầu chip, đặc biệt là các đơn đặt hàng linh kiện dùng cho những hệ thống máy tính hiệu năng cao (HPC) cũng như các thiết bị 5G sử dụng tiến trình 5nm của công ty.

Theo hãng tin Đài Loan United Daily News, các tiến trình khác của TSMC, vốn được sử dụng nhiều trong ô tô, IoT và thiết bị máy chủ, cũng không thể đáp ứng đủ nhu cầu. Dù TSMC không lớn bằng Intel về mặt doanh thu, thế nhưng, công ty lại có lượng khách hàng đa dạng hơn nhiều vì những con chip của họ được các ông lớn như Apple, AMD, Qualcomm sử dụng để sản xuất mọi thứ, từ thiết bị mạng cho đến smartphone hay card đồ họa.

Nếu TSMC dàn trải các tiến trình quan trọng nhất của mình thì rất nhiều ngành công nghiệp sẽ bị ảnh hưởng bởi công suất của những tiến trình đó sẽ hạn chế hơn nhiều so với những tào cản sản xuất tương tự mà Intel đang gặp phải. Điều này sẽ ảnh hưởng đến thị trường máy tính “truyền thống” hơn so với bất kỳ ngành nào khác.

Thực tế, Intel đã bắt đầu ký hợp đồng với TSMC nhằm sản xuất các loại chip khác nhau. Bản thân gã khổng lồ chip đến từ Mỹ cũng đã bắt đầu sản xuất chip cho những công ty khác như Amazon và Qualcomm hòng đáp ứng nhu cầu linh kiện bán dẫn trên toàn cầu.

655360_70849780548017_159351876616192

Tuy nhiên, cách duy nhất để giải quyết tình trạng thiếu hụt chip trên toàn cầu chính là xây dựng thêm xưởng đúc nhằm tăng công suất, bởi nhu cầu đối với thành phần thiết yếu nhất của công nghệ hiện đại này chắc chắn sẽ tăng lên trong tương lai khi cuộc sống hàng ngày được số hóa nhiều hơn, từ smartphone cho đến thành phố thông minh.

Tiến sĩ Wei cũng tiết lộ thêm rằng TSMC dự định sẽ bắt đầu sản xuất hàng loạt tiến trình 2nm của mình trong năm 2025. Công ty đã động thổ một xưởng đúc mới ở Arizona vào đầu năm nay với mục đích sản xuất những con chip mới dựa trên tiến trình 5nm. Quá trình xây dựng nhà máy này dự kiến sẽ hoàn thành trong năm 2024.

Trong khi đó, đối thủ Samsung cũng đang cân nhắc đầu tư 17 tỉ USD để xây dựng xưởng đúc thứ 2 ở Texas, đồng thời tăng cường đầu tư vào nhà máy hiện có ở Austin nhằm nâng cao công suất.

Intel dự định sẽ chi khoảng 20 tỉ USD nhằm xây dựng 2 xưởng đúc mới ở Arizona. Gần đây, công ty đã ký hợp đồng với Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ để xây dựng năng lực sản xuất tiến trình 18A tiên tiến nhất của mình, dự kiến sẽ bắt đầu đưa vào sản xuất từ năm 2025.

Tình trạng thiếu hụt chip sẽ không bao giờ hết
589824_70849780548016_159347581648896

Hầu hết các chuyên gia trong ngành kỳ vọng tình trạng thiếu hụt chip sẽ kéo dài đến năm 2022. Dự đoán đó khiến nhiều người tin rằng vấn đề đó sẽ được giải quyết trong năm sau và chúng ta có thể mua được một chiếc card đồ họa tuyệt vời hay PlayStation 5 giá tốt.

Tuy nhiên, đó không phải là ý nghĩa cuối cùng của những gì mà họ đang đề cập, bởi các công ty đều có chiến lược kinh doanh, sản xuất và lượng hàng tồn của riêng họ. Với những yếu tố liên quan đến mô hình tài chính như vậy, rất khó để chúng ta ước tính thời điểm nào những sản phẩm điện tử mới có mức giá tốt hơn. Nói đúng hơn, câu nói đó có ý nghĩa là: đến năm 2022, tất cả họ có thể xuất hiện tại các cuộc họp để xác nhận tình trạng thiếu hụt chip sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2023 hoặc 2024.

Các xưởng đúc chip mất nhiều năm để xây dựng, thế nên, một số nhà máy mới được đưa vào hoạt động sau 4 năm sẽ làm bất cứ điều gì để đáp ứng nhu cầu về chip như hiện nay. Cứ sau vài năm, những xưởng đúc đó sẽ phải sản xuất mọi con chip mới cho những chiếc điện thoại của bạn, và điều đó cứ tiếp diễn như vậy sau đó. Nói đâu xa, giờ đây, họ cũng đã phải sản xuất những con chip dành cho bộ định tuyến Wi-Fi 6 mới, chuông cửa Nest Hello hay ô tô của bạn. Các công ty sản xuất chip cũng sẽ phải chế tạo những con chip khác nhằm đáp ứng nhu cầu từ tất cả khách hàng mới mà họ đã ký hợp đồng ở mọi nơi trên khắp thế giới.

Không chỉ những thiết bị tiêu dùng, các con chip này cũng rất cần thiết cho mọi cơ sở hạ tầng mạng mới, chẳng hạn như kết nối 5G hay sau đó là 6G. Nhu cầu bán dẫn đang tăng lên và không có dấu hiệu hạ nhiệt. Tốc độ tăng trưởng của nó dường như diễn ra theo cấp số nhân thay vì tuyến tính. Thêm vào đó, số lượng nhà máy chế tạo sẽ không đủ để bắt kịp nhu cầu bán dẫn vốn đang tăng mạnh mẽ đó.

Quan trọng hơn, chuỗi cung ứng vật chất cũng là một yếu tố có thể khiến năng lực sản xuất gián đoạn bất kỳ lúc nào. Trong khi đó, nhu cầu có thể chững lại một chút trong một khoảng thời gian, nhưng chắc chắn nó sẽ không đột ngột giảm xuống trước khi các nhà sản xuất có thể bắt kịp.

Theo VN review​
 
Bên trên