Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

MrMilan

Banned
Trung Quốc đang biến đổi thế giới?
Tác giả: Foreign Affairs


Bắc Kinh đang tìm cách điều chỉnh lại các tiêu chuẩn thương mại và đầu tư quốc tế cho phù hợp với cuộc cách mạng sắp tới của mình, phần còn lại của thế giới cần dựa trên kinh nghiệm trước đây để đàm phán với Trung Quốc, nếu có thể là định hướng lại nước này.

Xuất khẩu mô hình*

Trong những năm 1990, Chủ tịch Trung Quốc Giang Trạch Dân đã phát động chính sách "du ngoại" đầu tiên của nước này, theo đó khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước ra nước ngoài tìm kiếm các nguồn tài nguyên. Kết quả của sáng kiến này, thương mại Trung Quốc với các nước giàu tài nguyên ở Đông Nam Á, Mỹ Latin và châu Phi đã bật nảy trong thời gian từ 2001-2007, tăng tới 600%.

10.000 công ty Trung Quốc hiện đang hoạt động tại các nước đang phát triển, vực dậy nền kinh tế những nước này bằng các đầu tư của họ. Lãnh đạo các nước, từ Cộng hòa Dân chủ Congo đến Venezuela và Campuchia đều hoan nghênh đầu tư và cơ sở hạ tầng mà Trung Quốc đem đến, coi đó là hình thức hỗ trợ thực dụng mà nước họ đang cần nhất.

Trong nhiều trường hợp, các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc chấp nhận các dự án mà không một công ty đa quốc gia nào thấy là an toàn. Hơn một thập kỷ trước khi người Trung Quốc xuất hiện, các mỏ đồng ở Zambia vẫn đóng cửa.

Sự vượt trội về kinh tế này được hỗ trợ bởi một nỗ lực ngoại giao vô song. Trung Quốc đưa ra một danh sách dài các thỏa thuận thương mại và viện trợ, hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng, giáo dục và các cơ hội đào tạo kỹ thuật cho những nước giàu tài nguyên. Các nhà đầu tư Trung Quốc nhìn chung được hoan nghênh vì lời hứa ngầm của họ là mang thành công của "mô hình Trung Quốc" đến với nước sở tại.

Mong muốn của Chính phủ Trung Quốc và các doanh nghiệp nhà nước được làm kinh doanh ở mọi nơi, mọi lúc và bằng mọi giá đã trở thành huyền thoại. Đại sứ của Sierra Leone ở Bắc Kinh, ông Sahr Johnny bình luận: "Nếu các nước G8 muốn xây một sân vận động chẳng hạn, chúng tôi phải tổ chức một loạt các cuộc gặp gỡ. Trong khi đó người Trung Quốc chỉ đến và làm. Họ không cần phải gặp bàn đánh giá về các tác động môi trường, nhân quyền, quản lý tồi hay tốt".

Nhưng không phải ai cũng lạc quan về cách Trung Quốc làm kinh doanh. Các công ty Trung Quốc đã vấp phải sự chống đối ở một số nước, như Papua New Guinea, Peru và Zambia. Các cuộc xung đột căng thẳng đã xảy ra liên quan đến chính sách đối với người lao động, an toàn và môi trường.

Đà đô thị hóa của Trung Quốc sẽ chỉ càng tăng thêm sự "hướng ngoại" của nước này để tìm kiếm các nguồn tài nguyên. Nhiều thành phố hơn, nhiều đường sá hơn và nhiều công trình hạ tầng hơn sẽ đồng nghĩa với cần nhiều sắt thép hơn, nhiều đồng và bauxite hơn.

beijing006.jpg

Trung Quốc ước tính chiếm tới 1/4 nhu cầu thế giới về kẽm, sắt và thép, chì, đồng và nhôm. Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), đến giữa năm 2010 Trung Quốc đã vượt qua Mỹ trở thành nước tiêu thụ năng lượng nhiều nhất thế giới.

Trung Quốc cũng đã bắt đầu lo ngại về khả năng tiếp cận các nguồn nước để đáp ứng đủ nhu cầu. Trung Quốc là nước có nhiều nước nếu nói về lượng, nhưng vì dân số đông nhất thế giới và mức độ ô nhiễm nguồn nước cũng như vị trí phân bố các nguồn tài nguyên nước, nên nước vẫn khan hiếm ở nhiều vùng trên lãnh thổ Trung Quốc. Giới lãnh đạo nước này lo ngại sẽ càng thiếu nước trong tương lai khi nhu cầu công nghiệp và hộ gia đình sẽ tăng mạnh.

Kết quả là họ đã âm thầm, nhưng rất nhanh chóng, xây đập để đổi hướng dòng chảy của nước trên cao nguyên Thanh Hải - Tây Tạng, một động thái làm ảnh hưởng tới hàng triệu người ở bên ngoài biên giới nước này, như ở Bangladesh, Ấn Độ, Kazakhstan và nhiều nước khác. Điều này sẽ mở đường cho những cuộc tranh chấp khu vực trong tương lai liên quan đến kế sinh nhai của hàng triệu người ngoài biên giới Trung Quốc vốn sống phụ thuộc vào các nguồn nước này.

Tuy nhiên, làn sóng "du ngoại" tiếp theo sẽ đưa Trung Quốc vượt xa hơn việc đầu tư vào nguồn tài nguyên. Vì Trung Quốc sẽ trở thành một nền kinh tế đổi mới và dựa trên tri thức, giới lãnh đạo nước này đang khuyến khích các doanh nghiệp nhà nước nhiều tiền và các quỹ đầu tư tham gia hoặc mua lại các công ty nước ngoài hoạt động trong lĩnh vực công nghệ.

Bộ Thương mại Trung Quốc là cơ quan thúc đẩy mạnh mẽ các công ty Trung Quốc xúc tiến dịch vụ "all-in-one" (từ A đến Z) để xuất khẩu công nghệ sạch. Chính phủ thậm chí sẽ cho vay vốn cần thiết để trả tiền mua sắm trang thiết bị (mua của Trung Quốc), trả lương công nhân và công nghệ. Bắc Kinh đã ký 1.000 dự án năng lượng sạch ở các nước châu Phi.

Để đảm bảo một thỏa thuận công bằng với các nước mà các công ty Trung Quốc đầu tư, phía Trung Quốc đòi hỏi các nước này phải tuyển dụng người Trung Quốc đứng đầu công ty. Ví dụ, Bộ Đường sắt Trung Quốc, hiện đang đấu thầu với Tập đoàn đa quốc gia General Electric (GE - có trụ sở ở New York) xây dựng mạng lưới đường sắt cao tốc ở California, đã hứa cung cấp tài chính, công nghệ, trang thiết bị và "nhiều kỹ sư và kỹ thuật viên lành nghề". Điều này đặt ra nhiều câu hỏi về vai trò của GE và các công nhân người Mỹ trong dự án tới trên chính đất Mỹ.

Giới lãnh đạo Trung Quốc cũng làm cho tiếng nói của mình có trọng lượng hơn trong các thể chế thương mại và tài chính quốc tế, trong một nỗ lực nhằm đảm bảo rằng các lợi ích kinh tế của mình được bảo vệ.

Tháng 3/2009, khi thế giới lâm vào cuộc khủng hoảng tài chính, giới lãnh đạo Trung Quốc đã đưa ra một số tuyên bố khiêu khích về tương lai của hệ thống tài chính quốc tế. Thống đốc Ngân hàng Trung ương Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên tuyên bố có thể đã đến lúc bỏ vai trò của đồng USD là đồng tiền toàn cầu, và phát triển một "đồng tiền siêu chủ quyền" dựa trên một giỏ tiền tệ.

Chủ tịch Hồ Cẩm Đào cũng tiếp lời khi kêu gọi xem lại hệ thống tài chính toàn cầu tại hội nghị thượng đỉnh G20 tháng 4/2009.

Phản ứng của công chúng cũng đến ngay lập tức: hầu hết các nhà bình luận quốc tế cho rằng chưa đến lúc rời bỏ đồng USD. Giới chức Trung Quốc nhanh chóng hạ giọng, nói rằng các đề xuất của họ chỉ là một sự gợi ý và có thể được thực hiện sau một thập kỷ nữa chứ không phải là trong năm tiếp theo.

Nhưng Trung Quốc vẫn âm thâm tiếp tục thúc đẩy việc này đối với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), và vì tỷ lệ phiếu bầu của họ trong IMF tiếp tục tăng (từ 2,9% lên 3,6% năm 2006, và 3,8% năm 2010), nên Trung Quốc có nhiều cơ hội hơn để thực hiện mục đích.

Dù mở rộng quy mô kinh tế của Trung Quốc có thể là biểu hiện rõ nhất cho chính sách đối ngoại tích cực mới của họ, nhưng các nỗ lực hạn chế cạnh tranh của nước ngoài trong các lĩnh vực chiến lược chủ chốt, như công nghệ năng lượng sạch, sẽ có một tác động lớn. Sáng kiến của Trung Quốc hỗ trợ "cách tân bản địa" đã làm dấy lên sự chỉ trích từ bên ngoài.

Bác bỏ mô hình đổi mới công nghệ của Nhật Bản và Hàn Quốc, vốn dựa vào chiến lược cấp bằng sáng chế cho công nghệ nước ngoài, Trung Quốc tìm cách phát triển các công nghệ và các tiêu chuẩn sản phẩm của riêng mình. Nước này hiện đang cố gắng thúc đẩy các chuẩn mực của mình về mã hóa phần mềm và các mạng lưới không dây địa phương thành các tiêu chuẩn ISO.

Jeremie Waterman, một lãnh đạo cấp cao của Phòng thương mại Mỹ, phát biểu trước Ủy ban Thương mại quốc tế của Mỹ hồi tháng 6/2010, cho biết Bắc Kinh đã "bắt đầu thực hiện kế hoạch cách tân bản địa trong trung và dài hạn thông qua một mạng lưới mở rộng gồm các chính sách công nghiệp phân biệt đối xử". Các công ty Trung Quốc không bị trừng phạt khi sử dụng bản quyền sở hữu trí tuệ của công ty khác. Trung Quốc cũng bắt đầu các biện pháp để bảo vệ các nguồn tài nguyên chiến lược, và trong một số trường hợp, bắt các công ty nước ngoài phải đặt nhà máy sản xuất tại Trung Quốc nếu không muốn phải ngừng kinh doanh.

Trong khi đó, Bắc Kinh đang tìm cách phá hủy các chuẩn mực thương mại toàn cầu. Tháng 11/2009, Mỹ và EU đã khởi kiện lên Tổ chức thương mại thế giới (WTO) chống lại việc Trung Quốc hạn chế xuất khẩu hơn 20 nguyên liệu đầu vào, như bauxite và than cốc, vốn rất cần cho các hàng hóa cơ bản, như thép, chất bán dẫn và máy bay.

Một năm sau đó, Bắc Kinh thông báo một loạt các chính sách hạn chế thương mại khác, lần này là đối với các kim loại đất hiếm, giảm 72% hạn ngạch xuất khẩu. Các kim loại này rất cần cho sản xuất nam châm, điện thoại di động, cáp quang, ắc quy xe điện và tuabin gió. Hành động của Trung Quốc có thể khiến nhiều công ty năng lượng sạch phải sản xuất các linh kiện quan trọng tại Trung Quốc, bởi Mỹ và nhiều nước khác sẽ cần nhiều năm để tạo dựng lại khả năng khai thác mỏ đất hiếm.

Thế giới đã bắt đầu quen với nhiều tác động toàn cầu của cuộc cách mạng kinh tế của Trung Quốc. Nước này đã trở thành một nhà đầu tư và thương mại quyền lực, một chủ nợ lớn của Mỹ và một tác nhân chính trong các thị trường hàng hóa toàn cầu. Vì Bắc Kinh đang tìm cách điều chỉnh lại các tiêu chuẩn thương mại và đầu tư quốc tế cho phù hợp với cuộc cách mạng sắp tới của mình, phần còn lại của thế giới cần dựa trên kinh nghiệm trước đây để đàm phán với Trung Quốc, nếu có thể là định hướng lại nước này.

Tuy nhiên, không thể nói điều tương tự về các nỗ lực mở rộng quân sự của nước này.

Nhằm vào hải quân

Tháng 4/2010, thiếu tướng hải quân Trung Quốc Zhang Huachen, phó tư lệnh Hạm đội Đông Hải, tuyên bố rằng chiến lược hải quân của Trung Quốc đã thay đổi: "Chúng tôi sẽ chuyển từ phòng vệ bờ biển sang phòng thủ biển xa... Với sự mở rộng các lợi ích kinh tế của đất nước, hải quân muốn bảo vệ tốt hơn các tuyến đường vận tải của nước mình và đảm bảo an toàn cho các con đường biển chính của chúng tôi".

Trên thực tế, tuyên bố của ông Zhang trích dẫn một chiến lược trong một số cuốn sách từ năm 2007. Chiến lược này đặt mục tiêu mở rộng khả năng hải quân Trung Quốc theo ba bước: đầu tiên là nhằm bảo vệ "chuỗi đảo đầu tiên", bao gồm các đảo từ Nhật Bản tới Đài Loan và Philippines; Thứ hai là mở rộng khả năng hải quân ra khu vực, tới đảo Guam, Indonesia, và Australia; Thứ ba là phát triển thành một lực lượng toàn cầu vào năm 2050.

Tờ Global Times của Trung Quốc mô tả sự thay đổi chiến lược hải quân: "Một cách tự nhiên, sự biến đổi lực lượng hải quân Trung Quốc sẽ đem đến những thay đổi cho mô hình chiến lược Đông Á và Tây Thái Bình Dương kéo dài trong 5 thập kỷ qua".

Biển Đông đã trở thành chiến trường đầu tiên. Tháng Ba vừa qua, ngay trước tuyên bố của thiếu tướng Zhang, giới chức Trung Quốc dường như đã lần đầu tiên đòi chủ quyền đối với biển Đông, coi đây là "lợi ích cốt lõi" của mình - từ vốn được dùng để nói tới Đài Loan và Tây Tạng. Ít lâu sau, vào tháng Tư, hải quân Trung Quốc đã tiến hành một cuộc tập trận dài gần ba tuần trong khu vực.

Cộng đồng quốc tế đã phản ứng tức thì. Tại Đối thoại Shangri-la tháng 6/2010 ở Hàn Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert Gates khẳng định lợi ích của Mỹ ở Biển Đông là đảm bảo "giao thông tự do và ổn định, và phát triển kinh tế tự do và không bị cản trở". Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton tại Diễn đàn Khu vực ASEAN (ARF) hồi tháng Bảy ở Hà Nội cũng đề nghị sự trợ giúp của Mỹ trong việc giải quyết các tranh chấp xung quanh các đảo và nguồn tài nguyên trên biển Đông. Đề xuất của bà đã được sự ủng hộ của một số nước có tranh chấp. Và đến tháng Tám, Việt Nam và Mỹ đã tiến hành cuộc diễn tập tìm kiếm cứu hộ đầu tiên trên biển Đông.

Còn nhiều thách thức khác nữa. Tháng 7/2010, một học giả lỗi lạc của Trung Quốc, học giả nghiên cứu về Mỹ tại Đại học Fudan ở Thượng Hải, đã nêu ra lý do căn bản của việc thiết lập một sự hiện diện quân sự thường xuyên hơn của Trung Quốc ở nước ngoài thông qua việc thành lập các căn cứ quân sự.

Dù các quan chức hải quân đã nghỉ hưu và các quan chức chính trị cấp cao hiện nay đưa ra ý kiến khác nhau về ý tưởng này, nhưng dường như có một phong trào đằng sau một động thái như vậy. Chính phủ Trung Quốc đã thúc đẩy phát triển các cảng nước sâu tại Pakistan, Myanmar và Sri Lanka và công khai thảo luận về khả năng xây dựng các cảng tương tự ở Bangladesh và Nigeria.

Có thể phải một thập kỷ nữa hoặc hơn thế, khả năng hải quân của Trung Quốc mới đạt được các tham vọng của mình, nhưng những đường nét chính trong chính lược an ninh tích cực hơn của Trung Quốc hiện đã rõ ràng.

Kể lại đúng truyện

Vì tác động của các chính sách biến đổi Trung Quốc có ảnh hưởng xuyên suốt thế giới, Bắc Kinh đã nhận ra sự cần thiết phải gắn sự tăng trưởng kinh tế và mở rộng quân sự của mình với một chiến lược thông tin mạnh tương ứng.

Vì internet đã cho phép Trung Quốc nhìn ra thế giới, giới chức nước này cũng cho rằng Trung Quốc cần kể câu chuyện của mình với phần còn lại của thế giới. Kết quả là một cuộc "oanh tạc truyền thông", với mức giá lên tới 80 tỷ USD. Tân Hoa Xã đã khai trương một trạm phát song trình truyền hình bằng tiếng Anh 24h trên toàn cầu, có trụ sở tại Quảng trường Thời đại (New York, Mỹ), để cạnh tranh với CNN và BBC, nhằm "cung cấp tin tức quốc tế và Trung Quốc với một quan điểm của Trung Quốc cho khán thính giả toàn cầu".

Các công ty truyền thông Trung Quốc - như Tân Hoa, China Daily, Global Times, và People's Daily - đến nay cũng không còn hỏi đến các chuyên gia nước ngoài bình luận các vấn đề toàn cầu như trước nữa./.

Nguồn: Vietnamnet.vn
 

vibians

New Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

càng ngày TQ càng to ra ;)), thế lực chắc vô đối rồi.!:)
 

bslt24

New Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

Bài viết phân tích rất hay, rất chi tiết... Phải nói rất phục Trung Quốc, mặc dù là người Việt Nam. Nhưng chúng ta còn phải học hỏi nhiều từ người bạn to lớn này... Nếu như muốn có một Việt Nam chuẩn mực, có tiếng nói trên chính trường quốc tế.
 

dotu

Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

Đại sứ của Sierra Leone ở Bắc Kinh, ông Sahr Johnny bình luận: "Nếu các nước G8 muốn xây một sân vận động chẳng hạn, chúng tôi phải tổ chức một loạt các cuộc gặp gỡ. Trong khi đó người Trung Quốc chỉ đến và làm. Họ không cần phải gặp bàn đánh giá về các tác động môi trường, nhân quyền, quản lý tồi hay tốt".

móa, thế này mà còn khoe.
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

thấy tài tử trung quốc con gái đẹp bá chấy!
 

MrMilan

Banned
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

Đúng là khác nhau về con người nó làm thay đổi hẳn bộ mặt của một đất nước.
 

khai89

New Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

khổ thân VN - ở gần TQ quá :)
 

brucelee123456

Active Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

VN cứ phải xách dép cho China!
 

nguoicohoc

New Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

kinh quá.
có khi nào bọn Tàu khựa bắt VN nói tiếng phổ thông luôn ko ta!!!!
 

Satanist666

New Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

Vậy là cái viễn cảnh của thời kỳ Bắc thuộc cũ rích có khả năng tái diễn ở VN trong tương lai gần đây.
 

satan85

Well-Known Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

TQ mà giỏi gì, nếu mà nó giỏi thì nó đã là bá chủ rồi, cái gì cũng có nhưng con người hơi kém nên mới ngang đó, chứ nếu giả ví dụ trên lãnh thổ TQ mà là người Nhật Hay Châu Âu, thì đã phát triển gấp mấy lần hiện tại của a Tàu rồi.
TQ Chỉ ở tầm TB khá thôi
 

chengvn91

Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

TQ có lãnh đạo tài ba hơn việt nam :)
 

chengvn91

Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

TQ mà giỏi gì, nếu mà nó giỏi thì nó đã là bá chủ rồi, cái gì cũng có nhưng con người hơi kém nên mới ngang đó, chứ nếu giả ví dụ trên lãnh thổ TQ mà là người Nhật Hay Châu Âu, thì đã phát triển gấp mấy lần hiện tại của a Tàu rồi.
TQ Chỉ ở tầm TB khá thôi

nó giỏi thì mấy nghìn năm nay nó mới quản lí và giữ nguyên được bằng đấy đất và bằng đấy con người chứ bác. Đông dân khó trị, nhiều đất khó giữ. Ở nước nó bao nhiêu dân tộc, làm gì có mấy thằng dám đứng lên tự trị. Nhưng nhiều chỗ dân trí kém họ vẫn gọi VN mình là khu tự trị phía nam của TQ :))
 
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

chà,VN mình là khu tự trị TQ,vậy TQ càng lớn càng mạnh,VN càng nguy hiểm,lại chạy đi nhờ mấy "a lớn" chống lưng rồi "a" ý lại đòi trả lại 1 cái gì đó=> VN ngày càng nghèo,không ngóc đầu lên nổi:))=>TQ càng giàu=>VN càng nghèo=))=))=))
 

chengvn91

Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

chà,VN mình là khu tự trị TQ,vậy TQ càng lớn càng mạnh,VN càng nguy hiểm,lại chạy đi nhờ mấy "a lớn" chống lưng rồi "a" ý lại đòi trả lại 1 cái gì đó=> VN ngày càng nghèo,không ngóc đầu lên nổi:))=>TQ càng giàu=>VN càng nghèo=))=))=))

bác cứ => làm lằng nhằng khó hiểu quá =)) chúng ta là 1 nước độc lập mà ;)) ko fai khu tự trị đâu. yên tâm đi, ít nhất là bây h
 

kopite

Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

Tiếc là giờ chúng nó chỉ doạ nhau là chính chứ ko dám, chính xác là ko dám đánh nhau. Chứ như diễn biến Tam quốc ngày xưa thì hay biết mấy, bọn Tàu khựa nó phất lên lại đi phang Nhật, Hàn hay ngay cả VN chẳng hạn (kiểu quân Ngô) khi đó bọn Mỹ nhảy vào nhỉ (lũ này quân Tào nè) đánh nhau mới dzui ke ke.

Thôi mạnh làm vua các cụ ợ.
 

K13

New Member
Ðề: Trung Quốc đang biến đổi thế giới - Một bài viết hay

công nhận là to ra, lớn mạnh ra, nhưng thật chất cũng như 1 lớp học, có người hạng nhất có người hạng chót , và người hạng nhất cũng không mãi mãi giữ hạng nhất đc...
 
Bên trên