Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)

tuyetmuavienxu

Active Member
Sắp Tết rồi, em xin gửi các bác câu chuyện Sự tích hoa anh đào do tình cờ đọc được trên mạng. Để mọi người hiểu thêm vẻ đẹp thuần khiết bên trong loài hoa này.

Ngày xưa ở xứ Phù tang chưa có hoa anh đào như bây giờ. Tại một ngôi làng xinh xinh ven núi Phú Sĩ ,có một chàng trai khôi ngô tuấn tú dũng cảm khác thường. Năm chàng mới tròn một tuổi ,có một đạo sĩ phiêu bạt ghé qua nhà, nhìn cậu bé, mỉm cười đặt vào tay người cha thanh sắt đen bóng rồi lặng lẽ ra đi.
Lúc đấy đang mùa đông tuyết rơi tầm tã vị đạo sĩ đi khuất trong mưa tuyết rồi mà người cha vẫn thẫn thờ nhìn trông theo. Đặt thanh kiếm vào tay người vợ trẻ, ông nói như thì thầm :”Hãy cất kỹ và giao thanh sắt này lại cho con trai chúng ta khi nó tròn 14 tuổi. Số phận đã an bài nó sẽ trở thành một kiếm sĩ lừng danh”.
Cha cậu bé qua đời. Người vợ trẻ ở vậy nuôi con. Thanh sắt đen bóng được giao lại cho chàng trai năm cậu tròn 14 tuổi. Cậu rùng mình vuốt ve kỹ vật huyền bí nặng nề ấy. Một sức mạnh kỳ lạ, một khát khao khó hiểu tràn ngập vào cơ thể tươi non dũng mãnh của cậu. Người mẹ chưa kịp nói gì thì cậu đã run rẫy thốt lên trong cảm xúc nghẹn ngào: “Ta phải trở thành một kiếm sĩ nổi tiếng nhất đất nước này”.
Chàng trai đến rạp đầu xin thụ giáo một võ sĩ đạo lừng danh. Vị samurai ngắm nhìn chàng trai từ đầu đến chân, trầm ngâm suy tư bất động hàng giờ liền. Cuối cùng ông thở dài lẩm bẩm một mình “oan nghiệt” và chấp thuận. Thời gian thấm thoát thoi đưa, tuổi 18 thanh xuân tràn trề sức sống đến với người kiếm sĩ. Tay kiếm của chàng khiến những samurai kiêu hùng nhất cũng phải e dè. Nhưng còn thanh sắt? Chàng đã tự mình rèn nó thành thanh kiếm sáng ngời đầy uy lực. Nhưng chưa được. Một thanh kiếm báu thực sự phải được tắm mình trong máu ngay trong ngày khai trận. Biết nhúng lưỡi thép uy lực này vào máu ai khi chàng chưa hề có kẻ thù, khi chàng chưa hề đối mặt với kẻ cướp, khi chàng chưa tìm được bất cứ lý do gì để quyết đấu một phen? Lúc này người mẹ và người thầy của chàng đã khuất núi. Cô gái duy nhất của vị võ sư lừng danh năm xưa là người thân yêu còn lại duy nhất của chàng. Mỗi ngày khi nắng đã tàn lụi trên núi Phú sĩ , đêm đã tràn ngập trên xóm núi , cô gái lại buồn bã nhìn chàng ngồi bất động ,trầm tư bên bếp lửa. Chàng không còn cười nữa, mắt chàng lạnh như tuyết, chàng ôm thanh kiếm mà ước mơ ngày nó được tắm mình trong máu để trở thành bảo kiếm vô địch thiên hạ
-Anh thân yêu! Có phải chăng đối với anh thanh kiếm này là tất cả ? Nếu nó không được tắm mình trong máu để ngập trong khí thiêng thì anh sẽ mãi mãi buồn đau?
Nhìn vào bếp lửa ,chàng trai vuốt ve thanh kiếm trong lòng và nói chậm rãi rất quả quyết
- Chỉ buốn đau thôi ư? Không đâu! Đối với anh,thanh kiếm là sự nghiệp, là cuộc sống, là tất cả…..làm sao anh có thể coi mình là một võ sĩ đạo chân chính khi thanh kiếm của anh chưa từng no say trong máu? Trời ơi! Anh chết mất! Sao thời buổi này yên bình đến thế ? Sao không có kẻ cướp nào thúc giục anh xuống kiếm.không có kẻ cuồng ngông nào thách đấu với anh?
Cô gái mỉm cười đau đớn. Cô chỉ hỏi để khẳng định quyết tâm của mình thôi
- Anh thân yêu! Cho em được cầm lấy thanh kiếm của chàng một chút thôi.
Cầm thanh kiếm đen bóng, sắc lạnh cô gái nhìn chàng bằng ánh mắt buồn thăm thẳm rồi đột ngột đâm thẳng vào tim. Máu trào ra ướt đẫm tấm thân mảnh dẻ của nàng, nhuộm hồng chiếc áo kimono trắng nõn, trinh bạch. Chàng trai hốt hoảng rú lên kinh hoàng, vươn tay rút phăng thanh kiếm khỏi lồng ngực cô gái. Dưới ánh lửa bập bùng ,thanh kiếm ngời sắc xanh rực rỡ, hào quang loé lên lộng lẫy lạ thường: nó đã được no mình trong máu!
Nhưng từ đó ,chàng trai hoàn toàn cô độc. Không samurai nào thèm kết bạn với anh. Họ nhìn sang chỗ khác khi đối mặt trên con đường hẹp. Họ rời khỏi quán trà khi anh bước vào. Họ từ chối khi anh thách đấu …. Cho đến một hôm, một buổi chiều mùa đông, khi những bông tuyết đầu mùa vừa rơi, chàng trai ôm thanh kiếm đến bên mộ cô gái. Chàng thì thầm :”Tha lỗi cho anh. Anh đã hiểu ra rồi…”Chàng bình thản cắm sâu mũi kiếm vào bụng rạch một đường mạnh mẽ và rút kiếm ra phủ gục bên cạnh mộ. Thanh bảo kiếm cắm sâu vào mộ đất….tuyết không ngừng rơi….đến sáng. Tuyết đã ôm trọn chàng trai và ngôi mộ vào vòng tay của mình. Chỉ còn lại một cây hoa lạ, mơn mởn vươn lên tươi cười, hồng thắm. Không ai biết hoa hoá thân từ thanh kiếm ấy. Người ta dặt tên hoa là Anh đào. Hoa anh đào có nhiều loại mọc được ở nhiều nơi. Nhưng không nơi đâu đẹp bằng hoa đươc ươm mầm và trổ bông ở vùng núi Phú sĩ.

[IMGLINK]http://i224.photobucket.com/albums/dd242/doyenchi/mamachi/hoaanhdao.jpg[/IMGLINK]

===

Sakura là quốc hoa của Nhật bản. Đặc điểm của nó là rơi trong khi còn đương độ tươi thắm. Hoa anh đào tượng trưng cho tinh thần võ sĩ đạo - samurai - biết chết một cách cao đẹp.

Nhật Bản có câu : "A flower is a cherry blossom, a person is a Samurai" (Nếu là hoa, xin làm hoa anh đào. Nếu là người, xin làm một võ sĩ đạo) . Điều đó có nghĩa là, khi một võ sĩ đạo đối mặt với hiểm nguy, anh ta không run sợ trước cái chết, bởi vì, giống như hoa anh đào, anh ta sẽ tự đâm mình và gục xuống ngay lập tức, không ngần ngại. (Ghê quá !!!).

Đối với người Nhật Bản, hoa anh đào không chỉ tượng trưng cho vẻ đẹp thanh cao mà còn là nỗi buồn về sự ngắn ngủi, phù dung và tính khiêm nhường, nhẫn nhịn. Cây hoa anh đào đem tặng được xem như biểu tượng hòa bình của nước Nhật với các nước khác trên thế giới. Hoa anh đào mọc ở Triều Tiên và Mĩ không có mùi hương. Trong khi đó, ở Nhật Bản, người ta ngợi ca hương thơm của hoa anh đào trong những vần thơ. Trong ngôn ngữ Nhật, nhất là trong thơ ca, chữ ''hana'' (hoa) và ''sakura'' hầu như đồng nghĩa.

Hoa anh đào nở báo hiệu mùa xuân đến. Suốt tuần lễ thứ hai của tháng Tư, lễ hội hoa anh đào được tổ chức khắp nơi đón mùa xuân mới và mọi người tụ tập trong các buổi tiệc ngắm hoa ''ohanami'' (flower viewing) parties.

Dưới những tán cây anh đào trùng điệp muôn ngàn bông hoa hồng nhạt, người ta uống rượu sakê và ca múa, liên hoan thật vui vẻ.
Nguồn: http://my.opera.com/mamachi/blog/hoa-anh-dao
 
Chỉnh sửa lần cuối:

calcifer

Active Member
Ðề: Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)

đúng là truyện của Nhật nhỉ, sự tích về hoa thôi mà máu me ghê gớm =D>

rất hay, mình cũng rất thích văn hóa Nhật, luôn nhẹ nhàng, có gì đó vi ti, tinh tế, dù (nói thực) là đôi khi chẳng hiểu được mấy, hihi

thks
 

tusontay

Huyền Thoại
Re: Ðề: Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)

văn hóa Nhật, luôn nhẹ nhàng, có gì đó vi ti, tinh tế.
Đúng vậy, ko vô cớ mà nước Nhật là 1 cường quốc. Người Nhật rất giỏi.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tuyetmuavienxu

Active Member
Ðề: Re: Ðề: Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)

Đúng vậy, ko vô cớ mà nước Nhật alf 1 cường quốc. Người Nhật rất giỏi.

Người Nhật giỏi là nhờ ý thức, tinh thần tự lực tự cường và môi trường giáo dục của họ ( Tinh thần samurai í :D). Hơn nữa Nhật là nước thuộc "loại thuần chủng" trên thế giới, gần 100%, như nước Việt Nam mình thì "không thuần chủng" ( 54 dân tộc anh em mà lị, có sách nói là 56). Nếu bác tìm hiểu kĩ, sẽ khám phá nhiều nét độc đáo của văn hoá Nhật Bủn:x
 

LanWoan

Member
Ðề: Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)

Sự tích lúc nào cũng là cả 1 câu truyện dài làm cho người ta đọc và suy ngẫm
 

tusontay

Huyền Thoại
Re: Ðề: Re: Ðề: Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)

Người Nhật giỏi là nhờ ý thức, tinh thần tự lực tự cường và môi trường giáo dục của họ ( Tinh thần samurai í :D). Hơn nữa Nhật là nước thuộc "loại thuần chủng" trên thế giới, gần 100%, như nước Việt Nam mình thì "không thuần chủng" ( 54 dân tộc anh em mà lị, có sách nói là 56). Nếu bác tìm hiểu kĩ, sẽ khám phá nhiều nét độc đáo của văn hoá Nhật Bủn:x
Điều này thì mình hiểu, trước đi vẽ hoạt hình cho Nhật, làm việc với họ gần 3 năm, mình mới hiểu tại sao người Việt Nam mình.....Mình nhớ là hình như có câu nói: Với tình thần của người Nhật, trí thông minh của người Do Thái, và kỷ luật cuả người Đức thì xẽ thống trị cả thế giới. Ko biết có đúng ko?
 

dstuyen

Member
Ðề: Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)

Truyện này ghê quá nhưng sự tích hoa anh đào của Nhật chưa ghê bằng sự tích hoa dâm bụt của VN.
 

ngocbichdn21

New Member
Ðề: Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)



Hoa anh đào sắp nở rộ ở Nhật Bản. Hoa là hình ảnh gây cảm xúc đặc biệt thấm thía với người Nhật. Dù nở lúc thái bình, hoa cũng mang đến nét buồn phảng phất giữa không khí hội hè, bởi nó rụng đúng độ nhan sắc tuyệt mỹ.

Hoa anh đào là hiện thân của một ý niệm có vai trò trung tâm trong văn hóa Nhật – hakanasa – một từ rất khó dịch, nó chuyển tải một cảm giác mong manh, thậm chí là phù du, của cuộc đời.

Với Nhật Bản, sự mong manh ấy cũng là một nguồn sức mạnh.

Trong lúc cả nước Nhật đang đau buồn vì thảm họa, hoa anh đào nở rộ sẽ mang đến cho mỗi căn nhà một cảm giác rõ ràng về hakanasa, ẩn chứa trong một thứ sức mạnh kỳ lạ – sức mạnh không ập thẳng vào mà chìm đắm trong tâm hồn người ta. Nó như sức nóng của suối khoáng hay lửa đốt trong lòng của rượu sake, mang đến cả nỗi đau buồn và niềm khuây khỏa, ngang bằng nhau. Sự mong manh của đất nước Nhật Bản với trình độ công nghệ cực cao, bị phơi ra trước sức mạnh hủy diệt của thiên nhiên trong trận động đất, sóng thần khiến hơn 27.000 người chết và mất tích, nửa triệu người mất nhà cửa, và cuộc khủng hoảng hạt nhân.

Hiroyuki Yoneta, một người bán hàng ở chợ cá Tsukiji của Tokyo, nói về sự mong manh của cuộc sống khi nghỉ tay giữa những lúc xếp cua vào rổ. Ông làm việc này nhiều giờ trước lúc mở cửa hàng vào 4 giờ sáng.


“Nghĩ đến việc bao người đang sống bình thường thế rồi bỗng biến mất, ta không thể không tránh khỏi cảm giác rằng, con người, cũng như những bông hoa, là thứ phù du”, Yoneta nói.

Nhưng chúng ta hãy để ý đến nghịch lý này ở Nhật: những cánh hoa anh đào mong manh duyên dáng lại là biểu tượng của samurai, là hình ảnh cô động nhất về lòng dũng cảm của người Nhật.

Các võ sĩ Nhật cũng được ví như hoa bởi họ không bám chặt lấy cuộc sống, họ xuất hiện như hào quang hư ảo, chết ở đỉnh điểm của sự huy hoàng. Theo cách nhìn nhận này, họ là hiện thân của võ sĩ đạo (bushido) – sự kết hợp các phẩm chất của võ sĩ, gồm tinh thần khắc kỷ, lòng dũng cảm và đức hy sinh.

Ngày nay người Nhật không nhắc nhiều đến bushido nữa, họ nói đến khái niệm đời thường hơn, nghĩa là cắn răng vào mà sống với đời. Khi người ta nói đến những người Nhật làm công ăn lương là nói đến các samurai của thời hiện đại. Tuy từ ngữ có thể không tương thích lắm, nhưng những nhân viên mặc vest ngày này phải chịu đựng những áp lực công việc đơn điệu buồn tẻ, phải trung thành với lợi ích chung, được coi như những võ sĩ thời hiện đại. Người ta gọi tinh thần của họ bằng cái tên gaman.

Giữa cảnh chết chóc hoang tàn, mọi người ở Nhật đều nghĩ đến việc phải tiếp tục sống, theo cách rất trật tự và hợp tác. Nhiều người đã trở lại chỗ ngôi nhà tan hoang của mình, và với một cái đầu tỉnh táo, nghĩ cách bắt đầu lại cuộc sống như thế nào sau thảm họa lớn nhất kể từ thế chiến II.

Và hình ảnh những samurai hiện đại là đây: cả một gia đình đã mất nhà cửa ngồi quanh đống lửa trong khi đêm xuống, tuyết rơi, những gương mặt khắc khổ của họ sáng lên nhờ ánh lửa màu cam. Một cụ già dắt chiếc xe đạp lội giữa biển bùn ngập mắt cá chân, nhặt những tấm ảnh chụp đám cưới của cậu con trai cho vào trong giỏ. Những người lái xe kiên nhẫn xếp hàng chờ hàng giờ để mua xăng ở những vùng bị ảnh hưởng bởi động đất.

hoaanhdao.jpg

Hoa anh đào bên sông ở cố đo Kyoto của Nhật, năm ngoái. Ảnh: Thảo Nguyên.
Và đây, câu chuyện về đức hy sinh.

Kennichi Takeuchi, 81 tuổi, vợ Yukiko, 78 tuổi, vẫn sống ở trong chiếc Mitsubishi nhỏ màu đen hai tuần kể từ sau động đất, giữa cảnh tuyết rơi và những cơn gió cắt da – cho dù họ ở ngay bên ngoài một trung tâm lánh nạn đông người.

Bà Yukiko đau chân và không thể ngủ trên nền cứng của trung tâm lánh nạn. Ông Kennichi, đã sống 56 năm qua với vợ, đã không đi tìm sự dễ chịu cho riêng mình ở bên trong trung tâm.

“Chúng tôi ở đây trong chiếc xe này”, Yukiko nói, bế con chó Meg trong lòng. “Cũng không quá tệ”.

Các ý niệm như hakanasa hay gaman có lẽ có gốc rễ từ sự nhận thức sâu xa của người Nhật về sự bất lực của nhân loại trước sức mạnh vô địch của thiên nhiên. Có lẽ người Nhật đã quên mất bài học về sức mạnh thiên nhiên khi quyết định đặt các lò phản ứng hạt nhân ở gần bờ biển và trên đường đứt gãy của vỏ trái đất, lấy đất Vịnh Tokyo để mở rộng sân bay, và xây ngày càng nhiều những tòa nhà cao chọc trời.

Tuy thế, mối tương giao với thiên nhiên – một nghịch lý, một sự tương phản – vẫn tiếp tục ăn sâu trong tâm khảm Nhật.

Chẳng hạn, người Nhật không xa lạ với các thảm họa thiên nhiên: những cơn địa chấn giết người, những trận sóng thần thảm khốc từng tấn công nước Nhật trong quá khứ. Hết lần này qua lần khác, nước Nhật tiếp tục đứng dậy.

Bất kỳ ai đến thăm cố đô Kyodo của Nhật cũng dễ dàng nhận thấy rằng đất nước này trong hầu như suốt chiều dài lịch sử của mình có một văn hóa xây nhà bằng gỗ, chứ không dùng gạch và vữa. Truyền thống này đưa Nhật đến gần với thiên nhiên hơn – và bởi các ngôi nhà bằng gỗ dễ bị hủy hoại hơn, cho thấy người Nhật đã nhận thức chính xác sức mạnh của thiên nhiên.

“Tính mong manh của đời người và của các tòa nhà hiện diện trong sự bất định của vòng xoáy bi ai khôn cùng”, tiểu thuyết gia Keiichiro Hirano từng viết trong một tiểu luận mang tên “On Mutability” (Bất định)

Mùa anh đào năm nay, nỗi bi ai sẽ xâm chiếm tâm hồn người ta khi chiêm ngưỡng hoa và nghĩ đến hàng chục nghìn người sẽ không bao giờ còn được thấy một mùa hoa anh đào nào nữa.

Mà hoa anh đào năm nay cũng có thể mang đến niềm an ủi, rằng giữa cảnh thảm khốc hoang tàn, vẫn hiện lên những vẻ đẹp: cái ôm chặt của những người thân đoàn tụ; nụ cười của một nhân viên cứu hộ khi trao chăn ấm cho người lánh nạn. Và chẳng mấy nữa – kể cả ngay giữa đống đổ nát – những đám mây hoa sẽ trôi tới nơi những ngôi nhà từng đứng đó, nơi từng vang lên những tiếng cười.

Ông Haruhiko Fukuda, một người mập mạp có cái đầu nhẵn bóng và đôi mắt hiền lành, chủ cửa hàng bánh bao có từ hàng trăm nay nay ở chợ cá Tsukiji, Tokyo, vẫn còn nhiều hy vọng.
dulichnhatban.jpg
“Sau mùa đông … anh sẽ thấy hoa anh đào nở và con tim vui trở lại”, Fukuda nói. “Tôi hy vọng điều đó giúp chúng tôi trong quá trình tái thiết. Từng bước từng bước, hàn gắn những gì đã vỡ là cả một việc lớn, và ở bước đầu tiên, chúng tôi cần có gì đó để động viên mình”.

Vài ngày nữa thôi, hoa anh đào sẽ nở rộ ở miền nam Nhật Bản, rồi sau đó lên Tokyo, lên những tỉnh bị tàn phá. Tháng tư là mùa hoa rộ nhất, nói như nhà thơ T.S. Eliot, là mùa “hoa nở dã man nhất”. Đó là thời gian một con sóng gồm những bông hoa nhỏ màu trắng hồng lên đến cao trào, trùm lên khắp nước Nhật, lên những con người vừa trải qua những cơn sốc vì địa chấn và vì đau thương.

Câu chuyện này được viết khi những ngày đánh dấu mùa hoa anh đào trong gió nở và ngày tảo mộ đang đến, là ngày để tưởng nhớ đến hàng nghìn người Nhật ở miền đông bắc đã ra đi nhưng không bao giờ có được tấm bia mộ để làm dấu cho thân nhân đến cầu nguyện.

Mùa xuân ở khắp muôn nơi đều là sự hứa hẹn những gì mới mẻ, nhưng ở Nhật mùa xuân này cũng nhắc nhở mọi người nhớ đến bản chất phù du của cuộc đời. Sự chấp nhận nghịch lý này có thể là nguồn gốc ẩn đằng sau sức mạnh nội tâm của người Nhật – một tinh thần khắc kỷ được đánh thức mỗi khi đất nước đối mặt với thảm kịch.

 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)

Sự tích đó ra sao hả bác? Kể anh em nghe với :-SS

Có một cô gái khóc nức nở bên bờ suối.
- Bụt hiện lên và hỏi: Tại sao con khóc?
- Cô gái trả lời: Con vừa bị người ta hại.
- Bụt bèn ôm cô gái vào lòng và bảo : thế này ư?
- Không phải - cô gái đáp - Còn hơn thế
- Bụt bèn hôn vào má cô gái và bảo: Thế này ư ?
- Không phải, còn hơn thế.
- Bụt bèn "còn hơn thế".
Xong rồi, Bụt hỏi: thế này ư?- Cô gái đáp: còn hơn thế vì thằng kia bị AIDS (thôi bỏ mẹ Bụt rồi, nó ko nói sớm).
Thế rồi 1 thời gian sau Bụt chết đi, nơi Bụt chết, mọc lên 1 loài hoa, gọi là hoa Dâm Bụt.

Clip phim ở đây http://www.youtube.com/watch?v=IR_0OzeOWkk&feature=player_embedded#at=18
 
Chỉnh sửa lần cuối:

HD Tây Ninh

Well-Known Member
Ðề: Sự tích hoa anh đào (hay và ý nghĩa lắm!)

Có một cô gái khóc nức nở bên bờ suối.
- Bụt hiện lên và hỏi: Tại sao con khóc?
- Cô gái trả lời: Con vừa bị người ta hại.
- Bụt bèn ôm cô gái vào lòng và bảo : thế này ư?
- Không phải - cô gái đáp - Còn hơn thế
- Bụt bèn hôn vào má cô gái và bảo: Thế này ư ?
- Không phải, còn hơn thế.
- Bụt bèn "còn hơn thế".
Xong rồi, Bụt hỏi: thế này ư?- Cô gái đáp: còn hơn thế vì thằng kia bị AIDS (thôi bỏ mẹ Bụt rồi, nó ko nói sớm).
Thế rồi 1 thời gian sau Bụt chết đi, nơi Bụt chết, mọc lên 1 loài hoa, gọi là hoa Dâm Bụt.

Clip phim ở đây YouTube - Su Tich Cay Dam But (C@s)

Cái này cũng hay đấy chứ.:))
 
Bên trên