Norwegian Wood(2010)-Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng khởi chiếu từ 7/1/2011

poly

Banned
Ðề: Norwegian Wood(2010)-Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng khởi chiếu từ 7/1/2011

Rừng Nauy – Bài review không tên
cop từ blog
http://thuylvp.wordpress.com/2010/12/02/rừng-nauy-bai-review-khong-ten/



Đừng thắc mắc tôi xem Rừng Nauy ở đâu và khi nào. Chỉ có điều bài review viết dưới đây có thể sẽ không khiến bạn (và chính tôi) hài lòng, vì một lý do tế nhị từ chuyện tôi xem phim bằng cách nào :)).
Khi viết bài này, tôi bỏ qua phần âm nhạc, một phần vì dung lượng trang báo có hạn, một phần vì tôi nghĩ có rất nhiều người sau khi xem phim sẽ viết về phần này hay hơn. Tôi cũng không nói nhiều tới chất thơ trong bộ phim, bởi vì thú thật tôi không cảm được nó mấy từ bản DVD, cho dù tôi tin chắc khi xem rạp bạn sẽ cảm thấy điều này rõ hơn, mang lại nhiều xúc cảm hơn.
Rừng Nauy là bộ phim được rất nhiều người mong chờ, nhưng tôi đã nghe ít nhất một người đã xem bày tỏ sự thất vọng về nó. Nhưng, tôi không thất vọng. Tại vì tôi chưa bao giờ mong muốn nó mang lại xúc cảm y hệt như cuốn sách, vì tôi chưa bao giờ thực sự là fan lớn của cuốn sách, vì tôi chưa bao giờ nghĩ rằng Trần Anh Hùng sẽ gác bỏ phong cách của anh để ra sức thể hiện cuốn sách sao cho đúng ý Murakami nhất, và vì điều quan trọng nhất, tôi chưa bao giờ coi phim là thứ phái sinh từ những cuốn sách nó dựa trên. Tuy nhiên, tôi vẫn so sánh phim của Trần Anh Hùng với sách của Murakami, chuyện này đúng là bất khả kháng. Tệ thật!
Bài review ở dưới đã đăng trên báo 2!Đẹp, số ra hôm nay, không rõ các bạn bên báo đặt tiêu đề là gì. Tôi không đặt tiêu đề khi gửi.


norwood-13.jpg



Thật khó để viết về phim Rừng Nauy mà không so sánh với cuốn sách gốc cùng tên của Murakami Haruki – một tác phẩm không chỉ là cuốn sách cuộc đời của hàng chục triệu người Nhật mà còn chia sẻ với trái tim thương tổn của rất nhiều người trẻ tuổi trên khắp thế giới. Sau khi ra mắt ở Venice, rất nhiều nhà phê bình đã khen ngợi bộ phim này, nhưng đồng thời cũng có những người so sánh bộ phim với cuốn sách và coi rằng đây là một sự thất bại. Vậy Rừng Nauy của Trần Anh Hùng có thực sự là nỗi thất vọng so với cuốn sách? Câu trả lời chắc chắn là không.

Trong một lần trả lời phỏng vấn, Trần Anh Hùng chia sẻ rằng Murakami đã để lại một lời nhắn cho anh trên kịch bản: ““Hãy cứ làm bộ phim như anh tưởng tượng. Việc anh phải thực hiện là tạo ra một bộ phim đẹp nhất có thể.” Và đây là điều mà Trần Anh Hùng đã thực sự làm được, cùng với các đồng nghiệp của mình, anh đã tạo ra một bộ phim Rừng Nauy với nỗi buồn và cái đẹp – một bộ phim vẫn thể hiện được ý tưởng của cuốn sách, mà vẫn rất đặc trưng cho phong cách của anh.

Bộ phim giữ lại câu chuyện như trong tác phẩm văn học: Sau cái chết của người bạn thân, Toru rời khỏi quê nhà lên Tokyo, nơi anh gặp lại và đem lòng yêu đơn phương Naoko – người yêu của cậu bạn đã qua đời. Sau một đêm đón nhận Toru, Naoko đột ngột bỏ đi không một lời giải thích. Giữa lúc chìm ngập trong hàng ngàn câu hỏi, Toru gặp được Midori – cô gái tràn đầy sức sống, lòng lạc quan và khao khát. Cuộc sống của Toru từ đó chia thành hai nửa, một bên là Naoko chia sẻ cùng anh nỗi đau của tâm hồn, một bên là Midori với tình yêu sống động. Tuy nhiên, thế giới thực sự của Toru vẫn là sự chênh vênh của tuổi trẻ, với nỗi băn khoăn đi tìm lời đáp cho câu hỏi, “tôi đang ở đâu”?


norwood-22.jpg



Dù nằm trong tầm ngắm của nhiều đạo diễn, nhưng dễ thấy rằng Rừng Nauy không phải là một tác phẩm văn học dễ dựng thành phim bởi yếu tố tâm lý đậm đặc, và sự xuất hiện liên tục của các bức thư. Việc phải viện tới lời kể chuyện trong phim gần như là một điều hiển nhiên bởi không dễ dàng gì (nếu không nói là bất khả) để miêu tả “chút khí vón lại” trong tâm tưởng Toru sau khi Kizuki chết, hay cảm giác về “nghi lễ hàn gắn tâm hồn bị tổn thương” của anh trong những lần đi dạo cùng Naoko… Tuy nhiên, Trần Anh Hùng đã biến điều này thành điểm mạnh của mình, bởi vì anh kết hợp những lời kể bằng cùng những cảnh quay ngắn, nối tiếp trong một cách chuyển động máy quay tạo cảm giác mượt mà như một dòng chảy; bản thân những hình ảnh ấy lột tả được phần nào đó tâm lý nhân vật. Ở điểm này, Rừng Nauy cho thấy sự nhất quán xuyên suốt trong cách kể chuyện qua nhiều phim của Trần Anh Hùng, đồng thời cũng gợi nhắc lại về phong cách làm phim tương tự trong bộ phim chuyển thể từ truyện của Murakami trước đây: Toni Tanitaki. Có lẽ các đạo diễn, bằng một cách nào đó, đều đi đến một quyết định chung trong việc sử dụng hình ảnh để miêu tả tâm lý nhân vật “kiểu Murakami”.

Ngoài ra, để miêu tả được tâm lý nhân vật sâu sắc hơn, Trần Anh Hùng còn chủ ý nhấn mạnh vào tính tương phản giữa cá nhân Toru và cuộc sống xung quanh anh. Trong khi Murakami chỉ miêu tả về đời sống nổi loạn của sinh viên trong bối cảnh chính trị biến động rất ngắn gọn và đôi chút mơ hồ, thì Trần Anh Hùng dành hẳn một cảnh quay dài để nói về điều này. Trong phim, Toru đã bước đi giữa hàng trăm sinh viên khác đang hô hào, vác gậy gộc hăm hở, ào ào đổ về từ tất cả các ngả đường, nhưng anh vẫn lẳng lặng bước đi với khuôn mặt buồn không đổi khác, vừa thờ ơ vừa lẩn tránh. Khuôn mặt ấy vẫn giữ nguyên khi những sinh viên khác chạy thẳng vào lớp bi kịch Hy Lạp của anh để đòi giáo sư cho phép thảo luận chính trị. Sự im lặng của anh biến anh thành người khác biệt trong cô độc. Có lẽ đây là cách để mô tả nỗi cô đơn của riêng điện ảnh, điều mà muốn miêu tả hết, nhà văn hẳn sẽ phải tốn thời gian viết lách hơn nhiều.

Và cũng nằm trong nỗ lực miêu tả lại được những nhân vật “kiểu Murakami” này, bộ phim đã tập hợp được những diễn viên trẻ tài năng của Nhật Bản trong đó nổi bật nhất là Rinko Kikuchi và Kenichi Matsuyama. Rinko Kikuchi không làm người xem thất vọng với khả năng lột tả lại được một Naoko đầy đau đớn, bế tắc mà vẫn dịu dàng xinh đẹp. Chẳng có gì ngạc nhiên khi cô là diễn viên nữ được quay đặc tả nhiều nhất bởi khả năng thể hiện cảm xúc của cô khiến cho khán giả không thể không day dứt cùng nhân vật. Toru, nhân vật trung tâm của bộ phim cũng được thể hiện xuất sắc qua diễn xuất của Kenichi Matsuyama. Anh đã để cho người xem thấy được hình ảnh của một thanh niên thập kỷ sáu mươi, với ánh mắt hoang mang, với sự mất mát của tâm hồn, nỗi cô đơn cá nhân giữa những sinh viên quá khích xung quanh mình, và nỗi đau đớn bật lên thành tiếng gào khi mất đi người mình yêu dấu. Ngoài ra, cá nhân người viết bài này rất ấn tượng với diễn xuất của Eriko Hatsune trong vai Hatsumi. Dù trong phim nhân vật này chỉ xuất hiện rất ít, nhưng cô đã thực sự tỏa sáng trong những cảnh quay dành cho riêng mình với phong thái lịch thiệp, nhã nhặn, khuôn mặt và ánh mắt toát lên nỗi đau khổ và hạnh phúc đan lồng. Tuy vậy, có thể nhân vật Midori do nữ diễn viên trẻ Kiko Mizuhara đảm nhận sẽ không thực sự làm người hâm mộ cuốn sách của Murakami Haruki thỏa lòng. Mizuhara đã diễn tả được vẻ đẹp tươi trẻ, trái tim lưu giữ tình yêu trong sáng, thậm chí vẫn dùng ngôn ngữ đối thoại y hệt như tác phẩm văn học, nhưng cô vẫn là Midori của Trần Anh Hùng, với phong cách diễn xuất kìm nén có thể sẽ gợi cho bạn về các nhân vật nữ chính trong những bộ phim khác của anh hơn là nhân vật đầy sôi nổi của Murakami.

Dưới sự đạo diễn của Trần Anh Hùng, Rừng Nauy còn là một bộ phim đẹp. Thời gian trong bộ phim của anh kéo dài từ mùa xuân, qua mùa hè, tới mùa đông. Mùa xuân đến khi Naoko vẫn còn bên anh, và rồi mùa hè mang theo Midori, cho dù tất cả lại kết thúc trong mùa đông lạnh giá. Dù là ở mùa nào, thiên nhiên Nhật Bản trong Rừng Nauy vẫn hiện lên với vẻ thanh khiết, gợi cảm, kể cả khi bối cảnh được lựa chọn là những bờ biển hoang vắng, chỉ có đá và nước. Những cảnh quay đan cài về cánh đồng bát ngát, những ngọn cỏ run rẩy, tuyết trắng vừa tạo ấn tượng hình ảnh đẹp và trữ tình cho phim, vừa góp phần thể hiện cho những thế giới tinh thần của nhân vật. Bên cạnh đó, khi xem phim, khán giả còn có cơ hội chiêm ngưỡng những trang phục lịch thiệp, trang nhã vừa đặc trưng cho thập kỷ 60 của Nhật Bản, vừa vẫn rất hiện đại đủ để mang lại cho người xem cảm giác câu chuyện ấy như đang xảy ra đâu đây.

Với tất cả những nỗ lực vừa để bảo toàn, vừa để biến đổi khỏi tiểu thuyết gốc, Rừng Nauy của Trần Anh Hùng thực sự là một bộ phim đáng xem. Tuy nhiên, sau tất cả, bạn sẽ nhận ra rằng tác phẩm điện ảnh này, dường như cũng có một phần tính chất của tác phẩm văn học, nó rất hợp để bạn thưởng thức khi chỉ có một mình. Và rất có thể, khi nghe Naoko nói: “Con người ta chỉ nên quay đi quay lại giữa 18 và 19 tuổi… như thế mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn” hay khi bài hát Norwegian wood cất lên, bạn chợt nhận ra rằng mắt mình đã nhòa lệ, không phải vì Toru, Naoko, Reiko hay Hatsumi mà vì tâm hồn của chính bạn.
 

rongcanlc

Well-Known Member
Ðề: Norwegian Wood(2010)-Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng khởi chiếu từ 7/1/2011

chưa đọc truyện bao giờ ,chả biết phim có ra gì ko ,khó xem thì cũng chán :-j
 

cannabis9x

New Member
Ðề: LOVE & OTHER DRUGS–TÌNH YÊU VÀ TÌNH DƯỢC :Khởi chiếu 31/12

Đọc xong tiểu thuyết rồi xem phim ! để xem có lột tả hết ý nghĩa của phim ko ! Rừng NaUy !
 

poly

Banned
Poly đã đọc Rừng Nauy lâu rồi, khoảng 4 5 năm trước thì phải, thật sự ko nhớ rõ.Mà poly thuộc lọai trí nhớ kém, chỉ có nhớ gái là nhớ lâu thôi. Chỉ nhớ lúc đọc là thời Ya 360, và đọc chung với người tình. Cùng nằm đọc với nhau, ghi stt 360 là đọc RNY để..... rồi note lại đoạn nào đang làm gì. Sau này cuốn đấy gửi đi rất xa, ko biết giờ nó còn tồn tại ko, nhưng dòng note đậm dặc mùi tình dục có còn không, âu cũng là những kỷ niệm làm tình chung với Naoko, Midori, Wantanabe....

07260821.JPG



Nói vậy nghĩ là nhớ những kỷ niệm gắn với nó chứ ko nhớ truyện nữa. Trước khi xem phim tự nhiên chỉ nhớ duy nhất cảnh mô tả đường vô chỗ Naoko trị bệnh. Nen 6khi xem phim thấy đoạn này quay phim đẹp thích quá chừng. Còn đầu óc chả còn nhớ gì cả. Vài lời khuyên cho người trước khi mau vé xem phim này là đừng mong chờ những cảnh nóng hay phim giải trí, chuyện tình cảm nhẹ nhàng dí dỏm dễ hiểu. Phim ko thu hút ở cảnh nóng, mặc dù thoại đậm đặc những ý muốn nhu cầu tình dục.

101126CineR12.JPG


[hide]

Nhưng nên nhớ đây là phim Nhật về tuổi trẻ Nhật thập kỷ 60. Và bạn biết rằng chuyện tình dục ở Nhật là một nhu cầu hằng ngày đơn giản có khi chỉ để giải tỏa stress. Và như lời của Reiko trong phim : hãy nhớ rằng những người ở đây không ai bình thường cả. Nên đừng như những người poly đi xem chung ngày hôm nay tại Galaxy Tân Bình hỏi những câu ngớ ngẩn hay cứ cười rinh rích khi nhân vật trong phim muốn ngủ với nhau, nói về chuyện tình dục, về trơn tru, về cương cứng... Về nhân vật nữ ở tuổi sung mãn mà 7 năm sống phải sống trên núi ko có mùi đàn ông, thì bạn nghĩ rằng họ sẽ chờ đợi đàn ông tự tìm đến làm quen theo đuổi mất bao lâu nữa mới thõa mãn cơn khát dục vọng ?

4303f38df610646c177d546fff33ecbb271b308f.jpg



Ngày xem họp báo lần đầu tiên, poly và người bạn thích làm phim ngồi xme chung mà nổi da gà rùng mình vì cảm giác mà bộ phim mang lại. Cảm giác này chắc do poly có biết chút ít về làm phim nên mới thấy được những dấu ấn và sự độc đáo của bộ phim. Đó là những hình ảnh vô cùng đẹp và theo poly biết là rất khó khăn để có thể quay được. Ví dụ những cú máy dài, diễn viên diễn liên tục nhưng đầy cảm xúc. Ví dụ cú máy đầu tiên khi nhân vật nam gặp 2 đoàn biểu tình, đoạn nhận thư vừa chạy vừa đọc dọc hành lang dừng lại biểu hiện cảm xúc rồi quay vòng vòng hướng lên cầu thang. Và đỉnh điểm là lần thổ lộ sự bất khả của nhận vật Naoko đi 3 vòng quanh cánh đồng, diễn xuất cực tốt đẩy đến đỉnh điểm đúng lúc của 2 nhân vật. Sự phối hợp tuyệt vời của cả ekip diễn viên, quay phim, âm thanh....và trên hết là đạo diễn đã phác thảo ra kịch bản hình ảnh tuyệt vời như vậy.


101126CineR32.jpg


Nói về âm thanh hình ảnh, sự phối hợp vô cùng ăn ý mà theo poly biểu hiện rõ nhất ở những đoạn chuyển cảnh hoặc quay đại cảnh rồi dùng âm nhạc thổ lộ cảm xúc. Âm thanh réo rắt âm cao của tiếng đàn báo hiệu một tin buồn, thảm họa tạo cảm giác rất ghê rợn, nhưng trước đó những hình ảnh lạnh lẽo âm u của mùa đông tuyết giá đã báo hiệu trước. Cả hai cùng phối hợp tạo nên một cảm giác rợn người. Đoạn đau thương vì mất người thân, cảnh bờ biển phối hợp nhạc nền cũng tạo hiệu quả rất tốt.

101126CineR35.jpg



Về tổng thể câu chuyện, nếu ai đọc truyện rồi thì ko lạ, như poly đọc rồi quên nhưng khi xem phim nhắc lại thì nhớ. Và thú nhận thì bản thân poly cực kỳ thích sex và cũng ko ngại dấu diếm, thì poly nhìn thấy sự đồng cảm với các nhân vật về những bức bối đè nén tình dục của họ. Có thể bạn chưa gặp, nhưng có những tình huống trong phim poly có biết trải qua ở người khác, hoặc ở poly.


101126CineR21.JPG


Như chuyện sao em ko thể trơn tru với người này, a ko cương cứng với người khác. Như đã từng nghe hỏi anh có biết em muốn làm gì ngay bây giờ không? muốn nằm trên giường, anh lột đồ em ra, nắm đầu rồi dí cái đó đang cương cứng vào mặt em. Sẽ có một lúc nào đó, bạn sẽ thấy điều này là bình thường, không còn thô tục hay thô bỉ mát nết ai lại làm vậy. Nó như một sự giải tỏa ức chế hay ham muốn tình dục ko thực hiện được mà thay bằng lời nói. Cũng từng chứng kiến " a/e có muốn ngủ với e/a không ? Nhưng a/e có bf/gf rồi? vậy thì dùng tay/miệng thôi". Có những giai đoạn mà mọi thứ đối với người ta cũng giống như cách mà nhận vật Nagasawa sống, ko quan tâm gì cả, ngay cả hạnh phúc của chính bản thân mình. Nhưng cuối cùng cũng còn kịp nhận ra rằng" đừng bao giờ tỏ ra thương tiếc bản thân mình, vì chỉ có kẻ vô dụng mới làm thế".


101126CineR36.jpg


Ba nhân vật nữ trong phim, 3 mối tình với nam chính, theo poly cảm nhận thì được thể hiện bằng 3 cách khác nhau trong phim để nói lên mối tình cũng như tính cách của họ. Mỗi khi đề cập đến Naoko , hình ảnh đa phần luôn nhấn mạnh sự chuyện động không ngừng và đôi khi là ko định hướng . Lúc nhận thư cũng chuyển động nhanh, lúc giãi bày... Điều đó đôi khi khiến khán giả chóng mặt, nhưng đó chính là cảm giác poly cũng nhìn thấy ở Naoko, ko tự chủ được bản thân, ko định hướng được tương lai và tình yêu, vì bản thân cô cũng không biết tại sao mình.... có còn yêu được nữa không ? Sống để làm gì ? Naoko ko thể sống vì cô không thỏa mãn được nhu cầu tình dục của bản thân mình và người mình yêu.

06191825.JPG



Midori thì ngược lại, đa phần là khung hình tĩnh, và luôn là những khoảnh khắc lãng mạn với màu sắc tươi sáng ( đặc biệt nữ dv này có làn da vô cùng đẹp ). Đó cũng cho thấy được tính ổn định cũng như tâm lý khá vững vàng cũng như sự tự tin của nhân vật. Kết hợp với lời thoại tạo nên dấu ấn về tính cách khá mạnh mẽ. Và Reiko thì khuôn hình luôn dành cho nhân vật này góc bất ngờ mỗi khi xuất hiện. Đó cũng là dấu ấn riêng của nhận vật này đối với poly, thỏa mãn sex với bạn. Chỉ thế thôi, đôi khi chẳng có gì phải suy nghĩ đắn đo. Từ chối thì thôi, tìm chỗ khác.

101126CineR37.jpg


[/hide]


Còn một điều đặc biệt khác khi xem phim này, mà điều này cũng phần nào chi phối tất cả những cảm giác yêu thích khác của poly dành cho bộ phim, đĩ nhiên đó là cái tên Việt Nam đạo diễn Trần Anh Hùng. Tuy phải ra điều này nhưng đúng là phim này chất TAH nhiều quá, và tổng thể bộ phim chất VN nhiều quá. về TAH hay phong cách riêng nghệ thuật poly ko nói kỹ, vì nhiều người khác sẽ nói hay hơn. Nhưng cái đơn giản nhất dễ thấy nhất là hình ảnh trong phim rất giống hình ảnh Việt Nam cùng thời gian, trước 75.

07110058.JPG



Bạn sẽ nhìn thấy bối cảnh phim cực kỳ gần gũi và thân thiết, giống y như những ký ức tuổi thơ với căn chung cư kiểu tập thể, bàn ăn gian bếp và những vật dụng gần giống Việt Nam chứ ko hề đặc trưng Nhật Bản. Và cuối cùng là trang phục, cực kỳ Việt Nam, vì thiết kế trang phục là nữ diễn viên Trần Nữ Yên Khê, vợ của đạo diễn.


101126CineR11.JPG


Phim này coi nhiều cảm xúc , đáng lẽ còn viết nhiều, nhưng tg có hạn. Thôi nghĩ, ai thích phim kiểu này thì phải xem.Và xem ngoài rạp để cảm thấy cái hay trọn vẹn, được bản dịch tốt chuyển tải đầy đủ ý nghĩa, chứ bản lậu nó dịch chắc hãi hùng lắm. Và nếu dắt gái mới cua đi xem thì ra khỏi rạp can đảm mà hỏi : anh cương cứng rồi, em trơn tru chưa ? Mình ngủ với nhau nhé?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

95chiton

Member
Ðề: Norwegian Wood(2010)-Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng khởi chiếu từ 7/1/2011

vấn đề sex ở VN mình vẫn chưa thể đề cập thẳng như trong film đc, nên khi xem film có nhưng đoạn nói quá thẳng (trơn tru và cương cứng), mấy teen trong rạp cứ cười khà khà. film này nên chọn thời điểm rạp vắng 1 tí vào xem sẽ hay hơn :D
 

Gambit

New Member
Ðề: Norwegian Wood(2010)-Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng khởi chiếu từ 7/1/2011

mình đã xác định là phim này mình sẽ đợi có bản đẹp trên mạng rồi download, vì ra rạp mà phim bị cắt nhiều thì coi rất bực mình. Bữa nay đọc bài anh poly, mình không đồng ý với bài viết của anh, nhưng cũng đủ để mình muốn ra rạp coi. Đúng là coi phim không bị cắt sẽ trọn vẹn hơn, nhưng coi ở rạp sẽ có nhiều cảm xúc hơn khi coi ở nhà!

đọc nhiều ý kiến chê phim thậm tệ, và rằng trong rạp người ta cười rần rần, hay là bỏ về, mình thật sự thấy buồn!

Và nếu dắt gái mới cua đi xem thì ra khỏi rạp can đảm mà hỏi : anh cương cứng rồi, em trơn tru chưa ? Mình ngủ với nhau nhé?
rồi ẻm tán cho gẫy răng luôn :D
 

poly

Banned
Như nhiều bạn (chủ yếu là trẻ, tôi nghĩ vậy) Việt Nam, tôi rất thích Rừng Na Uy, không phải thích vì cái không khí buồn bã, đôi lúc là tuyệt vọng, mất phương hướng của tuổi trẻ mà Murakami đã tạo ra, cũng không phải thích vì những chiêm nghiệm về cuộc đời của Toru, của "The Great Gatsby" Nagasawa, tôi thích đơn giản vì qua Rừng Na Uy, tôi nhìn thấy lại một phần cái tuổi 18-20 đầy biến động của mình, nhìn thấy lại những bóng hình mà tôi từng rất yêu quý qua Naoko, qua Midori, hay nói cách khác tôi trân trọng cuốn tiểu thuyết này vì nó như một chiếc cầu thời gian để nối người đọc, ở đây là tôi, với những cung bậc cảm xúc của quá khứ.

Cung bậc cảm xúc, đó cũng là những thứ tôi muốn tìm thấy thông qua bộ phim của Trần Anh Hùng, một chuyển thể mà qua những gì tôi đã đọc trên báo chí hay nghe từ những "fan hâm mộ" của Rừng Na Uy thì là không được thành công cho lắm. Quả thực Rừng Na Uy có nhiều điểm, tạm gọi là khiếm khuyết, kết cấu phim khá rời rạc, có cảm giác Trần Anh Hùng đã cố gắng chắt lọc những khoảnh khắc tinh túy nhất của tiểu thuyết để đưa vào bộ phim này, và vì thế đã bỏ qua nhiều trường đoạn dẫn dắt hay những backstory vốn rất cần thiết để tạo dựng nên từng nhân vật trong truyện. Tất nhiên thời lượng hạn chế của một bộ phim không thể đủ cho đạo diễn đưa vào mọi tình tiết của tiểu thuyết, nhưng nếu Trần Anh Hùng chọn một cách tiếp cận khác thì có lẽ Reiko đã không phải chịu cảnh "bất công" như trong bộ phim này, đó là thoắt ẩn thoắt hiện với những hành động (đặc biệt là phần cuối cùng của phim) khiến người xem không thể hiểu nổi, không thể cảm nổi nếu chưa từng đọc truyện. Một điểm khác tôi không thích ở Rừng Na Uy đó là cách sử dụng âm nhạc, bản thân từng đoạn nhạc trong phim là tuyệt hay, nhưng cách đặt nó vào trong các cảnh phim khiến tôi có cảm giác Trần Anh Hùng đang cố ép cảm xúc của người xem theo sự sắp đặt, theo cách cảm thụ của ông, đặc biệt là ở phần đầu của phim (tôi sẽ nói thêm một chút về nhạc ở phần sau).

Nhưng nếu như Trần Anh Hùng chọn một cách tiếp cận khác, có lẽ tôi đã không thể thỏa mãn đến vậy với những trường đoạn cảm xúc lắng đọng của phim. Ngay cả khi tách riêng bộ phim và tiểu thuyết, theo tôi Trần Anh Hùng cũng đã quá thành công trong việc tạo nên đủ mọi cung bậc cảm xúc khác nhau của những người trẻ và của những tình cảm, những giấc mơ dang dở. Thích nhất có lẽ là những phân đoạn có sự xuất hiện của Naoko (Rinko Kikuchi), nhiều người cho rằng cách tạo hình của Naoko trong phim là quá già so với cái forever 20 của cô, nhưng đối với tôi nó không quan trọng, quan trọng là nhìn vào Naoko, người ta thấy cả sự trong sáng, nhạy cảm với cuộc đời, với sự quan tâm của Toru dành cho cô, lại vừa thấy ở cô có chút gì đó khó hiểu và cực kì mỏng manh, mỏng manh như ngọn cỏ luôn phải rạp mình trước gió nơi thảo nguyên mà Naoko và Toru thường đi dạo. Về phần Toru, tôi nghĩ Kenichi Matsuyama (người từng rất thành công với vai L trong Death Note) cũng đã hoàn thành vai trò của một người-quan-sát, người chứng kiến nỗi đau, sự mất mát của những người phụ nữ quanh anh để rồi chính mình cũng chìm dần trong "cái giếng" vô định. Tôi rất ấn tượng với trường đoạn Toru cô đơn một mình bên bờ biển và đoạn trống trải hoang mang ở cuối phim, một sự trống trải cô đơn đến cùng cực của một người trẻ lạc mất phương hướng cho cuộc đời và tình cảm của mình. Khi đọc Rừng Na Uy, nhân vật mà tôi yêu quý, đúng từ là "yêu quý" chứ không phải "yêu thích" nữa, là Midori Kobayashi, một làn gió lạ tươi mát giữa những tâm hồn tuyệt vọng, "màu xanh" có lẽ là duy nhất của Rừng Na Uy. Kiko Mizuhara thực sự không làm tôi thỏa mãn với cách diễn của cô trong vai Midori, vẻ đẹp mong manh và cách diễn hơi "hiền lành" của cô đã làm nhân vật Midori bị chìm hẳn đi sau cái bóng của Toru, của Naoko và thậm chí là của Reiko (Reika Kirishima đã diễn rất thành công vai diễn này, bất kể việc đất diễn dành cho cô không nhiều, cô thực sự đã tái hiện được hình ảnh của một Reiko mà tôi từng tưởng tượng ra khi đọc truyện). Tuy Trần Anh Hùng đã không "chăm sóc thích đáng" cho "Midori của tôi", nhưng nói chung tôi không mong đợi gì hơn những hình ảnh mà các diễn viên của Trần Anh Hùng đã đem lại cho Rừng Na Uy, họ đã tạo nên được một the lost generation với những giờ phút lạc lối, tuyệt vọng nhưng vẫn gắng sống, sống hết mình của tuổi trẻ-giai đoạn mà ai cũng đã từng trải qua và muốn nó ở lại mãi trong cuộc đời mình.

Một điểm khác của Rừng Na Uy khiến tôi ngưỡng mộ đó là phần hình ảnh. Vốn đã từng được chiêm ngưỡng sự tinh tế của Trần Anh Hùng trong việc chọn góc quay đẹp trong những bối cảnh hẹp nơi thành thị với những gam màu đậm giàu cảm xúc, tôi không ngờ rằng Trần Anh Hùng vẫn giữ nguyên được sự tinh tế của mình khi chuyển bối cảnh ra không gian rộng lớn hùng vĩ của thiên nhiên nước Nhật, với đồng cỏ xanh mướt mắt mùa xuân và trắng xóa màu tuyết trong mùa đông, với những khu rừng mờ sương buổi sớm (cảnh có lẽ là đẹp nhất, và là cảnh tôi thích nhất trong phim) hay là những ghềnh đá sù sì như cảm xúc đã trở nên chai sạn của Toru. Mùa thu năm nay tôi may mắn có cơ hội đến Nhật Bản, để dựa đầu vào cửa kính ô tô ngắm những cánh rừng hùng vĩ trải dài miên man hay đứng bên ghềnh đá nghe sóng vỗ không ngừng đúng như những gì tôi từng đọc trong truyện, nhưng phải đến khi xem những cảnh quay tuyệt đẹp của Rừng Na Uy-của-Trần Anh Hùng (và nhà quay phim Lý Bình Tân, cộng tác viên "ruột" của Hầu Hiến Hiền và là người quay In the Mood for Love sau khi Christopher Doyle bỏ phim) tôi mới cảm nhận được cái vẻ đẹp thực sự của thiên nhiên nước Nhật đã gắn chặt với số phận, với tình cảm của những nhân vật trong Rừng Na Uy như thế nào. Bổ sung vào nét đẹp của cảnh phim là phần nhạc phim lắng đọng, tuy đôi lúc khiến tôi thấy khó chịu vì bị "ép cảm xúc", đặc biệt là ở phần đầu phim, nhưng cách Jonny Greenwood (người đã tạo ra phần nhạc tuyệt hảo cho There Will Be Blood) đan xen những khúc nhạc trầm buồn của một thời đã qua với những giờ phút tĩnh lặng bao trùm cũng đã thực sự khiến cho người xem được cuốn theo dòng cảm xúc trong phim. Nói về dòng cảm xúc, có lẽ nhiều người xem sẽ không thích cách Trần Anh Hùng kể chuyện chậm rãi, để rất nhiều không gian và thời gian cho những góc quay cận đặc tả khuôn mặt (và đằng sau đó là rất nhiều tầng cảm xúc) của các nhân vật. Nhưng với riêng tôi, đó là cái phong cách tôi rất thích ở Trần Anh Hùng, vì nó trầm mặc rất Á Đông, và vì nó còn làm tôi gợi nhớ đến Ozu, đạo diễn tôi rất yêu thích, một bậc thầy biểu đạt cảm xúc qua cái tĩnh lặng. Có thể một đạo diễn khác sẽ chọn cách dẫn phim đi nhanh hơn, bao quát được nhiều chi tiết hơn, kể được nhiều hơn về các nhân vật của Rừng Na Uy, nhưng tôi chẳng cần đến thế, bởi những cảm xúc của Rừng Na Uy-của-Trần Anh Hùng đã là quá đủ để tôi hình dung lại cuốn tiểu thuyết mà tôi yêu thích, và nhớ lại về những cảm xúc mà mình đã từng có trong quá khứ.

nguồn
http://grenouille-vert.blogspot.com/2011/01/rung-na-uy-2010.html#comments
 

yensvhouse

New Member
Ðề: Norwegian Wood(2010)-Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng khởi chiếu từ 7/1/2011

Đọc truyện này thấy bị ức chế không biết xem phim có nhiều pha nóng bỏng và nghẹt thở không nhỉ? chắc phải xem quá
 

Gambit

New Member
Ðề: Norwegian Wood(2010)-Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng khởi chiếu từ 7/1/2011

bài viết của poly copy từ nguồn http://grenouille-vert.blogspot.com/....html#comments đã nói hết những cảm xúc của mình sau khi xem phim.

Đây là một bộ phim hay. Nói thật, mình mong đợi bộ phim này chỉ vì mình thích truyện, vì mình rất thích (chứ không chỉ là thích) Haruki Murakami và Kenichi Matsuyama. Nhưng khi coi phim, mình quên hết những điều này. Mình cũng quên đi Rinko Kikuchi là diễn viên mình không thích. Trước mặt mình chỉ còn là Naoko và Toru, hai người bạn trẻ đang mất phương hướng.

Rinko KiKuchi đã thể hiện vai Naoko cực đạt. Đó mới đúng là Naoko mà mình đã tưởng tượng khi đọc truyện, và còn sâu sắc hơn thế nữa. Nhưng tiếc là Naoko tỏa sáng bao nhiêu thì Midori lại mờ nhạt bấy nhiêu. Trong truyện, mình thấy Midori đáng yêu, còn trong phim thì ... haizzz

Về âm nhạc thì mình không rành, và mình cũng không thích bài hát Norwegian Wood, nhưng khi được lồng vào phim, mình lại thấy bài này rất hay!

Chừng nào có bản đẹp để download, mình sẽ coi lại lần nữa.
 

jimbanta

New Member
Ðề: Norwegian Wood(2010)-Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng khởi chiếu từ 7/1/2011

thực sự thì mình cũng là một fan của bộ truyện, và mình rất háo hức khi đi xem bộ phim này. Tuy nhiên, mình có phần không hài lòng về bộ phim. Về vai Naoko thì khỏi bàn, đầu phim mình đã lo khi nghĩ Rinko là hơi già vs Naoko, nhưng khi xem phim thì mình thực sự bị cuốn hút bởi diễn xuất của Rinko, Naoko thực sự như bước ra từ truyện, rất sống động. Cũng vì diễn xuất tuyệt vời của Rinko mà Midori đã vốn ít đất nay còn bị lu mờ hoàn toàn.Nv Midori của Trần Anh Hùng còn quá hiền, không như mình cảm nhận trong truyện, Midori là một cô gái đặc biệt thu hút, có vẻ gì đấy rất "đĩ" nhưng là con người của sức sống , Kiko có khuôn mặt khá hợp vs Midori nhưng diễn xuất quá bình thường. Khi xem truyện, mình còn cảm nhận đc nv Toru bị dằng xé giữa 2 cô gái nhưng trong phim thì mình chỉ thấy đc việc Naoko gần như là tất cả của Toru. Ngoài ra, nv Toru do Kenichi diễn xuất cũng rất hay, nhưng vì mình xem truyện nên nv Toru này chưa làm thỏa mãn đc mình. Cảnh cuối phim khi Toru biết đc Naoko đã tự tử rất tuyệt, chỉ tiếc rằng tình tiết nv Reiko kể về quá khứ của mình lại ko đc đưa vào. 2 nv mà mình thích nhất truyện là Reiko và Naoko đều đc thể hiện rất tuyệt vời trên phim nên mình ko hề có cảm giác về việc phim chuyển thể có đc như truyện hay ko. Các vai phụ khác thì cũng tròn vai rồi, nổi trội thì có nv Hastumi và Reiko. Về các cảnh phim thì mình phải nói là rất đẹp, âm nhạc khá ổn (bản thân mình cũng thích bài Norwegian Wood của beatles) tuy có mấy đoạn thì mình thấy âm nhạc đã bị thừa, giọng kể dẫn dắt phim thì mình đặc biệt yêu thích cái lối dẫn dắt chậm rãi. Không biết mọi người thế nào chứ mình đi xem phim dù dài và giọng kể chậm chạp như thế này nhưng mình không hề thấy buồn ngủ mà trái lại mình còn cảm thấy rất quyến rũ là đằng khác. Mấy cảnh nóng thì là bt, trong truyện đọc có cảm giác hơn so vs trong phim. Nói chung đạo diễn Trần Anh Hùng đã chuyển thể thành công tác phẩm Rừng Nauy theo phong cách của ông.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

poly

Banned
Ðề: Norwegian Wood(2010)-Rừng Na Uy của Trần Anh Hùng khởi chiếu từ 7/1/2011

Trần Anh Hùng - Cách duy nhất là bỏ chính mình vào “Rừng Nauy”

Text: Lê Hồng Lâm

Concept & photographs by Tuấn fr.



Tôi đã có ít nhiều kinh nghiệm phỏng vấn Trần Anh Hùng với cuộc trò chuyện cách đây hơn 6 năm. Đó là một người đàn ông trầm tĩnh, nhẹ nhàng nhưng cũng hơi lạnh lùng và xa cách. Khi câu hỏi trượt ra khỏi đường ray điện ảnh, hoặc lặp lại những điều đã nói quá nhiều, Hùng luôn tỏ thái độ bằng cái cau mày nhẹ hoặc từ chối trả lời trực tiếp. Nhưng lần này, Hùng đã có vẻ cởi mở hơn nhiều. Đôi lúc, khi chạm được vào những điều (chắc) chưa ai hỏi đến, Hùng trở nên nồng nhiệt và không ngần ngại bộc lộ sự nhiệt tâm, khi thì hai bàn tay đặt lên ngực, khi thì chăm chú nhìn người phỏng vấn với sự tập trung đặc biệt. Cuộc phỏng vấn lần này diễn ra trong một buổi sáng tiết trời thật đẹp tại nhà hàng nhìn ra vườn cây xanh ngắt của khách sạn Metropole Hà Nội, trước buổi công chiếu “Rừng Nauy”. Tất nhiên, sẽ không có gì khác ngoài “Rừng Nauy” và “điện ảnh cảm giác” của Trần Anh Hùng!


180463_1567417390781_1395810416_31389471_799166_n.jpg



Cách duy nhất là bỏ chính mình vào “Rừng Nauy”



Cả bốn bộ phim trước của anh đều được phát triển từ kịch bản của chính anh và chúng mang một dấu ấn riêng không lẫn được. “Rừng Nauy” là bộ phim đầu tiên anh chuyển thể từ một tác phẩm văn học nổi tiếng. Có sự khác biệt nhiều không giữa kịch bản từ ý tưởng gốc của mình đến kịch bản vay mượn ý tưởng của người khác?

Với 4 bộ phim trước, kịch bản là của Hùng, được phát triển từ những ý tưởng của mình. Mình có quyền chủ động hoàn toàn, cái gì thích thì viết, không thích thì bỏ. Dần dần, khi câu chuyện chín tới, cảm xúc cũng đến.



Với kịch bản chuyển thể lần này, Hùng đã có cảm xúc. Điều quan trọng lúc này là làm sao giữ được cảm xúc đó và thể hiện được nó qua ngôn ngữ điện ảnh. Với kịch bản chuyển thể, điều tối hậu với Hùng là không chỉ chuyển thể câu chuyện mà phải chuyển thể được cảm xúc.

Hơn 15 năm trước, khi đọc “Rừng Nauy” ở Pháp, Hùng đã có một sự “chấn động” về cảm xúc, nó như nói về tuổi thanh xuân của mình, những lý tưởng, hoài nghi, những niềm vui, nỗi cô độc và đặc biệt là tình yêu thanh khiết mà mình không thể nói ra. Hùng đã theo đuổi ý tưởng làm phim trong nhiều năm, và khi nhận được cái gật đầu đồng ý của Haruki Murakami, Hùng chỉ còn một cách duy nhất là bỏ chính mình vào bộ phim đó.



Tôi cũng thấy nhiều bóng dáng của anh trong nhân vật Toru trong “Rừng Nauy”, dù chỉ là sự cảm nhận cá nhân thôi chứ không hẳn là có nhiều căn cứ xác đáng. Bản thân anh có nhiều đồng cảm với nhân vật này không?

Toru rất gần gũi với Hùng. Bản thân Hùng là một người hơi rụt rè, không muốn tiếp xúc nhiều lắm với xung quanh mà hay sống với thế giới bên trong của mình.

Nhưng không chỉ Hùng nhận được sự đồng cảm với Toru. Haruki Murakami hay viết về nỗi cô độc, sự sợ hãi và những cái rất sâu bên trong của con người, vì vậy mà dễ nhận được đồng cảm, đặc biệt là những người hơi thiên về nội tâm. Với Hùng, “Rừng Nauy” còn là cuốn sách đã phát hiện ra chính bản thân mình.



Vậy điều gì gây ấn tượng nhất của “Rừng Nauy” đối với anh: Tình dục, nỗi cô đơn, sự ám ảnh cái chết hay tình yêu thuần khiết của những người trẻ tuổi?



Điều Hùng nhận được từ “Rừng Nauy” chắc cũng chung với nhiều người, đó là những cái mà mình đã trải qua với tình yêu đầu đời và sự sợ hãi mình đã đánh mất tình yêu đó.

Haruki viết về điều này rất mạnh mẽ nhưng lại thanh khiết và trong sáng.



Murakami có đồng tình với kịch bản chuyển thể của anh không?

Khi đọc kịch bản của Hùng, ông ta viết rất nhiều ý kiến của ông ta bằng màu đỏ. Hùng viết bút màu xanh để trả lời. Đến khi cả hai bên cùng đồng thuận thì ông ấy ngưng, không can thiệp nữa để Hùng tự do làm việc.

Tất nhiên, Hùng cũng đã sửa 20 lần kịch bản cho đến kịch bản cuối cùng khi ra trường quay.



Vậy anh thuận theo ông ấy hay anh thuyết phục ông ấy theo anh?

Mấy chục năm sau khi nhìn lại tác phẩm của mình, ông ta cũng có nhiều ý mới. Hơn nữa, ông ta cũng tôn trọng những cảm nhận riêng của Hùng và phát triển nó theo ngôn ngữ điện ảnh mà Hùng theo đuổi. Ví dụ như thoại, Hùng thấy nhiều chỗ thừa và không cần thiết đưa vào, hoặc Hùng đưa vào phim những đoạn thoại mới cô đọng hơn để tiết kiệm thời gian cho phim.

Điều cuối cùng Murakami nói là hãy làm theo ý của Hùng và mong có một bộ phim hay.



Tôi thấy Murakami cập nhật rất nhiều thông tin về bộ phim lên blog hay facebook của ông ấy. Vậy khi xem phim Murakami có thực sự thích không?

Ông ta nói với Hùng ông ta rất thích!



167595_1567418710814_1395810416_31389481_7012208_n.jpg


Murakami đi quá xa về tình dục!



Đọc “Rừng Nauy” của Haruki Murakami, luôn đem đến cho tôi hai mạch cảm xúc: nỗi buồn về sự cô độc, mất mát, tổn thương của Toru, Naoko, Reiko… nhưng cũng tràn ngập không khí hài hước, hóm hỉnh, đặc biệt là những lúc Midori xuất hiện. Điều này tạo nên sự hấp dẫn đặc biệt cho cuốn tiểu thuyết. Nhưng trong bộ phim của anh, tôi chỉ cảm nhận được một nỗi buồn xâm lấn. Midori cũng xuất hiện trong phim khác hẳn trong sách, ít nhất là về mặt tinh thần. Có phải anh khước từ sự hài hước của cuốn tiểu thuyết?

Đúng vậy, chất hài sẽ phá vỡ bố cục và mạch phim nên Hùng quyết tâm phá bỏ nó.

Trước đây quay “Mùa hè chiều thẳng đứng”, Hùng có đưa yếu tố bạo lực vào (nhân vật Quang Hải đóng có một cuộc tình đồng tính bí ẩn và sau đó xảy ra những vụ ghen tuông, trả thù) nhưng khi dựng phim, yếu tố đó làm phá vỡ mạch phim. “Mùa hè chiều thẳng đứng” là một câu chuyện với nhịp điệu cuộc sống nhẹ nhàng bình lặng của người Hà Nội (dù đằng sau nó thì không đơn giản thế). Như vậy yếu tố bạo lực và sự nhẹ nhàng này không ăn nhập với nhau. Lúc đầu tưởng đối chọi sẽ hay nhưng sau đó thì Hùng thấy không hay.



Với “Rừng Nauy” cũng có cảm giác như vậy. Chất hài không ăn khớp với nhịp điệu của bộ phim. Hùng cũng lược bỏ những đoạn tình dục trực diện hay táo bạo như mô tả của Murakami khi lên phim, bởi theo Hùng thì ông ta đi quá xa về tình dục. Nếu phim giống truyện thì đôi chỗ không chấp nhận được.

Ví dụ như trong sách có đoạn mô tả Midori khỏa thân trước bàn thờ bố. Hùng không chấp nhận được chi tiết này vì ngay từ đầu, Hùng muốn xây dựng Midori là “người vợ” của Toru. Midori và Naoko là hai phần của một người đàn bà hoàn chỉnh trong đời sống mà mỗi người đàn ông đều mơ ước: phiêu lưu mạo hiểm với “người tình” Naoko và an bình với “người vợ” Midori. Hùng muốn xây dựng Midori là một nhân vật “vững chắc” hơn, nếu Midori mà điên hoặc bệnh quá thì không khác gì Naoko.



Các nhân vật khác cũng thiếu sự thuyết phục nếu so với sách. Reiko có một quá khứ khiến người đọc “rùng mình”, Nagasawa vừa là một “elite” (tinh hoa) vừa là một kẻ bỏ đi về mặt tâm hồn… Hai nhân vật đặc sắc này lên phim khá mờ nhạt.

Đấy cũng là chủ ý của Hùng. Hùng không muốn nói đến quá khứ của Reiko vì không muốn diễn giải nhiều mà muốn cô ta có một sự bí ẩn. Hơn nữa, một bộ phim hai giờ đồng hồ không thể tải hết dung lượng hơn 500 trang sách và những nhân vật sắc nét như Murakami miêu tả. Với phim, Hùng muốn dẫn người xem đi theo nội tâm của Watanabe, nếu đi theo nhiều nhân vật khác thì sẽ phá vỡ bố cục phim dẫn đến nội tâm và cảm xúc bị lạc theo.



179805_1567419710839_1395810416_31389489_2534405_n.jpg



“Anh yêu em với tình yêu cho người khác nhưng em là người được hưởng”



Cái kết trong tiểu thuyết theo tôi khá mơ hồ, người đọc băn khoăn không hiểu liệu cuối cùng Toru có đến được với Midori không sau những mất mát và tổn thương của anh ta. Điều đó tạo một tiếng ngân rất lớn cho cuốn tiểu thuyết và khiến người đọc nhớ mãi về nó. Trong phim của anh, tôi thấy cái kết khá rõ ràng?

Tôi muốn một cái kết vững chắc hơn cho bộ phim cho dù tình yêu Midori nhận được không hẳn là tình yêu hoàn hảo từ Toru. Hùng cảm nhận tình yêu mà Murakami viết rất đặc biệt, đôi lúc nó đi ngược lại thứ tình yêu thanh khiết mà Hùng từng trải nghiệm: “Anh yêu em với tình yêu cho người khác nhưng em là người được hưởng. Nếu hôm nay anh làm tình với em là bởi vì anh muốn làm tình với một vài người đàn bà khác nhưng cuối cùng em là người được hưởng. Hoặc nếu mình nói mình yêu ai đó, thì chưa chắc đó chính xác là tình yêu duy nhất.”



Các nhân vật nữ luôn xuất hiện trong phim anh với hình ảnh rất lãng mạn, trữ tình và đậm màu tính dục. Ngay cả “Rừng Nauy”, dù nhân vật chính là nam, nhưng tôi cũng thấy hai nhân vật nữ chiếm lĩnh màn bạc và tinh thần của bộ phim nhiều hơn?

(Cười) Murakami khi xem phim cũng có một nhận xét tương tự anh. Ông ấy nói “Tôi viết sách về một nhân vật nam nhưng khi xem phim của anh thì có cảm giác rõ hơn về hai nhân vật nữ”



“Rừng Nauy” nói về một giai đoạn rất đẹp của văn chương và điện ảnh: Thập niên 60. Đây là dấu mốc cho sự chuyển đổi mạnh mẽ trong ý thức hệ và quan niệm sống của nhiều người. Thời điểm này có dấu ấn riêng nào với anh không?

Không, Hùng thực sự không quan tâm lắm đến thời điểm đó lắm. Cái tôi quan tâm với bộ phim này chính là việc tạo ra cảm xúc. Thời điểm nếu có cũng chỉ phục vụ cho cảm xúc của nhân vật hay việc tạo ra phục trang và bối cảnh mà thôi.



Và Yên Khê đã làm việc này chứ không xuất hiện trên màn bạc như 4 bộ phim trước của anh?

Đúng vậy, thực ra làm phục trang hay bối cảnh thì Yên Khê đã hỗ trợ cho Hùng trong các bộ phim trước. Nhưng đến bộ phim này thì Yên Khê dành toàn bộ thời gian cho nó. Việc tạo ra bối cảnh có một vai trò quan trọng cho bộ phim này. Một trong những bối cảnh quan trọng nhất là cảnh tuyết trắng phủ lên cả ngọn đồi mùa đông hoàn toàn được dàn dựng và mất rất nhiều công sức. Yên Khê đã có đóng góp rất lớn cho “Rừng Nauy”.



Trong “Mùi đu đủ xanh” và “Mùa hè chiều thẳng đứng”, màu xanh tạo ra một ấn tượng thị giác rất đậm nét, khiến người xem thưởng thức nó bằng nhiều giác quan. Tôi cũng gặp lại điều này trong “Rừng Nauy”. Anh có vẻ “chuộng” màu xanh thiên nhiên trong phim của mình?

Hùng không nghĩ tới màu với một ý nghĩa cụ thể nào cả, ngoài cảm giác đặc biệt về da, thể xác của nhân vật. Ví dụ như Hùng luôn tránh màu đỏ vì nó quá dễ và tạo cảm giác Trung Hoa dù không phủ nhận nó dễ bật lên vì màu đỏ luôn tạo cảm giác da đẹp.

Với Hùng, màu chỉ có khi đã có diễn viên. Màu liên hệ tới cách chọn cảnh vì cảnh và nội tâm luôn có sự gắn kết. Hùng muốn cảm xúc của nhân vật phải kéo lên thật sâu từ bên trong.

Ví dụ như những cảnh cuối, Toru Watanabe nghe tin Naoko chết, anh ta bỏ đi đến một bờ biển để lưu đày thể xác. Hùng chọn một bãi biển không có cát, chỉ có đá và sóng biển. Những cảnh này tạo cảm giác cổ xưa, như gợi nhớ về thời xa xưa của tâm hồn mình…

Rõ ràng, nội tâm của nhân vật có tiếng vang trong bối cảnh và màu sắc đó.

Sự luân chuyển 4 mùa cũng tạo ra cảm xúc. Naoko và Toru gặp nhau trong mùa thu – màu xanh và màu vàng của lá cây, và chia tay vĩnh biệt trong mùa đông – mùa tuyết trắng. Sự thay đổi về mùa cũng là thay đổi về cảm xúc và tình cảm của hai nhân vật.

Với văn hóa của Nhật, mùa rất quan trọng, nhiên nhiên trong cuộc sống hàng ngày rất quan trọng và mạnh mẽ. Nội tâm của con người luôn có mùa, có thiên nhiên trong đó.

Trong bộ phim này, Hùng cũng quan tâm đến nước, tuyết và gió. Ba thứ này luôn đưa người xem tới một cảm giác chạm được tận cùng trong da thịt hay cảm được một mùi gì đó.



Trong các bộ phim của anh, âm nhạc luôn đóng một vai trò đặc biệt. Nó như một nhân vật ẩn mặt , nhưng lại chạm vào cảm xúc của người xem rất mạnh mẽ. Anh cũng từng nói anh không dùng âm nhạc để minh họa mà như là một công cụ để trao đổi với người xem. Joe Hisaishi hay Shigeru Umebayashi là hai nhà soạn nhạc nổi tiếng cho các bộ phim nghệ thuật kiểu “cảm giác” của nhiều đạo diễn nổi tiếng Nhật Bản, Trung Quốc… Tại sao anh không mời hai tên tuổi lớn “thuần châu Á” nói trên cho bộ phim của mình mà là Jonny Greenwood, một nghệ sĩ phương Tây?

Đơn giản là Hùng rất thích màu sắc nhạc của anh ta. Hơn nữa, Greenwood là một nhà soạn nhạc tài năng và chưa bị “ô nhiễm”. Anh ta mới soạn nhạc cho 1 bộ phim trước đây là “There Will Be Blood” (đoạt giải âm nhạc cho phim tại LHP Berlin, được đề cử giải Grammy và rất nhiều đề cử quan trọng khác cho Nhạc nền- LHL) . Hùng rất thích bộ phim này và đặc biệt là phát hiện ra một âm thanh mới cho tai nghe của mình.

Với “Rừng Nauy”, Hùng cần một chất nhạc có chiều sâu, một sắc đẹp của sự tối tăm. Thật may mắn, Greenwood đã làm rất tốt điều này. Nhạc trong phim thường đến từ giữa hoặc cuối một cảnh rồi kéo dài sang cảnh khác, điều này cũng tạo tiếng vọng cho cảm xúc.


180203_1567424430957_1395810416_31389523_4238526_n.jpg



“Điệu nhạc” và “chất Đạo” trong điện ảnh.



Trong lần phỏng vấn trước, anh có nói là nếu không được làm điện ảnh theo ý mình, anh sẵn sàng không làm và tìm nghề khác để kiếm sống. Có phải sự cực đoan đó đã dẫn đến một quãng thời gian 8 năm không làm phim?

Thực ra trong điện ảnh, không phải cứ cực đoan thì không có phim để làm, tất nhiên là khó khăn hơn thỏa hiệp rồi. Sau “Mùa hè chiều thẳng đứng”, Hùng bắt tay ngay với dự án “Night Dog”, một bộ phim về đề tài chiến tranh Việt Nam, nhưng khi tất cả đã sẵn sàng thì Adrien Brody bỏ vai chính sau khi anh ta đoạt Oscar và nhà sản xuất cũng rút vốn. Hùng tiếp tục với dự án “I Come with the Rain” nhưng mất quá nhiều thời gian do đụng độ với nhà sản xuất. Phải đưa nhau ra tòa để giải quyết, Hùng vừa dựng phim vừa ra tòa để cãi. Khi xem lần đầu tiên ở Tokyo, Hùng cảm nhận ngay là “I Come with the Rain” hoàn toàn chưa tới, dù có nhiều cảnh tốt và mạnh mẽ. Nhìn tổng thể chưa có điệu nhạc.



Haruki Murakami thì nói “Nhịp điệu đối với tôi quan trọng hơn ý niệm ứng tác”, còn anh là “Điệu nhạc”. Trong cuộc phỏng vấn lần trước anh cũng từng nhắc tới khái niệm “chất Đạo trong điện ảnh”. Những khái niệm này khá mới và hơi mơ hồ đối với nhiều người. Anh có thể nói kỹ hơn?

Vâng, “điệu nhạc” (chứ không phải nhạc điệu) là tạo ra ý nghĩa riêng biệt của mình về ngôn ngữ của thứ nghệ thuật đó.

Phải hiểu rõ vật liệu của nghệ thuật, (ở đây là điện ảnh) càng nhiều càng tốt, sau đó tạo ra sự liền mạch, nhẹ nhàng và trôi chảy về ngôn ngữ điện ảnh để tạo ra “điệu nhạc” cho mình.

Với Hùng, rất ít đạo diễn tạo ra được “điệu nhạc” hay “chất Đạo” trong phim dù đây là mối quan hệ đẹp nhất giữa người làm phim và người xem phim.

Những đạo diễn giỏi là những người đưa người xem đi thẳng vào chính tâm hồn mình thông qua nhân vật. Chỉ cho họ xem những cái rất xấu xí, rất tồi để thấy được sự thật, bản ngã của con người. Đó là “chất Đạo” của điện ảnh.

Ví dụ như phim “There Will Be Blood” của Paul Thomas Anderson mô tả rất giỏi xã hội tư bản của Mỹ thời sơ khai với lòng tham, bạo lực và sự chi phối đồng tiền giữa con người với con người.

Hay “Mystic River” của Clint Eastwood cũng là một ví dụ tương tự khi mô tả về tội ác trong xã hội Mỹ. Clint đã mô tả rất giỏi về mối quan hệ giữa xã hội và con người, sự tác động lẫn nhau giữa chúng. Một kẻ vượt lên tất cả bằng nghị lực của chính mình và sau đó cho mình cái quyền quyết định về sự sống còn của người khác.



Cũng trong lần phỏng vấn trước, anh có nói là anh thích chất đạo trong phim Ozu và văn chương đậm màu sắc cổ điển của Kawabata, nhưng cuối cùng anh lại chọn một tác phẩm văn chương đương đại của Nhật để chuyển thể?

Sở thích là một chuyện còn làm điện ảnh với Hùng lại là một chuyện khác. Hơn nữa, Ozu và Kawabata thuộc về văn hóa rồi, Hùng thì chỉ làm nghệ thuật, tức là tạo ra cái mới, cái cảm xúc của riêng mình. Với nghệ thuật, Hùng thích cái gì đương đại. Làm điện ảnh là làm với cảm xúc của Hùng, với cái đời sống đương đại đang diễn ra qua nhãn quan của mình.

Ví dụ như trong phim Hùng rất ít khi dùng nhạc cổ điển bởi nó chứa chất văn hóa trong đó. Làm nghệ thuật là phải có nghệ thuật, tức là người nghệ sĩ phải tiêu hóa được chất văn hóa để biến nó thành nghệ thuật của riêng mình.


164723_1567424190951_1395810416_31389522_940859_n.jpg



Charlie Nguyễn nói về Trần Anh Hùng



Với những bộ phim giải trí, đạo diễn luôn có công thức rõ ràng, dàn dựng cũng theo một cấu trúc nào đó. Nói chung làm phim giải trí rất khoa học, không có sự không an toàn ở trong đó. Còn điện ảnh “arthouse” của Trần Anh Hùng luôn đem đến cho người xem một cảm giác không an toàn, chơi vơi và rất… nguy hiểm, bởi nó rất khó nắm bắt. Mỗi lần xem, người ta lại khám phá ra một cảm giác mới, dù đôi khi nó rất mơ hồ.

Trong một lần trò chuyện ở Mỹ, anh Hùng nói đối với anh ấy, câu chuyện là vứt đi, là rác, là đồ bỏ, bởi một đứa trẻ cũng có thể kể được một câu chuyện. Nhân vật cũng chỉ là mượn. Quan trọng nhất với Hùng là cảm giác và cách để anh truyền tải cảm giác đó đến khán giả. Khán giả có thể ghét, có thể không hiểu câu chuyện, có thể chối bỏ nhân vật… nhưng nó không quan trọng. Điều quan trọng là khi họ xem, họ có cảm giác và nó đi thẳng vào con người mình.


167197_1567424670963_1395810416_31389524_859_n.jpg



“Rừng Nauy” có kinh phí khoảng 12 triệu USD, là phim có kinh phí lớn thứ 2 của Trần Anh Hùng sau “I Come with the Rain” (18 triệu USD). Sau hơn 1 tháng chiếu tại Nhật, bộ phim đã thu về hơn 16 triệu USD, một con số rất ấn tượng đối với một bộ phim “arthouse” đậm “mùi” tác giả như Trần Anh Hùng. Phim cũng được bán cho 50 thị trường quốc tế, và có doanh thu khá khả quan ở một vài thị trường đã khởi chiếu như Nga, Hongkong, Đài Loan…



(Bài đã đăng trên tạp chí TTVH & Đàn Ông, 2.2011.)
 
Bên trên