'Thư tình gửi một người' của Trịnh Công Sơn (1)

quoctrung

Well-Known Member
Thu-tinh-gui-mot-nguoia.jpg

'Đêm đã đen như áo dạ bên ngoài. Ánh đang làm gì. Trời đã mưa ở đó rồi phải không. Anh nhớ có lần đưa Ánh về buổi tối đội áo mưa trên đầu. Con đường đen, điện vàng và những nhánh phượng có mùi hăng hắc...'.

Blao, ngày 2/9/1964

Dao Ánh thân mến,

Cơn mơ kéo anh trở dậy vào lúc 3 giờ sáng.

Bây giờ đồi núi Blao còn đêm mù sương và im lìm ngủ. Anh thắp nến trắng viết thư cho Ánh và trùm chăn quanh mình. Miền cao nguyên này lạnh suốt ngày.

Ánh ơi,

Anh hơi lạ lùng là suốt những ngày lên đây anh thường nằm mơ có Ánh. Có Ánh rất yên lành qua những con đường xa lạ của một mùa Hè đã qua mà phượng vẫn còn đỏ ngời. Hình như trời vừa qua một cơn bão lụt nên con đường có vẻ xơ xác. Ánh mặc áo nâu, tóc mềm như mây có cả chiếc nơ màu nâu nhạt cài lên rất huyền hoặc. Anh còn nhớ là suốt con đường đi đó không khí bỗng ấm áp vô cùng. Anh đã trở dậy trong sự trống vắng dai dẳng ở đây.

Đáng lẽ kỳ này anh vào dạy nhạc ở Sư phạm Quy Nhơn (1) nhưng Cường và Cung (2) bảo anh nên thử liều lên nằm ở miền Cao nguyên một lần xem sao. Ở đây mà chờ ngày vào Thủ Đức (3). Thế cũng xong Ánh ạ. Có điều anh không ngờ là vùng đất này buồn đến thế. Những ngày đầu anh lên đây anh ngỡ là mình vừa mang một bản án treo đày về một hoang đảo. Anh chưa bao giờ đối diện với một dáng buồn lạ lùng và bi thảm như thế này. Không thể kể xiết sự hoang vắng bủa vây quanh mình những chiều những đêm có mưa hạt nhỏ qua đây. Buổi sáng thức dậy sương muối xuống đầy cả vùng trước mặt, cây cỏ trắng xóa và những người Thượng đi lấy củi sớm ở những đồi chè xung quanh không còn nhìn thấy nữa. Buổi chiều, có những chiều khô, hay mưa cũng thế, ngồi ở căn phòng, anh nghe rõ cả tiếng kèn đồng thổi về từ một đồn lính ở trên đồi cao rất buồn rất buồn. Như tiếng kèn trong phim Tant qu’il y aura des hommes (4).

Anh có cảm giác mình là một hóa - thân - phiền - muộn treo lửng lơ trong một khoảng không nào đó. Không là đỉnh cao. Không là vực sâu. Một cái gì mang mang không rõ ràng.

Căn nhà anh ở nằm chênh vênh ở một triền dốc. Buổi chiều ở đây chỉ còn tiếng gió hú thật não nuột về ru anh ngủ mà thôi. Anh cảm thấy như mình càng ngày càng đi vào những bất lực và vô vọng to tát hơn. Càng cố vùng vẫy thì càng bị siết lại hay càng bị ngợp chới với hơn.

dao-anh-3.jpgto.jpg

Thủ bút một lá thư nhạc sĩ Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh. Ảnh tư liệu

Bây giờ đã xa tất cả. Anh em. Người thân. Bạn bè. Vùng đất này như một miền bỏ hoang mà anh đã hiện diện ở đây làm loài củi mục.

Suốt ngày im câm như một số phần không tên, không tuổi, không còn dĩ vãng - tương lai. Ngôn ngữ nào của đô thị, của thành phố ở dưới kia mà anh ao ước được nghe lại, được nói lại vô cùng Ánh ạ.

Hôm nay anh lên Đà Lạt (trước khi về đây), gặp Kim Vui (ca sĩ) lấy xe đưa anh đi chơi quanh thành phố đến khuya. Buổi chiều sắp tối anh có thấy thoáng ai giống như Vũ - anh gọi mà không nghe.

Ở đây đi Đà Lạt và Sài Gòn rất gần. Nhưng anh vẫn thấy có gì cách biệt xa xôi như không liên hệ gì đến nhau.

Đêm ở đây anh thường vào ngủ sớm (9 giờ) bởi vì thành phố không có một sinh hoạt vui chơi nào.

Thành phố cũng chưa có số nhà - ban đêm thì tối mù vì chưa có đèn đường. Trông bi đát lắm. Chán lắm Ánh ạ. Suốt ngày, ngoài những giờ làm việc buổi sáng, anh ngồi nhìn chiều và đêm về trên những con đường dốc đất đỏ, mây thì xuống thật gần thật thấp. Chao ôi là buồn. Có lẽ anh cũng phải tìm cách nào để thoát khỏi nơi đây dù phải làm bất cứ gì để sống. Đời chúng anh phiêu bạt quá nên càng ngày càng tự du mình ra xa những yên lành cũ. Có lẽ một ngày nào đó Ánh cũng gặp lại anh như gặp lại một sự - xa - lạ, một inconnu, một étranger (5) của một thời nào chưa hề có tên để gọi. Đất đai của chúng anh ở dưới kia, vực thẳm bi đát vừa tráng lệ. Anh mong rằng một ngày nào đó con người sẽ căng nọc mình ra trước một tòa án công minh của trời đất để thú tội để trả lời với sự sáng suốt trước mặt... - Sau đó - sau đó sẽ không còn gì hay nếu còn con người thì những con người đó yêu thương nhau, yêu chân lý, yêu sự thật, không dối lừa, không gạt gẫm mình, không sống bằng phù phép ảo tưởng. - Mọi người bây giờ đang đánh lừa mình bằng ảo tượng. Không ai biết sống thực. Chưa ai biết sống cả Ánh ạ. Trên sân khấu rộng lớn vĩ đại của cuộc đời này anh đã bắt gặp được đủ loại người: già, trẻ, giàu, sang, hèn, ngu, giỏi. Tất cả đều chạy tìm ảo tượng. Từ đó đâm ra phỉnh phờ bởi vì phỉnh phờ là yếu tố chính của những cuộc bán buôn. Nhưng rồi anh nghĩ rằng mọi người đều đáng thương, đều là những tội nhân đáng được ân huệ, tha bổng.

***​

Bây giờ là đêm lại. Tiếng hát Thái Thanh và Người ra đi (6) của Phạm Duy thật buồn. Thật buồn. Anh nhớ tất cả những người thân, nhớ vô cùng và thấy ấm ức vô cùng. Đêm đã mù sương ngoài kia. Anh không đủ can đảm để nói mãi chuyện buồn của mình. Ánh đã đi học lại chưa. - Mùa thu lá có rụng nhiều ở Huế không.

Làm sao không nhớ những vết tích đã qua. Ôi những gì êm ả đâu còn đâu còn. Anh mong nhận được thư của Ánh về vùng Blao này những mùa lạnh ở đây sẽ ấm cúng hơn. Anh còn cả bao nhiêu tháng ngày rộng mênh mông trải dài cuốn hút đằng trước mặt. Thật ghê rợn như một ám ảnh đen điu.

Bây giờ tháng 9. Anh gởi về cho Ánh sương mù và mây tháng 9 ở đây. Không có quà gì đẹp và buồn hơn nữa cho Ánh.

Anh cầu mong Ánh còn vui hoài và bình an vô cùng ở đó.

Anh không biết phải gửi về cho Ánh ở đâu nên gửi nhờ Thúy đem qua hộ. Đừng phiền. Mong tin Ánh và J’irai pleurer sous la pluie (7).

Trịnh Công Sơn

***​

Ngày 3/9/1964


Ánh ơi,

Anh vừa thức dậy. Ngoài cửa sổ mây buổi chiều đã đen từ chân đỉnh đồi. Cơn mưa đã xuống đó. Thật to. Và gió cũng hú dài như một con thú hoang.

Buổi chiều nào cũng buồn như nhau. Cũng chừng ấy hoang vắng. Khung cảnh cũng là mây đen xám, con đường dốc đất đỏ và những bãi cỏ xanh. Anh đã sắp thuộc lòng vẻ buồn ở đây. Mỗi ngày anh tự nhìn rồi tự nhắc lại lầm nhầm như một câu kinh nhật tụng.

Đường dốc bây giờ đã ướt và trắng xóa vì mưa. Chốc nữa anh đi bỏ thư cho Ánh đường sẽ trơn vô cùng. Mưa to lắm Ánh ạ.

Huế chắc cũng sắp gần với những cơn mưa như thế này. Mùa Đông chắc buốt lạnh vô cùng. Anh không hiểu rồi những con đường Ánh sẽ đi học ngang lá có còn xanh như bây giờ không. Suốt hơn một tháng ở Sài Gòn trước khi lên đây anh vẫn hằng đêm vào ngồi ở dancing (8) đến sáng. Đêm nào cũng nghe LinhĐa hát Et j’entends siffler le train... (9) và tiếng hát cũng làm anh đã bao nhiêu lần nhớ lại tiếng hát của Ánh. Đôi lần trở về khuya, còn mang tiếng hát đó trên tóc, anh định viết thư về cho Ánh nhưng lại thôi. - Như hiện tại anh cũng dụ dự lắm vì không hiểu Ánh sẽ như thế nào. Nhưng anh nghĩ là dù thế nào thì điều đó cũng không quan trọng. Từ lâu anh đã quen xem thường những điều bất nhã và không hay đã xảy đến cho mình. Nên anh vẫn gửi thư đi vì lúc này, trong thâm tâm anh thấy là nhớ đến Ánh và cần viết vài hàng về thăm. Như thế là đủ.

Mưa cũng bắt đầu tạnh rồi đó. Trời hơi sáng hơn. Sự yên tĩnh ở đây làm mọi người có cảm tưởng là đang được nằm yên trong một nhà mồ. Yên đến ghê người. Và nỗi buồn thì căng như một sợi dây thòng lọng dài đen buộc lấy cổ. Siết dần. Siết dần. Đến ngột ngạt. Bi đát.

Auras tu jamais le temps de revenir (10). Anh đang hỏi thầm anh. Đang hỏi thầm về đời mình. Thành phố còn người - người thân ở đó. Anh ngại rồi mọi người thân thuộc đang đánh mất dần mình hay ngược lại. Nếu có dịp anh sẽ kể cho Ánh nghe nhiều chuyện vui suốt mùa Hè này. Đã qua. Đã qua, mà anh rất ít gặp Ánh. Chuyện vui của anh - thật lý thú vô cùng.

Thôi anh sắp đi bỏ thư cho Ánh đây. Nếu có thì giờ hãy gửi thư về đây cho vui. Rất mong đó Ánh.

Anh chúc Ánh đời đời quay về đó. Về đó.

Và xin mặt trời ngủ yên. Để Ánh là tournesol (11) mãi mãi. Anh tưởng tượng một khuôn mặt profil (12) mà một đường sáng hồng của mặt trời chạy dài từ chân tóc đến trán - mũi - cằm. Thật huyền thoại như tượng.

Trịnh Công Sơn
Địa chỉ: Bà Trần Thị Phi
Ty Công chánh Lâm Đồng, Blao
(Nhờ đưa lại cho ông Trịnh Công Sơn)


Chú thích:

(1) Trường Sư phạm Quy Nhơn, đến năm 1977 là Trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, hiện là Trường Đại học Quy Nhơn. Trịnh Công Sơn học tại Trường Sư phạm Quy Nhơn hai năm (1962 – 1964)

(2) Hai họa sĩ Đinh Cường và Trịnh Cung

(3) Trường bộ binh Thủ Đức, nơi đào tạo sĩ quan trừ bị của quân đội Sài Gòn

(4) Phim Mỹ (tên nguyên bản là From here to eternity), trắng đen, sản xuất năm 1953, đoạt tám giải Oscar, đạo diễn: Fred Zinnemann, các diễn viên chính: Burt Lancaster, Montgomery Clift, Deborah Kerr, Frank Sinatra, Donna Reed… Phim được chiếu ở Sài Gòn những năm đầu thập niên 1960

(5) Kẻ vô danh, người xa lạ

(6) Bài Tiễn người ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy

(7) Ca khúc Mỹ, nguyên tác Crying in the rain (Khóc trong mưa) do Howard Greenfiled và Carole King hát, lời Pháp J’irai pleurer sous la pluie do Richard Anthony hát.

8) Vũ trường

(9) Ca khúc Pháp Et j’entends siffler le train (Nghe tiếng còi tàu) do Richard Anthony sáng tác năm 1962

(10) Lời trong bài hát Et J’entends siffler le train, tạm dịch “Thời gian có bao giờ trở lại”

(11) Hoa hướng dương.

(12) Nhìn nghiêng

[1] (1) Trường Sư phạm Quy Nhơn, đến năm 1977 là Trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, hiện là Trường Đại học Quy Nhơn. Trịnh Công Sơn học tại Trường Sư phạm Quy Nhơn hai năm (1962 – 1964),
[2] Hai họa sĩ Đinh Cường và Trịnh Cung
[3] Trường bộ binh Thủ Đức, nơi đào tạo sĩ quan trừ bị của quân đội Sài Gòn,
[4] Phim Mỹ (tên nguyên bản là From here to eternity), trắng đen, sản xuất năm 1953, đoạt tám giải Oscar, đạo diễn: Fred Zinnemann, các diễn viên chính: Burt Lancaster, Montgomery Clift, Deborah Kerr, Frank Sinatra, Donna Reed… Phim được chiếu ở Sài Gòn những năm đầu thập niên 1960 ,
[5] Kẻ vô danh, người xa lạ,
[6] Bài Tiễn người ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy ,
[7] Ca khúc Mỹ, nguyên tác Crying in the rain (Khóc trong mưa) do Howard Greenfiled và Carole King hát, lời Pháp J’irai pleurer sous la pluie do Richard Anthony hát.
[8] Vũ trường,
[9] Ca khúc Pháp Et j’entends siffler le train (Nghe tiếng còi tàu) do Richard Anthony sáng tác năm 1962,
[10] Lời trong bài hát Et J’entends siffler le train, tạm dịch “Thời gian có bao giờ trở lại”,
[11] Hoa hướng dương.
[12] Nhìn nghiêng
[13] Trần gian lưu đày
[14] Phin cà phê
[15] Dấu hiệu tốt
[16] Lời đồn
[17] Tiếng vọng
[18] Sinh nhật
[19] Mờ ảo,
[20] Tên một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn nữ người Pháp Francoise Sagan, được tác giả viết năm 18 tuổi (1954). Bản dịch tiếng Việt Buồn ơi, chào mi xuất bản ở Sài Gòn trước 1975. Tiểu thuyết được chuyển thể điện ảnh - bộ phim cùng tên với các diễn viên Geoffrey Horne, Deborah Kerr, Jean Seberg, David Niven.

Nguồn
 
Chỉnh sửa lần cuối:

quoctrung

Well-Known Member
Ðề: 'Thư tình gửi một người' của Trịnh Công Sơn

Blao, ngày 17/9/1964

Dao Ánh. Dao Ánh. Dao Ánh.

Buổi chiều thật yên tĩnh. Anh đứng nhìn sự yên tĩnh đó rơi xuống từ một đầu cỏ, một con đường dốc, một nóc nhà rồi một thân anh. Hạnh phúc thật đơn sơ - Như một phép lạ thật mầu nhiệm bức thư Ánh đến ngay lúc này ném anh về một đỉnh cao ở đó, anh bàng hoàng nghe loài chim lạ hót. Anh xúc động như vừa tìm lại được một vẻ kỳ bí nào đã đánh mất.

Anh đốt lên điếu thuốc buổi chiều để ngửi mùi hoa cỏ dấy lên từ những tờ thư. Ôi hạnh phúc của một con người đã đi qua bao nhiêu con đường rộng, đã ướt bao nhiêu lần mưa, đã cúi đầu trên những con đường dốc sương mù. Sương mù. Làm sao anh có thể nghĩ được một buổi chiều như thế này lại cho anh có thư Ánh để đọc. Thật như một ân huệ của những ngày anh nằm heo hút ở đây mà nghe mình đánh mất dần tất cả.

Mây đã xuống thấp và tối mù trước mặt. Trời ở đây thật bất thường Ánh ạ. Những cơn mưa chiều đột ngột vô cùng. Bao giờ sắp mưa thành phố không còn biên giới. Trời, đất, núi, nhà, cây cỏ như dán liền với nhau. Anh ngồi nhìn và nghĩ mình như đang được nhốt vào một vòm chum đen nghịt. Thật buồn đó Ánh.

Bây giờ cũng biết được Ánh buồn ở đó anh còn biết làm gì hơn. Hay là anh bắt chước người hằng đêm lên đốt đèn ở những ngọn hải đăng cho tàu đến, anh sẽ mỗi buổi sáng thức mặt trời dậy cho loài tournesol trở lại huy hoàng. Anh đã một lần trót phạm tội xin - mặt - trời - ngủ - yên. Ôi người phù thủy đã nói với anh rằng: vĩnh cửu chỉ có trong cái chết (l'éternité est dans la mort) nên từ đó đã xin - mặt - trời - cùng - người vong thân.

Ánh ơi,


Anh cảm ơn Ánh nghìn lần đã yêu thích thiên - đàng - sương - mù của anh. Anh sẽ cố gắng yêu thích lấy nó đến bao giờ không thể. Ở đây có cái tự do của con người mỗi ngày chỉ thấy mình và trời đất. Nhưng Ánh có biết rằng thằng mọi trong rừng sâu nó cũng thế, làm sao không thấy mình bị hất hủi, bị đặt bên lề.

Anh tưởng tượng ra mỗi sáng, mỗi chiều Ánh đi qua những con đường lá xanh, cỏ thơm hai bên đường. Rồi đến trường đứng nhìn bạn bè vui chơi bằng khoảng cách. Từ đó anh cũng thấy được nỗi buồn của Ánh, của anh, của Cung (bạn anh), của những con người đã có thế giới của mình, trong một monde exclu (13) mà nhiều ngày nhiều tháng phải luôn luôn thấy mình đơn độc đi, ngồi, nằm, nghĩ.

Nhưng đó là chuyện không vui của bọn anh, đó là vực thẳm mà anh đã có lần nói với Ánh, được làm bằng bao nhiêu lần thất bại. Chúng anh ôm lấy nó, sống với nó như một tủi hờn. Ánh sẽ không ở lâu trong đó. Thế - giới - vực - thẳm đó đối với Ánh bây giờ chỉ như một thứ xa hoa. Rồi Ánh sẽ thoát ra. Ánh sẽ quên nó. Ánh sẽ có lần hồi tỉnh rồi cười lại thế giới buồn thảm mà đã có lần mình dấn thân. Chúng anh thì phải đời đời ràng buộc với nó bởi vì sự khắc nghiệt muốn thế.

Anh nghĩ rằng Ánh sẽ không buồn lâu đâu. Tất cả những ưu phiền của Ánh sẽ qua. Cuộc sống của Ánh phải là một cuộc sống bình thường như bao nhiêu người khác đã có, như Diễm, Dung, hay kể thêm Phương Thảo, Diệm My. Và cả xứ Huế đó, quê hương đó mà anh không còn mong quay về.

Anh chưa dám nghĩ rằng Ánh sẽ là một ngoại lệ nên không hồ đồ vui mừng có được một người thấy rõ mình hơn.

Chúng anh không trách ai cả. Tất cả một cuộc sống lì lợm đều đặn với ăn, ngủ, cười, nói, thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, đi học, đỗ đạt, làm quan, lấy vợ đẹp, gia đình,... đã làm nhiều ý thức chán mứa, buồn nôn. Nhưng con người đã lỡ bị giam hãm trong vòng đai đó như một đương nhiên nên không thể trách móc gì được. Có điều phải biết nhận lấy sự hèn nhát, sự bất lực của mình. Đó là sự can đảm tối thiểu còn lại cho con người. Vì thế anh ghét nhất điều dối gạt. Dù làm điều xấu cũng phải có can đảm nhận chịu, phải tự trách nhiệm lấy mình; đừng bao giờ phủ nhận hành động do chính mình vì như thế mình đã vô tình phủ nhận chính sự có mặt của mình ở đó.

Ánh ơi,

Điều đó thật buồn mà phải nhắc lại để Ánh thấy rõ hơn. Con - người - là - người phải cam chịu sự tầm thường của mình vốn sẵn. Đừng che đậy sự tầm thường bằng dối - trá - huy - hoàng. Khi người khác nhìn suốt được điều đó thì không còn gì. Hoàn toàn không còn gì nữa. Như Ánh đã thấy đó, đã thấy đó.

Ánh này,


Đêm đã đen như áo dạ bên ngoài. Ánh đang làm gì. Trời đã mưa ở đó rồi phải không. Anh nhớ có lần đưa Ánh về buổi tối đội áo mưa trên đầu. Con đường đen, điện vàng và những nhánh phượng có mùi hăng hắc. Bây giờ đã xa đã qua như một hình - vóc - đẹp - đẽ - cũ. Nếu Ánh lớn lên từ một loài hoa không có một ràng buộc thân thuộc nào thì anh đã mời lên vùng sương này để mỗi sáng sớm vào lúc 5 giờ trở dậy uống cà phê và mặc áo ấm đi quanh những vùng đồi cỏ non đất đỏ như những người hành hương ban đêm đi về vùng đất thánh. Nhiều đêm không sương thì mây sa xuống trắng xóa từng dải trông xa như một vùng lửa bạc thật hãi hùng.

Những chiều mưa ở đây anh thường mặc áo mưa đến một quán cà phê ngồi nhấm một filtre (14) và nhìn mưa giăng xám trên những đồi trà. Bây giờ thì anh đã hơi quen với không khí ở đây bởi vì ngày nào cũng đối diện với từng ấy khuôn - mặt - nỗi - buồn. Nhưng những buổi trưa thức dậy vẫn còn nỗi bàng hoàng khi nhìn con đường dốc đất đỏ lầm lì mà mình chưa bao giờ nghĩ là sẽ có lần mình gần gũi nó. Những giấc buồn thật khô. Thật thê thảm, Ánh ạ. Những giờ phút đó anh thấy mình không còn gì, một con bạc thua sạch vốn liếng. Ôi Thượng đế cũng phải có lần bị căng nọc như anh.

10 giờ đêm.

Anh vừa ra phố uống một tách cà phê về. Đồi núi bây giờ đã yên nghỉ. Chỉ còn dế mèn hát xẩm và loài sâu đất reo đêm.

Đọc tin trong báo bảo Huế nước dâng cao. Anh nghĩ đến Ánh đi về buổi chiều nước mưa đầy mặt. Anh lại còn nhớ thật rõ ràng hình ảnh một buổi chiều anh đi ngang nhà gió lạnh tràn về các con đường mà Ánh thì đứng sau những song tường vôi xám đen tóc bay xơ khuôn mặt thật lạ lùng như một loài hoa dại. Những hình ảnh đó anh sắp xếp trong một ký ức bền bỉ dù tính anh vẫn hay lãng quên.

Những buổi chiều này chắc Ánh thường ra đứng dưới lùm cây nhãn nghe gió đi về và trông con nước lên. Buổi chiều không còn mặt trời lặn đỏ óng ở cuối sông mà Ánh hay nhìn và bảo những vòm cây trở đen đẹp vô cùng. Ánh có nghĩ rằng anh tỉ mỉ đến độ nhớ như thế không. Ánh ở đó chắc đã phải mặc áo rét rồi. Áo len màu gì anh chưa bao giờ nhìn thấy. Anh còn tiếc một điều là tóc Ánh bây giờ không còn dài. Không phải vì lãng mạn, nhưng anh nhớ có lần anh bảo Thúy: Tóc Ánh đẹp như tơ. Kể thì hơi phí và cũng đáng bâng khuâng. Anh có câu thơ làm ở đây:

“Xin em tóc suối xuống gần
Cho mây đỗ bến quanh hồn ảo hoang”.


Và anh cũng nhớ câu thơ của anh Cường:

“Những sợi tóc mun bay đầu gió
Cho anh làm giòng sông ...”


Hình ảnh tóc để búi của Ánh bao giờ anh cũng còn thấy rõ không lẫn lộn, trong sáng như một mảnh thủy tinh.

Anh lại làm công việc của một nhà quảng cáo mất rồi.

Ánh này, Anh không thể nghĩ là Ánh có thể buồn như thế được. Những nỗi - buồn - như - mây của thời con gái rồi sẽ qua đi. Đời sống thực tế sẽ hủy hoại tất cả. Không còn gì đâu. Rồi anh sợ có lúc nào đó Ánh sẽ cho chúng anh là loại lãng mạn vặt. Nhưng chúng anh thỉnh thoảng vẫn ngang nhiên kiêu hãnh vì mình còn đủ mơ mộng để len vào một đời sống thực - tế - đốn - mạt - và - mua - bán này. Đó là những gì đẹp đẽ còn lại trên đời.

(Đến đây đèn điện tắt anh thắp nến viết thư) Mưa đã xuống mù. Gió quanh nhà thổi vù như bão. Anh nghĩ đến con sông, dạ lan và vùng lá xanh ở đó với một nỗi bình - an - buồn. Mưa mà tiếng rơi xuống đó thật buồn. Et j’irai pleurer sous la pluie. Bây giờ Ánh là người con gái độc nhất gửi thư cho anh. Ánh viết thư hay và trưởng thành như một người lớn. Bon signe (15). Anh cám ơn một huyền nhiệm nào đã để Ánh còn nghĩ đến anh. Một vài “rumeur” (16) về Ánh anh tin là không bao giờ có. Trong tâm hồn Ánh một vẻ đẹp bao giờ cũng còn thắp sáng như vì sao. Niềm kiêu hãnh là quyền tối thượng của những người con gái đẹp. Một điều anh mong ở Ánh là cố gắng luôn chân thành. Mọi điều dèm pha và mắt nhìn soi mói sẽ thấp dần trước bức tường chân thành đó.

Bình hoa hồng trước mặt sắp tàn rồi. Anh nghĩ đến định mệnh của những gì đẹp, của những gì tài hoa. Anh ngắt một hoa hồng trắng cho Ánh. Về đến đó chắc đã úa rồi. Nếu không anh nghĩ Ánh cắm lên tóc chắc là đẹp lắm.

Ngày nay anh có ba điều vui: Thư Ánh - thư nhà - và dây thép của Trịnh Cung bảo sẽ lên thăm ngày thứ bảy. Có lẽ có cả anh Cường. Đó là những người còn lại trong đời anh ngoài gia đình. Những con người còn tim để xúc động, còn não để nghĩ đến những đẹp đẽ phù phiếm. Và không còn gì.

Mưa đã dứt rồi đó. Trước mặt anh, ngoài khung cửa, thành phố đã ngủ từ lâu. Những ánh đèn néon từ phía chợ mới hắt về đầu những ngọn cỏ còn ướt nước mưa. Thật buồn đó Ánh. Dế mèn còn hát xẩm. Một cuộc đời hát xẩm không tiền nên nghèo xác xơ. Chúng anh rồi cũng không hơn thế. Mong có ngày có người hiểu bọn anh hơn.

Mưa không còn. Bây giờ ở chân núi khuất về phía bên mặt không cần nhìn anh cũng biết rõ là mây đang cuồn cuộn dựng lên một bức tường trắng xóa mà dần dần sẽ che khuất đỉnh núi. Anh hay để ý đến những điều lặt vặt đó để mỗi lần di chuyển nhớ lại mà ngao ngán hơn. Từ một hòn sỏi, một gốc cây, một màu lá. Những phù phiếm đó đã xây quanh anh như từng đời sống nhỏ.

Chủ nhật này là Trung Thu. Anh không tìm thấy một món quà nào để gửi về Ánh. Chỉ có trà thôi. Không lý gửi trà về để Ánh nhấm thì kỳ quá.

Có lẽ anh sẽ ăn trung thu với Trịnh Cung ở đây. Ước gì Ánh ở Sài Gòn hay Đà Lạt để anh bay về thăm thì gần biết mấy. Ánh nhắc lại ngày sinh nhật của Ánh cho anh nhớ đi.

12 giờ 30 đêm rồi.

Thời gian như bay. Những gì mình dựng lên hôm nay, ngay cả lời nói, ngôn ngữ, cũng đổ vỡ nay mai. Những người còn lại với nhau là những người cùng chung ngôn ngữ, cùng chung đời sống.

Anh bỗng nhớ đến tiếng hát của Ánh đã bao nhiêu lần anh nghe. Tiếng nhỏ, ngắn và cao như dội vào vách núi bây giờ còn lãng đãng quanh đây như những échos, échos (17). Thỉnh thoảng anh vẫn nhớ đến những tiếng hát như thế, thật lạ lùng. Đôi lúc nghe được cả tiếng hát của Trang (em Tuyết Nhung) rất nhỏ, rất chim non.

Giờ này Ánh chắc đã ngủ yên. Dạ lan và hoa nhài thì thơm từ ngoài sân. Buổi sáng thức dậy khuôn mặt Ánh thật khô và lúc đến trường chắc Ánh mặc áo nâu nếu trời lạnh.

Ly cà phê đã đày anh ra ngoài giấc ngủ. Tiếc là anh không đủ sức để được ngồi viết suốt đêm cho Ánh mà không cạn ý.

Anh nhớ buổi chiều anniversaire (18) của Hằng ở của cà phê Dung. Ánh uống ly cà phê vào và buồn ngủ trông thật huyền hoặc. Anh có cảm tưởng từ đó rằng quanh Ánh như bao giờ cũng có tơ giăng. Trông flou (19) thật mờ ảo.

Bây giờ đã nhìn thật xa. Thật xa bằng đôi mắt sương mù thảm hại.

Trên trời trăng đã có mặt ở đó và những vì sao đã trở về. Tất cả những điều này anh đã có thể đọc thuộc lòng mà không cần nhìn ngoài trời cũng biết được.

Tin cuối cùng:

Trăng không còn. Trời đã mù đen cùng đất - cỏ - cây. Ranh giới là những chấm đèn sáng. Sương nhiều lắm.

Trông như một bãi biển hoang mà tiếng sóng gầm đã mất hẳn tự ngàn xưa. Chỉ còn có gió hú. Người đứng nhìn tự do trong một cô đơn đến gần như tuyệt vọng. Bonjour Tristesse (20). Anh xin mang trọn nỗi đơn - độc - tự - do này gửi về cho Ánh.

Những hoa hồng đã úa hơn. Tất cả những đồ vật khác nằm - yên - tĩnh - vật. Con người rồi cũng có một lần làm tĩnh vật như thế. Ôi một thế giới sẽ hòa điệu trong một symphonie des natures mortes (21). Nghĩ đến những điều này chỉ có một cái lợi duy nhất là làm mình buồn hơn.

Tất cả vùng sương muối này là của Ánh trong những ngày còn hắt hiu ở đó. Cả tiếng kèn đồng buổi chiều buồn chẻ tóc làm đôi. Anh còn thương yêu một tiếng - kèn - đồng - thổ - huyết và tên - mọi - da - vàng ôm lấy đóa hoa hướng dương hát bài số phần của nó. Tất cả. Tất cả. Duy nhất.

Ánh ơi, vừa mới thay chữ ký phải không.

Chắc anh sắp phải đi ngủ đây.

Những ngày lên đây thiếu cây đàn anh chưa làm gì được. Bao giờ viết được bản mới anh sẽ gửi về ngay cho Ánh hát. Et j’irai pleurer sous la pluie. Anh cũng mong nhận được những bản nhạc của Ánh chép.

Về bản Xin mặt trời ngủ yên hình như đã hát rồi. Anh không được nghe nhưng một người bạn bảo thế. Có lẽ sẽ có lần hát lại. Anh cố gắng những ngày ở đây sẽ làm được nhiều. Đó là những tiếng nói intime (22) nhất còn để lại cho mai sau, trong đó những dấu vết sẽ hằng hằng sống mãi. Những con người tự cho có cuộc sống cao hơn họ sẽ sống bằng chu kỳ quen thuộc của họ, chúng anh cũng chẳng cần thắc mắc đến điều đó. Trong những xó xỉnh nhỏ bé tối tăm của quê hương chúng mình, ôi nói làm sao cho hết lòng đê - tiện.

Anh gửi về cho Ánh như bao giờ bao giờ sương mù, mây, mưa, vẻ buồn và sự nhớ nhung ở đây.

Cầu mong bình an cho Ánh.

Rất mong tin.

Như thế đó Ánh.

Trịnh Công Sơn

***​

Ngày 18/9/1964

Buổi sáng sớm đến nhà dây thép chưa mở cửa nên anh không gửi được.

Bây giờ là trưa. Anh vừa thức dậy. Sao bỗng dưng anh không còn thấy man mác như những buổi chiều khác. Còn lạ hơn là anh thấy vui vui không đâu. Anh ngồi chiêm nghiệm cả một buổi sáng này mà không ra. Thôi thế cũng là một điều mừng.

Nắng ghê cả trời.

Anh sẽ sửa soạn để đến nhà dây thép bỏ thư cho Ánh. Trước nhà dây thép có hai lùm hoa hồng. Lúc về thế nào anh cũng hái một cái. Nếu Ánh thích anh sẽ dành hoa hồng đó buổi chiều nay cho Ánh. Sẽ ngồi đọc thư Ánh lại. Bãi cỏ trước nhà cả một bầy chim sẻ đến đậu trên đầu ngọn.

Ánh muốn biết gì thêm ở thành phố này? Còn chơ vơ lắm.

Anh mong tin Ánh và những chuyện vui buồn ở đó, ở đó, ở đó. Không biết còn điều gì muốn nói với Ánh nữa không. Mây thì đã dày ở ngoài kia rồi. Anh đi bỏ thư đây. Không có một tiếng hát nào cho anh vào giờ này để đục thủng bớt khoảng không im và khô đến nghẹt thở.

Et j’entends siffler le train.

J’entendrai siffler ce train toute ma vie (23). Tiếng hát của chính anh bất chợt lên như thế.

***​

Đà Lạt, ngày 19/9/1964

Ánh thân mến,

J’entends siffler le train quấn chặt cổ anh như một loài rắn, quấn chặt thân anh, quấn chặt ngực anh - anh co mình ngồi im, tiếng hát Khánh Ly thả xuống, trải dài, chạy quanh vùng bóng tối của Night Club, trói gọn anh vào một j’ai failli courir - vers - toi, j’ai failli - crier - vers - toi (24) và một tiếng hát khác nhỏ hơn, âm thầm hơn lôi phăng anh đi về một vùng cao hơn, xa hơn có tiếng đàn guitare rất đục và vùng lá xanh non buổi chiều trong con mắt đốt bằng lửa mặt trời. Xin một chút trầm hương cho cuối mùa hạ. Anh đã một phút quên đi những người bên cạnh Kim Vui - Đặng Tiến - Trịnh Cung.

Anh đưa Khánh Ly ra vùng đồi Đà Lạt. Mưa rơi nhỏ rồi Khánh Ly cũng mất dần trong khoảng tối trước mặt. Kim Vui lái DS 19 đưa chúng anh về. Trời Đà Lạt đã lạnh rồi đó Ánh.

Trịnh Cung lên đón anh ở Blao rồi cùng có mặt ở đây buổi chiều. Kim Vui lái Austin décapotable (25) đưa chúng anh đi suốt những vùng đồi ở đây, uống cà phê và ăn cơm trên một quán lạ lùng nằm vùi trong tận cùng thành phố. Cho bõ những ngày nằm dài - bị - hắt - hủi ở Blao - sương - mù. Anh thấy như mình có tội. Thoáng nghĩ như thế. Buổi chiều ở Blao đi bỏ thư cho Ánh, anh đã ngắt một hoa hồng vừa nở về cắm vào bình nhỏ để trên đầu nằm cho buổi - chiều - của - Ánh - như - đã - hứa.

Cả buổi chiều nay anh đã dùng lại ngôn ngữ của anh với bạn bè. Thấy thoải mái vô cùng, vô cùng. Ngôn ngữ đã mất đi với những ngày nằm co như một loài - sâu - chiếu ở Blao. Blao. Nhưng anh sẽ trở về đó ôn lại thứ tự - do - sương - muối - kèn - đồng của anh. Như một khắc nghiệt. Và cũng Ánh thích như thế.

Anh còn ở đây đến trưa mai. Căn phòng có hai đứa. Trịnh Cung đã ngủ. Một giờ rồi. Bên ngoài lạnh và im cứng. Nếu có người yêu để đưa đi nghe những chấm mưa rớt nhỏ trên đầu. Anh còn mừng một điều, trong những cơn buồn dai - dẳng - thường - trực, là còn có được tự do, còn biết được chọn lựa với ý nghĩa tròn đầy của nó. Ôi khi con người không còn sự chọn lựa thì tự do đã bị tước đoạt hoàn toàn. Anh van xin loài người hãy nới rộng vòng - đai - chăm - sóc - soi - mói ấy đi. Con người sẽ được một lần làm con - người - là - người cho đỡ tủi hổ số phần mình đã bị vứt ra đó. Ai cũng có số phần của nó. Xin cho mình được trách nhiệm lấy mình.

Đó là những điều nhảm nhí của anh. Anh mê sảng như thế, Ánh đừng tin. Rồi chỉ còn phù phiếm, chỉ còn ngụy biện phải không?

Ánh ơi,

Đêm đã khuya khoắt như thế này tiếng hát vẫn còn đuổi theo. Ngày mai Khánh Ly sẽ hát những bản nhạc của anh mà Ly đã thuộc. Anh cũng sẽ nhờ Ly hát lại J’entends siffler le train để anh mang về vùng Blao kể lể lại với sương mù ở đó. Hoa ở đây đẹp lắm nhưng anh không thể nào gửi về cho Ánh được. Tiếc cho những dịp đi như thế này.

Trung Thu ở Đà Lạt người ra phố thật đông. Con gái ở đây má hồng.

Ánh ơi,

Anh đang nghĩ đến mắt Ánh nhìn những lồng đèn của Bé và của Tí Tị. Ánh đang buồn ở đấy phải không. Khi biết được mình đang đánh - mất thì cũng là lúc mình sẽ có được những gì sắp có. Mọi giá trị khởi điểm từ đó.

Nước sông đã xuống thấp lại chưa Ánh. Anh mong mọi khắc nghiệt hẹp hòi bủa vây quanh đời sống cũng xuống như triều nước rút đi. Cho đá cuội nhìn thấy được mặt trời. Âu đó cũng là một ảo vọng mà thôi.

Ánh đang ngủ ngon ở đó, anh biết thế.

Ở đây cũng có loài sâu đất reo đêm. Anh đứng từ trên ban công tầng thứ hai của hôtel này nhìn cây cỏ im sững như tượng. Đêm đen mù mưa sợi.

Tất cả đã ngủ yên như thế.

Anh còn nghĩ đến Ánh giờ giấc lạnh buốt này thật là quý báu phải không.

Mong bình an cho Ánh. Anh chỉ biết cầu mong bình an trong giai đoạn thứ hai của đời anh cho mọi người thân yêu mà thôi.

Trịnh Công Sơn

Chú thích:

(13) Trần gian lưu đày

(14) Phin cà phê

(15) Dấu hiệu tốt

(16) Lời đồn

(17) Tiếng vọng

(18) Sinh nhật

(19) Mờ ảo

(20) Tên một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn nữ người Pháp Francoise Sagan, được tác giả viết năm 18 tuổi (1954). Bản dịch tiếng Việt Buồn ơi, chào mi xuất bản ở Sài Gòn trước 1975. Tiểu thuyết được chuyển thể điện ảnh - bộ phim cùng tên với các diễn viên Geoffrey Horne, Deborah Kerr, Jean Seberg, David Niven

(21) Bản giao hưởng tĩnh vật

(22) Sâu kín, tự đáy lòng

(23) Lời bài hát Et j’entends siffler le train, tạm dịch: “Và tôi nghe tiếng còi tàu. Tôi sẽ nghe tiếng còi tàu ấy suốt cuộc đời mình”

(24) Lời bài hát Et j’entends siffler le train, tạm dịch: “Suýt nữa anh đã chạy về phía em. Suýt nữa anh đã khóc với em”

(25) Xe (ôtô) mui trần, có thể bỏ mui được

[1] (1) Trường Sư phạm Quy Nhơn, đến năm 1977 là Trường Đại học sư phạm Quy Nhơn, hiện là Trường Đại học Quy Nhơn. Trịnh Công Sơn học tại Trường Sư phạm Quy Nhơn hai năm (1962 – 1964),
[2] Hai họa sĩ Đinh Cường và Trịnh Cung
[3] Trường bộ binh Thủ Đức, nơi đào tạo sĩ quan trừ bị của quân đội Sài Gòn,
[4] Phim Mỹ (tên nguyên bản là From here to eternity), trắng đen, sản xuất năm 1953, đoạt tám giải Oscar, đạo diễn: Fred Zinnemann, các diễn viên chính: Burt Lancaster, Montgomery Clift, Deborah Kerr, Frank Sinatra, Donna Reed… Phim được chiếu ở Sài Gòn những năm đầu thập niên 1960 ,
[5] Kẻ vô danh, người xa lạ,
[6] Bài Tiễn người ra đi của nhạc sĩ Phạm Duy ,
[7] Ca khúc Mỹ, nguyên tác Crying in the rain (Khóc trong mưa) do Howard Greenfiled và Carole King hát, lời Pháp J’irai pleurer sous la pluie do Richard Anthony hát.
[8] Vũ trường,
[9] Ca khúc Pháp Et j’entends siffler le train (Nghe tiếng còi tàu) do Richard Anthony sáng tác năm 1962,
[10] Lời trong bài hát Et J’entends siffler le train, tạm dịch “Thời gian có bao giờ trở lại”,
[11] Hoa hướng dương.
[12] Nhìn nghiêng
[13] Trần gian lưu đày
[14] Phin cà phê
[15] Dấu hiệu tốt
[16] Lời đồn
[17] Tiếng vọng
[18] Sinh nhật
[19] Mờ ảo,
[20] Tên một tiểu thuyết nổi tiếng của nhà văn nữ người Pháp Francoise Sagan, được tác giả viết năm 18 tuổi (1954). Bản dịch tiếng Việt Buồn ơi, chào mi xuất bản ở Sài Gòn trước 1975. Tiểu thuyết được chuyển thể điện ảnh - bộ phim cùng tên với các diễn viên Geoffrey Horne, Deborah Kerr, Jean Seberg, David Niven.

Nguồn
 

quoctrung

Well-Known Member
Ðề: 'Thư tình gửi một người' của Trịnh Công Sơn

Đẹp và Buồn từng chữ một ... Đa tài , đa tình và khổ mệnh .
Chữ trong Thư có Tình , trong Tình có Nhạc , trong Nhạc có Buồn ... Đơn giản đó là Trịnh Công Sơn


Cát Bụi - Trịnh Công Sơn đã viết:
Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai vươn hình hài lớn dậy
Ôi cát bụi tuyệt vời
Mặt trời soi một kiếp rong chơi

Hạt bụi nào hóa kiếp thân tôi
Để một mai tôi về làm cát bụi
Ôi cát bụi mệt nhoài
Tiếng động nào gõ nhịp không nguôi

Bao nhiêu năm làm kiếp con người
Chợt một chiều tóc trắng như vôi
Lá úa trên cao rụng đầy
Cho trăm năm vào chết một ngày

Mặt trời nào soi sáng tim tôi
Để tình yêu xay mòn thành đá cuội
Xin úp mặt bùi ngùi
Từng ngày qua mỏi ngóng tin vui

Cụm rừng nào lá xác xơ cây
Từ vực sâu nghe lời mời đã dậy
Ôi cát bụi phận này
Vết mực nào xóa bỏ không hay
 

quoctrung

Well-Known Member
'Thư tình gửi một người' của Trịnh Công Sơn (2)

Anh muốn biết Ánh sáng nay làm gì. Đã có lần Ánh giận anh. Những hôm đó anh buồn và nghĩ là câu nói vô tình của mình mang đầy ích kỷ. Cầu mong cho Ánh những gì Ánh hằng mong.

Chủ nhật 20/9/1964


Dao Ánh,

Buổi sáng Đà Lạt mưa. Trời lành lạnh. Ở Đà Lạt chắc sẽ có rét Nàng Bân suốt mùa.

Những người đi lễ sớm đã băng qua khoảng đường anh nhìn thấy được từ trên này. Chuông nhà thờ đổ lúc anh còn nằm yên ấm trong mền.

Trưa này đã về lại Blao.

Chốc nữa ra phố mua bì thư - uống cà phê và loanh quanh những đồi dốc trải nhựa (không như Blao) - sao anh vẫn thích vẻ tráng lệ của những thành phố hơn Ánh ạ. Rồi ở đó tự đày ải mình vào cái buồn thú hơn. Mình cần phải góp ngôn ngữ của mình vào đám đông. Anh thấy tối cần đó.

Anh xin lỗi phải viết “Bic” vì những chuyến đi surprise[26] như thế này chẳng mang viết lách gì theo cả.

Ánh ơi,


Những lời nói từ Đà Lạt gởi về cho Ánh như thế này đây.

Xin gói những hương hoa ở đây về cho Ánh. Ngô Vũ Dao Ánh.

Trịnh Công Sơn

***​

Sài Gòn 28/9/1964


Ánh ơi,

Anh viết thư cho Ánh luôn như thế này những ngày anh ở trong giai đoạn buồn bã nhất của tuổi anh. Khi anh nghiêng mình xuống một hình ảnh trong mát của Ánh anh bỗng thấy mình già nua - quá khứ đã chồng lên cao ngất. Anh thấy mình chưa có một may mắn nào từ khi vào đời. En moi, tout se réduit au minimum. Từ một niềm vui, một nỗi buồn. Từ bạn bè đến tình yêu. Rất đạm bạc, rất bé mọn đó Ánh. Chỉ còn mình Ánh để anh hàn huyên về những khoảng trống đau nhói của mình. Ngoài Cường và Cung. Đó là những "trous" những "hiatus"-vực-thẳm chôn mình bằng những cơn xoáy cuốn hút. Ánh rồi cũng làm loài chim di xám bỏ miền-giá-buốt này mà đi. Lúc đó anh chỉ còn ngồi nghe một lời bể động.

Thành phố đã ồn ào dưới kia. Căn phòng của anh Cung đầy những tranh, đĩa hát, sách báo, giấy tờ, mùng màn, quần áo. Chúng anh sống như thế đó, buồn phải không Ánh. Anh còn những chuyện sẽ kể cho Ánh nghe nếu Ánh thấy thích về những ngày chúng anh sống chuồi mình về phía trước vừa rực rỡ vừa hẩm hiu. Lắm chuyện để tạo dựng nên mình buồn thảm. Chốc anh sẽ ra nhà dây thép bỏ thư. Poste ở đây rộng và cao. Đẹp lắm. Anh nghĩ đến hai bụi hồng của nhà bưu điện Blao. Như một bé bỏng ấu thời. Rồi cũng trở về nằm cho hết những ngày bể dâu.

Anh muốn biết Ánh sáng nay làm gì. Đã có lần Ánh giận anh. Những hôm đó anh buồn và nghĩ là câu nói vô tình của mình mang đầy ích kỷ.

Cầu mong cho Ánh những gì Ánh hằng mong.

Phố sẽ nhộn. Anh sẽ uống một tách cà phê thật đậm ở Pagode. Chiều hôm qua đến tập B. Yến Xin mặt trời ngủ yên hát ở dancing.

Trịnh Công Sơn

TCS-Love-Letter-1.jpgq.jpg

Một trang thư tay của Trịnh Công Sơn gửi cho Dao Ánh. Ảnh tư liệu

Blao, 17/2/1965

Ánh,

Bây giờ là đêm Blao.

Buổi chiều anh xách valise trở về căn nhà thật hoang vắng.

Anh ngồi hằng giờ tưởng như vực sâu mở rộng quanh mình. Không thể nói là nhớ Ánh nữa mà cơ hồ như đã mất đi. Như Ánh đã chết và anh trở về sau những ngày tang chế. Ôi hư vô trên đời - sống - anh làm sao Ánh hiểu thấu. Ánh chưa có giờ phút nào gần anh để nhìn thấy được anh bằng con mắt chân thành. Bấy lâu Ánh chỉ... (mất một đoạn thư gốc).

Những ngọn nến còn sót lại của buổi chiều cuối cùng Ánh ngồi đó. Ôi hư vô là tháng ngày, là những ân - huệ - tình - yêu - hư - vô.

Anh trải chiếc khăn tay nhỏ của Ánh trước mặt và cũng chỉ còn đó là di tích duy nhất của những ngày mùa xuân. Cả cuốn La porte étroite[61]. Anh muốn bày biện những gì của Ánh để xua bớt sự vắng lạnh quanh anh. Mọi người đã ngủ yên.

Còn anh ngồi đây chong đèn nhớ Ánh. Cho anh bàn tay trái có năm ngón giá buốt để anh vào giấc ngủ đêm nay. Bàn tay vẫn thường lạnh băng như mùa đông đã về ngủ đó.

Ánh ơi Ánh ơi Ánh ơi Ánh ơi Ánh ơi Ánh

Anh mong một tai biến nào đó đến cuốn phăng tất cả mất hút đi để anh còn Ánh đời đời. Nếu Ánh còn đó thì một ngày nào anh cũng sẽ mất đi.

Đêm đã dày. Trăng sáng mênh mông trên vùng đồi đã ngủ mê. Anh mong vào giấc ngủ này có năm ngón tay dài giá rét. Ánh cũng đã ngủ rồi có lẽ thế. Bây giờ anh còn ai còn ai. Ánh đã xa rồi làm sao nghe được những lời kêu rêu âm thầm này, như ngôn ngữ của một loài kiến nhỏ. Anh gọi Ánh bằng niềm hư - vô - thần - thoại yêu dấu. Anh sẽ nằm nhắm mắt và ngủ, giấc ngủ có những chồi -non - ngón - tay - mùa - xuân - thần - thoại.

Ôi hư vô đã đầy một đời người.


Ánh ơi Ánh ơi

Đã hằn thù anh từ bao giờ mà xua anh về đày ải nơi đây.

***​

Ngày 18/2/1965

Buổi sáng đầu tiên anh dậy trên miền cao này.

Vẫn còn thấy mình bị đày ải vì không khí đầm ấm vừa qua.

Buổi sáng có sương rất mỏng. Anh ngồi hong mình trước thềm nhà rồi đi qua những con đường đất đỏ như vẫn hằng đi.

Nắng cũng lên rồi đó.

Anh phải nói là đời sống mình bị xé rách mới phải. Trở lại nơi đây những ngày đầu thường bị mất thăng bằng. Mong cho nó chóng qua. Mỗi lần đi xa là mỗi lần đánh mất. Cho nên không thể nào khỏi lo lắng. Trừ những tâm hồn kiêu hãnh tuyệt đối mà thôi. Ánh có thể là một kiêu - hãnh - tuyệt - đối. Bạn bè thì ngàn năm vẫn thế. Nhất là nhóm chúng anh.

Những gì xem như tuyệt đối thì không thể biện bạch. Tình yêu cũng là một tuyệt đối.

Anh đang mong tin Ánh. Dĩ nhiên là mong tin vui.

Ánh ở đó dù buồn vẫn còn bạn bè. Anh ở đây thì tuyệt nhiên không có ai.

Càng sống nhiều thì càng độ lượng, càng độ lượng thì càng thấy mình già nua, càng già nua lại càng đánh mất. Bởi vì mỗi ngày mình đã di mình ra xa những nề nếp sống tầm thường. Đó cũng là một loại chu - kỳ - định - mệnh.

Anh nhớ buổi chiều Ánh viết những chữ Destin Destin [62] trong tập Paroles [63] và thấy se thắt.

Ex nihilo nihil fit

Du rien rien ne se fait.

Mỗi người đã đi từ một đời sống hư vô và sẽ trở về một cái chết hư vô. Ai sẽ đi từ một tình - yêu - hư - vô và trở về cô - đơn - hư - vô.

Ôi Ánh - hư - vô, Ánh - không - hư - vô những ngón tay anh giữ rồi có là mây khói. Thật tội nghiệp cho mỗi người. Rồi một ngày nào đó làm những kẻ lạ với nhau. Buổi sáng trước khi lên đây anh đi bỏ thư cho Ánh và ra ngồi một mình ở Pagode.

Thành phố như chìm chết. Hay anh chìm chết. Nhạc lên từ một góc nhỏ mais la vie sépare ceux qui s’ aiment tout doucement sans faire de bruit[64]. Có những lá me rất nhỏ lăn tăn như từng tích buồn bên kia công viên. Tất cả như muốn âm mưu, toa rập trên vẻ hư vô mênh mang anh đang chịu đựng. Anh bỏ đi và về nhà nằm úp mặt không còn lời nói. Chiều nay rồi Ánh ngồi một mình đốt nến với ai. Tóc đã cài hoa hồng chưa sao anh không nhìn thấy. Một ngày một tháng một năm buồn đi cho hết tuổi nhỏ.

Ánh ơi,

Buổi chiều. Anh vừa thức dậy nghe tiếng gió hú ngoài kia như một bầy sói rừng đến đánh thức. Buổi chiều vắng ngắt không còn nghe gì ngoài tiếng gió cũng không còn thấy gì ngoài bãi cỏ lao xao. Gió thổi những đám bụi đỏ đuổi nhau ngoài con đường dốc.

Buồn ơi xa vắng mênh mông là buồn [65]. Vẻ vắng lặng làm anh thấy bàng hoàng khó tin được mình vừa ở một vùng xanh non trôi nổi về một nơi cằn cỗi như thế này. Ám ảnh của những ngày tương đối êm đềm ở đó vẫn còn chan chứa trong anh. Anh như còn thấy Ánh bước đi, ngồi hát, như còn thấy những ngón tay với hình dáng quen thuộc mà anh hằng nhìn để nhớ trên mỗi buổi chiều. Bóng Ánh như xao động trước mắt anh. Tất - cả - Ánh còn đó còn đó. Anh đã bị đày ải thật rồi đây.

Ánh đã mất đã xa đi ngoài vạn dặm. Phải gọi là niềm chua xót chứ không phải là nhớ đơn thuần.

Nắng vàng đổ xuống và gió cuốn từng bóng nắng đi. Cho anh gọi thêm bao nhiêu lần tên Ánh nữa cho gió mang về.

Gió cũng buồn như mắt người yêu. Buổi chiều thứ năm. Ánh hình như không đến trường. Ánh ở nhà có thắp nến mà nghe gió xa về không.

Những ngày vui qua mau quá. Làm sao giữ nổi một ngày vui cho mình.

Dao Ánh Dao Ánh Dao Ánh


Ở đây anh còn có đâu hy vọng mỗi chiều Ánh sang. Mỗi lần đến là mỗi lần xa lạ hẳn lên. Bỗng nhiên anh lại có cảm tưởng lạ lùng thế.

Đã có bao nhiêu lần anh kể cho Ánh nghe về vẻ hoang vu của những buổi chiều ở đây. Mỗi lần trở dậy là mỗi lần thấy mình bị tước đoạt tất cả. Từ một tình cảm nhỏ đến một tình cảm lớn. Thấy không còn gì không còn gì, như đã bị hắt hủi và mình không còn là mình nữa.

Này Ánh của anh,

Hãy hát lại lời ca của những bài hát quen thuộc đó cho anh nghe.

Buổi chiều nay anh đã chẳng còn ai nữa. Một épave trôi giạt về đây nghe tiếng nói của mình, bước chân của mình, hơi thở của mình là anh đó.

Anh đã có tất cả để rồi không còn gì. Hư vô đã choán chật khoảng sống nhỏ. Từng espace vitale [66]. Ôi buồn là đó là từng sợi thạch nhũ rơi xuống âm thầm quanh đời sống anh có Ánh đứng nhìn như một vì sao buổi chiều, anh làm người chăn cừu trở về trong những tiếng chuông lục lạc. Anh chờ mong thư Ánh và những lời - nói - cho - ngày - tháng ở đây.

Nhớ Ánh - thần - thoại như bao giờ bao giờ.

Cho anh được ru những ngón tay mùa xuân vào thiên thu.


Ánh ơi Ánh ơi

Những ngày tháng còn nghĩa lý gì khi một người đã mất tài sản quí báu nhất của đời mình.

Anh nhớ!

Ánh nhớ Ánh nhớ nghìn năm yêu dấu vô cùng.

Bao giờ hư vô biến mất trên cuộc đời này trên đời anh hở Ánh.

Ánh ơi gió đã đầy cả căn phòng anh trọ. Nhớ Ánh rất thê thiết.

Trịnh Công Sơn


(Trích Thư tình gửi một người, Trịnh Công Sơn, NXB Trẻ 2011)



[1] [26] Bất ngờ, đột xuất,
[2] Tiểu thuyết của nhà văn Pháp André Maurois, xuất bản năm 1909. Bản Việt ngữ của Bùi Giáng xuất bản tại Sài Gòn trước năm 1975 có tên Khung cửa hẹp.,
[3] Số phận số phận,
[4] [63] Tập thơ của thi sĩ Pháp Jacques Prévert, xuất bản năm 1946,
[5] [64] Nhưng cuộc sống chia lìa đôi lứa yêu nhau một cách nhẹ nhàng, không gây xáo động,
[6] [65] Thơ Thế Lữ (Tiếng sáo Thiên Thai),
[7] [66] Khoảng sống.

Nguồn
 

quoctrung

Well-Known Member
Về ( Bà) Ngô Vũ Dao Ánh

16809d1302146502-scan_107.jpg

Chân dung Dao Ánh thời trẻ.

.....“Suốt cả đêm hơm qua anh nằm mơ thấy Ánh. có Ánh rất yên lành trên những con đường xa lạ của một mùa hè đã qua mà phượng vẫn còn đỏ ngời (...) Ánh mặc áo nâu, tĩc mềm như mây có cả chiếc nơ màu nâu nhạt cài lên rất huyền hoặc (...) Bây giờ tháng chín. Anh gởi về cho Ánh sưông mù và mây tháng chín ở đây” (thư Blao 2.9.1964). Hoặc: “Anh nhớ Ánh, nhớ Ánh , nhớ Ánh mà không nĩi được với ai. Như tiếng kêu của một lồi kiến nhỏ. Làm thế nào Ánh nghe thấy... Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh trở về buổi trưa mắt buồn, áo trắng... Rất mong thư Ánh mỗi ngày mỗi giờ mỗi tháng mỗi năm...” (thư Sài Gịn 16.2.1965). Hoặc tha thiết như: “Anh bây giờ đang có một điều cần nhất là: Yêu Ánh vô cùng. Anh đang nhớ lắm đây. Tình yêu dĩ bỗng đổi dạng như một phép lạ...” (thư Sài Gòn 16.9.1966).

..... tất cả cho ta biết thêm về sức cảm thụ văn học và nghệ thuật của người đưông thời. Về sáng tác, qua thư tình TCS, có thể biết chính xác người tình nào đã tác động mạnh mẽ đến việc thai nghén và ra đời của một số ca khúc tuyệt vời như Lời buồn thánh, Tuổi đá buồn, Mưa hồng,Gọi tên bốn mùa...


..... Đến 1989, TCS đã 50 tuổi, viết gửi Ánh (đã ra nước ngồi) có ý trách nhẹ: “Dao Ánh ơi, lâu lắm mới viết lại tên Ánh trên tờ thư (...) Anh nhớ Ánh như những ngày xưa (...) Những kỷ niệm xưa đã nằm trong những bài hát của anh. Ánh thì chẳng giữ lại gì cả. Thế mà cũng hay. Hãy để một người khác giữ và mình thì đã lãng quên hoặc nhớ trên một văn bản không bao giờ có thực” (thư TPHCM 14.8.1989). có lẽ ông nghĩ Dao Ánh “chẳng giữ lại gì cả”, hoặc nếu có nhớ nhau thì chỉ nhớ trên tờ thư đã bị đốt cháy, đã tan theo khhông khí và tro tàn. Nhưng thật ra, ở một phưông trời xa, chị Dao Ánh vẫn giữ từng bức thư TCS gửi cho mình. Giữ cả những bông hồng đã ngã màu thời gian do TCS ép trong thư hơn 45 năm trước và có cả những bông lau trên đồi Blao nữa. Giữ những giọt nến do TCS nhỏ xuống trang thư thành chữ ÁNH khá lớn. Giữ những bài hát mà TCS tự tay chép tặng chị khi còn trong phác thảo, như bài Còn tuổi nào cho em - được kể rõ trong thư viết từ Blao 3.12.1964: “Những buổi sáng này anh lại đi qua từng bãi sưông mù và từng bãi hoa cỏ tím. Mặt trời lên, hoa cỏ trông xa như tơ tím ngát. (...) Những ngày nằm vùi ở đây không còn ai anh đã ngồi trong mùng và viết xong bản: còn tuổi nào cho em...”. Bản ấy được nhắc lại trong thư viết ở Đà Lạt chiều cuối năm 31.12.1964: “Chỉ còn hai giờ nữa là năm sẽ hết. Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, Ánh ơi, anh đi ra phố uống rượu một tí rồi sẽ về viết tiếp cho Ánh, Ánh nghe. Tất cả những gì linh thiêng nhất anh đã kết tụ lại để nghĩ về Ánh cho một ngày một đêm một giờ cuối cùng của năm… Ánh có buồn lắm không. Hãy ngước mắt lên cho anh nhìn. Mây sẽ kết trên vùng mắt đĩ. Anh đã như thế trong lời ca còn tuổi nào cho em cho Ánh, có bằng lòng thế không Ánh?”


“Hai mươi năm xin trả nợ người
Trả nợ một thời em đã bỏ ai.
Hai mươi năm xin trả nợ dài
Trả nợ một đời em đã phụ tôi”


Là dòng thơ trên những khuôn nhạc trong bài hát Xin trả nợ người mà nhạc sĩ họ Trịnh viết riêng cho Dao Ánh sau cuộc hội ngộ cách nhau đằng đẵng 20 năm (1964-1993). Dao Ánh (thời gian trước hay được viết tắt là Dao. A hay D.A vì một số lý do tế nhị) có phần ít được biết đến hơn so với những cái tên như Nguyệt (Nguyệt ca), Hoàng Lan (Hoa vàng mấy độ), Bích Khê (Biển nhớ), Hồng Nhung (chùm ca khúc về Bống)… nhưng có thể nói rằng đây là một trong những mối tình lớn nhất, sâu nặng nhất của cố nhạc sĩ.

Nếu như những bóng hồng khác chỉ xuất hiện trong một hoặc hai ca khúc của ông, thì cái tên Dao Ánh tuy không được nói ra nhưng được ngầm hiểu là giai nhân trong hàng loạt những Mưa hồng, Tuổi đá buồn, Như cánh vạc bay, Chiều một mình qua phố, Lời buồn thánh… Và dấu ấn đậm nhất có thể kể đến Xin trả nợ người (1993), bài hát là những ân tình mà Dao Ánh có “trả nợ một đời” cũng “không hết tình đâu” với ông.

Trước khi nảy sinh mối tình sâu nặng với Dao Ánh, Trịnh Công Sơn từng yêu thầm Ngô Vũ Bích Diễm – người chị ruột của Dao Ánh. Mối tình ấy gắn liền với những tàn lá long não gầy xanh xao, những con đường “dài hun hút cho mắt thêm sâu”… của xứ Huế mộng mơ. Tuy nhiên phần nhiều của mối tình này là đơn phương từ phía Trịnh Công Sơn, để bao nhiêu tâm sự, nỗi niềm ấy ông trút đầy vào ca khúc mang tên cô – Diễm xưa để bài hát ấy trở thành một thiên tình ca bất hủ của nhạc Trịnh, bài hát được chuyển ngữ sang rất nhiều thứ tiếng như Anh, Pháp, Nhật... Cái tên Bích Diễm chỉ gắn với cố nhạc sĩ trong một giai đoạn ngắn và chỉ qua một bài hát duy nhất, tuy nhiên chỉ qua ca khúc ấy, Diễm lại trở thành một trong những người tình lớn nhất trong âm nhạc Trịnh Công Sơn. Cái bóng quá lớn ấy phần nào át đi chân dung của Dao Ánh…

Những ngày qua, một loạt những chương trình ca nhạc cũng như những ấn phẩm về người nhạc sĩ tài hoa họ Trịnh đã và đang được gia đình, bạn bè thân hữu cho ra mắt khán thính giả mộ điệu trên cả nước. Ngoài những đêm nhạc xuyên Việt, những buổi triển lãm tranh ảnh mang tên Bóng núi, Người ca thơ, Huế - Sài Gòn – Hà Nội,… thì 4 đầu sách viết về ông, trong đó đáng chú ý nhất là việc lần đầu tiên Những bức thư tình của Dao Ánh và Trịnh Công Sơn chính thức được bà Dao Ánh và gia đình nhạc sĩ cho công bố.

16809d1302146502-scan_107.jpg

Chân dung Dao Ánh thời trẻ.

16808d1302146266-tang-dao-anh-tinh-khuc-con-tuoi-nao-cho-em.jpg

Trịnh Công Sơn chép tặng Dao - Ánh - sương - mù
tình khúc Còn tuổi nào cho em

16807d1302146261-image.jpg

Ngô Vũ Dao Ánh (lúc 16 tuổi) và Trịnh Công Sơn thời trẻ

16810d1302146506-trinh-cong-son-dao-anh.jpg

Dao Ánh và cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn lúc sinh thời.

16812d1302146876-dao-anh.jpg

Ngô Vũ Dao Ánh
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lighterplzzz

New Member
Ðề: 'Thư tình gửi một người' của Trịnh Công Sơn (1)


B'lao, Ngày 25/Mars/1967

Bây giờ đã quá khuya, chương trình chuyên đề về tình yêu còn để lại một vị đắng rất mỏng. Mọi người cũng đã ngủ từ lâu và anh cũng phải quyết định một lần cho Ánh lẫn cho anh. Một quyết định thật khó khăn và chẳng ai trong cuộc dám dứt khoát với chính mình. Quyết định nào cũng có sự khổ sở của nó. Anh cam đành là kẻ bội bạc để mở ra cho Ánh sự ngạt thở bấy lâu trong đó người này hay kẻ kia đã cố gắng đóng cho trọn vai trò của mình. Cho đến phút này anh vẫn cảm thấy chỉ riêng mình anh đã sống thật hồn nhiên trong tình yêu đã qua.

"Chúng mình chấm dứt tình yêu đó ở đây"

Hãy xem mọi lầm lỗi đều ở anh cả và sau quyết định này là một lối ngỏ thênh thang trên đó Ánh hãy đi vào những phiêu lưu mới đừng ăn năn, đừng băn khoăn gì cả. Tất cả đã rõ như một khoảng trắng. Cũng đành vậy thôi.
Bà Ngô Vũ Dao Ánh lần trở lại mười năm sau. Ảnh: Nguyệt Vy Anh đã nhìn tình yêu ở một độ cao nhất của thuỷ triều. Quyết định như không thuộc về anh. Anh xin cảm ơn bốn năm ròng rã nâng niu tình yêu đó. Cũng xin cảm ơn những buổi đợi chờ thật dịu dàng không bao giờ còn có được. Để vĩnh biệt nhau trong tình yêu đó anh chỉ muốn khuyên Ánh, trong tương lai hãy tự tin hơn và bớt suy tính.

Anh đã bất lực không cứu vãn gì được cho tình yêu của mình. Thêm một lần đánh mất và thất lạc những vàng son.
Đã viết quá dài ngoài ý muốn nhưng nói một lần mà cho tất cả về sau.
Cầu mong thật nhiều bình an cho Ánh và đời đời hạnh phúc trong những dự tính mới ở tương lai.
Thân yêu
Trịnh Công Sơn


Yêu cả chị cả e ...
 

madcar

Member
Ðề: 'Thư tình gửi một người' của Trịnh Công Sơn (1)

Thư tình ai bán ai mua?

Ngoài tài năng âm nhạc (và dăm thứ khác), Trịnh Công Sơn cũng chỉ là một con người bình thường với đầy đủ các cung bậc cảm xúc hỉ nộ ái ố. Khác chăng, cái sự thể hiện hỉ nộ ái ố của ông thường “thơ” hơn những kẻ bình thường. Khi đã là con người thì ai muốn những điều riêng tư của mình (mà thư tình là một là ví dụ) bị mang ra bày bán?

Không chỉ riêng ở Việt Nam, thư tình ở bất kỳ nơi nào trên thế giới này đều không phải là thứ nên bày ra. Thư tình là thư viết cho một người chứ nào phải viết cho tất cả mà mang ra bày bán? Gần đây nhất, việc một Ánh nào đó trong quá khứ của Trịnh Công Sơn công bố những bức thư tình mà ông viết cho bà làm dấy lên những làn sóng hoài nghi. Nhất là những lá thư tình dành riêng cho một người được in ra để bán cho tất cả với cái giá trên trời: 600.000/cuốn. Ấy là NXB Trẻ đã “chia sẻ” cho sự khó khăn cho độc giả thời bão giá mà giảm đi bởi nghe đâu, cái giá ban đầu lên đến 750.000/cuốn - cái giá mà ngay cả dân văn chương chuyên nghiệp cũng phải sốt lên vì ghen tỵ bởi chỉ khi say khướt, họ mới dám đẩy sách của mình lên mức giá “giời ơi” ấy!

Có thể, sẽ có không ít những người vốn dễ dãi, những người hâm mộ và những kẻ tò mò...bấm bụng mua sách nhưng bên cạnh đó lại có những kẻ “tằn tiện” giải thích: chẳng có lý do gì để bỏ ra ngần ấy tiền để đi đọc thư tình của người khác.

Phàm trong chúng ta ai cũng có rất nhiều bí mật. Bí mật có thể tốt hoặc xấu nhưng chắc chắn chẳng ai muốn một ngày nào đó bí mật của mình bị phơi ra. Không nên nghĩ đó là sự “xấu xa đậy lại” mà đơn giản hơn nó chỉ là góc khuất, là những điều riêng biệt trong đời sống cá nhân. Cũng như, khi đi ngủ vợ chồng phải đậy lại cửa còn ra đường, người ta không thể không mặc áo quần. Cái sự bí mật của thể xác còn thế nữa là với tinh thần, có những điều sống để dạ, chết mang theo.

Thư tình có khác một chút, nhất là với một nghệ sĩ nức tiếng tài hoa như Trịnh Công Sơn. Thư tình của Trịnh Công Sơn có khi là một bài thơ được đăng trang trọng trên báo, cũng có khi được ngụ ý trong một tác phẩm hội họa, nhiều khi nó trở thành bản nhạc để người đời cất lên nhưng, chỉ có những gì Trịnh Công Sơn chủ động công bố thì đó mới là tác phẩm dành cho đại chúng, còn những gì ông gửi riêng cho ai đó thì tốt nhất hãy giữ lại cho riêng mình. Thư tình gửi riêng cho một người xét cho cùng đó không phải tác phẩm văn học nghệ thuật, lại càng không thể thuộc về đại chúng. Nếu có, chỉ là sự tưởng tượng của những người công bố hoặc phải vay mượn các giá trị khác để khỏa lấp cho dụng ý của mình mà thôi. Kiểu như thư tình của Trịnh có tính văn học, giàu tính thơ đại khái thế! Nghe qua thì thấy có vẻ như hợp lý nhưng ngẫm lại rất không ổn. Chẳng ai viết thư cho người tình để kỳ vọng một ngày đẹp giời nào đó nó hóa thân thành tác phẩm văn học. Những lá thư mà Trịnh Công Sơn viết cho Dao Ánh thuần túy là những bức thư tình bình thường mà đôi lứa vẫn hay gửi cho nhau hằng bao đời nay. Là những lời lẽ hờn ghen, giận dỗi vu vơ, là những dặn dò vặt vãnh kiểu ngủ sớm, mặc áo ấm, nhớ đắp chăn… của những người yêu nhau muốn chăm sóc cho nhau, chứ có gì hơn thế? Hẳn nhiên, một Ánh nào đó cùng gia đình Trịnh có quyền công khai bày bán những bức thư tình riêng tư bằng những cái cớ sang trọng nào đấy và độc giả, cũng có quyền nghi ngờ về tính thực hư trong những cái cớ ấy.

Hẳn những người sành đọc sẽ chẳng ai lại đi tìm những giá trị văn học trong những bức thư tình. Còn đối với những người yêu văn hóa và trân trọng tài năng của Trịnh Công Sơn thực sự thì trong những ngày này, có nhẽ họ đang cầu giời đừng có thêm những chuyện như bóng hồng nào đó đi rao bán cái giường mà nhạc sĩ họ Trịnh đã tặng cho mình.

Theo Hoàng Thái
Thể thao HCM



Mình đọc trên Tin Tức Online - Văn hóa - Thư tình ai bán ai mua? thấy hay nên paste sang cho anh em xem và nhận xét
 
Bên trên