Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

nvmy

Well-Known Member
Ðề: Câu chuyện “Thực khách” – “Đầu bếp” và “Tô Mì”

Dude, coi "Happy Together" của Vương Gia Vệ & "Bá Vương Biệt Cơ" (a.k.a "Farewell My Concubine) của Trần Khải Ca rồi hẳn nói nhé ;)

Chưa chắc đã có nhiều người coi đâu mà bàn. Có vẻ Xuân quang xạ tiết bị các bạn "đàn ông chân chính" ghẻ lạnh, lấy ví dụ: trước có 1 bản ở HDVNB nhưng chả có mấy người leech, ngấp ngoải vài bữa thì ngủm rồi. Hay là Gay Tàu không máu bằng Gay Mỹ? :D
 
Ðề: Câu chuyện “Thực khách” – “Đầu bếp” và “Tô Mì”

Chưa chắc đã có nhiều người coi đâu mà bàn. Có vẻ Xuân quang xạ tiết bị các bạn "đàn ông chân chính" ghẻ lạnh, lấy ví dụ: trước có 1 bản ở HDVNB nhưng chả có mấy người leech, ngấp ngoải vài bữa thì ngủm rồi. Hay là Gay Tàu không máu bằng Gay Mỹ? :D

Đón xem "Hot boy nổi loạn kìa" :-j Awh, man! Thấy L.M.H là hông có nhu cầu roài! (chỉ là thích/không thích 1 dv nào đó thôi, hoàn toàn không có ý xúc phạm ai cả. Cái này nói trước! :-??)
 

ngdhieu

Well-Known Member
Ðề: Câu chuyện “Thực khách” – “Đầu bếp” và “Tô Mì”

Còn về phim của TQ, bạn có bao giờ thấy nó vượt quá giá trị của đạo Khổng, của những quy tắc Nho giáo xưa chưa, thật sự là chưa. Vì thế mình mới hỏi bạn tại sao không có phim TQ nào so sánh được phim Mỹ như Brokeback Moutain - nói về người đồng tính, Slumdog Milionair - nói về những đứa trẻ ăn mồ côi sống vất vưởng ngoài đường phố, hay The Silence of the lambs - về một cái nhìn khác cho những kẻ sát nhân và No country for Old man- một cái nhìn khác của một kẻ sát nhân. Đã bao giờ phim TQ khai thác nó chưa. Một tác phẩm của nhân loại là nó khiến người gần người hơn, tôn lên những đạo đức tốt đẹp của con người, khám phá những những điều tốt đẹp, trở nên độc đáo tuyệt mỹ, làm người ta thổn thức vì nó. Tiếc là phim TQ chưa làm được nó một cách trọn vẹn như những bộ phim khác của Mỹ.

Riêng về 1 cái nhìn khác cho những kẻ sát Nhân thì TQ có phim Anh Hùng đấy bác. Chỉ có điều cái nhìn khác đó của nó em không ngửi được. Hi hi....

Còn bác nói : "Phim võ thuật của Mẽo coi chỉ phí thời gian" thì em chỉ đồng ý nếu bác nói về phim trong TK20. TK21 phim Võ Thuật Mẽo (có chỉ đạo võ thuật của HK) đã hay hơn và đáng xem hơn rất nhiều. Hay nói đúng hơn cảnh đánh đấm của phim Mỹ đã hay hơn rất nhiều. 007 do Daniel Craig đóng, Bourne, Taken là những ví dụ cụ thể.
 

charlun

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

bạn chủ topic có vẻ ghét TQ ra mặt nhỉ , bạn nói cứ như kiểu quy chụp tất cả cái xấu cho tàu , có lẽ do tình hình biển đông mà bi h ng VN chẳng ai ưa tàu , nhưng ko fai ng TQ nào cũng mún như vậy đâu , bản chất ng xấu thì đâu đâu cũng có nên đừng có chửi hết ng tàu. 1 dất nc gần 2 tỷ dân thì ng có tư tưởng ko tốt chiếm đa số là bt mà.
Thêm nữa mấy phim bạn kể tàu ca ngợi tự tôn dân tộc đều thuộc dòng fim lịch sử , chuyện có thật ,việc ng ta làm lại , có tự hào dân tộc thì đã sao ?VN nếu làm dòng phim này thì cũng ca ngợi thôi chứ có gì khác . điển hình là mấy fim lịch sử gần đây đó ( xin lỗi VN làm fim tệ wa nên chẳng nhờ nổi tên , nhớ có mỗi chú Lý Hùng đóng =)) ). Ai lại ko muốn tự hào cho dân tộc mình , phê phán tính tự tôn của ng TQ thì dường như bạn đang ganh tỵ với họ rồi đấy
 

lengockhanhi

Film critic
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhi hiểu rồi, khi nào có thời gian Nhi sẽ đến và trải nghiệm Tru Tiên 3 để khám phá ra những người tàu tốt đẹp ở trong đó. Biết đâu Nhi sẽ yêu nước tàu hơn ?
 

pepboy105

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nói chung nước nào cũng có phim hay dở, gây xúc động, hoặc nhàm chán, cảm giác mạnh hoặc nhẹ nhàng ...
Nhưng phim Mỹ trước giờ xuất sắc hơn phim Tàu nhiều.
Điện ảnh đóng vai trò xác lập thế giới quan ảo của mỗi người, đặc biệt sâu đậm đối với những người tiếp xúc một cách thụ động( xem phim bị ảnh hưởng gây cảm xúc như khóc, tự hào, sợ ma, về nhà ngủ không được ). Mà đã là thế giới ảo thì người bị tác động đòi hỏi những cảm nhận, cảm giác tự do nhất( vì cuộc sống thực tế thường tù túng, ít tự do), họ ngán những bộ phim bị xây dựng khiên cưỡng, ràng ép, và ngược lại, thích sự phóng khoáng, mới mẻ. Công nghiệp điện ảnh Mỹ, giống như mọi giá trị khác của nước Mỹ, đều phát triển và tự do nhất thế giới, ít chịu ràng buộc. Trung quốc làm phim thường chịu ảnh hưởng của Chính Trị, đạo giáo, giáo điều, mấy hệ tư tưởng mà họ tôn sùng, là chính ( gần đây phim ảnh tự do hơn đi đôi với phát triển hội nhập kinh tế) . Cho nên có thể hiểu được, một mọi người thường hay nhận xét phim Mỹ chất hơn.
Đúng là có sự khác biệt về triết lý (thứ làm mình ấn tượng khi xem một bộ phim) giữa phim Mỹ và phim Trung Quốc, nhưng ở một thế giới hội nhập như hiện nay thì Trung quốc hoàn toàn có thể làm một phim gây xúc động, suy ngẫm như KP (tất nhiên nội dung khác), mình tin vậy.
Mình nghĩ "Mỹ đã làm được một thứ tuyệt vời hơn người Tàu, điều mà người Tàu không bao giờ làm được", là sản xuất phim mà tả thực văn hóa của nước khác. Lý do là vì lòng tự tôn dân tộc của dân TQ rất cao, cho văn hóa mình là nhất, nằm trên đỉnh Himalaya, văn hóa thế giới còn lại nằm phía dưới chân mình. Thứ hai là giá trị tự do của Mỹ, dựa trên lịch sử dân tộc và địa lý là độc nhất vô nhị, người ngoài không hiểu sâu được ( giống như dân Việt ko hiếu vì sao Mỹ cho sử dụng súng vậy), nhưng vì có người nhập cư từ khắp thế giới nên nước Mỹ có thể hiểu được văn hóa nhiều nước khác.
Theo mình nghĩ điện ảnh Trung Quốc sẽ nổi lên một thời gian ngắn rồi sớm nhường cuộc chơi lại cho Anh-Mỹ với Ấn Độ. Giống như kinh tế vậy :).
Nếu mọi người sinh ra ở một nước khác không phải Việt Nam - nơi chịu ảnh hưởng nhiều của Trung Quốc, thì sẽ thấy cái dở của phim Trung Quốc rõ ràng hơn, sẽ không cãi nhiều trong topic này. Điều này cũng nên vì nước Việt còn chống Trung Quốc lâu dài mà.
 

yingyu

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Đường Sơn Đại Địa chấn cũng gây xúc động cho người xem mà bác. Nói đu theo 2012 cũng chỉ là một cách nói thôi. Ngay cả 2012 cũng đầy sắc chính trị vậy.
Ấn Độ phát hiện - Mỹ triển khai - Trung Quốc xây dựng - Nga lắm tiền.

Vì sao điện ảnh khu vực Châu Á luôn nằm trong vùng trũng. Cũng giống như tại sao Mỹ được gọi là Hợp Chủng Quốc vậy.
Sáng tạo tự do luôn đem lại những tác phẩm tuyệt vời. Nhưng sáng tạo trong khuôn phép mà vẫn có tác phẩm âu cũng nên khen ngợi chứ.

Người Hàn, Nhật vẫn chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc đấy. Nhưng họ vẫn làm tốt hơn Trung Quốc mà.
Vạn sự tại nhân tâm thôi !
 

sini132

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

2h30 sáng..ngồi mấy tiếng liền đọc cm...lần đầu tiên một topic khiến m bị thu hút đến vậy. M cũng có chính kiến riêng, nhưng chỉ dám giữ lại, k ham tranh luận với các bậc tiền bối. Chỉ mong các uploader tiếp tục góp sức, chia sẻ nhiều phim hơn nữa cho ae mê điện ảnh. chúc các uploader dồi dào sức khỏe và thành công trong cuộc sống. mong đất nước Việt Nam ta ngày càng giàu mạnh, dân ta được ấm no hạnh phúc. mong rằng điện ảnh Việt Nam sẽ phát triển vươn ra tầm Thế giới như điện ảnh Mỹ đã làm được...
 

vuonglk

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Cám ơn chị Nhi , chắc chị học văn giỏi lắm , nhờ chí mà em biết thêm chút ít , mà em thấy phim Diêp Vấn cũng hay em kết nhất câu nói của Diệp Vấn lúc cuối đại loại là : tôi đánh thắng anh không phải để chỉ ra rằng võ thuật Trung Quốc hay hơn , mà chỉ đễ chỉ ra rằng tất cả mọi người đề bình đẵng" em thấy coi phim đó cũng có ý nghĩa lắm .
 

japinto

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Các bác có để ý thêm 1 chút về cách tạo hình của Lord Shen không? từ hình tượng con công (mình nhớ không nhầm linh thú của nước Nhật là chim, trong symbol của liên đoàn bóng đá Nhật có con chim 3 chân ở giữa) đến màu sắc (trắng đỏ) đều ám chỉ đến Nhật bản. Một hoàng tử, ông vua độc ác, xấu xa, máu lạnh... nói thật mình chả ưa gì cái kiểu chửi nước khác thông qua 1 bộ phim dành cho trẻ con như của thằng Tàu như thế này.
Thấy nhiều bác nói về phim After shock thì phim đó chỉ ấn tượng với mình duy nhất 1 hình ảnh đó là: cảnh người mẹ xiêu vẹo nhìn theo cái xe khách chở người bà và thằng con trai đi xa dần. Cảnh đó thật cảm động. Còn lại thì nhàn nhạt.
Kết lại là: đã không ưa thì dưa cũng có dòi, và mình là tiêu biểu
 

baolam1905

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Các bác có để ý thêm 1 chút về cách tạo hình của Lord Shen không? từ hình tượng con công (mình nhớ không nhầm linh thú của nước Nhật là chim, trong symbol của liên đoàn bóng đá Nhật có con chim 3 chân ở giữa) đến màu sắc (trắng đỏ) đều ám chỉ đến Nhật bản. Một hoàng tử, ông vua độc ác, xấu xa, máu lạnh... nói thật mình chả ưa gì cái kiểu chửi nước khác thông qua 1 bộ phim dành cho trẻ con như của thằng Tàu như thế này.
Thấy nhiều bác nói về phim After shock thì phim đó chỉ ấn tượng với mình duy nhất 1 hình ảnh đó là: cảnh người mẹ xiêu vẹo nhìn theo cái xe khách chở người bà và thằng con trai đi xa dần. Cảnh đó thật cảm động. Còn lại thì nhàn nhạt.
Kết lại là: đã không ưa thì dưa cũng có dòi, và mình là tiêu biểu
Hơ, phim này của Mỹ làm mà :-?
 

ahxdtngh

Well-Known Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Đúng là không ai thâm bằng Tàu :-<
 

heardless

Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Biểu tượng liên đoàn bóng đá là con quạ đen thui,ăn nhập gì tới con công trắng này đâu.Coi phim Mĩ mà mà tưởng tượng ra Tàu chửi Nhật thì cũng lạy hồn.
 

Reishi

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Đã đọc sạch sẽ 26 trang comment, và xin phép ko bon chen bình luận cá nhân gì thêm. Chỉ xin chia sẻ với mọi người 1 luồng quan điểm khác mà mình cảm thấy có liên quan đến việc này:
Mã:
http://thethaovanhoa.vn/176N20111204045453819T133/thu-tinh-cua-hollywood-gui-trung-quoc.htm
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lantim178

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Bài viết hay quá. Thực sự mình xem phim Mỹ làm về châu Á thấy cái sự cảm nhận và hiểu biết văn hóa của họ quá... buồn cười. Thấy nó kỳ cục sao ấy.
 

nhancamhuy

New Member
Ðề: Kung Fu Panda và sự khác biệt tư tưởng Trung-Mỹ

Nhi nhớ lại tô mì Tàu lai Mỹ mà mình đã ăn ở Mỹ, và tự hỏi: nếu được lựa chọn giữa một tô mì chính gốc của Tàu ngon lành, nhưng trong đó có đầy hóa chất độc hại, từ nước súp tới rau củ cho thậm chí đôi đũa đều tiềm ẩn nguy hiểm chết người, và một tô mì hoàn toàn của Mỹ nhưng đảm bảo ngon, bổ và sạch sẽ, Nhi phải chọn ăn bên nào đây ?

Tôi nghĩ sẽ không khập khiễng mấy nếu tôi so sánh việc này với sự tiến hóa của mọi sinh vật.

Trong thế giới hiện tại -thế giới phẳng- mọi thứ có thể thay đổi trong một cái nháy mắt. Do vậy tôi nghĩ hãy để vấn đề này cho tất cả người xem trả lời và phán quyết, và tôi tin tưởng vào luật "thép" của chọn lọc tự nhiên, cái gì thích hợp hơn thì tồn tại tốt hơn.

Mong tiếp tục được đọc và bàn luận về những bộ phim tới đây với toàn thể mọi người trên HDVN.

Thân ái!
 
Bên trên