Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Thế Anh

New Member
Võ tăng Thiếu Lâm phá vỡ kỷ lục khinh công
23/10/2009 14:00:41
- Ngày 22/10 vừa qua, võ tăng phái Nam Thiếu Lâm Phúc Kiến được biết đến với tuyệt kĩ “nhất chỉ thiền” - Thích Lý Lượng đã trình diễn một tuyệt kỹ kungfu Thiếu Lâm vốn hầu như chỉ được biết đến trong truyền thuyết và truyện kiếm hiệp Kim Dung.
Đó là màn tuyệt chiêu Khinh công, chạy trên mặt nước với sự hỗ trợ của những tấm thảm bằng gỗ dán mỏng hơn các tấm cót trải trên mặt nước, võ tăng này đã biểu diễn tuyệt kĩ khinh công của mình trước đông đảo giới phóng viên trong và ngoài nước và lập được kỷ lục mới trong giới võ công Trung Quốc với độ dài quãng đường chạy lên tới 18m.
images148597_1.jpg
Võ tăng Thích Lý Lượng đã vượt qua 18 m mặt nước bằng khả năng khinh công điêu luyện. Ảnh cfp.cn Theo lời giới thiệu của nhà tổ chức, tấm thảm trải trên mặt nước chính là những tấm gỗ dán cực mỏng có chiều dài 1,2m, rộng 0,6m được xếp liền nhau để giúp võ tăng thi triển công lực.

Thực ra tuyệt diệu kungfu chạy trên mặt nước này ẩn chứa bên trong một số mật quyết. Theo như truyền thuyết, Đạt Ma Sư Tổ - vị tổ sáng lập ra phái Phật giáo thiền tông Trung Hoa là người đầu tiên có khả năng thi triển kungfu này. Khi ấy ngài chỉ cần vứt một bông lau xuống mặt nước và qua sông dễ dàng.

images148598_2.jpg
Võ tăng phải luyện tập trong hơn 3 năm mới có thể thực hiện tuyệt chiêu này. Ảnh cfp.cn Bất luận câu chuyện ấy là thật hay chỉ là dân gian hư cấu cũng đủ gợi lên cho Thích Lý Lượng một điều: “ dù nào người có khinh công thâm hậu đến mấy khi chạy trên mặt nước cũng phải dựa vào vật trợ giúp, vật đó phải nhẹ thì khi người luyện khí công thành thục chạy trên đó mới không dễ chìm.” – võ tăng này chia sẻ.

Để có thể thực hiện được tuyệt kĩ kungfu ngày hôm nay, Thích Lý Lượng đã bắt đầu tập luyện từ năm 2006. Ban đầu, võ tăng này sử dụng phản gỗ và chiếu cói để luyện tập, khi công phu đã tiến triển nhất định mới chuyển sang luyện tập bằng những tấm gỗ dán cực mỏng.
images148599_3.jpg


Theo truyền thuyết, Đạt Ma Sư Tổ của Phật giáo thiền tông chỉ dùng một bông lau để di chuyển qua sông. Ảnh cfp.cn Tổng kết những mật quyết của tuyệt kĩ kungfu này, Thích Lý Lượng chia sẻ: “Tốc độ phải thật nhanh, bước chân nhỏ. Lợi dụng những tấm gỗ dán nổi trên mặt nước và chỉ được tiếp đất bằng mũi bàn chân, không được chạy bằng cả bàn chân


P/S: Mắm môi mắm lợi gồng người dang tay dang chân chạy như 1 thằng điên. Chẳng giống như
tuyệt kỹ kungfu Thiếu Lâm vốn hầu như chỉ được biết đến trong truyền thuyết và truyện kiếm hiệp Kim Dung.

tẹo nào cả
 

Thế Anh

New Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Nó gọi là thủy thượng phiêu thì đúng hơn

Một kỹ thuật thấp hơn của khinh công là khinh hành (đi bộ cực nhanh), khá phổ biến tại các khu vực có địa hình phức tạp ở Trung Hoa, Nhật Bản. Các môn đồ của khinh hành có thể đi lại rất nhanh và an toàn ở những nơi núi non hiểm trở, bằng kỹ thuật phi thân (nhảy), thần hành (chạy hàng trăm dặm mà chân không chạm đất), bích hổ du tường (thằn lằn leo tường), thủy thượng phiêu (chạy trên nước).
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Cái trò này Việt Nam cũng làm lâu rồi mà, năm nào Daniel có xem mấy võ sinh đạp chiếu chạy trên mặt nước hồ Hoàn Kiếm, đường chạy xem ra còn dài hơn 18m này nhiều.
 

Thế Anh

New Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Đã bảo trò này ko phải là khinh công mà.

Về mặt vật lý, cứ chạy thật nhanh và tiếp xúc thật nhỏ là đi được hết. Đi trên chiếu còn mỏng hơn cả đi trên gỗ ấy chứ.
 

777

Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Các bác đọc nhiều kiếm hiệp quá nên sự tưởng tưởng cao chứ xác phàm mà thi triển được như thế theo em cũng là cao thủ võ lâm rùi
 

fenix

New Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Về mặt vật lý, cứ chạy thật nhanh và tiếp xúc thật nhỏ là đi được hết. Đi trên chiếu còn mỏng hơn cả đi trên gỗ ấy chứ.
Em ko hiểu bác nói tiếp xúc thật nhỏ là nghĩa gì :|
Nói về món thủy thượng phiêu này thì mình nhớ đến con tắc kè (hay kỳ nhông gì đó) có thể chạy trên nước thật sự, chả cần chiếu thảm gì hết ;))
 

Thế Anh

New Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Em ko hiểu bác nói tiếp xúc thật nhỏ là nghĩa gì :|
Nói về món thủy thượng phiêu này thì mình nhớ đến con tắc kè (hay kỳ nhông gì đó) có thể chạy trên nước thật sự, chả cần chiếu thảm gì hết ;))
Khoa học nói, nếu là nước tinh khiết thì sức căng bề mặt cực lớn giẵm lên đó vô tư.

Còn tắc kè và kỳ nhông thì ko chạy trên mặt nước được, chỉ có nhện nước là thực sự chạy trên mặt nước thôi.
 

fenix

New Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Còn tắc kè và kỳ nhông thì ko chạy trên mặt nước được, chỉ có nhện nước là thực sự chạy trên mặt nước thôi.
Cái con em nói chính là con trong link bác chip đưa đó, chả nhớ là con gì nên nói đại là tắc kè kỳ nhông thôi ;))
Thế mà bác dám khẳng định như đinh đóng cột :|
Còn cái này
Khoa học nói, nếu là nước tinh khiết thì sức căng bề mặt cực lớn giẵm lên đó vô tư.
Có thấy liên quan gì tới tiếp xúc nhỏ với to đâu :-?
 
Chỉnh sửa lần cuối:

Lioncoeur

New Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Về mặt lý thuyết, để vượt qua mặt nước thì tốc độ di chuyển phải nhanh tốc độ "vỡ" của bề mặt tiếp xúc nước.
 

manhthang

Huyền Thoại
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Cái trò chạy qua sông này Chuyện lạ VN chiếu 2 năm nay rồi.

Trong Nhẫn thuật của Nhật Bản cũng có khinh công với sự trợ giúp của 1 đôi giày gỗ đặc biệt. Ai hay xem TV show trên kênh NHK sẽ thấy liền.
 

vuchaulong

Active Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Thế cũng đỉnh lắm rồi. Bác nào không tin cứ thử không uống nước mới là lạ.
 

nham18

Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Em ko đồng ý với cách kiến giải võ học của các bác, em cũng có nghiên cứu qua 1 số võ lâm bí lục thì ngộ ra rằng khinh công thật ra là thân pháp nhẹ nhàng nhanh lẹ, tốc độ cao nhưng vẫn cần phải có điểm tựa để mượn lực. Chứ không phải cái kiểu như Kiều Phong TVB "phạch phạch" đạp "khi khống" mà bay như vịt trời được. Ngay cả Phong Trung Chi Thần huyền thoại võ lâm Nhiếp Phong - với Phong Thần Cước Pháp độc bộ võ lâm - mà vẫn phải mượn cành cây ngọn cỏ để làm điểm tựa chứ không có bay 1 cái vèo qua vực thẳm như Songoku được [-X

P/s: trước giờ em vẫn ngưỡng mộ nhất món khinh công (vẫn chưa biết tên): chân phải đạp chân trái mượn lực để bay lên tiếp...sau đó thì lại chân trái đạp chân phải... nếu mỏi quá thì đạp "chân giữa"... Với kiểu khinh công này + sức bền ko khéo có thể lên tới mặt trăng các bác ợ :))
 

hai_duong

Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Cái này thì có thể giải thích được thôi. Nó tu luyện bằng cách nào đó (như nhịn ăn chẳng hạn) để cho trọng lượng cơ thể khi chạm vào miếng thảm trên mặt nước mà miếng thảm chưa kịp chìm xuống thì nó đã chạy nhanh qua miếng thảm thứ 2 (cái này luyện tập lâu dài sẽ có thân pháp nhanh lẹ) và cứ thế tiếp diễn. Vì sao nó không đi trực tiếp trên mặt nước mà phải mượn thảm? Vì bề mặt thảm lớn nên sẽ bị lực cản của lước lớn -->lâu chìm và có thân pháp nhanh nên thảm chưa kịp chìm thì nó đã chạy qua rồi. Còn nếu nó mà muốn chạy trực tiếp trên bề mặt nước trọng lượng cơ thể nó năng gấp nhiều lần hơn so với lực căng bề mặt nước (lớp 12 có học) nên khi nhào xuống chưa kịp chạy thì đã .... ùm --> ước nhem. Vậy tại sao không được chạm cả bàn chân khi chạy mà phải bằng cách chạm nhỏ mũi bàn chân? Vì nếu chạm cả bàn chân thì sẽ chạy không kịp tấm thảm sắp chìm vì phải có thời gian nhón lên để chạy. Còn nếu dùng mũi bàn chân thì bỏ qua thời gian nhón gót lên và không tạo thêm lực đè tấm thảm.
---Đơn giản, dễ hiểu, nhưng không dễ sử dụng :D
 
Chỉnh sửa lần cuối:

chaienHD

Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

Theo mình nghĩ cái này là bước đầu của môn khinh công. Nếu cao hơn thì lướt nhẹ trên mặt đất, nước vv.... với điểm tiếp xúc nhỏ đến mức có thể - thì công phu đại thành. Khó thay.
Mình nghĩ như vậy còn các cho ý kiến nhé.
 

fenix

New Member
Ðề: Cái này mà cũng gọi là khinh công sao?

P/s: trước giờ em vẫn ngưỡng mộ nhất món khinh công (vẫn chưa biết tên): chân phải đạp chân trái mượn lực để bay lên tiếp...sau đó thì lại chân trái đạp chân phải... nếu mỏi quá thì đạp "chân giữa"... Với kiểu khinh công này + sức bền ko khéo có thể lên tới mặt trăng các bác ợ
Theo vật lý lớp 10 thì lực tác dụng của 2 chân là nội lực, ko thể làm người đó bay được, chỉ có thể làm người đó đau chân :))
 
Bên trên