Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

symphony

Well-Known Member
6497-albums25408-picture59108.jpg

Dòng TV DLP 842 của Mitsubishi.


Đã khá lâu rồi chúng ta chưa được nhìn thấy những chiếc TV DLP mới. Có lẽ công nghệ này hiện chỉ được sử dụng trong các rạp chiếu phim, trên máy chiếu và duy nhất chỉ có một hãng hiện đang ứng dụng cho TV, đó là Mitsubishi.

Mới đây, gã khổng lồ của Nhật Bản đã chính thức giới thiệu các model DLP Home Cinema TV mới nhất, có kích thước từ 73 đến 92 inch để khách hàng lựa chọn.

Các sản phẩm đợt này bao gồm dòng C12, 642, 742, 842 và LaserVue. Trong đó dòng C12 có mức giá rẻ nhất với 1.599 USD cho kích thước 73 inch và 2.599 USD cho kích thước 82 inch. Cả hai sản phẩm đều được trang bị bộ vi xử lý 6 màu, 2 đầu vào HDMI, tần số quét sub-frame 120Hz và không hỗ trợ 3D.

Dòng 642 bao gồm 2 model có kích thước và mức giá giống như dòng C12, tuy nhiên các sản phẩm này sẽ được trang bị thêm công nghệ 3D và 3 đầu vào HDMI.

Dòng 742 trong đợt phát hành này chỉ có duy nhất 1 model 92 inch với mức giá lên tới 4.999 USD. Phiên bản mới này sẽ tích hợp công nghệ 3D, hỗ trợ ứng dụng điều khiển cho iPad, Stream TV và công nghệ Clear Contrast Screen.

Trong khi đó, dòng 842 sẽ có rất nhiều sự lựa chọn, bao gồm phiên bản 73 inch, 82 inch và 92 inch (2.199 USD, 3.599 USD và 5.999 USD). Tất cả đều được hỗ trợ loa thanh với 16-driver, đầu ra loa siêu trầm, công nghệ 3D, ứng dụng xem video trực tuyến và hỗ trợ truyền tải tín hiệu video thông qua chuẩn Bluetooth.

Cuối cùng là LaserVue TV, dòng DLP duy nhất sử dụng công nghệ chiếu sáng bằng laser, với bộ vi xử lý video 12-bit, hỗ trợ chế độ tinh chỉnh ISF, tích hợp công nghệ Deep Field Imager, chế độ 120 Film Motion và cho phép tinh chỉnh độ sâu 3D. Dòng LaserVue sẽ có duy nhất 1 phiên bản 75 inch với mức giá lên tới 5.999 USD.

Dòng 842:

6497-albums25408-picture59106.jpg


6497-albums25408-picture59107.jpg



Dòng LaserVue:

6497-albums25408-picture59109.jpg


6497-albums25408-picture59111.jpg


6497-albums25408-picture59110.jpg



Theo Electronichouse, Canadahifi

<tbody>
</tbody>
 
Ðề: Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

Đẹp và to. Ko biết chất lượng hình ảnh so với các công nghệ khác thì thế nào nhỉ
 
Ðề: Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

hàng chỉ xuất nội địa và thị trường châu âu thôi thì phải ?
 

nguyenduc

New Member
Ðề: Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

Đẹp và to. Ko biết chất lượng hình ảnh so với các công nghệ khác thì thế nào nhỉ

Tìm hiểu TV công nghệ DLP.

Công nghệ DLP được sử dụng trong TV và máy chiếu sẽ tạo được hình ảnh mượt mà, không lộ điểm ảnh với độ tương phản cao do tốc độ chuyển động của các điểm ảnh lớn. Bên cạnh các TV công nghệ LCD, Plasma đã có hay thịnh hành nhất hiện nay là LED thì công nghệ DLP vẫn được phát triển nhưng không nở rộ. Và công nghệ DLP được sử dụng nhiều trong các máy chiếu phim hơn là ứng dụng cho sản xuất TV. Ngoại trừ Mitsubishi là nhà sản xuất TV lớn duy nhất trên thế giới vẫn tích cực phát triển và đưa ra thị trường loại màn hình công nghệ nêu trên.

Vậy DLP là công nghệ gì? Nguyên lý cấu tạo và hoạt động như thế nào?

DLP – Digital Light Processing là công nghệ xử lý ánh sáng đèn chiếu hậu dựa trên một chip điện tử điều khiển hoạt động của hàng triệu kính hiển vi nhỏ bên trong. Với kích thước nhỏ, cấu tạo gọn nhẹ vì vậy góp phần giảm thiểu trọng lượng và độ mỏng cho màn hình ứng dụng công nghệ DLP nêu trên.

Nguyên lý hoạt động tạo ảnh dựa trên những chiếc kính hiển vi siêu nhỏ bên trong, chúng chỉ được kích hoạt, xoay lật cho ánh sáng truyền qua khi nhận được tín hiệu trình diễn một hình ảnh lên màn hình. Ưu điểm của công nghệ DLP là tạo được các hình ảnh mượt mà do các điểm ảnh “khít” hơn và không lộ điểm ảnh. Các điểm ảnh được xử lý chuyển đổi với tốc độ chóng mặt nên chúng có độ tương phản tốt hơn mang đến sự sắc nét và chi tiết cho hình ảnh hiển thị.

Cấu tạo và hoạt động của chip DLP

dlp2.jpg


Do sử dụng ánh sáng trắng trong hệ thống đèn chiếu và đi qua bánh xe lọc màu với 3 gam màu chủ đạo là đỏ, vàng và xanh lá cây nên có thể tái tạo ra hàng triệu màu sắc rực rỡ. Chính vì vậy công nghệ DLP cho phép trình diễn chính xác những hình ảnh đạt độ phân giải cao từ nhiều nguồn khác nhau.

Hơn nữa chip DLP có tốc độ xử lý nhanh hơn so với bất kỳ công nghệ xử lý ảnh kỹ thuật số nào nên rất phù hợp cho việc thể hiện xem các đoạn phim có tốc độ chuyển động nhanh như thể thao hoặc phim hành động. Chíp DLP có kích thước nhỏ nên góp phần tối ưu trọng lượng và độ mỏng cho các TV ứng dụng công nghệ này.

Song hành với công nghệ DLP trong các máy chiếu phim tại gia là công nghệ LCD nhưng công nghệ DLP lại được đánh giá vượt trội hơn bởi với thiết kế mới gồm 6 phần và bộ lọc màu quay nhanh hơn đã làm giảm hiệu ứng “cầu vồng ” (vệt sáng lóe lên theo sau những vật thể sáng) và tăng độ bão hòa màu.

Theo http://dientutieudung.vn/ca-fe/i8908-tim-hieu-tv-cong-nghe-dlp/#.T9gY1Bd1Dtc.
 

vntp2k

Member
Ðề: Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

Nếu công nghệ này có nhiều ưu điểm thế sao lại ko được phổ biến trên TV nhỉ?
Nó còn có những khuyết điểm gì so với công nghệ khác (LCD, LED, Plasma)?

Mình thấy có bài so sánh giữa LCD, LED, Plasma; còn so với DLP thì chưa thấy :)
 

YeuNhac

Banned
Ðề: Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

Chíp DLP có kích thước nhỏ nên góp phần tối ưu trọng lượng và độ mỏng cho các TV ứng dụng công nghệ này.

??!!

TV DLP thực chất là máy chiếu thì làm sao mà nhỏ và mỏng được. TV loại nầy đã có từ lâu, cái mới ở đây là độ phân giải Full HD.

31lrq1o2EBL._SS400_.jpg

Mitsubishi L65A90 65 Inch LaserVue​

http://www.amazon.com/Mitsubishi-L6...jection/dp/tech-data/B001IAAD3K/ref=de_a_smtd

So sánh giữa TV DLP và Plasma
http://www.dlptvreview.com/dlptv/plasmatelevision.html
 

nguyenduc

New Member
Ðề: Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

Nếu công nghệ này có nhiều ưu điểm thế sao lại ko được phổ biến trên TV nhỉ?
Nó còn có những khuyết điểm gì so với công nghệ khác (LCD, LED, Plasma)?

Mình thấy có bài so sánh giữa LCD, LED, Plasma; còn so với DLP thì chưa thấy :)

Đèn chiếu LCD (Liquid Crystal Display – Màn hình tinh thể lỏng) thường có ba lớp tinh thể riêng biệt (ma trận) để truyền tín hiệu video màu đỏ, xanh lá cây và xanh lơ. Theo mức truyền màu sắc qua LCD panel, các pixel (điểm ảnh) được mở ra cho ánh sáng đi qua, hay đóng lại để ngăn ánh sáng. Như vậy, bằng cơ chế điều tiết lượng ánh sáng, sẽ tạo thành hình ảnh được chiếu lên màn hình.

DLP khác với công nghệ LCD, với ánh sáng truyền qua panel tinh thể (Digital Micromirrror Devices), mạch điện tử (chip) DLP là bề mặt phản quang gồm hàng nghìn mặt gương cực nhỏ, mỗi một gương tương đương với 1 pixel, ánh sáng từ đèn chiếu sẽ hướng tới bề mặt DLP-chip. Trong các đèn chiếu đắt nhất hiện nay với công nghệ DLP thì có đến 3 DLP-chip riêng biệt cho ánh sáng đỏ, xanh lá cây và xanh nước biển.

dvi-dlp.gif

Sơ đồ nguyên lý của máy chiếu DLP

Còn thông thường để giảm giá thành, các đèn chiếu DLP thường chỉ có 1 chip DLP, màu sắc được tạo thành nhờ tấm kính lọc màu quay giữa đèn và DLP chip để thay đổi màu sắc của chùm ánh sáng lên chíp, từ màu đỏ sang xanh lá cây hoặc xanh nước biển… Các gương quay hướng ánh sáng lên chip hay không lên chip tuỳ thuộc màu cụ thể cần thiết cho mỗi pixel trong thời điểm đó.

Công nghệ LCD đảm bảo độ bão hoà màu với màu sắc tốt nhất. Trong phần lớn đèn chiếu DLP với 1 chip, tấm lọc màu ngoài mảng đỏ, xanh lá cây và xanh nước biển ra còn có mảng trong suốt (trắng) để tăng cường độ sáng. Điều này khiến độ bão hoà màu sắc giảm, khiến hình ảnh kém sống động và không sâu. Tuy nhiên, một số đèn chiếu DLP có bộ lọc tới 6 mảng màu, giảm mảng trắng giúp hình ảnh sâu hơn. Một loạt các mẫu đèn chiếu DLP mới nhất có lọc trắng cho phép nhận được hình ảnh sáng và rực rỡ.

Trong một hai năm gần đây công nghệ DLP đã có những bước tiến vượt bậc về cải thiện độ bão hoà màu và độ chính xác truyền màu sắc. Công nghệ DLP có một loạt ưu điểm vượt trội. Trước tiên là kích thước không lớn, tiếp đó là khả năng cho hình ảnh với độ tương phản đều, ít bị hạt. Với độ phân giải XGA và cao hơn, công nghệ DLP đảm bảo hình ảnh hoàn toàn không bị hạt khi xem từ khoảng cách bình thường, hơn hẳn máy chiếu LCD.

Với sự hoàn thiện rất nhanh của công nghệ DLP, thời điểm xuất hiện tivi DLP chỉ còn là vấn đề thời gian. Và mới đây, một trong những thế hệ tivi mới nhất vừa được tung ra thị trường thế giới với những quảng cáo rầm rộ về áp dụng công nghệ DLP đã thực sự cuốn hút sự chú ý của người tiêu dùng. Theo nguyên tắc hoạt động, tivi màn phóng được chia thành các dạng sau: sử dụng với bóng hình (CRT), với ma trận LCD và với các gương cực nhỏ (DLP).

CRT: Trong các tivi màn phóng sử dụng đèn hình CRT, hình ảnh từ bóng hình qua hệ thống quang học và gương truyền đến màn hình. Thường tivi hoạt động với tần số quét 50 Hz và 100 Hz, trong đó các mẫu tivi 100 Hz cho hình ảnh với màu sắc tự nhiên, nét hơn ổn định hơn - ưu điểm rất quan trọng khi xem phim trên màn hình lớn. Trong số các nhược điểm của tivi CRT là độ sáng hình ảnh không cao, bị phai màu ảnh động khi xem lâu. So với tivi LCD và plasma, tivi CRT có ưu điểm là với cùng kích thước màn hình lớn thì tivi CRT có giá thành thấp hơn nhiều, tuy nhiên nó lại cồng kềnh hơn và nặng nề hơn.

LCD: Loại tivi đèn chiếu LCD có 3 ma trận màu RGB hoặc 1 ma trận 3 màu, hình ảnh từ đó chiếu lên màn hình qua hệ thống quang học, ánh sáng được tạo thành nhờ đèn chiếu cực mạnh. Nhược điểm của LCD là truyền màu sắc không lý tưởng và hình ảnh động hay bị vệt mờ, góc xem không rộng. Ưu điểm là giá thành không quá cao, màn hình rực rỡ, kích thước không lớn, độ phân giải cao.

DLP: Hiện đại với vi mạch điện tử - DMD chip, bên trong có các gương cực nhot, mỗi gương tạo nên 1 điểm ảnh trong vị trí xác định của màn hình. Tivi DLP có từ 1-3 DMD chip, là loại tivi có độ tương phản cao, hình ảnh trung thực, độ sáng cao và hình ảnh sắc nét. Tivi DLP hoàn toàn có thể sánh ngang ngửa với tivi LCD và thậm chí là plasma, trong khi giá thành của nó chỉ bằng một nửa so với màn hình plasma. Chất lượng tương đương, giá thành chỉ bằng một nửa, đó chính là yếu tố quyết định bảo đảm thành công của tivi DLP trên thị trường.
Theo http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/2005/04/3B9AD06E/

So sánh công nghệ giữa Plasma và DLP

Plasma và DLP là hai công nghệ hiển thị hình ảnh mới bắt đầu cạnh tranh giành thị phần trên thị trường tivi độ phân giải cao. Hai loại sản phẩm này không phân biệt đối tượng khách hàng nhưng chúng ứng dụng những công nghệ tương đối khác biệt.

Công nghệ Plasma bao gồm hàng trăm hàng nghìn tế bào pixel đơn độc, tác động vào các xung điện (xuất phát từ các điện cực) kích thích các khí tự nhiên (thường là xenon và neon) phát triển và tạo ra ánh sáng, làm cân bằng ánh sáng đỏ, xanh lá cây hoặc xanh lam trong các tế bào hiển thị màu sắc. Mỗi pixel là một bóng đèn sáng cực nhỏ, nhận chỉ dẫn từ phần mềm trên bảng silicon tĩnh điện nằm sau màn hình.

tv1.jpg

Công nghệ hình ảnh Plasma.


Công nghệ DLP (xử lý ánh sáng số - Digital Light Processing) sử dụng thiết bị gương số siêu nhỏ (Digital Micromirror Device - DMD) soi nghiêng hơn 1,3 triệu gương siêu nhỏ bằng sợi tóc theo hai chiều: về phía gần nguồn sáng (nghĩa là bật), và xa nguồn sáng (nghĩa là tắt). Quá trình này tạo ra các pixel sáng hoặc tối trên bề mặt màn hình chiếu (processing screen). Sau đó ánh sáng sẽ được lọc qua bánh quay màu, quay 120 lần/giây, giữ lại màu sắc thích hợp. Mỗi gương nhỏ bật hoặc tắt vài nghìn lần/giây tạo ra tới 1.024 màu xám.

Có bốn yếu tố cấu thành hệ thống DLP: chip DMD, bánh màu, nguồn sáng và thị giác. Ánh sáng từ đèn qua màn lọc màu, đi vào chip DMD, tắt/mở màu tương ứng với màu để tạo ra hình ảnh.

tv2.jpg

Các thiết bị gương chiếu nhỏ bằng sợi tóc trong công nghệ DLP

Để so sánh giữa hai công nghệ trên có thể căn cứ vào một số yếu tố sau:
Độ tương phản (thước đo độ tối nhất tương ứng với độ sáng nhất trên màn hình)

Công nghệ Plasma đã tiến được một bước khá xa trong lĩnh vực này. Panasonic từng "khoe khoang" đã đạt được độ tương phản 3.000:1 và 4.000:1. Tuy vậy, phần lớn các nhà sản xuất vẫn chưa đạt được độ tương phản này nên hiện tại, độ tương phản trung bình của màn hình Plasma mới chỉ xoay quanh tỷ lệ 1.000:1. Các sản phẩm của Trung Quốc và Đài Loan vừa mới ra mắt thị trường cũng dao động quanh con số này.

Màn hình DLP cho tới giờ chưa đạt được độ tương phản cao đến vậy nhưng cũng tạm ổn. Màn DLP 50 inch của Samsung có độ tương phản 1000:1 còn một số hãng như RCA lại không đưa ra thông số độ phân giải cho các sản phẩm DLP. Tuy nhiên khi so sánh màn hình DLP của RCA và Samsung với màn hình Plasma của Toshiba và Panasonic, các nhà chuyên môn đã nhận xét rằng màn hình Plasma có độ phân giải cao hơn.

tv4.jpg

Màn hình Plasma Panasonic TH-42PWD7UY.

Độ nét - thước đo góc độ và đường nét hình ảnh

Độ rõ nét phụ thuộc vào loại màn hình Plasma hay màn hình DLP bạn đang xem và cũng phụ thuộc vào tín hiệu. Theo các nhà nghiên cứu thì tivi độ phân giải cao hiển thị hình ảnh rõ hơn. Tuy nhiên cả hai công nghệ Plasma và DLP đều hiển thị hình ảnh với độ rõ nét tương đối cao.

tv6.jpg

Màn hình DLP HLP4663W 46 inch của Samsung.

Độ chính xác về màu

Nhãn hiệu nào cho hình ảnh với màu tiêu chuẩn là 6.500K thì đấy là nhãn hiệu màn hình tốt.
Màn hình DLP chỉ cho màu đẹp trên một số vùng trên màn hình. Tuy nhiên công nghệ DLP còn khá mới nên có thể sẽ có nhiều cải tiến trong tương lai. Theo các chuyên gia, màu sắc trên màn Plasma vẫn đẹp hơn.

Góc xem

Mặc dù màn hình theo công nghệ DLP chưa được hoàn thiện lắm, nhưng đây là công nghệ tối ưu trong số các công nghệ tivi chiếu. Với DLP, góc xem thẳng (40 độ) không rộng bằng góc xem ngang.

Do mỗi pixel đơn lẻ là một nguồn sáng và một nguồn màu nên các tivi màn hình Plasma sáng đều và có góc xem hoàn hảo: ngang/dọc đều 180 độ. Con số này giống nhau đối với sản phẩm của mọi hãng.

Độ bền

Các nhà sản xuất màn hình DLP cho biết bóng đèn trong máy có thể sử dụng được tới 80.000 giờ. Hơn nữa, trong một số trường hợp, bóng đèn có thể thay được với giá khoảng 200 USD mỗi lần với bàn tay của một kỹ sư chuyên nghiệp. Hơn nữa DLP là công nghệ gương và ánh sáng nên một khi bóng đèn trong máy bị thay, DLP lại có thể hoạt động tốt như mới.

Màn hình Plasma, ngược lại, sử dụng mạch điện nhỏ nối với các pixel làm tăng các khí tự nhiên như argon, neon và xenon để sản sinh ra thông tin màu và ánh sáng. Khi các điện tử hoạt động, các nguyên tử photpho, oxi tan ra. Những khí này sẽ hết dần theo thời gian. Các nhà sản xuất màn hình Plasma đã tính tuổi thọ của photpho là khoảng 60.000 giờ. Độ bền của màn hình Plasma bằng nửa độ bền của photpho, do vậy khi đã xem được 30.000 giờ, bạn sẽ thấy hình ảnh trên màn hình giảm dần độ rõ và độ sáng so với ban đầu.

Khí trong màn hình tivi Plasma không thể thay mới được, đến lúc này, giải pháp tốt nhất là mua tivi mới.

Theo http://sohoa.vnexpress.net/SH/Hinh-anh/2005/02/3B9ACE0A/.
 

nguyenduc

New Member
Ðề: Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

Chắc do công nghệ này nó dày quá nên không được ưa chuộng.
123456.jpg
 

nguyenduc

New Member
Ðề: Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

Ông bạn này tự nhiên nhẩy vào quảng cáo làm "loãng" cả chủ đề. Cụt hứng.
 

vntp2k

Member
Ðề: Mitsubishi giới thiệu loạt TV DLP cho năm 2012

Thế nào tay này cũng bị ban thôi :))

Rất cám ơn nguyenduc đã tìm hiểu thông tin khá rõ ràng.

Hy vọng theo thời gian các công nghệ tiên tiến ngày phát triển, chất lượng cao hơn, giá thành cũng rẻ hơn.
 
Bên trên