Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

alext

New Member
Đảng Cộng Hoà và ông Romney có nhiều sai lầm chiến lược trong cuộc bầu cử vùa qua. Theo cá nhân tôi, đây là những lý do chính, không nhất thiết theo thứ tự, dẫn đến thất bại to lớn của ông Romney.

1. Đám cực hữu gọi là Tea Party có tiếng nói quá lớn trong đảng. Đám này đề cử ứng cử viên thượng viện của họ là hai ông Todd Akin (Missouri) và Richard Mourdock (Indiana). Hai ông này cực đoan đến mức tuyên bố chống phá thai ngay cả trường hợp bị hiếp dâm. Mourdock còn đi xa hơn khi nói rằng trong trường hợp hiếp dâm và nếu nạn nhân mang thai, đó là ý Chúa (Chúa này chắc đến từ địa ngục). Đám cực hữu khiến ông Romney trở thành ứng cử viên bảo thủ trong khi ông ta là người trung dung.

2. Không điều chỉnh agenda phù hợp với cử tri gốc Mỹ La tinh (Hispanics) trong đó cải tổ di trú (immigration reform) được xem là rất quan trọng đối với họ. Romney đã dùng từ "self deportation" trong cuộc tranh luận lần hai khi nói về chính sách di trú của ông. Đây là một cái đinh đóng vào quan tài của sự thất bại. Hầu hết người Hispanics là công giáo và hơn 60% cử tri công giáo bỏ phiếu cho Romney. Nếu ông Romney chọn thượng nghĩ sĩ Florida Marco Rubio (gốc Cuba có vợ là người Columbia), số phiếu của cử tri Hispanics dành cho Romney sẽ cao hơn hẳn.

3. Thiếu sự ủng hộ từ cử tri gốc Á châu. Có đến hơn 70% người gốc Á châu bỏ phiếu cho Obama. Tôi không hiểu họ bỏ phiếu cho ông Obama vì lý do gì, nhưng những người mà tôi hỏi lý do ủng hộ Obama thì họ hầu hết trả lời là "Obama lo cho người nghèo". Cá nhân tôi thấy rằng người nghèo trong 4 năm qua càng khó khăn hơn. Người gốc Á châu xem trọng các lợi ích công cộng (welfare) hơn sự thịnh vượng của quốc gia!


Các lý do chính ông Obama tái đắc cử:

1. Những chiến lược gia tổ chức tranh cử của Obama đã xuất sắc khai thác các yếu điểm của Romney trong việc vận động ráo riết nhắm vào các cộng đồng dân thiểu số như Hispanics và Á châu. Người Mỹ da đen thì tự động ủng hộ Obama bất chấp chính sách của Obama và đảng Dân Chủ có lợi cho họ hay không. Dù chơi xấu họ cũng sẵn sàng.

2. Obama xuất sắc trong việc tuyên truyền trong suốt từ mùa hè cho đến ngày bầu cử và đã mô tả Romney như là một con quỷ. Hầu hết các quảng cáo chính trị của Obama đều bóp méo sự thật hoặc nói láo trắng trợn. Từ lúc Obama lên chức TT có thêm 15 triệu người Mỹ ăn food stamps - đưa tổng số người lên tới 47 triệu. Đây là con số kỷ lục. Nhưng các cộng đồng thiểu số "không nhìn thấy" các con số này. Đó là chưa nói đến 23 triệu người đang thất nghiệp - cũng là con số kỷ lục. Giỏi truyên truyền là ở chỗ đó. Và đây là điểm yếu của dân chủ - tức kẻ thắng không phải lúc nào cũng là kẻ xứng đáng.

3. Người Mỹ ngày càng trở nên những con người phụ thuộc, xem chính phủ như là cứu cánh cho vận mệnh và tương lai của cá nhân họ. Nước Mỹ không thành lập trên nền tảng này. Obama và đảng Dân Chủ khai thác tối đa tâm lý phụ thuộc và bầy đàn này.

Obama vẫn tiếp tục đổ lỗi cho Bush với các thất bại của mình. Nước Mỹ chưa bao giờ chia rẽ và thù ghét nhau như thời Obama. Obama thậm chí kêu gọi người Mỹ trả thù (vote for revenge). Những người bầu cho Obama rồi sẽ thất vọng.

It's pathetic to demonize success. That's un-American.

Thêm một lý do rất quan trọng cho việc tái đắc cử của Obama: đó là truyền thông báo chí Mỹ gần như đưa tin một chiều có lợi cho Obama. Tôi tin rằng hầu hết cử tri Mỹ gốc Việt lấy thông tin từ các cơ quan truyền thông cánh tả như CNN, ABC, NBC, CNBC, MSNBC, New York Times, Washington Post, LA Times, Boston Globe, Chicago Sun-Times, San Francisco Chronicle, BBC, Reuters, AP, AFP, Yahoo!...

Tại sao các cơ quan truyền thống cánh tả "thống lĩnh" về mặt truyền thông tại Mỹ thì tôi không thể trả lời được.


Các cơ quan truyền thông này đưa những tin có lợi cho Obama, còn những tin vô hại cho họ hoặc có hại cho phía cộng hòa thì họ ra rã đưa tin ngày đêm. Quý vị không tin tôi thì cứ vào các trang nhà của họ hoặc mua báo giấy về đọc. Vụ Benghazi với đại sứ Mỹ bị giết chết truyền thông cánh tả gần như không đưa tin. Obama cố tình ém nhẹm vụ này cho đến sau bầu cử khi mọi chuyện đã rồi.

Nhưng riêng vụ tướng David Petraeus vừa từ nhiệm giám đốc CIA, truyền thông cánh tả liền đồng loạt đi tin vì vụ này vô hại cho Obama. Vụ bão Katrina thì truyền thông cánh tả đưa các hình ảnh tàn phá lên mặt báo và chỉ trích Bush kịch liệt. Obama chẳng làm gì vụ bão Sandy ngoài chụp hình xong rồi dọt. Báo chí cánh tả đưa tin chiếu lệ. Khi chính trị gia cơ hội Chris Christie "ôm" Obama thắm thiết thì báo chí cảnh tả loan truyền khắp nơi.


Trong cuộc tranh luận lần hai Obama nói láo về vụ tấn công Benghazi nhưng Moderator Candy Crowley của CNN cứu ông Obama. Cái này quá lộ liễu. Obama không tuyên bố vụ tấn công giết chết đại sứ Mỹ là khủng bố nhưng đứng trước hơn 65 triệu người xem tranh luận, Obama lại nói láo là có.

Đám cánh tả đã làm "biến dạng" tiểu bang California. Từ một tiểu bang với tiềm năng kinh tế hùng mạnh, California hiện xếp hạng 4 trong 10 tiểu bang khó kiếm sống nhất nước Mỹ với lợi tức trung bình $29,772. Thấp hơn so với các tiểu bang nghèo như West Virginia, South Carolina, Mississippi. Thâm thủng ngân sách năm 2011 là 16 tỉ Mỹ kim trong khi thuế đã cao ngất. Thuế lại tăng. Lực lương ăn welfare lại tăng. Chi tiêu tăng. Cái vòng luẩn quẩn cứ thế tiếp tục.

Obama sẽ biến nước Mỹ thành tiểu bang CA trước khi trở thành Hy Lạp.

Tôi ở một trong những tiểu bang swing states nên xem và nghe rất nhiều political ads từ hai phía. Tuy nhiên Obama và đảng Dân Chủ "chơi dơ" khi dùng trẻ em (10-15 tuổi) trong một political ad "khuyên" cha mẹ không nên bỏ phiếu cho Romney. Đảng Dân Chủ có thêm một political ad dùng toàn người già và dùng ngôn ngữ tục tĩu để nói về Romney.

Obama thắng không phải vì có chương trình hành động tốt hơn nhưng chỉ giỏi bôi bẩn đối thủ. Obama chỉ biết đổ lỗi cho Bush nhưng không bao giờ nhận trách nhiệm. Chương trình Obamacare được thông qua không có lấy một vị cộng hòa ủng hộ chứng tỏ Obama "cực đoan" như thế nào.

Khi hầu hết các cơ quan truyền thông ủng hộ một khuynh hướng chính trị thì đó là một điều nguy hiểm bất kể cánh tả hay cánh hữu vì nó sẽ dẫn đến cực đoan và thái quá. Khi một đảng chính trị thống lĩnh chính trường điều này sẽ dẫn đến độc tài.


Cử tri bỏ phiếu ngày nay chỉ lo nghĩ đến "nồi cơm" của họ, nào là tiền hưu, tiền wellfare, trợ cấp housing. Họ chằm hăm vào túi tiền của kẻ khác, những người làm việc và đóng thuế. Họ quên đi đất nước mà họ đang sống. Đất nước lụn bại ai sẽ đói trước? Tôi nghĩ người nghèo sẽ đói trước. Nhưng họ không bận tâm đất nước có lụn bại hay không cứ có welfare bỏ mồm, có bảo hiểm sức khỏe miễn phí là họ thỏa mãn rồi.

Những người làm việc và đóng thuế là những người có trách nhiệm nhất với cộng đồng xã hội. Có rất nhiều người Việt đến Mỹ chưa bao giờ đóng thuế, nhưng họ muốn bầu cho ứng viên cho họ nhiều lợi ích nhất. Nếu đây không phải là tham lam thì là cái gì?

Tiền này đến từ đâu? Từ tiền thuế và vay nợ từ TQ. Bây giờ mời quý vị xem một vài con số thống kê về thuế.

Từ năm 2005-2009, top 5% có thu nhập cao nhất (150K/năm trở lên) đóng góp xấp xỉ 60% thuế lợi tức liên bang (federal income tax). Trong khi đó bottom 50% (chiếm 1/2 tổng số người đóng thuế - 33K/năm trở xuống) có thu nhập thấp nhất chỉ đóng 2.5%-3% thuế lợi tức liên bang.

Thuế lợi tức cá nhân là nguồn thu lớn nhất chiếm gần 50% ngân sách quốc gia. Obama chưa vừa ý và giới nghèo và trung lưu chưa vừa ý, họ muốn tăng thuế lên những người có thu nhập cao hơn nữa. Nhưng giới giàu "tội lỗi" này lại là nguồn hy vọng chính cho việc phục hồi kinh tế Mỹ và kiến tạo công ăn việc làm cho người dân Mỹ. Chính sách của Obama chẳng khác nào đem giết con gà để trứng vàng. Hệ lụy sẽ là làm người giàu "nghèo" đi, tiền thuế thu sẽ ít hơn, người dân Mỹ sẽ thấp nghiệp nhiều hơn (vì người giàu chẳng thể thuê họ được) và sẽ đòi hỏi tiền trợ cấp. Thiếu tiền thì phải tăng thêm thuế cho bọn giàu và vòng tròn sẽ cứ vậy mà đi xuống.....

Mà phải chi tăng thuế mà đủ trang trải thì còn có thể thông cảm, đằng này dù tăng thuế cũng chỉ thu thêm vài chục tỉ USD/năm trong khi chỉ nội chương trình Obamacare có thể phải ngốn tới 2,000 tỉ USD. Ông Obama không thể kiếm đủ số triệu phú và tỉ phú Mỹ để thi hành chính sách tái phân phối (redistribution) của ông. Tương lai nước Mỹ sau 4 năm dưới thời ông tổng thống nói giỏi làm như hạch này chắc chắn sẽ rất u ám!

May God bless America!
 
Ðề: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

Đọc vài dòng là thấy tác giả bài bình luận nghiêng về phía Cộng Hòa, cũng giống như một Bình luận viên của trân đấu Chelsea vs Mu là fan của MU
 

tusontay

Huyền Thoại
Re: Ðề: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

Đọc vài dòng là thấy tác giả bài bình luận nghiêng về phía Cộng Hòa, cũng giống như một Bình luận viên của trân đấu Chelsea vs Mu là fan của MU
Em thì chưa đọc. Vì em ko thích "trính chị". :)
Nhưng em thấy bác alext có viết nhiều bài thiên về cảm tính (hay) khá nhiều. :)
 

tin72

New Member
Ðề: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

Các bác nghĩ sao chứ em thấy tổng thống Mỹ thường làm hai nhiệm kỳ, lần sau chắc chắn sẽ không có phần của Obama.
 

thich_xem_phim

Active Member
Một góc nhìn khác về truyền thông Mỹ trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2004 giữa 2 đảng để dễ so sánh.
--------------------
Thư từ Mỹ của Trần Hữu Dũng

Cuối tháng 8, 2004

Bạn quý,

Chỉ còn độ hơn hai tháng nữa thì bên này bầu cử tổng thống, hạ viện, một phần ba thượng viện, và thống đốc nhiểu tiểu bang. Nhìn từ thời điểm hôm nay thì triển vọng liên danh Bush-Cheney được tái cử không phải là thấp, và trong thư tháng sau tôi sẽ nói thêm về cuộc bầu cử sắp đến. Trong thư này tôi xin trả lời thắc mắc của nhiều bạn sống ngoài nước Mỹ: Nhìn nước Mỹ ngày nay (tỉ lệ thất nghiệp cao, ngân sách thâm hụt trầm trọng, chiến tranh vô nghĩa ở Iraq), con người ông Bush (dối trá, lười biếng, không mấy thông minh), và những chính sách cực kì phản động của chính quyền này về mặt kinh tế xã hội (phục vụ quyền lợi các đại công ty, bênh vực các nhà triệu phú, bỏ mặc người nghèo) thì tại sao không ít cử tri Mỹ (chắc chắn sẽ không dưới 40%) lại có thể ủng hộ Bush thêm một nhiệm kì nữa?

Dĩ nhiên là có nhiều lí do (mà, vốn là người vô cùng “thận trọng”, tôi sẽ “tiết lộ” sau bầu cử), song tôi nghĩ có một bộ mặt của xã hội Mỹ mà những người không sống ở nước này khó có ấn tượng đầy đủ. Đó là vai trò của môi trường thông tin đại chúng (TV, báo chí...) ở Mỹ, và mức độ mà môi trường này đã bị phe cực hữu khuynh đảo trong những năm gần đây.

Về truyền hình, đứng đầu (về mặt ảnh hưởng) là Fox News, của nhà tỉ phú người Úc Rupert Murdoch. Kênh (truyền hình cáp) này tự xưng là “công bằng và không thiên vị” (“fair and balanced”) nhưng thật sự thì trái ngược. Fox News gần như là cơ quan tuyên truyền, thậm chí nhồi sọ dân chúng, của đảng Cộng hoà và phe cực hữu. (Tôi để ý, mỗi lần nói đến Bush là họ luôn kèm chữ “tổng thống” hoặc “chỉ huy tối cao” – commander-in-chief.) Hàng đêm, từ giờ này sang giờ khác, những chủ chương trình như Bill O’Reilly, Sean Hannity, cứ lên giọng xấc xược ngu dốt xuyên tạc phe tiến bộ, đảng Dân chủ, bênh vực những chính sách bảo thủ, phản động nhất của chính quyền Bush. Có khi họ cũng mời các khách tiến bộ, nhưng họ hay chọn những người nhút nhát, ăn nói không mấy lưu loát, và nếu rủi gặp người hùng hồn cãi lại thì họ không ngần ngại cúp micrô! Thái độ vô lễ, thậm chí du côn, đó lại làm cho phe hữu khoái chí, hùng hổ thêm! Về bên truyền thanh, cùng bè với họ là Rush Limbaugh, cũng với giọng điệu như vậy, ba tiếng mỗi ngày, xoáy vào tai thính giả khắp nước Mỹ.

Ảnh hưởng của Rupert Murdoch không chỉ giới hạn trên kênh TV Fox News vì ông còn là chủ tuần báo Weekly Standard và nhật báo New York Post. Weekly Standard là ống loa của tân bảo thủ, tuy số phát hành không nhiều nhưng có ảnh hưởng lớn đến chính quyền Bush, nhất là về đường lối ngoại giao. Còn New York Post là một tờ báo lá cải, mới đây bị hớ một cú làm ê ẩm mặt mày. Vào buổi sáng khi Kerry chọn Edwards làm ứng cử viên phó tổng thống thì báo này chạy tít lớn ngay trang đầu: (dân biểu) Dick Gephard là người được chọn! Nghe đồn là cú này do phe Kerry chơi xấu Murdoch, đưa tin vịt cho ông này.

Cho đến gần đây thì kênh CNN tương đối là khách quan (chỉ khách quan thôi, thế mà bọn khuynh hữu đã nhạo CNN là Communist News Network), nhưng dần dà vì thấy Fox News ngày càng nhiều người xem, CNN cũng quay ra bắt chước Fox News, cho đảng Cộng hoà và phe cực hữu thêm nhiều cơ hội, nhiều “sô” hơn để công kích đảng Dân chủ và bêu xấu phe tiến bộ. Các hệ thống truyền hình kì cựu như ABC, CBS, NBC thì cũng không dám vạch rõ những gian dối của chính quyền Bush, một phần vì sợ viên chức chính phủ Bush tầy chay không tiếp xúc, một phần cũng sợ phe hữu tồ chức chiến dịch phản đối ồn ào. (Lẽ dĩ nhiên, quyền lợi kinh tế của họ cũng là quan trọng, chẳng hạn như công ty Walt Disney – công ty mẹ của hệ thống truyền hình ABC – đã rút lời hứa phân phát phim Fahrenheit 9/11 của Michael Moore vì áp lực của phe hữu). Cũng nên nói thêm là các phương tiện truyền thông đại chúng Mỹ, nhất là truyền hình, ngày càng ít tin quốc tế. Những cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Iraq, chống Bush, với hàng triệu người ở châu Âu và các nơi khác, hoạ hoằn cũng chỉ được một vài phút trên TV Mỹ, và luôn luôn bị tường thuật qua giọng điệu chế nhạo, coi nhẹ những người tham dự. Đa số dân Mỹ hầu như không biết thế giới nghĩ gì về họ, và họ cũng không theo dõi tình hình thế giới (ngoài Iraq, mà “tin tức” từ đó thì lại qua lăng kính của bộ quốc phòng Mỹ).

Trong lúc phe hữu hùng hổ lấn lướt như vậy thì phe tiến bộ ở Mỹ lại yếu xìu, về tài chính cũng như khả năng tổ chức. Tuần báo đầu đàn của họ là The Nation thì “khô” và nghiêm trang quá mức (tuy rằng tổng biên tập, bà Katrina vanden Heuvel trông hao hao giống nữ tài tử Angelina Jolie!). Tôi vẫn mua tạp chí này hàng tuần, nhưng đó là vì bổn phận, muốn ủng hộ họ, chứ thực tình thì tôi ít khi “enjoy” đọc bài trong đó. Một tuần báo tương đối cũng tiến bộ là The New Republic thì vì vấn đề Iraq (khi có dịp, tôi sẽ kể bạn nghe hàng ngũ phe tiến bộ ở Mỹ đã bị chia rẽ vì vấn đề Iraq như thế nào) mà một thời cũng đâm ra ủng hộ Bush, tuy rằng mấy tháng sau này tờ này có vẻ “cải tà quy chánh”. Vài tạp chí tiến bộ khác (như The American Prospect, Dissent, The Progressive...) thì rất ít người đọc – vì nói thật, bài của họ khá dở, không thuyết phục được người ngoại đạo – nên không có ảnh hưởng gì. Bên radio thì vừa có hệ thống đài Air America do vài mạnh thường quân “tiến bộ” thành lập gần năm nay để có tiếng nói chống lại phe Rush Limbaugh, nhưng tài chính của hệ thống này đến nay coi bộ còn ì ạch lắm, và chỉ phát thanh ở một số thành phố lớn.

À, bạn sẽ hỏi, còn báo in hàng ngày thì sao? Nói chung, nhóm này có khách quan hơn Fox News, nhưng cũng có khuynh hướng nghiêng về phía hữu hơn là vào hai ba thập kỉ trước, và ngày càng ít ảnh hưởng đồi với công luận Mỹ so với truyền hình. Tờ New York Times tương đối còn “khá” nhưng lại bị một số xì căng đan làm điêu đứng vài năm qua. Báo này mất uy tín rất nhiều khi kí giả Jayson Blair của họ bị phát giác là bịa tin, bị sa thải, rồi tổng biên tập Howell Raines bị liên lụy, mất chức theo. Nhưng quan trọng hơn là vụ kí giả cột trụ Judith Miller không biết vì bị phỉnh lừa hay cố ý (bà ta chơi thân với nhóm “tân bảo thủ”) thổi phồng nguy cơ “vũ khí giết người hàng loạt” của Saddam Hussein, cho Bush thêm cớ xâm lăng Iraq. May là báo này vẫn còn nhà bình luận (và cũng xin cho tại hạ khoe là đồng nghiệp) Paul Krugman mỗi tuần hai lần viết bài chống Bush hết sức sắc bén và kịch liệt. (Tôi đoán nhé: Krugman sẽ là người đầu tiên nhận cả Nobel kinh tế và Pulitzer báo chí!) Nhưng từ đầu năm nay, có lẽ vì bị áp lực của phe hữu, New York Times phải thuê nhà bình luận bảo thủ David Brooks viết mỗi tuần cũng hai lần để làm đối trọng cho Krugman. May cho “phe ta”, Brooks hơi ... lười và nông cạn, không đọ sức nổi với Krugman.

Tờ Washington Post cũng ủng hộ Bush trong vấn đề Iraq qua ngòi bút những nhà bình luận “tân bảo thủ” như Charles Krauthammer, Robert Kagan (tác giả “Về Quyền Lực và Thiên Đàng”), và bảo thủ George Will. Hai tác giả tương đối tiến bộ của báo này là E.J. Dionne và Richard Cohen thì lại quá “lễ độ”, không hùng hổ như bọn kia. Mary McCrory, người tiến bộ nhất, có lương tri nhất, văn phong lưu loát nhất, thì lại từ trần vào tháng 4 vừa qua. “Phe ta” có số con rệp là thế, bạn ạ!

Trong lúc hai tờ báo tương đối khách quan như New York Times và Washington Post nhập nhằng như thế thì phía bên kia, (trang bình luận) tờ Wall Street Journal mỗi ngày phun lửa những luận điệu cực kì phản động, cực hữu, hiếu chiến. Vì nghề nghiệp, tôi phải đọc báo này (dù sao thì về tin kinh tế tài chính thì báo này vẫn là đầy đủ nhất) nhưng không có can đảm đọc trang bình luận của họ. Nhìn qua cái tít bài là tôi đã xây xẩm mặt mày, muốn đập phá bàn ghế, ít nhất cũng phải văng tục vài câu. Vậy mà Wall Street Journal vẫn có số lượng phát hành lớn nhất (độ 1 triệu 8) hơn cả New York Times (1 triệu 2) và Washington Post (khoảng 800 ngàn). Đấy, nước Mỹ là như thế đấy! (Một tờ báo ngày càng đáng đọc, theo tôi, là Los Angeles Times, nhưng báo này chưa thật sự là toàn quốc như những tờ kia.)

Song cũng không nên đổ lỗi hoàn toàn cho guồng máy tuyên truyền mị dân của đảng Cộng hoà và phe cực hữu, và sự thiếu hiểu biết của cử tri Mỹ, nếu đảng Dân chủ và phe tiến bộ ở Mỹ thất bại kì này. Nói chung, về những giá trị văn hoá và xã hội (đối với vấn đề gia đình, giới tính, tôn giáo, vv) thì đa số dân Mỹ bảo thủ hơn dân Tây Âu, và đảng Cộng hoà của Bush đã khôn khéo đánh lá bài này, luôn cố thuyết phục cử tri là đảng Dân chủ và những ngừơi “phóng khoáng” (liberals) không chia sẻ những giá trị truyền thống của dân Mỹ. Thomas Frank, một tác giả cấp tiến, trong cuốn sách mới ra What's the Matter with Kansas?: How Conservatives Won the Heart of America (“Kansas ra sao thế?: Cách những người bảo thủ chiếm quả tim của nước Mỹ”) đã lấy trường hợp bang Kansas, sinh quán của ông, làm ví dụ. Bang này ở vào miền Trung tây nước Mỹ, thu nhập bình quân không cao, đa số là nông dân, lao động trung lưu, bị thiệt hại nhiều bởi chính sách của Bush (và của những triều đại đảng Cộng hòa trước đây) vậy mà họ vẫn có khuynh hướng bỏ phiếu cho đảng Cộng hoà. Tại sao thế? Theo Frank, đó là vì đa số họ là bảo thủ về văn hoá, và dù không ưa chính sách kinh tế của Bush, dân Kansas và những nơi tương tự (mà báo chí Mỹ gọi là các bang đỏ (red states) để phân biệt với các bang xanh (blue states) nghiêng về đảng Dân chủ) vẫn có cơ lại bỏ phiếu cho Bush, vì họ nghĩ (có thể là ngộ nhận) rằng những giá trị văn hoá và xã hội của đảng Dân chủ và những người “phóng khoáng” là khác của họ.

Thư đã dài nên xin chấm dứt nơi đây, hẹn bạn thư sau (nếu Diễn Đàn cho phép).

Trần Hữu Dũng
12-8-04

Link: Thư th
 

Jiro Tran

Member
Ðề: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

=D>
Các bác nghĩ sao chứ em thấy tổng thống Mỹ thường làm hai nhiệm kỳ, lần sau chắc chắn sẽ không có phần của Obama.

Em thích cách "dân bầu - đảng cử" của Vietnam hơn =D>

Cả bộ chính trị đều cảm thấy có lỗi vì nền kinh tế viêtnam đi thụt lùi trong vài năm gần đây X_X

Hy vọng thông qua việc "phê & tự sướng" lần này sẽ giúp đồng chí XXX thấy được lỗi lầm của mình trong thời gian vừa qua >-)
 

paracels

Well-Known Member
Ðề: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

Em chả ưa Đảng Cộng hòa lắm nhưng kỳ này lại thích Romney hơn là Obama, dù Romney nhìn không "duyên" bằng. Một số ý kiến cho rằng Obama thắng cử là một "thảm họa" của nước Mỹ, em thấy điều này chả sai tí nào, nhưng đây lại là một tín hiệu "dễ chịu" cho PRC. Chẳng biết PRC sẽ hành xử với Việt Nam như thế nào trong 4 năm tới.
 

tarzan1234

New Member
Ðề: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

Em chả ưa Đảng Cộng hòa lắm nhưng kỳ này lại thích Romney hơn là Obama, dù Romney nhìn không "duyên" bằng. Một số ý kiến cho rằng Obama thắng cử là một "thảm họa" của nước Mỹ, em thấy điều này chả sai tí nào, nhưng đây lại là một tín hiệu "dễ chịu" cho PRC. Chẳng biết PRC sẽ hành xử với Việt Nam như thế nào trong 4 năm tới.

Em nghĩ điều này chưa chắc đã đúng vì trong chục năm trước dưới thời tổng thống Bush, nước Mỹ nhảy vào 2 cuộc chiến hao tiền tốn của thiệt hại người ở Trung Đông và mắc kẹt ở đó. Do vậy mà Mỹ hoàn toàn lơ là khu vực Châu Á Thái Bình Dương, nhờ thế mà anh hàng xóm LẠ của chúng ta càng được nước lấn tới, dọa dẫm hết anh nọ đến anh kia. Bác để ý thấy thời gian gần đây chính quyền Obama có vẻ quan tâm tới Châu Á hơn và một trong những động thái quan trọng nhất là chuyển trọng tâm của Hải Quân với ít nhất 50% lực lượng được điều về đồn trú ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Để có sức làm được điều này có lẽ cũng nhà nhờ việc Mỹ rút quân khỏi Iraq và đang lui dần khỏi Afghanistan. Trong khi đó nếu ông Romney thắng, về chính sách đối ngoại có lẽ cũng sẽ không khác nhiều so với ông Bush và tiếp tục tập trung vào các nước Hồi Giáo ở Trung Đông. Hơn nữa qua những phát biểu khá hung hăng của ông Romney, khả năng ông này cho tấn công Iran là có rất có thể. Nếu điều này xảy ra, nước Mỹ sẽ lại sa lầy trong một cuộc chiến nữa và khu vực Châu Á sẽ lại tiếp tục bị lơ là và anh hàng xóm lạ muốn làm gì thì làm....Em nghĩ thế...
 

fostina

Well-Known Member
Ðề: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

Obama lên sẽ đẩy nhanh tiến độ F4 cho em sớm đi khỏi đây, tks
 

HDVNAdmin

Ban Quản Trị
Mình cảm giác Obama có lợi cho VN hơn là Romney, vì vậy khoái Obama lên nắm quyền hơn, hehe...
 

Dr_slums

New Member
Ðề: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

Nhiều người ủng hộ Obama vì ông ý là người da đen để thỏa mãn cái "tôi" vì trong xã hội Mỹ và cả VN vẫn nhìn người da đen là kém cỏi hơn so với các chủng tộc khác. Bản thân người da trắng cũng thấy có tội lỗi với người da đen vì họ đã từng bắt những người da đen làm nô lệ trong hàng trăm năm. Tuy nhiên xét về cục diện chung (theo em) nếu Mit Romney thắng cử sẽ có lợi cho nước Mỹ và VN hơn.
Thứ 1: Chỉnh phủ cồng kềnh và chi tiêu nhiều cho phúc lợi không phải là 1 điều tốt. Dân Mỹ bây h quá lười so với ngày xưa. Nuớc Mỹ đc tạo nên bởi những người chăm lao động bây h ai cũng muốn hưởng phúc lợi mà không chịu đóng góp. Thâm chí những công việc tay chân ở đây phần lớn do người Mexico và Mỹ la tinh làm (bất hợp pháp) vì người Mỹ không muốn làm và thà ở nhà hưởng chợ cấp còn hơn. Người già không (hoặc ít) đóng thuế SS tax (một dạng bảo hiểm xã hội như ở VN) và không có tài sản tích lũy riêng lúc đi làm (làm bao nhiêu tiêu hết không tiết kiệm thầm chí còn nợ CC hàng chục ngàn $) chỉ trông chờ vào tiền trợ cấp lúc về già. Sinh viên đi học thì lười học và vay tiền quá dễ dàng nên ra trường nợ hằng chục ngàn $ tiền vay đi học (vay tiền học và tiền ăn đã đành nó còn vay tiền mua Mac book, iphone, v.v Hic). Obama biết và nắm rõ điều này nên hứa tăng trọ cấp, giảm thuế, để làm vơi đi nỗi lo trước mắt và kiếm phiếu bầu. Nếu tăng trợ cấp và giảm thuế thì lấy đâu ra tiền để làm ===> in tiền, vay tiền chăng? Rõ rằng đây không phải một cách làm thông minh. Nhưng khi Romney bảo là tăng thuế, giảm trợ cấp thì ai cũng sợ mất quyền lợi trước mắt nhưng ít ai thaýa đc cái lợi lâu dài.
Thứ 2. Đảng cộng hòa "hiếu chiến" nhưng nó hiếu chiến với thằng khác là kẻ thù của mình thì em cũng chẳng muốn hòa bình lắm. ;;). Còn nữa khác với VN muốn đánh nhau phải mua vũ khí nó tự làm đc vũ khí và bán vũ khí nên khi có đánh nhau chưa chắc nó đã mất nhiều $ như thế. Mọi người nói về tốn kém bao nhiêu tỷ $ cho chiến tranh nhưng chẳng thấy ai nhắc nó bán đc bao nhiêu vũ khí và thu đc bao nhiêu dầu mỏ tử Iraq. Tiền mua vũ khí lại chảy lại ở trong nước Mỹ cho các công ty quân sự và trả lương nhân viên, tiền nghiên cứu vũ khí cũng là 1 dạng nghiên cứu khoa học tất cả đều là 1 dạng chi tiêu chính phủ. Nó là trùm tư bản nòi nên với nó chiến tranh cũng là 1 business.
Nói ra thì còn rất nhiều nhưng 2 điểm chính như vậy đủ để thấy mọi việc nó không đơn giản như mọi người vẫn nghĩ.
 

hoaqn

Active Member
Ðề: Re: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

Mình cảm giác Obama có lợi cho VN hơn là Romney, vì vậy khoái Obama lên nắm quyền hơn, hehe...

Lợi gì bác Chip ơi, bác nói rõ thêm tí được hông ;;), em lại nghĩ là không biết có còn ... răng... nữa hông đây b-(
 

thangba81

Well-Known Member
Ðề: Vài suy nghĩ về cuộc bầu cử Mỹ và về TT Obama!

tớ nghĩ Mai cồ jackson là xứng đáng hơn cả
 
Bên trên