Đà Nẵng là nơi tôi đã tìm thấy Bình yên trong những bước chân đi

makiemsau

Well-Known Member
Ðề: Re: Ðề: DakNan là nơi tôi đã tìm thấy Bình yên trong những bước chân đi

Vâng anh, hôm nay a chịu xuất hiện rồi, hehe. Vì em thích cái xưa cũ cổ kín của ĐN nên cố tình như thế >:D<


Em là em thích tìm hiểu và khám phá lắm ạ, nhất là con gái ĐN và xứ Daknan ( lạ lạ, ngộ ngộ, kỳ kỳ ) \:D/

ờ cái vụ xưa cũ giờ em mới biết nà, sory bác. Mà ý kiến cá nhân của em cũ với xưa là em ko thích " khám phá" đâu ạ, em chỉ thích khám phá cái mới, cái độc mà chưa ai khám phá kia :D
 

quoctrung

Well-Known Member
Lung Linh Phố cổ Hội An trong đêm



Lung Linh Phố cổ Hội An trong đêm ( còn Update ở các post tiếp, mong anh em đón xem )
IMG_9687.png

Nhìn đẹp thật

IMG_9684.png

IMG_9711.png

IMG_9686.png

IMG_9776.png

IMG_9745.png

IMG_9706.png

Góc mưu sinh

IMG_9771.png

IMG_9762.png

Xí mè phủ, rất ngon... ăn xong uống chén nước đậu ván mà ấm lòng người

IMG_9755.png

IMG_9750.png

IMG_9731.png

Lung linh, huyền ảo về đêm

IMG_9692.png

Cầu vào Chùa Cầu mang phong cách Nhật xưa ....
Mã:
Anh về nơi xứ Quảng thăm người em phố Hội.
Sông Thu Bồn con nước lững lờ trôi.
Đường chùa Cầu mưa buồn giăng ngập lối.
Rừng thông xanh mưa thắm ướt bờ môi

IMG_9698.png

Đèn giấy của tôi và Nàng :(( thả trên sông Cầu

IMG_9690.png

Hát gì như hát Dân ca, iem nghe không rõ, nhưng chỉ biết giống như hát Lý trong miền Nam ( mong các pác ĐN chú thích thêm )

IMG_9720.png

IMG_9714.png

Trò chơi dân gian " Bài Chòi " ( tựa như chơi Lô Tô miền Nam )


IMG_9779.png

Ngõ phố Đèn Lồng

P/s : Mấy tấm hình sau về Hội An này iem chụp vội, và lo di dạo và cầm đồ ăn nên pics không đẹp lắm, hị hị,
đêm này là đêm cuối ở ĐN nên iem dành thời gian cho .... [-O<


 
Chỉnh sửa lần cuối:

quoctrung

Well-Known Member
Toàn là *png, em phải tắt IDM cho nó load trước không thì chờ dài cổ :))

IMG_9850.png


Bác có sờ thử chưa mà đã run tay rồi ;))
hehe, chắc có nên mới mới run run tay pác hỷ , để tay chạm nguyên 1 vòng tròn ấm ấm tay rồi mát mát, nên nhiệt độ thay đổi => tay run:))

Iem không convert ra jpg mà chỉ convert từ png gốc xuống png nhẹ hơn tý so với file gốc để hình ảnh nó chất xíu, lưu trữ cho ae Đà Nẵng .

Đây cũng là lần đầu tiên Box địa phương ( Đà Nẵng ) trong HDVietNam có 1 bài Preview mang đậm chất Địa phương so với các Box khác, iem rất Tâm huyết cho Preview này đấy pác ạ :x

Chắc iem Yêu Đà Nẵng mất rồi
:))
 

nhoctom

New Member
Load tới cái ảnh Thuyền 18+ nó load chậm ghê thế không biết ;))
Cái Thiền 18+ sao không thấy hình gì anh 8->
IMG_9609.png
hơ hơ anh và "cô giáo" hả ;;)

p.s: mai mốt rãnh phượt Huế 1 chuyến nha anh ;))
 

quoctrung

Well-Known Member
Nghệ thuật Điêu khắc ở Đà Nẵng – Vẻ đẹp hoài cổ về Champa

Bảo tàng Điêu khắc Chăm ở Đà NẵngVẻ đẹp hoài cổ về Champa

800px-Museum_of_Cham_Sculpture.jpg

Museum of Cham Sculpture (Wiki)​

Bảo tàng Nghệ thuật Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là bảo tàng trưng bày hiện vật Chăm quy mô nhất ở Việt Nam, trực thuộc Bảo tàng Đà Nẵng. Đây là bảo tàng do người Pháp xây dựng, chuyên sưu tập, cất giữ và trưng bày các di vật về nghệ thuật điêu khắc của vương quốc Chăm Pa tìm thấy ở các tháp, thành lũy Chăm tại các tỉnh duyên hải Nam Trung bộ từ Hà Tĩnh tới Bình Thuận và các tỉnh Tây Nguyên.
Vào cuối thế kỷ 19, công sứ tỉnh Quảng Nam là Charles Lemire, người Pháp, đã tiến hành công tác khảo cổ các di chỉ văn hóa Chăm và đem các di vật tìm được đem về trưng bày tại Đà Nẵng. Sau đó, năm 1900, Trường Viễn Đông Bác cổ (Ecole Française d'Extrême Orient) tiến hành khai quật khảo cổ ở quy mô lớn hơn. Từ đó, nảy sinh nhu cầu xây dựng một nhà bảo tàng tại Đà Nẵng cho các cổ vật Chăm. Năm 1902, Henri Parmentier của Trường Viễn Đông Bác Cổ chính thức đề cử dự án kiến thiết rồi được hai kiến trúc sư người Pháp là Delaval và Auclair thực hiện. Kết quả là một tòa nhà có một số nét kiến trúc Chăm.

Công trình nay là Bảo tàng Chàm được Trường Viễn Đông Bác Cổ cho khởi xây năm 1915-6 đến năm 1936 mới hoàn tất. Bộ sưu tập nguyên thủy là do nhà khảo cổ Henri Parmentier thu thập từ thế kỷ 19[1] được bổ túc thêm bằng những phát hiện sau. Vào thập niên 1930 tòa nhà được khuếch trương để thu nhận thêm bộ sưu tập cổ vật khai quật ở Trà Kiệu.[2]

Sang thập niên 1950 và 1960 kiến trúc sư Nguyễn Bá Lăng thuộc Viện Khảo cổ cho nới rộng diện tích các sảnh trưng bày một cách hài hòa, bắt nhịp với phần kiến trúc nguyên thủy.

Hơn 40 năm sau, năm 2002, một tòa nhà 2 tầng với khoảng 2 ngàn m² diện tích trưng bày và khoảng 500 m² diện tích kho được xây dựng thêm ở phía sau.
Xem thêm tại :
Bảo tàng Nghệ thuật điêu khắc Chăm Đà Nẵng – Wikipedia tiếng Việt

Vẻ đẹp hoài cổ về Champa đã viết:
Khi bạn đến du lịch Đà Nẵng, có một nơi mà bạn nên ghé thăm để biết về một nền nghệ thuật độc đáo vang bóng một thời. Đó là Bảo tàng Điêu Khắc Chăm (tên cũ gọi là Bảo tàng Chăm). Khi thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm – dẫu giữa ngày mưa hay ngày nắng, buổi sáng hay buổi chiều, du khách vẫn nhận ra một không khí rất riêng mà nơi này vẫn luôn giữ được đó là sự trầm lắng, yên ắng của những hoài niệm.

Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng hiện tại có khoảng gần 2.000 hiện vật lớn nhỏ, trong đó có gần 500 hiện vật đang trưng bày bên trong nhà Bảo tàng (được phân chia thành các phòng trưng bày gồm: Mỹ Sơn, Trà Kiệu, Đồng Dương, Tháp Mẫm và các hành lang Quảng Trị, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Kon Tum, Quảng Bình và Bình Định), một số hiện vật trưng bày ngoài sân vườn và hơn 1200 hiện vật hiện đang lưu giữ trong kho. Hầu hết các tác phẩm điêu khắc hiện có tại bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng là những tác phẩm nguyên bản trên 3 chất liệu chính là sa thạch, đất nung và đồng, phần lớn là sa thạch, có niên đại từ thế kỷ VII đến thế kỷ XV thuộc nhiều phong cách nghệ thuật khác nhau.

Các tác phẩm nghệ thuật được trưng bày tại đây hầu hết đều có một cuộc đời chìm nổi như chính số phận của nền văn hóa rực rỡ đã sản sinh ra nó. Từ trong đổ nát của thời gian, chiến tranh và cả sự quên lãng của con người, những tác phẩm điêu khắc Champa tuyệt vời đã được nhiều thế hệ dày công mang về đây. Và trong chỉnh thể có tính hệ thống này, các công trình của các nghệ nhân Champa xưa lại có được một sức sống mới.

Đến bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng, bạn sẽ như thấy lại quá khứ vàng son của một dân tộc mà lòng say mê và khả năng sáng tạo nghệ thuật đều ở một trình độ rất cao. Thế giới thần linh kỳ bí, những câu chuyện bằng hình ảnh, các biểu tượng tôn giáo, đường cong thân thể các vũ nữ, những bầu ngực căng tròn, nụ cười phảng phất nét thời gian… tất cả đều sống động, chi tiết và gợi cảm vô cùng.

Chịu ảnh hưởng sâu sắc nghệ thuật kiến trúc, điêu khắc của văn minh Ấn Độ nhưng người Champa xưa đã biết nhìn đời sống và tôn giáo theo những cảm quan riêng của mình. Sự khúc xạ đó đã tạo ra cho thế giới nghệ thuật của họ một vẻ đẹp rất riêng, gần gũi mà lại thiêng liêng, quen thuộc nhưng lại độc đáo, tinh tế.

Dù có nhiểu điểm tham quan để bạn lựa chọn nhưng bạn nên ghé thăm Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng để chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc đẹp, độc đáo, vượt không gian và thời gian, nối tiếng không chỉ trong nước mà cả thế giới.

Tham khảo và Tìm hiểu thêm về Di sản Champa : Welcome To IVCE


IMG_9876.png

IMG_9877.png

IMG_9878.png

IMG_9863.png

IMG_9868.png


IMG_9875.png

IMG_9882.png

IMG_9869.png

IMG_9873.png

IMG_9867.png

IMG_9866.png

IMG_9862.png

IMG_9860.png

IMG_9858.png

IMG_9857.png

IMG_9856.png

IMG_9854.png

IMG_9852.png

IMG_9851.png

IMG_9884.png

IMG_9883.png


IMG_9908.png

Duy nhất tượng này bằng Đồng trong số nhiều tượng Đá

IMG_9850.png

Bị nghiêng tay chụp vì "nhiều và lạ" quá ^:)^

IMG_9845.png

IMG_9848.png

IMG_9846.png


IMG_9909.png

Khách nước ngoài... tìm hiểu về Lịch sử
IMG_9903.png


*****************

Thêm tab nhạc khi view Post này cho nó feel nhé các pác 8-> Hận Đồ Bàn - Instrumental / Nhạc Không Lời | X1pSV0Bcbg==, Upload: Truong Van

Chuyện xưa tích cũ DakNan - Chiêm Thành xưa và Huyền Trân Công Chúa

Đà Nẵng trong lịch sử có những tên gọi khác. Vì nằm ở cửa sông Hàn nên còn được gọi là Cửa Hàn. Người Pháp gọi Đà Nẵng là Tourane vì đọc nhầm thôn Thạc (碩) Gián thành Tu(須) Gián và Tu Gián được phiên âm ra "Tourane".

Nguồn gốc từ "Đà Nẵng" là biến dạng của từ Chăm cổ "DAKNAN", nghĩa là vùng nước rộng lớn[3]. Trong đó, chữ DAK có nghĩa là nước, NAN là rộng, lớn, hoặc già. Địa danh DAKNAN hàm ý chỉ vùng sông nước rộng mênh mông (sông lớn hoặc sông già - cửa sông Hàn bây giờ). Người Việt phiên âm ra thành Đà Nẵng. Vào thời Pháp thuộc (và trước đó), địa danh Đà Nẵng thường được gọi là Tourane. vì chữ DAKNAN của dân tộc Chăm mà người Trung Hoa gốc Hải Nam đọc là TOUNAN, do đó mà phiên âm thành Tourane.
Đà Nẵng – Wikipedia tiếng Việt

Lịch sử của vương quốc Chiêm Thành với một thời oanh liệt của các vị vua như Chế Mân, Chế Bồng Nga... Vương quốc Chiêm Thành hình thành vào khoảng thế kỷ thứ 4 B.C, biên giới từ Đèo Ngang kéo trở vào cho đến khu vực tỉnh Ninh Thuận ngày nay. Nửa cuối thế kỷ 13, Chiêm Thành đã có những xung đột và chiến tranh với nhà Trần. Năm Tân Sửu 1301 (1 năm sau Trần Hưng Đạo mất) thì vua Trần Nhân Tông có cuộc viễn du sang Chiêm và đã có cuộc hoà đàm với vua Chiêm là Chế Mân... Để kết tình hoà hiếu giữa hai nước, vua Trần hứa gả em gái là Huyền Trân công chúa cho vua Chiêm và Chế Mân đã xin dâng hai châu Ô và châu Rí ( châu Lí như có sách viết) cho vua Trần để làm vật dẫn cưới. Sau đó nhà Trần đưa dân hai châu Hoan và châu Ái ( Thanh Hoá, Nghệ An) vào tiếp quản và sinh sống, vùng đất đó chính là xứ Thuận Hoá, sau gọi là Huế như ngày nay. Đến đời Trần Dụ Tông thì triều Trần suy yếu lắm,sau đó mấy lần Chế Bồng Nga tấn công vào tận kinh thành Thăng Long, bắt đi nhiều đàn bà, con gái... Đến thời Hậu Lê (Nhà Lê của Lê Lợi) thì việc bình định phương Nam đã tiến khá xa. Nhà Lê chiếm đóng tới tận đất Quảng Nam bây giờ, cho quân dân vào khai khẩn lập ấp... Đến thời Lê mạt, rồi Trịnh - Nguyễn phân tranh, thì Chiêm Thành coi như bị xoá sổ, mất nước .

Tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, có gì sai sót, mong bỏ qua

IMG_9890.png

IMG_9885.png

IMG_9886.png

IMG_9887.png

IMG_9888.png


IMG_9889.png

Vũ khí Đồng thời xưa


Bà sinh vào năm 1287[1] Vào năm 1293, vua Trần Nhân Tông thoái vị, hoàng thái tử Trần Thuyên lên nối ngôi (tức là hoàng đế Trần Anh Tông). Vua Trần Nhân Tông trở thành Thái thượng hoàng, lên tu ở núi Yên Tử. Năm 1301, Thái thượng hoàng Trần Nhân Tông nhận lời mời, du ngoạn vào Chiêm Thành, được vua Chiêm Thành là Chế Mân tiếp đãi nồng hậu, có ở lại trong cung điện Chiêm Thành gần 9 tháng. Khi ra về, Trần Nhân Tông có hứa gả con gái là Huyền Trân cho Chế Mân, mặc dù khi đó Chế Mân đã có chính thất là hoàng hậu Tapasi, người Java (Nam Dương ngày nay). Sau đó nhiều lần Chế Mân sai sứ sang hỏi về việc hôn lễ, nhưng triều thần nhà Trần phản đối, chỉ có Văn Túc Vương Đạo Tái và Nhập nội hành khiển Trần Khắc Chung chủ trương tán thành.

Năm 1306, Chế Mân dâng hai châu Ô, Rý (còn gọi là Lý) làm hồi môn, vua Trần Anh Tông đồng ý gả Huyền Trân cho Chế Mân. Huyền Trân về Chiêm Thành, được phong làm hoàng hậu Paramecvari [2]. Một năm sau đó, khi hoàng hậu người Đại Việt vừa sinh xong hoàng tử Chế Đa Đa, thì tháng 5 năm 1307, quốc vương Chế Mân băng hà. Thế tử Chiêm sai sứ sang Đại Việt báo tang. Theo tục nước Chiêm, khi vua chết hoàng hậu phải lên giàn hỏa để tuẫn tang[3]. Vua Trần Anh Tông biết tin, sai Trần Khắc Chung vờ sang viếng tang, tìm cách cứu Huyền Trân. Trần Khắc Chung bày kế thành công, cứu được Huyền Trân đưa xuống thuyền, đưa Huyền Trân về Đại Việt bằng đường biển. Cuộc hải hành này kéo dài tới một năm và theo Đại Việt Sử ký Toàn thư thì Trần Khắc Chung đã tư thông với công chúa.

Tháng 8 năm Mậu Thân (1308), Huyền Trân về đến Thăng Long. Theo di mệnh của Thượng hoàng Nhân Tông, công chúa đầu gia Phật giáo ở núi Trâu Sơn (nay thuộc Bắc Ninh) vào năm (1309), dưới sự ấn chứng của quốc sư Bảo Phát. Công chúa thọ Bồ tát giới và được ban pháp danh Hương Tràng [4]

Cuối năm Tân Hợi (1311), Hương Tràng cùng một thị nữ trước đây, bấy giờ đã qui y đến làng Hổ Sơn, huyện Thiên Bản (nay thuộc Nam Định), lập am dưới chân núi Hổ để tu hành. Sau đó, am tranh trở thành điện Phật, tức chùa Nộm Sơn hay còn gọi là Quảng Nghiêm Tự [5]

Bà mất ngày mồng 9 tháng giêng năm Canh Thìn (1340)[6]. Dân chúng quanh vùng thương tiếc và tôn bà là "Thần Mẫu" và lập đền thờ cạnh chùa Nộn Sơn. Ngày bà mất sau này hàng năm trở thành ngày lễ hội đền Huyền Trân trên núi Ngũ Phong ở Huế.

Các triều đại sau đều sắc phong bà là thần hộ quốc. Vua triều Nguyễn ban chiếu đền ơn công chúa "trong việc giữ nước giúp dân, có nhiều linh ứng", nâng bậc tăng là "Trai Tĩnh Trung Đẳng Thần" [7] .
Huyền Trân – Wikipedia tiếng Việt

Từ năm 1293, Nhân tông thoái vị, truyền ngôi cho con là Anh tông, rồi ra tu ở núi Yên Tử. Đến năm Tân sửu 1301, nhân có phái bộ Chiêm Thành sang giao hảo, Thượng hoàng Nhân tông được mời du ngoạn nước Chiêm. Trần Nhân tông chấp thuận, theo chân phái đoàn, đến sống trong cung điện vua Chiêm của Chế Mân (Jaya Sinbavarman III) ngót 9 tháng. Rồi khi chia tay trở về nước nhà, cảm lòng Chế Mân có hậu đãi, Thượng hoàng Nhân tông hứa gã công chúa Huyền Trân cho (mặc dầu Chế Mân đã có vợ chính thất, người xứ Java, mĩ hiệu là hoàng hậu Tapasi). Từ ấy, Chế Mân vẫn thường sai sứ sang tỏ việc cầu hôn, nhưng triều đình Việt còn do dự, không trả lời dứt khoát.

Đến năm Bính ngọ 1306, vua Trần Anh tông gả bà cho vua Chiêm là Chế Mân để đổi lấy 2 châu Ô, Lý.

Huyền Trân về Chiêm, được phong hoàng hậu, mĩ hiệu là Paramecvari. Chỉ non một năm, Đ. vị 1307, tháng 5, Chế Mân mất.

Tục nước Chiêm, vua mất thì hoàng hậu phải vào hỏa đàn để tuẫn tang. Trần Anh tông biết thế, lo ngại cho tính mạng Huyền Trân, liền sai Nhập nội hành khiển Thượng thư tả bộc xạ là Trần Khắc Chung và An Phủ sứ là Đặng Văn sang Chiêm, giả tiếng đi điếu tang, để tìm cách cứu Huyền Trân đưa về nước.

Trong dân gian, cuộc đời Huyền Trân bị nhân dân đàm tiếu khá nhiều. Sĩ phu phần nhiều mượn chuyện Chiêu Quân cống Hồ đặt làm thơ Nôm chế diễu giới bình dân thì có câu:

Con vua lấy gã bán than

Nó đưa lên ngàn cũng phải đi theo


------------------

Nhìn lại một sự kiện lịch sử 1306 - 2006 : 700 năm cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân Công Chúa


Vì tuổi già sức yếu trong cuộc chiến chống Mông Cổ, vua Indravarman V thoái vị vào cuối thế kỷ 13, nhường ngôi lại cho con là Jaya Sinhavarman III, mà người Việt gọi là Chế Mân.

Chữ "Chế" phiên âm từ chữ phạn Cri (Vua), còn chữ "Mân" là phiên âm sau cùng của chữ Sinhavarman.

Vua Chế Mân có tên là Harijit, con vua Indravarman đệ ngủ, hiện gia phả của dòng họ này, còn thấy khắc trên văn bia Đông Dương I và II, tại tỉnh Quảng Nam (Trung Phần ) như sau: 'Triều đại UROJA, Paramxvara sinh Uroja - Dharmaraja - Rudravarman - Indravarman - Jaya Indravarman - Jaya Sinhavarman, tức thế tử Harijit hay vua Chế Mân - sinh Chế Chi, Chế Đà A Bà Niêm và Chế Đa Đa (con Huyền Trân).

Khi còn là hoàng tử, Chế Mân tên Harijit, con của hoàng hậu Gaurendrakmi. Chế Mân là một bậc anh tài lỗi lạc, từng theo cha đánh giặc chống quân xăm lăng Mông Cổ. Trong suốt thời gian trị vì, Chế Mân đã xây dựng nhiều đền đài tráng lệ, như tháp Po Klaun Garay trên đồi Chek Hala (tức Đồi Cây Trầu ở Phan Rang), và đem lại sự thịnh vượng cho nhân dân Champa.

Nhà Vua chú trọng rất nhiều đến lãnh vực ngoại giao. Vương quốc Champa giao thiệp thân mật với các vương quốc Lào và Chân Lạp. Ngoài ra hai vương quốc Champa và Java (Nam Dương) còn nối kết tình thân khá chặt chẽ qua sự kết duyên giữa công chúa Tapasi của Java và Chế Mân. Nhưng đối với kẻ xâm lăng, như quân Mông Cổ, Chế Mân chiến đấu tới cùng cho tới khi đuổi được quân ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ mới thôi; đối với những kẻ mạnh hơn nhà vua không bao giờ chịu phục tùng.

Còn Đại Việt, sau khi giành lại quyền độc lập vào thế kỷ thứ 10, liền thực hiện chính sách đưa người Việt tiến dần về phía Nam tìm thêm đất mới. Cuộc Nam Tiến này đã biến các quốc gia láng giềng thành những chư hầu mà vương quốc Champa là nạn nhân đầu tiên. Xung đột biên giới ở phía Bắc là một trong những vấn đề rất khó giải quyết trong suốt quá trình hình thành của vương quốc Champa. Chính vì thế ngay khi vừa lên ngôi, Chế Mân liền chấm dứt bang giao với Đại Việt, một vương quốc thù thường gây chiến với Champa thời đó.

Phải chờ đến năm 1293, nhân dịp lễ đăng quang của vua Trần Anh Tôn (sau khi vua cha là Trần Nhân Tôn thoái vị), Chế Mân đã gởi một phái đoàn sang Đại Việt tham dự, quan hệ giữa hai nước mới thân thiện trở lại.

Chế Mân dâng châu Ô và châu Rí ( có nơi gọi châu Lý ) làm lễ cầu hôn

Tháng 3 năm Tân Sửu (1301), vua Trần Anh Tôn du lãm về phương Nam và có ghé thăm Champa. Sau chuyến viếng thăm này, vua Champa đã gởi một phái đoàn đến thủ đô Thăng Long (lần thứ hai) để thắt chặt bang giao giữa hai nước. Nhân dịp này, cựu hoàng Trần Nhân Tôn xin theo phái đoàn sứ giả để viếng thăm Champa. Cho tới nay không có tài liệu lịch sử nào cho biết mục đích của cuộc viếng thăm này là gì. Sau khi ở lại Champa khoảng 9 tháng, trước khi về lại Thăng Long, cựu hoàng Trần Nhân Tôn có hứa gả công chúa Huyền Trân cho vua Champa là Chế Mân (có lẽ là để tạ ơn và thắt chặt quan hệ hữu nghị giữa hai vương quốc).

Tuy nhiên khi hay tin vua Champa muốn kết duyên với một công chúa Đại Việt, một phong trào phản đối mãnh liệt đã xảy ra trong triều đình Champa, nhưng nhà vua vẫn cương quyết tiếp tục thương lượng với triều đình Đại Việt thủ tục cưới hỏi. Các cuộc thương luợng kéo dài đến đầu năm 1305 và chỉ chấm dứt vào tháng 6 năm Bính Ngọ (1306) khi Chế Mân quyết định dâng châu Ô và châu Lý (từ Quảng Trị đến đèo Lao Bảo phía Nam Huế) cho Đại Việt để làm quà cưới công chúa Huyền Trân, mặc dù chưa bao giờ thấy mặt.

Văn nhân Việt châm biếm cuộc hôn nhân

Sự chống đối tại Đại Việt cũng không thua gì. Dư luận trong nước trách cứ vua Trần Anh Tôn không nghĩ gì đến danh dự của vương quyền khi gả em gái mình cho vua Chăm để đổi châu Ô và châu Lý. Đối với người Việt thời đó, Champa vẫn là vương quốc của những nhóm người «Man» (Mọi, Hời), nghĩa là chưa biết tới đạo lý Thánh Hiền (Khổng Giáo).

Không biết sắc đẹp của công chúa Huyền Trân như thế nào, nhưng một số rất đông thi sĩ Việt đã không tiếc lời châm biếm cuộc hôn nhân dị chủng vì đổi chác chính trị :

"Tiếc thay cây quế Châu Thường
Để cho người Mọi người Mường nó leo"...
"Con vua lấy thằng bán than
Nó đưa lên ngàn cũng phải đi theo"...


hay :

"Đổi chác khôn ngoan khéo nực cười
Vốn đã không mất lại thêm lời
Hai châu Ô, Lý vuông nghìn dặm
Một gái Huyền Trân của mấy mươi
Lòng đỏ khen ai lo việc nước
Môi son phải giống mãi trên đời
Châu đi rồi lại châu về đó
Ngơ ngẩn trông nhau mấy chú Hời".

(Thái Xuyên, Vịnh Huyền Trân công chúa)

Đưa Huyền Trân về lại cố quốc

Năm 1306, một phái đoàn hùng hậu của triều đình Chăm ra đón công chúa Huyền Trân về Vijaya (Đồ Bàn, Bình Định), tại đây Huyền Trân được tôn là hoàng hậu Paramesvari, vợ thứ ba của Chế Mân. Nhà Trần tiếp thu lãnh thổ hai châu Ô và Lý và đổi tên thành Thuận Châu và Hóa Châu rồi giao cho Đoàn Nhữ Hài cai quản.

Đối với người Champa, đây là một cái nhục. Dân chúng Chăm tại hai châu Ô và Lý đã nổi lên chống lại sự có mặt của quân triều đình Đại Việt trên lãnh thổ của họ.

Tình hình tại kinh đô Vijaya cũng không khá gì hơn, các quần thần cực lực phản đối sự hiện diện của một công chúa Việt trong cung đình. Sự phản đối của họ không mang tính kỳ thị chủng tộc mà là chính trị : vương quốc Champa đã bị Đại Việt chiếm quá nhiều đất (năm 1069, Đại Việt đã chiếm ba châu địa đầu phía Bắc là Địa Lý, Ma Linh và Bố Chính), nay lại mất thêm đất nữa. Từ đó quan hệ giữa hai nước trở nên gay go, nếu không muốn nói là thù địch.

Đối với vua Trần Anh Tôn, việc gả em gái của mình là Huyền Trân cho Chế Mân là chuyện bất đắc dĩ, vì muốn giữ lời hứa của Thượng Hoàng mà thôi. Chính vì thế cuộc thương lượng về thủ tục cưới gả đã kéo dài suốt 5 năm mới thành (từ 1302 đến 1306). Đoàn Nhữ Hài là một trong những sứ giả đã có thái độ bất kính đối với Chế Mân, khi trình quốc thư ông đã đặt nó trước mặt vua Chăm để lạy, ý nói rằng ông lạy vua Đại Việt chứ không phải vua Chăm.

Sau khi Chế Mân chết, "vua Trần Anh Tôn sợ Huyền Trân sẽ hỏa táng theo chồng. Nhà vua bèn sai Trần Khắc Chung và Đặng Văn sang Chiêm Thành để bày mưu cứu công chúa về. Khi thuyền công chúa ra đến giữa bể, Trần Khắc Chung đem một chiếc thuyền nhẹ cướp công chúa về, rồi cùng công chúa tư thông, quanh quất trên bể, đi hơn một năm mới về kinh sư" (Thái Văn Kiểm, Đất Việt Trời Nam).

Trong khi đó sử liệu Champa lại ghi rằng : "Từ khi có sự hiện diện của Huyền Trân trong cung thành, vấn đề nội bộ Champa càng đi sâu vào khủng hoảng, để rồi người ta cho biết Chế Mân từ trần vào năm 1307. Cái chết này xảy ra trong một hoàn cảnh khá đặc biệt, người ta không biết nguyên nhân nào dẫn đến cái chết của Chế Mân".

Theo tin từ triều đình Đại Việt, Chế Mân chết vì tuổi già. Lập luận này có đúng hay không ? Dư luận Champa đã rất xôn xao : nếu không phải chết vì tuổi già, thì cái chết của nhà vua có liên hệ gì với cô công chúa Việt trong cung đình thời đó ? Có nên đặt ra nghi vấn là Huyền Trân có dính dáng đến cái chết của nhà vua hay không hay bà có nhận công tác nào không từ Thăng Long ?

Biết rằng không có gì rõ rệt cho lắm để kết luận về biến cố này. Tuy nhiên, nếu Huyền Trân không dính dáng gì đến cái chết của Chế Mân, tại sao triều đình Việt Nam phải ra lệnh cho Trần Khắc Chung đến Champa tìm cách đưa bà chạy trốn ? Tài liệu phía Việt Nam lập luận rằng, vì sợ Huyền Trân bị bắt đưa lên dàn hỏa thiêu để cùng hỏa táng với Chế Mân.

Đây đúng là một chuyện khôi hài, bất chấp phong tục tập quán của người Chăm thời đó. Theo truyền thống của hoàng gia Champa, chỉ có người vợ Cả mới có quyền lên dàn hỏa thiêu này. Lúc đó là hoàng hậu Tapasi gốc Java. Chết theo chồng là một vinh dự lớn lao dành cho hoàng hậu Champa, những người vợ sau không có vinh dự này. Hơn nữa, theo phong tục của người Chăm thời đó, xác người quá cố phải đưa lên dàn hỏa táng tối đa là 7 ngày sau khi chết, vì không có điều kiện bảo quản xác người quá cố trong một xứ nhiệt đới.

Thêm vào đó việc thông tin từ Vijaya đến Thăng Long nhanh nhất là ba ngày và thêm ba ngày từ Thăng Long đến Vijaya, đó là chưa kể những ngày chuẩn bị. Nếu đúng theo phong tục của người Chăm thì hoàng hậu Paramesvari đã bị thiêu trước khi phái đoàn từ Đại Việt đến tiếp cứu.

Thật ra trong vụ này triều đình Chiêm Thành đã quyết định trả Huyền Trân về lại cho nhà Trần để đòi lại hai châu Ô và Rí, nên đã tiếp đón phái đoàn Trần Khắc Chung một cách ân cần và còn cấp hơn 300 thủy binh hộ tống về nước. Sự từ khước kết nghĩa sui gia này có một ý nghĩa đặc biệt, nó thể hiện sự từ chối hợp tác giữa hai nền văn minh và văn hóa khác nhau, một bên là văn minh văn hóa Khổng Mạnh và một bên là văn minh văn hóa Ấn Độ. Cả hai vương triều gần như chấp nhận sự khác biệt đó và không muốn có một sự hòa hợp nào.

Còn chuyện hỏa thiêu có lẽ đã do Trần Khắc Chung thêu dệt ra để được Trần Anh Tôn cử sang Chiêm Thành đón Huyền Trân về nước. Sau khi gặp lại người yêu, thay vì căng buồm về Bắc ông đã dẫn Huyền Trân ra một hoang đảo tư thông với nhau trong suốt một năm liền, đến mùa thu năm 1308 mới lên thuyền về lại Thăng Long. Đoàn thủy binh Chăm lúc đó mới được giao trả cho Chiêm Thành để báo cáo sự việc.

Trở lại vấn đề dâng dất. Đây không phải là lần đầu tiên trong lịch sử nước Việt triều đình kết nghĩa sui gia để nới rộng lãnh thổ. Trong thế kỷ thứ 17, vua Lê Thần Tôn cũng gả một công chúa cho vua Lào là Suliya Vongsa, cũng như Chúa Sãi đã gả công chúa Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp là Chey Chetta II và công chúa Ngọc Hoa cho vua Champa là Po Rome. Xét cho cùng, việc gả các công chúa Việt cho vua chúa các nước lân bang có lẽ nằm trong chính sách mở mang bờ cõi của các triều đình Việt.

Cái chết của Chế Mân năm 1307 để lại một bầu trời huyền bí. Mất hai châu Ô và Lý là một biến cố đớn đau cho toàn dân Champa. Quần thần Chăm trách vua Chế Mân đã vì sắc đẹp mà dâng đất hai châu Ô và Lý cho người Việt. Đây là vùng đất chiến lược quan trọng để bảo vệ lãnh thổ trung tâm là Vijaya, vì từ sau ngày đó sự hiện diện của người Việt trên hai lãnh thổ này đe dọa trực tiếp sự sống còn của vương quốc Champa. Năm 1471 quân Đại Việt tiến chiếm Vijaya (Bình Định), rồi thôn tín luôn toàn bộ lãnh thổ Champa : 1611 chiếm Phú Yên, 1653 chiếm Nha Trang, 1832 chiếm Phan Rang và Phan Rí.

700 năm đã trôi qua, cuộc tình Chế Mân và Huyền Trân công chúa vẫn để lại nhiều câu hỏi lớn. Chế Mân đã vì tình mà quên quyền lợi đất nước ? Huyền Trân có thực sự yêu thương Chế Mân hay chỉ vì quyền lợi nhà Trần mà hy sinh mối tình của mình với Trần Khắc Chung ?

Nhắc đến cuộc tình này không phải để lên án Chế Mân đã lập gia đình với người Việt hay nhà Trần đã lợi dụng công chúa Huyền Trân cho những ý đồ bành trướng. Đối với những người còn quan tâm đến đất nước, sự kiện này cho thấy tổ tiên của người Việt và người Chăm đều quan tâm đến lãnh thổ và sẵn sàng hy sinh để bảo vệ lãnh thổ.

Tham khảo từ nhiều nguồn khác nhau, có gì sai sót, mong bỏ qua


Mời mọi người Xem tiếp tại Nguồn ( rất hay ) : k8: HUYỀN TRÂN CÔNG CHÚA
 

quoctrung

Well-Known Member
Load tới cái ảnh Thuyền 18+ nó load chậm ghê thế không biết ;))
Cái Thiền 18+ sao không thấy hình gì anh 8->
IMG_9609.png
hơ hơ anh và "cô giáo" hả ;;)

p.s: mai mốt rãnh phượt Huế 1 chuyến nha anh ;))

Ặc ặc, hông phải anh và "cô giáo" anh đâu, a ngồi đấy thì thèng nào chụp hình.
Huế cách ĐN khoảng 100 cây hơn xíu, hehe, sẽ 1 một lần tìm lại đến Huế mộng mơ.
Nhớ mãi đêm Huế ấy, ngồi uống rượu bên sông Hương, Mưa bay lất phất...
Thank Mr Tom ghé thăm, chúc mừng em ra trại, cứ next và next em nhé
 

quoctrung

Well-Known Member
Cảnh thì đẹp rồi, em hóng xem người đẹp nữa bác ạ :">
Tất nhiên rồi thím Sim ơi, cảnh đẹp thì cũng phải có người, Hiz hiz, hình thì còn vì vẫn đang ém, "Nàng" iem chưa duyệt.
Nhưng thím cứ yên tâm, sẽ có riêng tặng thím 2 pics 18+ đúng nghĩa
\:D/


Đã tách các Chủ đề sang page lẻ - Giảm tải load hình đã viết:

Next update ( Chủ đề đang Treo, chưa Duyệt ) : Phố xưa, tôi và em
 

Miu_HDNinhBinh

Active Member
Re: Nghệ thuật Điêu khắc ở Đà Nẵng – Vẻ đẹp hoài cổ về Champa


IMG_9876.png

IMG_9877.png

IMG_9878.png

IMG_9863.png

IMG_9868.png

IMG_9875.png

IMG_9882.png

IMG_9869.png

IMG_9873.png

IMG_9867.png

IMG_9866.png

IMG_9862.png

IMG_9860.png

IMG_9858.png

IMG_9857.png

IMG_9856.png

IMG_9854.png

IMG_9852.png

IMG_9851.png

IMG_9884.png

IMG_9883.png

IMG_9908.png

IMG_9850.png

IMG_9845.png

IMG_9848.png

IMG_9846.png

IMG_9909.png

IMG_9903.png

IMG_9890.png

IMG_9885.png

IMG_9886.png

IMG_9887.png

IMG_9888.png

IMG_9889.png

Ngày trước Miu chỉ biết Đà Nẵng qua những hình ảnh, những lễ hội, Thành phố sạch nhất Việt Nam;

Bây giờ qua ký sự này Miu càng hiểu thêm về mảnh đất của các bạn, càng yêu con người nơi này :D

Tiếp tục phát huy nhé, Miu ngóng chờ phần tiếp theo !
 
Chỉnh sửa lần cuối:

hoasimtim

Well-Known Member
Re: Nghệ thuật Điêu khắc ở Đà Nẵng – Vẻ đẹp hoài cổ về Champa

Ngày trước Miu chỉ biết Đà Nẵng qua những hình ảnh, những lễ hội, Thành phố sạch nhất Việt Nam;

Bây giờ qua ký sự này Miu càng hiểu thêm về mảnh đất của các bạn, càng yêu con người nơi này :D

Tiếp tục phát huy nhé, Miu ngóng chờ phần tiếp theo !

ĐỪng có làm thế Miu ơi, kéo chuột mỏi tay lắm :|
 

Miu_HDNinhBinh

Active Member
Tất nhiên rồi thím Sim ơi, cảnh đẹp thì cũng phải có người, Hiz hiz, hình thì còn vì vẫn đang ém, "Nàng" iem chưa duyệt.
Nhưng thím cứ yên tâm, sẽ có riêng tặng thím 2 pics 18+ đúng nghĩa
\:D/
Next update ( Chủ đề đang Treo, chưa Duyệt ) : Phố xưa, tôi và em


Cái thằng cha Sim cổ zài đi đến đâu là gái gú đến đó - Được mấy hồi mà mấu vậy sim ơi :D

Ngóng: Next update [Phố xưa, tôi và em]
 
Bên trên