VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

ngocsonpt

Member
Thị trường truyền hình trả tiền (THTT) không còn yên ả như thời điểm từ năm 2009 trở về trước.

Năm 2010 sau khi K+ chính thức đi vào hoạt động thì thị trường sôi động hơn. Và trong bối cảnh đó, VTV dần thâu tóm thị trường.

Thị trường truyền hình trả tiền (THTT) năm 2012 đã rộ lên một số vụ mua bán sáp nhập (M&A) mà trong đó những “đứa con” của VTV trở thành bên thâu tóm.

Từ sáp nhập, hợp tác…

Thương vụ gây chú ý nhất là Cty điện tử và truyền hình cáp Việt Nam (CEC) có vốn đầu tư của VTC, đã phải bán lại 51% vốn cho VCTV để lấy tiền trả nợ ngân hàng, cùng với đó là khoảng 20.000 thuê bao của CEC cũng chảy về VCTV. VTC với VTV vốn chưa bao giờ bằng lòng với nhau, song phải đành đoạn bán lại CEC, cho thấy trên thị trường hiện chỉ có những “đứa con” nhà VTV mới đủ lực thực hiện M&A.

Bên cạnh thâu tóm, VTV cũng “tiên hạ thủ vi cường” khi ký kết hợp tác với EVN để được hưởng ưu đãi trong việc thuê cột điện, việc mà các đại gia viễn thông như VNPT, Viettel, FPT Telecom không những chưa làm được mà còn đang phải è cổ thuê cột điện với giá cắt cổ. VTV đã lấy uy thế chính trị và tiếng nói có trọng lượng của một đài truyền hình quốc gia để tạo các ưu thế cạnh tranh trong kinh doanh cho các DN “con” của mình.

Không dừng lại ở miền Bắc mà VTV còn tiến vào miền Trung. Cũng cuối năm 2012, VTV đã ký kết hợp tác với Cty CP truyền hình cáp (THC) Sông Thu (Đà Nẵng), theo đó sẽ được Sông Thu chia sẻ hạ tầng mạng truyền dẫn và hơn 100.000 thuê bao đang sử dụng dịch vụ; ngược lại Sông Thu sẽ được cung cấp các gói kênh của VCTV, K+... Cứ sử dụng chiêu thức “bánh ít đi bánh quy lại”, VTV đã tạo tầm ảnh hưởng khắp chốn. Ở miền Nam, trong khi Truyền hình cáp Đài Truyền hình TPHCM (HTVC) sa sút rớt từ trên 700.000 thuê bao xuống còn trên dưới 300.000 thuê bao như hiện nay, thì SCTV không chỉ mạnh lên mà còn đang bành trướng ra các tỉnh. Theo số liệu của Sở TTTT TPHCM, SCTV hiện có khoảng 1,2 triệu thuê bao trên địa bàn. Tuy nhiên, tổng số thuê bao nhà đài này đang sở hữu đã lên đến trên 1,5 triệu nhờ quá trình thâu tóm Cty THC ở các tỉnh.

Như vậy tính tới nay, VTV có ba “đứa con” là VCTV với hơn 1 triệu thuê bao (miền Bắc), SCTV hơn 1,5 triệu thuê bao (miền Nam) và K+ với hơn 400.000 thuê bao (số vệ tinh) thống lĩnh cả phân khúc mặt đất và vùng trời, trên toàn lãnh thổ. Những “đứa con” của VTV đang chiếm trên dưới 80% thị phần, tính thống trị ở đây còn hơn cả trường hợp VNPT bên thị trường thông tin di động.

Đến ngăn cản và… hệ lụy

Nửa cuối năm 2012, Hiệp hội THTT và hai “đứa con” của VTV là VCTV và SCTV đã cùng đồng lòng kiến nghị với các cơ quan Đảng, chính quyền không cấp phép thêm cho dịch vụ THC. Như chúng tôi đã nói, thực sự Hiệp hội THTT đang nằm trong tay của VTV với các chức danh chủ tịch và phó chủ tịch. Vì thế, bước ngăn cản những VNPT, Viettel, FPT bước vào thị trường THC thông qua tiếng nói của hiệp hội thực chất là một chiêu lấy danh nghĩa để gây áp lực. Đây là một động thái không lành mạnh nhằm hạn chế sự cạnh tranh trên thị trường, đồng thời nhằm duy trì thế thống lĩnh cho những “đứa con” của VTV.

Bởi chúng ta đang thấy quá rõ, HTVC thì rớt thuê bao thê thảm. Còn HCTV của Đài Truyền hình Hà Nội thì yếu ớt, AVG thì èo uột. Không đối thủ nào chống nổi những “đứa con” của VTV trong lúc này. Nếu việc ngăn bước Viettel, VNPT, FPT vào thị trường THC tiếp tục được duy trì, thì VTV không khó để thôn tính thị phần còn lại.

Chính vì những “đứa con” của VTV đang thống lĩnh thị trường THTT tại VN, vì thế họ thoải mái tự tung tự tác, cụ thể là việc liên tục tăng giá cước. Từ năm 2009 trở lại đây, mức cước của SCTV và VCTV liên tục tăng nhiều lần - từ mức 44.000 đồng/tháng lên 66.000 đồng, 88.000 đồng và nay là 110.000 đồng/tháng. Dù người tiêu dùng rất bức xúc, nhưng cũng không thể làm gì khác được. Và hệ lụy này sẽ còn đáng lo hơn nữa trong tương lai.
theo:VTV dần thâu tóm hết thị trường | Báo Lao Động Điện Tử - Tin tức online 24h
 

Minhsur

Banned
Cái này đơn giản chỉ là độc quyền giống như điện, nước, xăng dầu... Lợi ích nhóm là đây mà.
 

osiric

Well-Known Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

độc quyền thì bị la ó, nên cho cạnh tranh xong thì mua lại từ từ
Mèo lại hoàn mèo dân kêu meo meo
 

Jay Miz

Member
Thị trường này còn rộng chưa ai nói trước được gì cả, cứ chờ xem thôi :v
 

Lambn

Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Bài này mình thấy rất chuẩn
 

vtv3hd

Member
Ngẫm từ điện, nước, truyền hình đến ngân hàng, bóng đá, tầu biển, xây dựng, bất động sản ... Mới thấy cốt lõi là sự thối nát từ ... thôi, nói ra mai c.a sờ gáy chết !
 

NHVL

New Member
Ngẫm từ điện, nước, truyền hình đến ngân hàng, bóng đá, tầu biển, xây dựng, bất động sản ... Mới thấy cốt lõi là sự thối nát từ ... thôi, nói ra mai c.a sờ gáy chết !

Không nói thì tức không chịu được bác ui :(
 

tusontay

Huyền Thoại
Cuộc sống vốn chẳng công bằng, cá lớn nuốt cá bé là chuyện đương nhiên. Bát cơm của mình, đâu dễ chìa cho ai được. :)
 
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

nó làm sao thì làm, nhưng tình hình ngày càng tăng giá như thế này là ko được...
 

thegioi05

Active Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Mấy năm trước khi VTC nổi lên, cứ tương VTC sẽ trở thành một đối trọng với VTV. Nhưng mà giờ thì VTC càng ngày càng bị lép vế
 
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Mình cũng thấy VTC mở rộng thêm truyền hình IPTV nhưng so ra vẫn kém hơn MYtv và NextTV. Vậy thì e rằng khó khăn nhiều trong thời gian đến
 

Q@tv

Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Ai thì không biết chứ đối với em lắp truyền hình trả tiền chỉ để xem có vài kênh đặc biệt như Discovery, National Geographic Channel và Animal Planet thôi, mấy kênh khác có cũng được không cũng chả sao, còn mấy thể loại phim truyện hay âm nhạc thì mấy kênh truyền hình chả đáp ứng đủ nhu cầu của em (trừ phần phim lồng tiếng - cái này là sở thích riêng của em), bóng đá thì cực kỳ ghét :)) Vì thế dịch vụ nào rẻ thì xài thôi, chả phải lo lắng :))
 
Tiền thuế đóng góp để dung lên cái VTV nhưng lại phải trả tiền để nó chiếu cho mình xem. Dân thường như mình phải chuyển nghề ăn cướp để thích nghi với xã hội thôi.
 

mabuV

Well-Known Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Tất cả là vì mằn ni mắn nì măn ní hết, nhiệm vụ chính trị quái gì, chỉ dân thường là khổ thôi, ko bàn đến đài tư nhân, vì lực ếch đâu ra mà đú với mấy thằng tiêu tiền NN, là tiền của dân đới !!! :(
 

AnhBaSG

Member
Ðề: Re: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Qua vụ Canal + có bản quyền EPL trong 3 năm tới sao thấy VTV cõng rắn cắn gà nhà quá !:-@
 

ngocsonpt

Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Nếu như năm 2003, VN chỉ có 79.000 thuê bao truyền hình trả tiền thì đến nay, tổng số thuê bao đã lên hơn 3,7 triệu, mang lại doanh thu ước khoảng 53.000 tỉ đồng mỗi năm; thế nhưng người xem vẫn đang phải chịu nhiều thiệt thòi.
Doanh thu khủng
Tách VTV với các công ty THTT trực thuộc
Báo cáo của Cục Quản lý cạnh tranh đề nghị tách biệt hoạt động của VTV và các công ty THTT trực thuộc VTV do tổng thị phần của tất cả các DN mà VTV là chủ sở hữu hoặc tham gia góp vốn lên tới 58%. Không chỉ có ưu thế về vốn, VTV còn không chịu sự kiểm soát ngặt nghèo về cấp phép chương trình cũng như kiểm soát nội dung. Với tổng thị phần hiện nay, VTV có thể hoàn toàn chi phối thị trường, cũng như sử dụng sức mạnh thị trường hiện có trong việc đàm phán với các đối tác, DN khác trong tất cả các lĩnh vực và dịch vụ của hoạt động THTT. Việc tách biệt hoạt động của VTV sẽ giúp hoạt động cạnh tranh giữa các DN trên thị trường và các công ty con của VTV trở nên minh bạch hơn, đảm bảo môi trường bình đẳng hơn.
Mặc dù phát triển mạnh về thuê bao, nhưng quản lý nhà nước và tính minh bạch của thị trường thì ngược lại, khi loại hình dịch vụ này luôn lộ rõ những yếu kém, thậm chí cạnh tranh không lành mạnh.
Theo con số ước tính của Báo cáo cạnh tranh 2012 do Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) thực hiện, tổng doanh thu của toàn thị trường truyền hình trả tiền (THTT) trong nước đạt gần 2 tỉ USD năm 2011 và tăng lên 2,5 tỉ USD vào 2012 (tương đương 53.000 tỉ đồng). Nguồn thu này có được chủ yếu từ quảng cáo, khoảng 850 triệu USD trong năm 2011 và hơn 1 tỉ USD vào năm ngoái.
Triển vọng phát triển thị trường THTT ở VN là rất lớn. Trong tổng số 20 triệu thuê bao truyền hình, VN mới chỉ đạt 3,7 triệu thuê bao THTT, chiếm 13,5%. So với các nước châu Á từ 40 - 60% thì tỷ lệ này tương đối thấp. Do đó, khoảng trống thị trường còn rộng và tỷ lệ này dự báo tăng trưởng lên 20 - 25% vào năm 2015. Đặc biệt, thị trường nông thôn còn bỏ ngỏ.
Theo Quy hoạch truyền dẫn, phát sóng phát thanh, truyền hình đến năm 2020 đã được Thủ tướng phê duyệt năm 2009, thì đến năm 2020 sẽ hoàn toàn chuyển sang sử dụng công nghệ số. Số hóa truyền hình đồng nghĩa với việc dịch chuyển từ truyền hình quảng bá sang THTT.
Chỉ trong vòng 2 năm, số lượng các kênh truyền hình được phát trên sóng THTT của VCTV (Truyền hình cáp VN), SCTV (Truyền hình cáp Saigontourist), HTVC (Truyền hình cáp TP.HCM), VTC tăng gấp đôi. “Nhưng chất lượng và nội dung của các kênh trong nước hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu người xem”, báo cáo trên khẳng định. Trong khoảng 100 kênh truyền hình hiện có trên mạng THTT, có tới hơn 70% là các kênh nước ngoài.
Chưa hết, rất nhiều nội dung trên các kênh truyền hình trong nước được lấy lại từ nội dung của các kênh nước ngoài. Thêm vào đó là chất lượng hình ảnh, chất lượng sóng kém, nhất là truyền hình cáp. Trong năm 2012, Viettel, AVG (An Viên), FPT và có thể sắp tới là VNPT tham gia vào lĩnh vực THTT.
Người xem chịu thiệt
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, nguyên Phó chủ tịch Phòng Thương mại và công nghiệp VN

Dĩ nhiên, một khi sản phẩm hay dịch vụ nào đó rơi vào tình trạng độc quyền trên thị trường, thì người tiêu dùng luôn phải chịu thiệt đầu tiên. Ở VN, ngoại trừ một số lĩnh vực đặc thù, các sản phẩm khác khó mà được phép độc quyền, bởi mọi DN đều có thể tham gia vào thị trường. Quản lý nhà nước cũng không để cho DN nào độc quyền. Tôi cũng thấy lạ là tại sao trong lĩnh vực này (THTT - PV), các DN lại có thể độc quyền. Điều đó cũng cho thấy độ vênh khá rõ giữa các đơn vị của nhà nước và tư nhân (các kênh THTT của VTV và các kênh có sự tham gia của tư nhân khác như AVG... - PV).

Dẫn đầu thị trường THTT hiện nay là SCTV, với thị phần trên 32%. Đây là một liên doanh giữa VTV và Tổng công ty du lịch Sài Gòn. Đứng vị trí thứ hai là VCTV, khoảng 19%. Thứ ba là HTVC, chừng 14%. Như vậy, thị trường đã hình thành doanh nghiệp (DN) có vị trí thống lĩnh là SCTV (trên 30% được xác định là thống lĩnh thị trường). Còn nếu tính tổng thị phần của tất cả các DN mà VTV là chủ sở hữu hoặc tham gia góp vốn đã lên tới 58% (bao gồm SCTV, VCTV và VSTV - Truyền hình số vệ tinh VN). Đây là tỷ lệ rất cao và có thể chi phối thị trường. Chính vì vậy, các DN này sẽ có ưu thế cạnh tranh rất lớn so với các DN khác, nhất là những ai mới gia nhập thị trường.

Cạnh tranh dễ thấy nhất chính là việc ký các hợp đồng bản quyền truyền hình của các chương trình hấp dẫn, trong đó có bản quyền các giải bóng đá thế giới. Điển hình, 3 năm trước VSTV (sở hữu kênh K+, liên doanh với Pháp) với tiềm lực tài chính mạnh đã mua độc quyền phát sóng giải ngoại hạng Anh ngày chủ nhật với giá 8 triệu USD trong 3 năm. Đó là con số cực lớn nếu so sánh với số tiền hơn 1 triệu USD mà VTC đã bỏ ra để mua bản quyền này trong những năm trước.
Bỏ ra số tiền lớn, VSTV đã chấp nhận chịu lỗ trong thương vụ này dù đã tăng giá thuê bao cao gấp đôi so với các DN khác. Thực tế, các DN không có sự liên kết, hợp tác trong đàm phán mua bản quyền chương trình truyền hình mà ngược lại lao vào cuộc đua cạnh tranh, đẩy giá mua bản quyền lên cao để có thể giành được hợp đồng độc quyền, ảnh hưởng xấu đến thị trường.
Chưa hết, chỉ sau 3 năm, giá bản quyền giải Ngoại hạng Anh đã được K+ mang về VN độc quyền lên tới gần 40 triệu USD trong các mùa giải 2013 - 2016. Kết cục của những thương vụ độc quyền như thế này là người xem chịu thiệt. Một chuyên gia về cạnh tranh cho rằng, một khi chi phí mua bản quyền quá lớn, sẽ khiến giá thuê bao THTT tăng theo để nhà đài thu hồi nhanh vốn đầu tư. Do đó, người xem phải trả phí cao để có thể xem các chương trình. Tuy nhiên, việc tăng giá thuê bao cũng không giúp các DN trong nước tham gia thị trường được hưởng lợi, mà chủ yếu vào tay DN nước ngoài. Trường hợp của K+ là một ví dụ.
“Nhu cầu xem bóng đá Anh của khán giả VN là có thật. Đây cũng là một sản phẩm đặc thù, người xem không có lựa chọn khác và thị trường cũng không thể sản xuất sản phẩm giống vậy để thay thế. Nhưng đó hoàn toàn là vấn đề thị trường. Người tiêu dùng có quyền lựa chọn, điều chỉnh sang một chương trình bóng đá khác và nếu không đủ tiền thuê bao sẽ không xem. Đến lúc này, nhà cung cấp chương trình cũng sẽ tự điều chỉnh để có giá thuê bao hợp lý, nếu không sẽ không có khán giả”, một chuyên gia trong lĩnh vực cạnh tranh phân tích. Nhà nước không thể can thiệp vào vấn đề này và không thể kiểm soát hoặc ấn định giá, bởi hình thức mua bán theo kiểu đấu thầu. “Tuy nhiên, với trường hợp của K+, VTV cần phải thể hiện vai trò của mình vì đơn vị này là chủ quản của VSTV, đơn vị có góp vốn vào liên danh đẻ ra kênh K+”, chuyên gia cạnh tranh kết luận.
Ý kiến khán giả
Tưởng nhiều hóa chẳng bao nhiêu

“Gia đình tôi thuê bao THTT của SCTV từ nhiều năm nay. Tết vừa rồi ngay từ mùng 1, tín hiệu truyền hình có vấn đề, màn hình bị nhiễu hạt nặng. Tôi gọi bộ phận kỹ thuật của SCTV thì được hứa hẹn nhiều lần nhưng không thấy ai đến sửa, mãi đến mùng 6 mới có người đến xem xét và hẹn qua mùng 9 (thứ hai đầu tuần) do Phòng vật tư chưa làm việc nên không thể lấy thiết bị thay thế”.

Ngọc Trang (Q.6, TP.HCM)

“SCTV đột ngột tăng giá thuê bao truyền hình SD từ 88.000 đồng/tháng (tháng 10.2012) lên 109.000 đồng/tháng (tháng 11.2012) mà không hề báo cho người tiêu dùng. Đúng ra cần có thông báo và lộ trình để người tiêu dùng chọn lựa. Đằng này, họ (SCTV) hành xử theo kiểu độc quyền. Rất không công bằng cho đa số người dùng THTT vì tăng giá thuê bao truyền hình cáp nhưng chất lượng và số kênh phát sóng vẫn như cũ. Nhiều gia đình ở TP.HCM không có lựa chọn vì chỉ có duy nhất kênh truyền hình cáp của SCTV tại nơi cư ngụ. Gia đình tôi thuê bao thêm kênh HD của VTC và cũng bị đối xử như SCTV khi đột ngột giảm số lượng kênh HD từ hơn 20 trước đây xuống còn 12 kênh”.
“70 kênh analog của SCTV tưởng nhiều hóa ra xem được chẳng bao nhiêu. Nhiều kênh của SCTV dùng để quảng cáo sản phẩm, dịch vụ, chiếu lại những bộ phim cũ mèm. Lẽ ra khi tăng giá thuê bao truyền hình cáp, SCTV nên nâng cấp dịch vụ, tự sản xuất những chương trình riêng để phục vụ người xem, chứ lấy phim cũ hoặc chương trình cũ đã phát sóng trên các kênh VTV hay HTV chiếu lại trên kênh SCTV rồi quảng cáo 70 kênh là không sòng phẳng với người tiêu dùng”.
 

ngocsonpt

Member
Ðề: VTVdần dần thâu tóm thị trường truyền hình trả tiền

Đài Truyền Hình Việt Nam tự Thú
PN - Đài Truyền hình Việt Nam (VTV) đã thua “trắng bụng” trước các công ty truyền thông tư nhân ngay trên sóng của mình. Câu chuyện này được chính ông Lại Văn Sâm - Trưởng ban Thể thao - giải trí và thông tin kinh tế thừa nhận tuần qua.
Theo ông Sâm, dù VTV3 đã xin được cơ chế hoạt động độc lập như những công ty truyền thông bên ngoài, nhưng toàn bộ chương trình "khủng" nhất đã bị các công ty truyền thông mua hết rồi. Cái còn lại chỉ là những thứ “râu ria”, nếu VTV3 mua sẽ chết, bởi vì nó không “hot”. Vì thế, kênh này buộc phải bằng lòng với những gì mình đang có.
Chuyện các công ty truyền thông bên ngoài nắm quyền chi phối các khung giờ đẹp của VTV đã xảy ra từ lâu, nhưng năm nay xem ra tình trạng này càng trở nên khốc liệt hơn với hàng chục chương trình truyền hình thực tế mới đổ bộ.
Do không nắm được bản quyền các chương trình "hot" nhất nên VTV bị dồn vào thế “nhắm mắt làm ngơ” trước sự lộng hành của những công ty truyền thông, Đài Truyền hình quốc gia cũng buộc phải tuân theo luật chơi của các công ty này nếu muốn có những chương trình "hot" nhất trên sóng của mình.
Đó cũng là nguồn cơn của những scandal xảy ra liên tiếp trên sóng VTV. Tất cả các chương trình tìm kiếm tài năng, thi thố phát sóng trên VTV đều xảy ra những nghi án dàn xếp kết quả. Mà không nghi không được, khi VTV đã cho phép các công ty truyền thông tổ chức chương trình được quyền không phải công bố kết quả bình chọn.
Một hiện thực khác nữa là tình trạng quảng cáo tràn lan trong các chương trình truyền hình thực tế ăn khách thời gian qua. Bước nhảy hoàn vũ, Giọng hát Việt (ảnh) luôn ngập quảng cáo khiến có khi chương trình kéo dài đến 1g sáng hôm sau.
Mạnh tay hơn, Tìm kiếm tài năng Việt Nam (Vietnam’s Got Talent) năm nay còn ép khán giả phải nhìn sản phẩm của nhà tài trợ bằng cách buộc thí sinh phải diễn với dầu gội, nước xả vải, kem đánh răng trong tất cả các phần giới thiệu của mình.
Hậu quả của việc VTV để các công ty truyền thông thao túng sóng chưa dừng ở đó, vì chúng chỉ là những hậu quả ngắn hạn và trước mắt. Về lâu dài, theo một nghiên cứu của Mỹ, kỷ nguyên của truyền hình thực tế đang có những tác động xấu đến hình ảnh của làng giải trí cũng như diện mạo quốc gia của mỗi nước trước người xem truyền hình.
Quả thật, trong vòng vài năm trở lại đây, khi các chương trình truyền hình thực tế bùng nổ trên sóng VTV, những cuộc cãi vã, những gian dối, kiện tụng và cả thóa mạ nhau tràn ngập mặt báo. Diện mạo của làng giải trí trở nên tầm thường hơn và cũng méo mó đi trong mắt công chúng.
Nói về những cái hiện VTV3 có, ông Lại Văn Sâm cho rằng: “Mình vẫn cố gắng nhưng những cái mình hài lòng chỉ nằm trong một cái ao làng”. Đó không chỉ là lời tự thú chua chát phản ánh thực tế năng lực của VTV mà còn là sự “an phận” đáng lo cho tương lai của những chương trình truyền hình thực tế của Việt Nam.
 
Bên trên