Thế kỷ 20, phim khoa học viễn tưởng được dựng như thế nào?

caothudeche

Moderator
Sau khi đọc bài viết "Tham quan Dreamworks" tôi vô cùng bất ngờ về những gì mà các họa sĩ đồ họa ở đây đã làm để tạo nên các bộ phim bom tấn. Dĩ nhiên ở cái thời đại công nghệ này thì tôi không lạ gì với các kỹ xảo dựng phim, cách họ làm nên các siêu phẩm. Tôi khâm phục họ ở khả năng sáng tạo, sự đam mê và lòng kiên trì.

Nhưng khi ngồi xem loạt phim Starwars, từ năm 1971, tôi vô cùng thắc mắc: "Thời đó họ dựng phim viễn tưởng kiểu gì nhỉ?"
Star_Wars_Battlefront_2_913200514441PM902.jpg


Lặn lội tìm hiểu xem họ đã làm như thế nào nhưng thực sự kết quả vẫn chưa theo ý muốn. Tôi nghĩ những hình ảnh như vậy chắc hẳn phải nhờ vào đồ họa máy tính chứ không thể làm theo kiểu làm phim hoạt hình cổ vẽ 24 hình/s được.
Theo tôi được biết đồ họa máy tính ra đời năm 1960, cho tới năm 1971 chiếu phần đầu tiên của Starwars thì không có gì lạ.
Nhưng máy tính, đồ họa thời đó đủ mạnh để làm nên những bộ phim như thế sao?
Máy tính, và đồ họa cũng chỉ mới phát triển mạnh từ cuối những năm 90 trở lại nay. Thực sự cho tới nay thì việc dựng hình, làm kỹ xảo nó quá đơn giản rồi. Đồ họa máy tính hỗ trợ quá nhiều vấn đề chỉ là ở tài năng sáng tạo và sức tưởng tượng của bạn.
Tôi nhớ khi xưa xem phim mà có những cảnh 2 ông giống nhau (1 ông đóng) lúc nào cũng phải có một ông đóng thế và giấu mặt đi. Bây giờ chắc ghép chục ông như vậy cũng chả thành vấn đề.

Tóm lại là thắc mắc này nhờ các bác am hiểu rộng, hiểu biết nhiều, mê điện ảnh thì giải quyết giùm tôi thắc mắc này.
 

icyrock2002

New Member
Ðề: Thế kỷ 20, phim khoa học viễn tưởng được dựng như thế nào?

Gần đây nhất có bộ phim Hugo bạn đã xem qua chưa? Nhiều khi chúng ta nghĩ kỹ xảo cho phim viễn tưởng có gì đó khiến ta thật khó hình dung, khó tưởng tượng các nhà làm phim đã thực hiện như thế nào...Nhưng ngay từ lúc điện ảnh còn sơ khai, phim viễn tưởng đã được thực hiện, chỉ bằng bàn tay, khối óc sáng tạo và những đạo cụ thông thường chứ chưa hề có được những trang thiết bị tối tân như hiện nay. Bộ phim A Trip to the Moon - dựa trên truyện viễn tưởng của Jules Verne do đạo diễn Georges Méliès thực hiện (nhân vật được nhắc đến trong phim Hugo) chính là một trong những bộ phim sci-fi đầu tiên...Mặc dù kỹ xảo của phim thời kỳ đầu rất thô sơ nhưng đó chính là tiền đề, là cánh cửa mở ra cho các nhà làm phim sau này tiếp tục sáng tạo để cho chúng ta thưởng thức những bộ phim hoành tráng ngày nay.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

lengockhanhi

Film critic
Trong 1 khung hình có 2 yếu tố: Diễn viên và Cảnh nền. Với diễn viên thì đơn giản, chỉ cần hóa trang là đủ để tạo ra hiệu ứng viễn tưởng rồi. Cái khó là cảnh nền
Trước thập niên 70, những cảnh nền phi hiện thực đều phải vẽ bằng tay, hoặc dựng ra trong phim trường.
Chỉ có 1 số rất phim viễn tưởng sử dụng ngoại cảnh thực địa, ví dụ Star Wars đi tìm những vùng hoang mạc hay rừng rậm để mô phỏng sinh thái trên các hành tinh.
Kể từ thập niên 80 trở về sau, cảnh nền do đồ họa máy tính vẽ ra. Vấn đề chỉ là vẽ giống thực đến mức nào.
Bạn chơi Resident Evil 1 chưa ? Tất cả những cảnh nền trong game này đều là ảnh chụp từ mô hình 3D thực sự do máy tính vẽ ra, chỉ là máy game thời năm 1996 chưa đủ mạnh để có thể cho góc nhìn 360°, nên hãng Capcom chỉ sử dụng 1 góc máy camera duy nhất cho mỗi scene. Làm phim viễn tưởng cũng tương tự như vậy.
 
Bên trên