Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

nhoc_romeo

Well-Known Member
(VTC News) - Vẫn giữ phong cách trả lời vốn có, nhạc sỹ Quốc Trung ‘đánh thẳng’ vào ‘thành lũy’ của sự xưa cũ, nơi mà theo anh còn nhiều sự chộp giật và vá víu.
Đẳng cấp đôi khi chỉ là sự ‘làm màu’

- Hiện nay có rất nhiều dòng nhạc tồn tại trong nền âm nhạc Việt Nam, và sự phân chia đẳng cấp giữa các dòng nhạc là có thật, anh nghĩ gì về hiện tượng này?

Có nhiều dòng nhạc nhưng ngoài Pop, cụ thể hơn là ca khúc Pop thì các dòng nhạc khác còn èo uột và yếu ớt nên thật sự chưa thể nói là có nhiều dòng nhạc được.

Sự phân cấp đôi khi cũng chỉ là 'làm màu' và nguỵ biện cho sự yếu ớt và kém phát triển của những dòng nhạc khác.
878873275079321.jpg

Nhưng xưa nay người ta vẫn phân ra nhạc sang và nhạc thị trường, nhạc sến là những nhạc ‘cấp thấp’?

Thị trường đúng nghĩa chưa có nên người ta thường đổ cho nó những thứ âm nhạc cẩu thả và ấu trĩ. Thị trường đúng nghĩa thì nó tạo ra những trào lưu mới và có khả năng dẫn dắt công chúng theo mình chứ không phải chạy theo khán giả.

- Nhạc xưa, nhạc sến chưa bao giờ thịnh nhưng cũng chưa bao giờ chìm hẳn, thể loại đó vẫn tồn tại ở một cấp độ nào đó, nhưng rất bền bỉ và dai dẳng, điều đó có lợi hay có hại cho những dòng nhạc khác, thưa anh?
Âm nhạc hay nghệ thuật là bộ mặt của xa hội, nó gắn liền với lich sử và tâm lý con người của xã hội đó.

Sự mất mát, chia ly trong thời chiến cùng với lich sự văn hoá nghệ thuật dân gian đã tạo nên những dòng nhạc mà đa phần là những ca khúc uỷ mị, thê lương trước đây.

Nó có chỗ đứng trong lịch sử và sự phát triển của nền âm nhạc Việt Nam nhưng nếu nó vẫn chiếm đa phần và lấn át trong đời sống âm nhạc thì đó là điều nguy hiểm không chỉ cho âm nhạc mà còn cho cả xã hội.

Nó biểu hiện cho sự bế tác, lười biếng chộp giật của tầng lớp nghệ sĩ và sự đứt gãy xa cách giữa các thế hệ.

- Theo anh, sự đón nhận nhiệt tình của khán giả với những dòng nhạc xưa, sến có bị coi là lệch lạc so với sự phát triển của âm nhạc?

Muốn có khán giả cho bất cứ dòng nhạc nào, nhất là những dòng nhạc mới, những sáng tạo mới thì cần có thời gian để xây dựng công chúng.

Tiếc rằng ít có người đủ kiên nhẫn, bản lĩnh để làm được việc đó. Với quan niệm của tôi thì đó là sự lệch lạc đáng xem xét.

Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền những lại đắm đuối với những ca khúc uỷ mị, sướt mướt có cách đây gần 100 năm thì có gọi là bình thường hay không?

Họ còn nhầm lẫn và cho đó là đẳng cấp của văn hoá hay sự sành điệu trong thưởng thức nghệ thuật. Sự chênh lêch giữa tốc độ sống và cảm xúc nghệ thuật chính là sự lêch lạc .
- Nhưng hiện nay có những ca sỹ không nổi lên được từ những dòng nhạc khác nhưng khi chuyển sang dòng nhạc sến, nhạc xưa họ lại được đón nhận?

Mỗi người đều có sự lựa chọn riêng cho cuộc sống mà chúng ta cần phải tôn trọng những nhìn ở góc độ của một nghệ sỹ hay nhà sản xuất thì trước tiên tôi nghi ngờ ở thẩm mỹ và cảm hứng thật sự của người nghệ sỹ đó.

Việc quay lại với dòng nhạc xưa mà không hề có chút sáng tạo hay làm mới thì làm sao có thể mang lại cảm xúc cho nghệ sỹ cũng như người nghe?

Hơn nữa việc thiếu hay áp đặt một cái tôi yếu ớt của nghệ sỹ lên những tác phẩm cũ sẽ tạo điều kiện cho những sự so sánh mà ấn tượng đầu tiên và trước nhất luôn giành phân thắng.

Họ có thể đón được đón nhận một cách nhanh chóng và dễ dàng nhưng lại không tìm được chỗ đứng một cách lâu bền và tạo nên được những công chúng riêng chung thành cho mình.

Điều đó biến họ trở thành một người thợ hay cao hơn chút là một nhân vật giải trí hạng xoàng. Hãy nhìn vào sự phát triển của âm nhạc thế giới để thấy rõ điều 'không giống ai' đó.

- Nếu cứ phát triển trào lưu hát nhạc xưa, nhạc sến, âm nhạc Việt Nam có bị kéo lùi lại so với xu thế hiện nay?

Hãy nhìn vào thực tế của nhạc Viêt, thập niên 90 thế kỷ trước thường được gọi là sự hưng thịnh của nhạc Việt. Dù vẫn có những dòng nhạc xưa song song tồn tại nhưng không thể lấn át và phủ nhận những ca khúc đương đại.

Nhạc xưa càng phát triển bao nhiều thì nhạc nay càng yếu đi bấy nhiêu. Bạn thử đếm những banner quảng cáo chương trình ca nhạc ngoài đường phố xem có bao nhiêu cái mới và bao nhiêu cái cũ.
Không chỉ những tên tuổi lớn, hiện nay không ít ca sỹ trẻ cũng đang hướng theo dòng xưa, nhạc sến. Theo anh đó là một lựa chọn an toàn hay chỉ là sự ăn theo một trào lưu đã cũ?

Như tôi đã nói đó là làm màu, lười sáng tạo, chộp giật. Không phải họ không đủ trải nghiệm mà đời sống ngày nay làm sao có thể có những trải nghiệm giống như xưa được.

Muốn họ hiểu thì cần hiểu họ và cần cả sự tin tưởng và tôn trọng họ. Truyền thống của chúng ta vẫn còn nhiều sự áp đặt và tạo ảnh hưởng chứ chưa chuyển giao và tạo bệ phóng cho lớp trẻ. Đó chính là biểu hiện rõ nhất.
Âm nhạc là sáng tạo, mà sáng tạo luôn cần những thử nghiệm và làm mới chính mình. Vậy điều gì là cần thiết để những sáng tạo trong âm nhạc không bị ăn mòn từ xu thế này?

Cần một thị trường âm nhạc lành mạnh để kích thích sự sáng tạo. Có điều đó mới mong có những nghệ sỹ dấn thân và tìm tòi sáng tạo được.

- Rất nhiều ca sỹ khi phát hành những album nhạc xưa, họ đều cho rằng đang làm mới lại những ca khúc cũ. Ý kiến của anh về sự làm mới này như thế nào?

Mới ở chỗ nào khi vẫn những tiết tấu hoà thanh xưa cũ? Nhưng điều quan trọng nhất là họ cần có phong cách riêng trước khi làm mới cái cũ và phải làm những cái cũ đó trở thành phong cách riêng của họ. Xét trên tiêu chí này thì thật sự là rất ít người làm được.
Chúng ta đang tự nhốt mình trong 'ốc đảo văn hóa'

- Nếu có một ca sỹ trẻ đề nghị anh sản xuất một album theo dòng nhạc này, suy nghĩ của anh như thế nào giữa một bên là cơm áo gạo tiền, một bên là mục đích hoạt động âm nhạc của mình?

Tôi có nhiều điều kiện việc làm và có tiêu chí sống để không bị phụ thuộc vào những việc như vậy. Âm nhạc mang cho tôi rất nhiều vì vậy tôi không phản bội lại những quan điểm của tôi về âm nhạc.

- Anh có trăn trở gì về thị trường âm nhạc hiên nay khi những dòng nhạc xưa, nhạc sến đang có vẻ lấn át xu hướng âm nhạc hiện đại bằng những liveshow hoành tráng của những ngôi sao âm nhạc hàng đầu?
Chẳng ai cấm được người khác làm giàu khi việc đó không phạm pháp và rồi nó cũng sẽ qua nhanh theo quy luật phát triển và đào thải thôi.

Nhưng qua đi những lớp nghệ sỹ gạo cội và cả thế hệ đang có hiện nay sẽ là gì khi chúng ta không có sợi dây liên hệ, không gieo mầm cho thế hệ nghệ sỹ hiện đại của tương lai và không có được cả lớp khán giả trẻ.

Xa hơn nữa chúng ta sẽ làm gì để thoát ra khỏi ốc đảo văn hoá và hoà mình vào dòng chảy của nhân loại?

- Trước những thực tế này, các nhạc sỹ Việt Nam nên làm như thế nào, hay đơn giản chỉ làm tốt những công việc của mình?

Câu hỏi và vấn đề này không dành riêng cho nhạc sỹ và cũng không chỉ trong đời sống âm nhạc mà nó là của cả đời sống xã hội.

Chúng ta không có nhiều người an tâm làm tốt công việc của mình mà chỉ dùng công việc của mình như là một công cụ kiếm tiền thôi.
Chúng ta luôn nói về những giá trị văn minh, nhưng ngược lại cũng luôn ‘đào bới’ những giá trị xưa cũ, điều đó có mâu thuẫn không, thưa anh?

Xã hội kém văn minh thì việc 'đào bới' giá trị xưa cũ chỉ để bán rẻ và huỷ hoại chứ không phải để gìn giữ và phát triển.


mời các bác cho ý kiến về vấn đề này,có lẽ nó đụng chạm tới nhiều bạn trẽ yêu nhạc, vàng nhạc sến như e đây.
 

hunghd_3d

New Member
âm nhạc là tự do,mỗi người đều có quyền chọn thể loại nhạc cho riêng mình để giải trí và thưởng thức và cảm nhận từng người khác nhau.Mọi sự đánh giá dòng nhạc nào hay hoặc k hay cũng đều k có đầy đủ kiến thức về âm nhạc. Vì sao? vì ''âm nhạc là cuộc sống''.
 

hi_tech

Well-Known Member
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Không biet sáng tác cua QT là bài nào luôn
 

behattieu82

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Không biet sáng tác cua QT là bài nào luôn

Em cũng vậy!

"Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền những lại đắm đuối với những ca khúc uỷ mị, sướt mướt có cách đây gần 100 năm thì có gọi là bình thường hay không?"

Không đồng ý với nhạc sỹ quan điểm này, mỗi thể loại nhạc có cái hay, em trừ nhạc trẻ ra thì nhạc gì cũng nghe hay nhạc vàng, nhạc cách mạng, .... thậm chí ca trù có nét riêng. Gần đây có 1 số ca sỹ từ nhạc trẻ chuyển sang nhạc vàng, nhạc cách mạng nghe không hay lắm, họ mang cái la hét của nhạc trẻ vào âm hưởng nhạc vàng, nhạc cách mạng e là không nên!
 

tusontay

Huyền Thoại
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Quốc Trung là ai vậy? :(
 
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Mấy cái ông hay xuất hiện trên tivi như Hoài Anh, Quóc Trung mở miệng là dạy âm nhạc phải thế này thế kia thực ra có cái nào để đời đâu ?

Các ông cứ sáng tác nhưng bài hay đi, còn việc nghe là của công chúng. Cuộc đời con người dài, lúc cần nghe cái này, lúc cần nghe cái khác. Chứ ko nên đánh giá thể loại nào hay hơn. Thử hỏi các ông ko lúc nào nghe nhạc buồn như Từ Công Phụng, Ngô Thụy Miên, Vũ Thành An ...ah.

Dù gì thì các tác giả được kể đến trong "70 năm tình ca Việt Nam" do hải ngoại làm vẫn sống mãi !
 

hieu xdav

Well-Known Member
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

hắn ta không nổi tiếng lên tự gây scandan để nổi tiếng :-bd
 
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Thanh niên nghe nhạc sến là bất thường . Mà em sợ em nghe nhạc trẻ bây giờ càng không bình thường hơn
 

WindyCity

Active Member
Mã:
[B]Nhạc sến[/B] Nó biểu hiện cho sự bế tác, lười biếng chộp giật của tầng lớp nghệ sĩ và sự đứt gãy xa cách giữa các thế hệ.
~X(
Ông này nói bậy thì nhiều làm sao nhạc "sến" lại chia cách các thế hệ chính loại nhạc mùi mới đi sâu vào lòng người, đại đa số quần chúng như các bản Mưa nửa đêm, Tình Lỡ đã kéo các thế hệ lại gần nhau hơn.
 

baotri80

Member
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

100 năm mà vẵn nhiều người nghe thế, em suy ra dòng nhạc đó là cổ điển hay bất hủ
 

tmtyb99

Active Member
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Mỗi một nhạc sĩ hay người nghe nhạc đều có tư tưởng và sở thích mang tính cá nhân, nên 1 nhận xét mang tính cá nhân về một vấn đề trừu tượng như âm nhạc thì càng mang tính chất tương đối. Ai thích cái gì thì khen cái đó. QT không thích nhạc cũ, nhạc sến nên phát biểu như vậy là đương nhiên. Theo mình ai thích thể loại nào thì nghe thể loại đó, không thích thì không nghe chứ không nên chê. Cái gì càng nhiều người ưa thích và tồn tại lâu dài thì chắc chắn phải có cái hay của nó, đơn giản vậy thôi.
 

behattieu82

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Mỗi một nhạc sĩ hay người nghe nhạc đều có tư tưởng và sở thích mang tính cá nhân, nên 1 nhận xét mang tính cá nhân về một vấn đề trừu tượng như âm nhạc thì càng mang tính chất tương đối. Ai thích cái gì thì khen cái đó. QT không thích nhạc cũ, nhạc sến nên phát biểu như vậy là đương nhiên. Theo mình ai thích thể loại nào thì nghe thể loại đó, không thích thì không nghe chứ không nên chê. Cái gì càng nhiều người ưa thích và tồn tại lâu dài thì chắc chắn phải có cái hay của nó, đơn giản vậy thôi.

Hay cho câu tồn tại lâu dài, 100 năm sau dòng nhạc mà nhạc sỹ QT cho là sến, ủy mị nó vẫn tồn tại thôi, nó có nét của nó!
 

tiachop

Well-Known Member
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Thằng cờ hó dở người này là thằng nào vậy?
 

gvnth

Active Member
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Bài hát hay thì tự khắc được đón nhận. Chả nhẽ nghe Mozart hay Beetthoven cỡ vài tram năm trước là kéo lùi sự phát triển của âm nhạc?
 

anpn

Active Member
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

"Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền những lại đắm đuối với những ca khúc uỷ mị, sướt mướt có cách đây gần 100 năm thì có gọi là bình thường hay không?" Nói thẳng ra là mấy anh sắm dàn trăm triệu mà không nghe nhạc của ổng là không bình thường!!! trong 4rum này hình như có rất nhiều anh sở hữu dàn trăm triệu!:D
 

behattieu82

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

"Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền những lại đắm đuối với những ca khúc uỷ mị, sướt mướt có cách đây gần 100 năm thì có gọi là bình thường hay không?" Nói thẳng ra là mấy anh sắm dàn trăm triệu mà không nghe nhạc của ổng là không bình thường!!! trong 4rum này hình như có rất nhiều anh sở hữu dàn trăm triệu!:D
Dòng nhạc mà uỷ mị, sướt mướt đó không bình thường, sống 100 năm sau nữa QT ơi!
 

tiachop

Well-Known Member
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Nhạc bây giờ nghe chỉ có mỗi thằng hát nó la với cây organ đệm linh tinh, lấy cái loa vi tính nghe ra đủ hết rồi dùng dàn mấy trăm triệu quá phí =))
Giết ruồi muỗi kiến gián dùng dao mổ trâu làm gì hả QT ?!?
 
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

Tay này mới đúng nghĩa là tay "làm màu" "đẳng cấp" nhất nè.
Nhưng mà " nhạc sến" là gì vậy mấy thím ?
Tôi chỉ thích nghe nhạc trữ tình thôi... và cảm nhận được cái thụt lùi 100 năm của hi-end.
 
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

"Những thanh niên, trí thức trẻ tuổi thông thạo công nghệ, sành điệu hoặc sở hữu những bộ dàn Hi-End đắt tiền những lại đắm đuối với những ca khúc uỷ mị, sướt mướt có cách đây gần 100 năm thì có gọi là bình thường hay không?" Nói thẳng ra là mấy anh sắm dàn trăm triệu mà không nghe nhạc của ổng là không bình thường!!! trong 4rum này hình như có rất nhiều anh sở hữu dàn trăm triệu!:D
Nên lập riêng 01 thớt chia sẽ nhạc QT...
... và có qui định rõ ràng: chỉ những thím nào sở hữu dàn trên trăm triệu mới được quyền down về nghe. Nếu vi phạm mà mod biết được thì phạt nhẹ là bán dàn máy , còn nặng hơn là cấm nghe nhạc "sến" vĩnh viễn.
---- áo anh si ?????
 

behattieu82

Moderator
Thành viên BQT
Ðề: Quốc Trung nói về sự cẩu thả, ấu trĩ ở làng nhạc Việt

NS QT đã sai lầm rồi!
 
Bên trên