Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

terabyte

Banned
LG-OLED-TV-16x9_118262316x9.jpg

Vốn là một trong những cái tên nóng nhất giới HD, tương lai của TV OLED bắt đầu bị nghi ngờ khi 2 ông lớn từ Nhật Bản là Panasonic và Sony bất ngờ bỏ cuộc. Liệu tương lai của công nghệ này có màu hồng như chúng ta tưởng?

Chưa đầy 1 năm, TV OLED từ ngôi sao sáng giá trở thành đối tượng bị nghi ngờ

[float=right]
0109-panasonic-tv-ces-2013_full_600.jpg
[/float]
Chỉ 18 tháng sau khi công bố hợp tác, chỉ chưa đầy 1 năm sau màn trình diễn hoành tráng hớp hồn giới công nghệ tại CES 2013, Panasonic và Sony chính thức rời bỏ cuộc đua OLED mà vẫn chưa có bất kỳ dấu ấn nào.

Ngược dòng về CES 2013, bộ đôi từ Nhật Bản này đã làm giới công nghệ phải trầm trò thán phục khi tung ra những mẫu TV prototype cực kỳ ấn tượng, kết hợp độ phân giải 4K với công nghệ hiển thị OLED. Đã có lúc người ta nghĩ rằng tương lai chắc chắn sẽ không thể không bị cái tên OLED thống trị. Vấn đề ở chỗ gần 1 năm sau, cả 2 công ty này đột ngột bỏ cuộc trước sự bất ngờ của giớ công nghệ. Đặc biệt là trong thời điểm vô cùng nhạy cảm trước thềm của CES 2014, nơi không ít người mong chờ rằng Sony và Panasonic sẽ giới thiệu các dòng TV OLED thương mại đầu tiên của mình.

Công nghệ dù có ấn tượng đến đâu, nhưng không thể thương mại hóa nó thì cũng trở thành vô nghĩa

[float=left]
oled-tv-xel-1.jpg
[/float]
Một thực tế cho thấy rằng dù cho phiên bản prototype có ấn tượng đến thế nào đi chăng nữa, nếu một hãng không thể thương mại hóa nó thì cũng chỉ là một sự thất bại.

Các dòng TV OLED mà Sony và Panasonic trình diễn năm ngoái chính là ví dụ điển hình. Nếu so với các dòng TV OLED thương mại hiện nay của LG và Samsung với độ phân giải chỉ dừng lại ở FullHD và thiết kế cong gây nhiều tranh cãi, các dòng TV prototype của bộ đôi từ Nhật Bản rõ ràng là ấn tượng hơn rất nhiều. Thế nhưng giờ đây nếu bạn muốn sở hữu TV OLED, LG và Samsung là sự lựa chọn duy nhất và đây chính là điều mà các hãng Nhật Bản nói chung và liên minh Panasonic-Sony cần phải học hỏi.

Khác với những thương hiệu Nhật Bản, các công ty Hàn Quốc như Samsung và LG tỏ ra rất thực dụng trong các sản phẩm của mình. Họ không hướng đến những mục đích cao xa như kết hợp OLED và 4K mà chỉ dừng lại ở thực tại, nơi mà sự kết hợp OLED với độ phân giải FullHD đã chính mùi. Chỉ hơn một năm sau khi trình làng (kể từ CES 2012), lần lượt LG và Samsung thương mại hóa TV OLED của mình. Đó chính là mấu chốt của vấn đề. Chỉ có thương mại hóa sản phẩm thì một thương hiệu mới có thể thu được lợi nhuận từ nó, đem lại kết quả cho sự đầu tư của mình.

Các hãng điện tử Nhật Bản có lẽ phần nào vẫn chưa thoát ra được truyền thống của mình. Luôn gây ấn tượng bằng những mẫu prototype nhưng đến lúc thương mại hóa thì lại vô cùng chậm chạp, và thậm chí là bỏ cuộc như Panasonic và Sony với OLED.

Tại sao Sony và Panasonic lại bất ngờ rời bỏ cuộc đua và tuyên bố sẽ tập trung vào công nghệ 4K? Đây là câu hỏi mà chúng ta cần phải suy ngẫm.

Cả 2 công ty đều rất kín tiếng và không hể hé lộ bất cứ điều gì về nguyên nhân của việc này. Thế nhưng nếu phân tích kỹ hơn về thị trường TV OLED hiện nay, chúng ta cũng có thể đưa ra được một số giải thuyết.

Trước hết, phải chăng Panasonic và Sony đã đặt mục tiêu của mình quá cao?

[float=right]
sony-4k-oled-ces-2013.jpg
[/float]
Khác với LG và Samsung sản xuất tấm nền OLED theo kiểu truyền thống như LCD, liên minh đến từ Nhật Bản được cho là sẽ chế tạo theo công nghệ in. Ưu điểm quan trọng nhất của nó chính là sẽ dễ dàng trong việc sản xuất hàng loạt (nếu đã hoàn chỉnh dây chuyền và công nghệ chế tạo) cũng như giảm chi phí sản xuất. Nói một cách đơn giản, trên lý thuyết Sony và Panasonic hướng đến mục tiêu sẽ tung ra những dòng TV OLED giá thấp hơn cả LG và Samsung. Bên cạnh đó, họ cũng phải giữ lại chất lượng hình ảnh vốn đã là thương hiệu của Nhật Bản. Bởi lẽ giá rẻ mà chất lượng kém thì cũng chẳng khác gì hàng Trung Quốc cả.

Thế nhưng với một công nghệ còn quá mới mẻ như OLED, hoàn chỉnh công nghệ sản xuất đã là một điều cực kỳ khó khăn chứ đừng nói đến đi đường tắt và chơi trên cơ đối thủ về mặt giá cả. Với kinh phí đầu tư nghiên cứu khổng lồ, Samsung và LG đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc sản xuất, dẫn đến tỉ lệ thành phẩm thấp hơn rất nhiều so với dự kiến. Đây cũng là nguyên nhân mà TV OLED có giá cực kỳ đắt đỏ.

Đã gia nhập cuộc đua trễ mà hướng đến mục tiêu vượt mặt tốp dẫn đầu liệu có phải khả thi hay không? Câu trả lời có lẽ ai trong chúng ta cũng hiểu.

Thế nhưng liệu TV OLED có triển vọng thành công như chúng ta tưởng?

[float=left]
original_2.jpg
[/float]
HDvietnam đã từng đánh giá dòng TV OLED 55 inch cong mới nhất của LG và mình có thể khẳng định với bạn rằng, chất lượng hình ảnh của nó là tuyệt nhất trong tất cả các dòng TV hiện nay (trừ độ nét dĩ nhiên là kém hơn TV 4K). Thế nhưng nếu xét về mặt giá cả, quá khó để có thể thuyết phục một người tiêu dùng bình thường bỏ ra để sở hữu nó.

Với cái giá 250 triệu tại Việt Nam và 10.000 USD tại Mỹ, ngay cả chất lượng hình ảnh tuyệt vời mà nó mang lại cũng không thể bù đắp lại được... lý trí của người tiêu dùng. Với cùng một số tiền đó, bạn có thể sở hữu một chiếc TV 4K hoành tráng với kích thước từ 65 đến 84 inch. Chính Samsung và LG cũng thừa nhận rằng doanh số của TV OLED thực sự không như mong đợi.

Năm ngoái khi TV 4K ra mắt, mọi chuyện chuyển biến hoàn toàn ngược lại. Dù vẫn rất đắt đỏ nhưng với thông số thông số cực kỳ ấn tượng, các mẫu TV 4K 84 inch có doanh số vượt ngoài dự kiến của các hãng sản xuất.

Đó là chưa kể đến việc các mẫu TV 4K hiện nay đều sử dụng tấm nền LCD vốn đã gần như đã được hoàn chỉnh dây chuyền sản xuất và nghiên cứu. Đó cũng là nguyên nhân mà các mẫu TV 4k cỡ nhỏ ra mắt gần đây có giá ngày càng dễ chịu, thậm chí chỉ đắt hơn một chút so với các dòng FullHD cao cấp cùng kích thước.

Một điều quyết định lớn đến sự thành công của TV 4K chính là yếu tố "tương lai" của nó rất rõ ràng và ai cũng có thể nhìn thấy được qua các... thông số. Độ phân giải 4K là bước tiến hóa tiếp theo của giới HD và nếu muốn đi theo kịp thời đại, chúng ta cũng không còn con đường nào khác. Trong khi đó, điểm mạnh của OLED là chất lượng màu sắc tuyệt vời, một yếu tố mang đậm tính chủ quan của người xem. Và nếu chọn một trong 2, 4k có lợi thế hơn rất nhiều bởi những ưu điểm của nó đem lại là khách quan và bất cứ ai cũng có thể dễ dàng nhận ra. Nói một cách đơn giản, giữa 2 chiếc TV với nhau, không cần biết khả năng tái tạo màu sắc như thế nào nhưng nếu 1 cái có độ phân giải thấp hơn thì 99% người ta sẽ cho rằng nó kém hơn. Và thực tế, 99% TV trên thị trường phù hợp với quy luật này trừ khi nó là... TV OLED.

Sự khác biệt này cũng thể lý giải được phần nào việc Panasonic và Sony rời bỏ cuộc đua OLED để tập trung cho TV 4K. Đơn giản là vì khả năng thành công của nó cao hơn rất nhiều và không đòi hỏi kinh phí đầu tư lớn như OLED (phải đi từ giai đoạn hoàn thiện công nghệ cho đến việc sản xuất), điều vô cùng rủi ro đối với tình hình kinh doanh cũng chẳng mấy khả quan của Sony lẫn Panasonic.

Cuộc đua OLED kém phần hấp dẫn khi chỉ còn Hàn Quốc và phần còn lại của thế giới

[float=right]
LG-First-OLED-TV.jpg
[/float]
Như đã phân tích ở trên, hướng đi của các thương hiệu Hàn Quốc là rất từ tốn, phát triển từ những nền tảng đã có sẵn và chú trọng về mặt thương mại hóa trong quá trình phát triển. Trong khi đó, Nhật Bản lại thích nhảy giai đoạn, tung ra những sản phẩm có tính đột phá cao khi tích hợp nhiều công nghệ tiên tiến.

Đây cũng là lý do mà trong cuộc đua OLED, điều mà ngưởi ta kỳ vọng nhất chính là cuộc so tài giữa các liên minh OLED Nhật Bản Panasonic-Sony và 2 thương hiệu nổi tiếng Hàn Quốc là Samsung và LG. Tuy chiến lược có phần khác biệt, điểm chung của các thương hiệu này là tung ra những sản phẩm, những chiếc TV OLED có chất lượng hình ảnh cao nhất đến người tiêu dùng.

Nhật Bản chính thức bỏ cuộc, điều đó không có nghĩa là LG và Samsung sẽ đơn độc trong cuộc chạy đua phát triển công nghệ OLED. Vẫn còn đó những thương hiệu nổi tiếng từ Đài Loan, Mỹ và đặc biệt là Trung Quốc vẫn đang gấp rút hoàn tất những sản phẩm của mình. Vấn đề ở chỗ, mục tiêu mà những thương hiệu này hướng tới lại hoàn toàn khác, hay đúng hơn đó là phân khúc TV OLED giá rẻ. Mà một khi đã nhắc đến giá rẻ, chúng ta cũng không thể trông chờ điều kỳ diệu về chất lượng hình ảnh có thể xảy ra. Nói một cách đơn giản, dù công nghệ phát triển mạnh mẽ đến cỡ nào thì trong cùng một thời điểm, câu "tiền nào của nấy" vẫn luôn luôn đúng.

Một bên chạy theo chất lượng, một bên chạy theo giá cả, cuộc đua OLED giờ đây có vẻ như đã phân mảnh quá rõ ràng và mạnh ai nấy đi. Dĩ nhiên, áp lực từ những sản phẩm giá rẻ có thể sẽ buộc Samsung và LG tiếp tục giảm giá các dòng TV OLED của mình (và đây chỉ là điều sớm muộn), nhưng thấp đến mức bình dân thì có lẽ chúng ta phải còn chờ dài dài. Ví dụ điển hình và gần gũi nhất chính là TV 4K. Mặc dù các thương hiệu Trung Quốc tung ra các dòng TV 4K với giá chỉ vỏn vẹn chưa đầy 20 triệu, những thương hiệu lớn vẫn tự tin đặt giá chiếc TV 4K rẻ nhất của mình gấp... 5 lần. Và điều quan trọng nhất chính là họ vẫn thành công, bởi lẽ chênh lệch chất lượng hình ảnh và tính năng vẫn thuyết phục được người tiêu dùng.

Vẫn còn quá sớm để khẳng định được liệu OLED có thể sẽ trở thành công nghệ thống trị nền công nghiệp hiển thị như LCD hiện nay. Tuy nhiên một điều mà ai trong chúng ta cũng có thể thấy được rằng, đầu tư vào TV 4K là một sự lựa chọn an toàn hơn rât nhiều so với TV OLED.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

iphanphong

Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

Bài viết hay nhưng bác trình bày thế khó đọc quá.
 

DCeagle

Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

Rời bỏ việc nghiên cứu , chế tạo và thương mại hóa OLED là quyết định sáng suốt và khôn ngoan của Sony & Pana . Cứ để 2 anh hàn quốc loay hoay với Oled lâu ngày cũng phải kiệt sức . Tập trung vào 4K là thực tế và tương lai sáng sủa hơn nhiều . Rất tiếc Plasma 4K thì không ai chịu nghiên cứu & phát triển công nghệ này
 

LêQuân ArT

Well-Known Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

Giá tv cong h giảm xuống dưới 200tr r.K biết tương lai thế nào,Tv Oled 4k thì sao nhỉ ? hehe 20 năm nữa chả hạn,Tv 55 Oled 4k giá 30tr :p
 

pikeccola222

New Member
OLED mà thíu hai đại gia Nhật thì chán chít :(

Đồng ý! Nhật không sản xuất thì mình chả mua oled của hàn đâu, ^^, chờ đợi thôi

Ad coi lại bài viết nhé, hơi nhiều chỗ sai chính tả, tuy không phải là quan trọng nhưng những bài dài như thế này đọc dính mấy lỗi lặt vặt ấy tự nhiên ngứa mắt, ha ha
 

hiepkmai

Well-Known Member
Ðề: Re: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

Đồng ý! Nhật không sản xuất thì mình chả mua oled của hàn đâu, ^^, chờ đợi thôi

Ad coi lại bài viết nhé, hơi nhiều chỗ sai chính tả, tuy không phải là quan trọng nhưng những bài dài như thế này đọc dính mấy lỗi lặt vặt ấy tự nhiên ngứa mắt, ha ha
Cũng đang định nói, chỗ thì thiếu, chỗ thì thừa ký tự :D. Và cũng đồng ý là sẽ chỉ mua hàng Nhật, cơ mà hơi khác chút là mình mua màn hình chứ không mua tivi :v
 

tan7espa

Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

Lý do em có mẹt trong pic này chỉ vì mỗi cái lý do này :-j

LG-OLED-TV-16x9_118262316x9.jpg
 

Hung082012

New Member
Công nghệ có phát triển đến đâu chăng nữa mà không thương mại hóa, không hạ giá thành thì cũng tèo.
 

nhat quang

Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

4k thì 2 anh Hàn Quốc đã hoàn thiện rồi,giờ thương mại oled rồi.chỉ mấy anh Nhật Bản làm không kịp bỏ cuộc là phải,có gì mà phải lăn tăn.Thời thế đã thay đổi rồi mấy bạn ơi...
 
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

oled thực chất là công nghệ của sony, nhưng sony lại không phát triển được
 

ngobaohung

New Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

công nghệ thì buộc phải phát triển thôi, vẫn ủng hộ các anh Nhật Bản cày tốt và cho ra được những sp đi đầu
 

PapiS

Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

Nói về Sony thì đi cùng chất lượng nhưng dạo này Sony bị TQ chơi hay sao mà ra toàn sản phẩm lỗi bị nhiều , nhất là màn hình đt .
 
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

Oled poled paled hay 4K 40K thì mua về xem mấy truyền hình thì thật là zui :)) Nên mình toàn nhắm mấy em FULL HD TO BỰ(plasma/led) giá tốt là chiến chứ công nghệ thì kệ nó, và tuyệt đố né smart TV :))
 

nevol

Active Member
cái gì ko phù hợp thì sẽ bị loại bỏ thôi :-? hy vọng ko kiểu như 3D
 

tuyen_kientruc2010

Well-Known Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

oled thực chất là công nghệ của sony, nhưng sony lại không phát triển được

Ko phải là hãng ko phát triển được vì chi phí sản xuất tivi tốn kém, thương mại hóa sản phẩm OLED 4K bán với giá $15.000-$ 20.000 cho cái mẫu 56 inches, tiền đâu mà người tiêu dùng mua. Còn màn hình OLed chuyên dụng hãng vẫn sản xuất hàng loạt.

PVMA250andPVMA170.png

Sony TRIMASTER EL PVM-A170 và PVM-A250

1-640x292.png

Bộ bảo vệ màn hình và thiết kế phía sau.

Gary Mandle, giám đốc mảng màn hình chuyên nghiệp của Sony, phát biểu: “Công nghệ OLED mang lại lợi thế về kích thước và trọng lượng vượt trội các công nghệ hiển thị khác, chúng ta có thể tạo ra những sản phẩm nhẹ nhất mà vẫn đem lại hiệu năng cao. Với thiết kế mỏng và nhẹ, hai sản phẩm mới này đáp ứng hoàn hảo cho việc phát sóng trực tiếp và các chương trình ngoài trời.”
Độ bền cũng rất quan trọng khi màn hình phải đối mặt với những hư hại trong quá trình vận chuyển hay điều kiện ở nơi sử dụng. Để giải quyết vấn đề này, các cổng kết nối ở phía sau nằm sâu vào trong thân của màn hình. Cả bốn góc và phía trước cũng có bộ bảo vệ riêng, không những giúp an toàn cho tấm nền mà còn giảm sự phản xạ ánh sáng bên ngoài, duy trì chất lượng hình ảnh.

Những cải tiến khác của hai mẫu màn hình này bao gồm hệ thống chuyển đổi I/P có tác dụng tự động tối ưu hóa việc xử lý tín hiệu với độ trễ thấp dựa trên tín hiệu đầu vào. Bên cạnh đó là cả hai đều sở hữu góc nhìn rộng giúp hỗ trợ tốt làm việc nhóm qua video, nâng cao năng suất và hiệu quả công việc.
Công nghệ TRIMASTER EL do Sony phát triển dành riêng cho tấm nền OLED được giới thiệu năm 2011. Với công nghệ này, màn hình có thể tái tạo chính xác màu sắc, đặc biệt là màu đen. Cho tới nay, Sony đã bán hơn 25000 chiếc thuộc dòng TRIMASTER EL.
PVM-A250 và PVM-A170 sẽ được bán ra vào tháng 1 năm 2014 với mức giá lần lượt là 6.900 USD và 4.900 USD.
 

topx1984

Member
vẫn mong một ngày nào đó plasma trở lại và lợi hại hơn xưa, trong khi đó thì tạm thỏa mản với Full HD cái đã, 4K, OLED chắc ko có tiền để đú theo :)
 

alibaba1978

Well-Known Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

công nghệ plasma quá đỉnh nhưng đã đạt đỉnh về công nghệ có nghĩa ko thể hoàn hảo hơn dc nữa,so sánh cho dễ hiểu giống như công nghệ chế tạo máy bay trực thăng đã quá hoàn hảo,còn tivi led thì chỉ là bước tiến lên của Lcd thay đèn nền từ đèn huỳnh quang sang mấy cái đàn led rẻ tiền nên chất lượng ko hơn Lcd là mấy chỉ hơn cái mỏng do kích thước bóng đèn led bé hơn đèn huỳnh quang và cái quan trọng là sụ thay đổi về ngoại hình đã đáng gục hầu như tất cả người tiêu dùng,có mấy ai đủ điều kiện ,và TRÌNH ĐỘ so sánh các công nghệ Lcd,Led,plasma đâu nên mới bị NSX họ CHĂN cho.Cứ đơn giản khi xem phim HD bằng tivi Plasma bạn có thể nằm ngồi đủ kiểu vẫn thấy đẹp điều này đối với led hay Lcd là điều viễn vông chưa kể đến độ trung thực của màu sắc... và nhiều thứ nữa mà phải có TRÌNH ĐỘ mới cảm nhận dc
 

Scorpjon_8x

New Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

Người ấy và em anh chọn ai , tấc nhiên là áo đỏ rồi hí hí
 

tuyen2068

Active Member
Ðề: Tương lai TV OLED sẽ đi về đâu?

công nghệ plasma quá đỉnh nhưng đã đạt đỉnh về công nghệ có nghĩa ko thể hoàn hảo hơn dc nữa,so sánh cho dễ hiểu giống như công nghệ chế tạo máy bay trực thăng đã quá hoàn hảo,còn tivi led thì chỉ là bước tiến lên của Lcd thay đèn nền từ đèn huỳnh quang sang mấy cái đàn led rẻ tiền nên chất lượng ko hơn Lcd là mấy chỉ hơn cái mỏng do kích thước bóng đèn led bé hơn đèn huỳnh quang và cái quan trọng là sụ thay đổi về ngoại hình đã đáng gục hầu như tất cả người tiêu dùng,có mấy ai đủ điều kiện ,và TRÌNH ĐỘ so sánh các công nghệ Lcd,Led,plasma đâu nên mới bị NSX họ CHĂN cho.Cứ đơn giản khi xem phim HD bằng tivi Plasma bạn có thể nằm ngồi đủ kiểu vẫn thấy đẹp điều này đối với led hay Lcd là điều viễn vông chưa kể đến độ trung thực của màu sắc... và nhiều thứ nữa mà phải có TRÌNH ĐỘ mới cảm nhận dc

Công nghệ cao đến mấy mà không thương mại hóa thì công nghệ đó hãy để ở trường ĐH hay Viện nghiên cứu.
Thương mại hóa rõ ràng giá cả là yếu tố hàng đầu được quan tâm đến.
Hiện giờ mua con tivi ngon ngon, to to tí phải hơn hai chục, hoặc hơn ba chục triệu, tùy vào túi tiền. Về xài hơn năm (hết bảo hành), hay hai ba năm, sọc màn hình hay vân vân gì đó, sửa thì tiền thay đồ quá cha, để vậy xem thì kỳ, khó chịu, vứt thì tiếc.
Tính ra chi phí quá cao.
Hồi xưa mua con CRT, đắt thật, nhưng xài được hơn chục năm, bỏ đi vì đề mốt, thích gái trẻ hơn bà già, chứ vẫn xài tốt.

Bởi vậy OLED hay không OLED, mấy đại gia trong ngành đều có tính toán cả, không phải vì người ta không làm được, nhưng tính hiệu quả và lợi nhuận phải là hàng đầu.
 
Bên trên