4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

terabyte

Banned
Trong những năm gần đây, tình hình kinh doanh của Sony ngày càng đi xuống với minh chứng không thể chối cãi là 4 năm thu lỗ liên tục. Nhận trách nhiệm về vấn đề này, hàng loạt các quan chức cấp cao của Sony đã quyết định tự giảm lương và không nhận tiền thưởng trong năm nay.

538879-albums1516315-picture160521.jpg

Với 7 triệu máy PS4 được bán ra trên thị trường, Sony Computer Entertainment là một trong những mảng kinh doanh hiếm hoi đem lại tiền cho hãng điện tử Nhật bản. Tuy nhiên, ngay cả như vậy thì nó cũng không đủ để giúp Sony lấy lại hào quang ngày xưa. Trên thực tế, ngay cả khi bán được 20 triệu máy thì PS4 vẫn chiếm thị phần thấp 45% so với thời điểm hoàn kim của thương hiệu Playstation. Vào năm 2002, Sony đã bán 22 triệu máy chơi game Playstation, con số này rơi xuống 19 triệu vào năm 2004 và lên đến mức kỷ lục 36 triệu trong năm 2007. Tuy nhiên kể từ thời điểm đó, doanh số của các thiết bị chơi game Playstation ngày càng đi xuống.

Trong năm nay, Sony đã có nhiều kế hoạch để cứu vãn tình hình kinh doanh bết bát của mình. Đình đám nhất có lẽ là việc bán đi mảng kinh doanh máy tính Vaio. Tuy nhiên theo một số nhà phân tích, điều này có lẽ cũng không giúp được gì nhiều vì hãng điện tử Nhật Bản đã thua lỗ quá nặng.

Mặc dù vậy, không phải tất cả đều ảm đạm, Sony hiện nay đã leo lên vị trí nhà sản xuất smartphone lớn thứ 3 thế giới, chỉ sau Apple và Samsung. Vẫn biết khoảng cách giữa hãng điện tử Nhật Bản với 2 thương hiệu dẫn đầu là rất lớn, tuy nhiên nó cũng thể hiện được sự khởi sắc trong kinh doanh của Sony. Bên cạnh đó, mảng kinh doanh thiết bị chụp ảnh của Sony đang gây được khá nhiều sự chú ý với những sản phẩm mang tính đột phá cao như Sony A7/7r/7s hay A6000. Nếu chỉ xét trên thị trường máy ảnh không gương lật, có lẽ khó có thương hiệu nào phổ biến bằng Sony. Và cũng đừng quên rằng thương hiệu dẫn đầu thế giới về TV 4K không ai khác hơn cũng chính là Sony, đặc biệt là với việc ngưng hoàn toàn phát triển TV OLED để tập trung vào TV 4K, hãng điện tử Nhật Bản vẫn còn có thể đi xa hơn nữa.

Dĩ nhiên, việc Sony có tận dụng được những điểm mạnh của mình để thoát ra khỏi giai đoạn khó khăn này hay không còn tùy thuộc vào quyết định của những người lãnh đạo. Ít nhất chúng ta cũng có thể khẳng định rằng những quan chức cấp cao của Sony là những người đầy tinh thần trách nhiệm, điển hình là CEO Kazuo Hirai đã chấp nhận giảm một nửa lương do vẫn chưa thể vực dậy hãng điện tử Nhật Bản.

Theo Kitguru
 
Chỉnh sửa lần cuối:

tuyen_kientruc2010

Well-Known Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Vào những năm cuối thế kỷ 20, những người khổng lồ của Nhật như Sony, Panasonic, JVC, Sharp vẫn đang làm mưa làm gió trên thế giới ở hầu hết các phân khúc sản phẩm mà họ tham gia sản xuất. Nhưng tại sao khi bước sang thế kỷ 21 chừng khoảng 3, 4 năm đầu thì xuất hiện tình trạng dậm chân trong kinh doanh, đến khi xuất hiện khủng hoảng tài chính năm 2008 thì gần như mọi hãng công nghiệp lớn hay nhỏ của Nhật lâm vào tình trạng thua lỗ liên tục? Nhất là các hãng điện tử có quy mô lớn, họ gần như không thể phát triển ra một công nghệ hay sản phẩm đột phá gì mà phải dựa vào các hãng phần mềm của Mỹ để sản xuất. Kinh doanh thì hầu hết bại dưới tay hai gã khổng lồ của nước láng giềng là Samsung và LG, ngay cả những cái tên lạ hoắc mới nổi của Trung Quốc hay Đài Loan cũng đang ngấp nghé thị phần của họ! Câu trả lời xin gói gọn trong ba nguyên nhân: nguy cơ tiềm ẩn khi Nhật bắt đầu đưa dây chuyền sản xuất ra nước ngoài; thói quen dùng đồ điện tử của mọi người trên thế giới đã thay đổi; cuối cùng là nền kinh tế, chính trị và văn hóa của Nhật gây ảnh hưởng nặng, trực tiếp tới những gã khổng lồ này.

Thói quen dùng đồ điện tử của mọi người trên thế giới đã thay đổi:

Trong nguyên nhân này xin lấy thị phần tivi làm ví dụ chính.
Thập niên 60, 70, 80, hầu như từ châu Á đến châu Âu, châu Mỹ đều có một loại thói quen dùng đồ điện tử: tốt, bền, mắc một chút cũng không sao. Do đó sản phẩm “Made in Japan” được khắp nơi nhiệt liệt hoan nghênh, lý do đơn giản bởi giá sản phẩm so với “Made in USA” hay “Made in Germany” rẻ hơn một chút nhưng tốt và tối tân hơn, cùng điều kiện cốt lõi là độ bền vô địch. Bạn muốn biết bền ra sao ư? Rất dễ dàng: bất kỳ sản phẩm đồ công nghiệp Made in Japan nào của Nhật sau một đoạn thời gian sử dụng qua, rồi bạn ngưng không dùng tới nữa, vài năm hay thậm chí trên mười năm sau bạn lấy ra cắm điện hay battery vào thì ngay tức thì sử dụng bình thường như lúc mới dùng. Còn Made in USA thì không được vậy, không đến nỗi không hoạt động, nhưng sẽ bị một chút trục trặc ban đầu khi dòng điện trong các bản mạch chưa chạy ổn định do một thời gian dài không dùng qua, nhưng chỉ cần vài tiếng sau là máy sẽ chạy lại bình thường như lúc đầu. Made in Korea cũng không được như USA và có phần tệ hại hơn. Còn Made in China thì khỏi phải nói, cho dù đó là của Sony hay Panasonic thì kết quả chỉ có một: máy sẽ không hoạt động, hoặc sẽ “mát mát” không sử dụng bình thường được. Dễ dàng nhận ra điều này trong các remote của tivi, dàn âm thanh hay các máy CD, DVD. Chỉ cần bạn không rớ tới khoảng hai năm thì các remote (đa số Made in China, Korea và Malaysia) này đều “dở chứng” ngay, trong khi cái máy chính (Made in Japan) vẫn hoàn hảo.

Văn hóa đồ công nghiệp của Nhật đã quá in sâu sau một thời gian dài, dẫn đến việc dần dần giá sản phẩm của họ được xếp ngang hàng với châu Âu và Mỹ. Ngoài ra ở nhiều quốc gia trong thời gian này, phải gia đình khá giả một chút hay giàu có mới dám sở hữu đồ điện từ Nhật hay châu Âu. Nhưng bước sang nữa cuối thập niên 90 thì tình hình bắt đầu thay đổi, tầng lớp người nghèo tại các nước bắt đầu khá lên, họ cũng muốn sở hữu tivi, tủ lạnh, máy giặt… như những người khá giả và giàu có khác. Samsung và LG nổi lên như là người hùng đối với tầng lớp này bởi giá bán quá tốt so với đồ của Nhật (Made in China, Malaysia). Sản phẩm của Nhật bắt đầu gặp hai vấn đề: những khách hàng trung thành của họ vẫn đang sở hữu mọi thiết bị do họ làm ra mà vẫn không muốn đổi cái mới do hoàn toàn không bị hư hại gì, tầng lớp khá giả chiếm số đông nhất; sản phẩm Nhật Bản cho dù lắp ráp ở đâu cũng phải không quá chênh lệch về chất lượng so với lắp ráp trong nước, nên giá thành vẫn rất cao nếu so với Samsung, LG hay của Đài Loan dành cho người nghèo.

Vấn đề phát sinh từ đây: người nghèo không mua đồ của họ do quá mắt so với Samsung hay LG; một lượng lớn người khá giả không mua đồ của họ do các sản phẩm trong nhà vẫn còn hoạt động tốt; người giàu có thì vẫn chiếm số ít trong xã hội, ngoài ra Nhật còn phải cạnh tranh với châu Âu ở thị trường cho người giàu. Vậy là có một đoạn thời gian khoảng 5-7 năm trong giai đoạn trước và sau khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, Nhật xuất khẩu rất nhiều nhưng bán không bao nhiêu so với năm năm trước đó, cũng may những ngành công nghiệp khác như ô tô, semiconductor hay công nghiệp nặng vẫn phát triển mạnh nên sự trì trệ này cũng không ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế của Nhật.

Khủng hoảng tài chính xảy ra khiến mọi người tại các nước châu Á giàu có bao gồm cả Nhật bắt đầu giảm chi tiêu, người Nhật bắt đầu có thói quen mua đồ rẻ tiền. Không chỉ châu Á, không khí u ám này cũng ảnh hưởng tới Mỹ và châu Âu do kinh tế Nhật suy yếu. Người người bắt đầu bỏ thói quen mua đồ tốt, bền có giá khá mắc của Nhật, họ quay sang các nhãn hiệu của Hàn Quốc nổi tiếng với chất lượng chấp nhận được mà kiểu dáng khá bắt mắt cùng giá thành rẻ hơn so với Sony hay Panasonic. Bởi thời đại dùng đồ đạc lúc này không còn chú trọng đến “bền bỉ“, mọi người chấp nhận một món đồ chỉ sử dụng trong hai, ba năm mà không cần phải trên mười năm như xưa, đổi lại họ có thể hưởng được các công nghệ mới trong thời gian ngắn hơn. Đến lúc các hãng điện tử lớn của Nhật nhận ra thói quen dùng đồ của mọi người đã thay đổi thì họ cũng không kịp chuyển hướng kinh doanh của mình cho phù hợp tình hình này, mặc dù họ đã cố gắng đem hầu hết dây chuyền sản xuất ra nước ngoài nhằm giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành. Trong lúc loay hoay không tìm được hướng đi mới, thì các đối thủ nước láng giềng Hàn Quốc bắt đầu tăng tốc tấn công mọi thị trường của Nhật. Họ không ảnh hưởng gì so với các hãng nước láng giềng trong thời kỳ khủng hoảng tài chính do được chính phủ bảo trợ phía sau. Họ đánh đúng vào tâm lý của tầng lớp nghèo với các sản phẩm rẻ tương đương Trung Quốc nhưng chất lượng tốt hơn nhiều; các dịch vụ khuyến mãi cùng mẫu mã chất lượng được nâng cao mà lại rẻ hơn của Nhật đã đánh đúng tâm lý của tầng lớp khá giả. Ngoài ra sự khác biệt chính là Samsung và LG không quá chăm chú vào một sản phẩm bất kỳ, họ đoán đúng thời điểm thói quen thích thay đổi công nghệ mới trong thời gian ngắn của mọi người, cùng lợi thế giá thành nhân công và giá thành linh kiện không hãng Nhật nào cạnh tranh lại, họ sản xuất ra sản phẩm mới liên tục trong thời gian ngắn nhất mỗi khi trên thế giới có một công nghệ gì mới ra. Đài Loan và sau này là Trung Quốc đã thành công khi áp dụng theo Hàn Quốc.

Quả thật các hãng điện tử Nhật Bản đã không thích ứng kịp tình trạng thay đổi của người tiêu dùng trong thế kỷ 21 này. Họ bắt buộc phải chuyển hướng hợp tác liên doanh với người láng giềng Hàn Quốc hay Đài Loan, Trung Quốc nhằm có được giá thành sản phẩm tương đương với đối thủ trong cạnh tranh. Đây là cơ hội trời cho đối với Hàn Quốc, điển hình là Samsung với việc liên doanh S-LCD cùng Sony. Hiện tại nhìn lại liên doanh này, chỉ có thể nói là “thất bại ê chề” dành cho Sony, còn Samsung thì “thành công rực rỡ“. Trước khi có liên doanh này, Samsung vẫn là một hãng lớn về LCD, nhưng chất lượng hình ảnh chưa được đặt ngang hàng với Sony, Toshiba, Panasonic. Tuy nhiên, chỉ sau hai năm, chất lượng của Samsung đã cải tiến triệt để cùng việc kinh doanh thuận lợi của họ đã giúp Samsung đứng đầu về thị phần từ 2006 đến nay. Hiện nay chất lượng tivi của cả Samsung lẫn LG đều 8.5 -10 đối với Sony hay Panasonic. Không ai phủ nhận những nổ lực cải tiến chất lượng của Samsung hay LG trong lĩnh vực này, nhưng nếu không có sự “cẩu thả” trong kinh doanh cùng các vấn đề liên doanh của các hãng điện tử Nhật, thì hai người khổng lồ Hàn Quốc không thể nhanh chóng qua mặt họ như vậy.
 

nnt236

Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Hình như bài phân tích này mình đọc ở đâu rồi thì phải. Tuy nhiên chất lượng hình ảnh bây giờ mình nghĩ same same như nhau thôi.
 
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Từ bỏ sony là một lựa chọn đúng đắn. Tôi ghét cảm giác bỏ nhiều tiền ra mà vẫn mua phải những thứ như đồ hàng mã.
 

thmac

Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

"quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương "

Ở VN thì ngược lại: đè đầu công nhân để giữ vững thu nhập cho quan chức
 
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Từ bỏ sony là một lựa chọn đúng đắn. Tôi ghét cảm giác bỏ nhiều tiền ra mà vẫn mua phải những thứ như đồ hàng mã.
Hàng mã là hàng nào bác nêu tôi xem? Đừng phán như thánh thế, nguy hiểm lắm, bác ko hiểu gì về Sony và giá trị Nhật Bản cả!
 

soildsnake

Active Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Khâm phục người Nhật thật... dám nhận lỗi của mình.

Các bác VN hhọc đc 1 tý cũng mừng nhờ
 

phamhongson

Well-Known Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Em rất may được tham dự 1 khóa đào tạo của Nhật cho VN và giật mình khi biets rằng mãi đến tận năm 2004 Nhật Bản mới có Luật về Sở hữu trí tuệ. Suốt từ sau thế chiến 2 Nhật không có luật này vì quan điểm của họ là copy các sáng chế của Mỹ và Tây+ bắc Âu để sản xuất hàng hóa với phương châm tốt hơn, rẻ hơn để quay lại chiếm lĩnh thị trường của chính các nước có phá minh đó. Thực tế dúng như bác Tuyến đã trình bày, với tư suy đó sản phẩm ma de in Japan đã góp phần làm nên nước Nhật hôm nay. Tuy nhiên cái gì cũng có tính 2 mặt của nó. Trong khi Nhật bản đầu tư đưa sản xuất ra nước ngoài thì Mỹ và Tây Âu, bắc Âu chỉ xuất khẩu tài chính và công nghệ (họ bán sáng chế, phát minh, phần mềm, công nghệ, thương hiệu...) chứ họ đâu có đầu tư sản xuất.
Em cũng được bọn Hàn Quốc giảng về tư duy phát triển của người Hàn. Trong lĩnh vực ô tô, trong khi hãng Huyndai tự nghiên cứu phát triển sản phẩm thì hãng Daiwoo chủ yếu là mua phát minh sáng chế của nước ngoài là chính. Do đó xe Daiwo thì tốt, bền nhưng phụ tùng cực đắt và chậm đổi mới về mẫu mã thì Huyndai ngược lại...
Túm lại người Nhật họ có con đường riêng của họ do ảnh hưởng văn hóa truyền thống. Họ có thể công bố thua lỗ nhưng phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là quan trọng. Có điều em chưa rõ chiến lược của họ hướng đến đối tượng nào là chính, cõ lẽ là khách hàng trung và thượng lưu chứ không phải bình dân. Em thấy các hãng audio đẳng cấp của châu âu bán 1 con DAC giá 10.000-100.000$, của Nhật vài trăm đến vài nghìn $, trong khi hàng Hàn Quốc và TQ giá chỉ vài chục $ nên chưa chắc hiệu quả kinh tế ai đã hơn ai đâu.
Với em hàng âm thanh thì cứ Japan nd mà chơi, còn phần nhìn thì còn tùy nhưng nhất định không mua Sony vì nó chỉ được cái mác chứ ruột gan thì em Hàn Quốc anh tàu khựa.
 

thankwind

New Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Em rất may được tham dự 1 khóa đào tạo của Nhật cho VN và giật mình khi biets rằng mãi đến tận năm 2004 Nhật Bản mới có Luật về Sở hữu trí tuệ. Suốt từ sau thế chiến 2 Nhật không có luật này vì quan điểm của họ là copy các sáng chế của Mỹ và Tây+ bắc Âu để sản xuất hàng hóa với phương châm tốt hơn, rẻ hơn để quay lại chiếm lĩnh thị trường của chính các nước có phá minh đó. Thực tế dúng như bác Tuyến đã trình bày, với tư suy đó sản phẩm ma de in Japan đã góp phần làm nên nước Nhật hôm nay. Tuy nhiên cái gì cũng có tính 2 mặt của nó. Trong khi Nhật bản đầu tư đưa sản xuất ra nước ngoài thì Mỹ và Tây Âu, bắc Âu chỉ xuất khẩu tài chính và công nghệ (họ bán sáng chế, phát minh, phần mềm, công nghệ, thương hiệu...) chứ họ đâu có đầu tư sản xuất.
Em cũng được bọn Hàn Quốc giảng về tư duy phát triển của người Hàn. Trong lĩnh vực ô tô, trong khi hãng Huyndai tự nghiên cứu phát triển sản phẩm thì hãng Daiwoo chủ yếu là mua phát minh sáng chế của nước ngoài là chính. Do đó xe Daiwo thì tốt, bền nhưng phụ tùng cực đắt và chậm đổi mới về mẫu mã thì Huyndai ngược lại...
Túm lại người Nhật họ có con đường riêng của họ do ảnh hưởng văn hóa truyền thống. Họ có thể công bố thua lỗ nhưng phong độ là nhất thời, đẳng cấp mới là quan trọng. Có điều em chưa rõ chiến lược của họ hướng đến đối tượng nào là chính, cõ lẽ là khách hàng trung và thượng lưu chứ không phải bình dân. Em thấy các hãng audio đẳng cấp của châu âu bán 1 con DAC giá 10.000-100.000$, của Nhật vài trăm đến vài nghìn $, trong khi hàng Hàn Quốc và TQ giá chỉ vài chục $ nên chưa chắc hiệu quả kinh tế ai đã hơn ai đâu.
Với em hàng âm thanh thì cứ Japan nd mà chơi, còn phần nhìn thì còn tùy nhưng nhất định không mua Sony vì nó chỉ được cái mác chứ ruột gan thì em Hàn Quốc anh tàu khựa.
thế còn điện thoại bác ơi, đang kết em Z2 mà chênh với LG G2 kinh quá, em đang phân vân, rất muốn mua sony nhưng giá thì...
 

Titaner

Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Hàng sony thì chỉ có cái mã khá bắt mắt nhưng xài mau chán bỏ xừ . đã thế bán mắc hơn người ta , ko thay đổi ko nhận định đúng mức giá chính của mình hiện tại thì chết sớm thôi , ở VN còn có bài Z2 cháy hàng ko biết có thực ko hay chỉ là mang tính chất minh họa , sản phẩm sau vài tháng tụt giá hay hàng 2nd bán ko ai thèm mua nữa , chán ngắt .
 

thankwind

New Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Hàng sony thì chỉ có cái mã khá bắt mắt nhưng xài mau chán bỏ xừ . đã thế bán mắc hơn người ta , ko thay đổi ko nhận định đúng mức giá chính của mình hiện tại thì chết sớm thôi , ở VN còn có bài Z2 cháy hàng ko biết có thực ko hay chỉ là mang tính chất minh họa , sản phẩm sau vài tháng tụt giá hay hàng 2nd bán ko ai thèm mua nữa , chán ngắt .
thế ạ, nhà em có con tivi sony màn hình cong, hơn 20 năm rồi mà tháo ra vẫn như mới nên em nghĩ điện thoại chắc cũng thế hi, dùng cũng bền, thế này chắc chuyển qua LG xài mất. Z2 ở vn giá cao nhất lại cho phụ kiện đểu hix
 
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

gớm ,cái Z1 đỉnh cao một thời của Sony mà nhìn màn hình đã thấy nó kém hơn rõ rệt so với các đối thủ cùng phân cấp thì cái niềm tự hào chất lượng , đẳng cấp là mãi mãi của Sony đúng là trò hề
 

sieulong

Well-Known Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

gớm ,cái Z1 đỉnh cao một thời của Sony mà nhìn màn hình đã thấy nó kém hơn rõ rệt so với các đối thủ cùng phân cấp thì cái niềm tự hào chất lượng , đẳng cấp là mãi mãi của Sony đúng là trò hề

mình dùng được z1 vài tháng trước khi z2 ra đời. Màn hình Z1 không đẹp? với nhu cầu sử dụng của mình thì không hẳn như vậy. Màn hình của Z1 không đẹp bằng các đối thủ cùng phân cấp? Sau khi đã mua về dùng mình cũng không phải ngày nào cũng mang cái điện thoại đi "so găng" với những "đối thủ" khác, nên điều này lại hoàn toàn không làm phiền mình.

Số tiền bỏ ra để mua chiếc điện thoai Sony Z1 mình đã được gì? Một chiếc điện thoại cứng cáp, nam tính, thiết kế rất hợp nhãn của mình. Một chiếc điện thoại đủ chắc chắn để mình có thể vui vẻ sử dụng mà không sợ nó hư rớt, trầy xước, và trên hết là không cần một cái ốp lưng xấu xí. Một cái điện thoại chụp hình đủ tốt để mình không cần mang chiếc máy anh nho nhỏ đi kè kè nữa. Và một cái điện thoại nghe nhạc kha khá, để mình không cảm thấy "tiếc" cho cái Headphone khi gắn vào để nghe nhạc (Chiếc Headphone in ear của mình so với chiếc điện thoại là còn mắc tiền hơn).

Và điều Sony làm mình hài lòng nhất là, mình mang điện thoại đi theo vào phòng tắm, ngâm mình trong nước nóng và dùng điện thoại đọc báo hoặc thư giãn....

Với những điều đã kể ở trên, thì chiếc điện thoại Z1 nói riêng và Sony nói chung, theo mình hoàn toàn không phài là trò hề
 

thankwind

New Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

mình dùng được z1 vài tháng trước khi z2 ra đời. Màn hình Z1 không đẹp? với nhu cầu sử dụng của mình thì không hẳn như vậy. Màn hình của Z1 không đẹp bằng các đối thủ cùng phân cấp? Sau khi đã mua về dùng mình cũng không phải ngày nào cũng mang cái điện thoại đi "so găng" với những "đối thủ" khác, nên điều này lại hoàn toàn không làm phiền mình.

Số tiền bỏ ra để mua chiếc điện thoai Sony Z1 mình đã được gì? Một chiếc điện thoại cứng cáp, nam tính, thiết kế rất hợp nhãn của mình. Một chiếc điện thoại đủ chắc chắn để mình có thể vui vẻ sử dụng mà không sợ nó hư rớt, trầy xước, và trên hết là không cần một cái ốp lưng xấu xí. Một cái điện thoại chụp hình đủ tốt để mình không cần mang chiếc máy anh nho nhỏ đi kè kè nữa. Và một cái điện thoại nghe nhạc kha khá, để mình không cảm thấy "tiếc" cho cái Headphone khi gắn vào để nghe nhạc (Chiếc Headphone in ear của mình so với chiếc điện thoại là còn mắc tiền hơn).

Và điều Sony làm mình hài lòng nhất là, mình mang điện thoại đi theo vào phòng tắm, ngâm mình trong nước nóng và dùng điện thoại đọc báo hoặc thư giãn....

Với những điều đã kể ở trên, thì chiếc điện thoại Z1 nói riêng và Sony nói chung, theo mình hoàn toàn không phài là trò hề
về Z1 và Z2 em chỉ lo ngại khoản màn hình ăn nhiều pin hơn thôi, thấy bảo Z1 dùng TFT thì ngốn nhiều pin hơn so với IPS, còn về góc nhìn thì thực sự k cần thiết. màn hình sony luôn hướng tới sự trung thực, trong khi mấy hãng lg, samsung thì lại làm màn hình nịnh mắt hơn
 
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

ủa ? mình đã mua ủng hộ Sony cái TV rồi mà họ vẫn thua lỗ à :(
 

kero2005

Active Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

nhắc mới mấy cái kentai hồi xưa, thể hiện rõ tính bảo thủ, DT gì mà độc quyền cho mạng của nhật, hàng tốt nhưng ko ra TG rùi đến thời smartphone thì chết ngắc, vì smartphone biết thay đổi nhanh theo yêu cầu người dùng
về chất lượng thì mấy dòng smartphone nhật chất lượng phần cứng ok, nhưng phần mềm thì hỡi ôi, lỗi rom hay fw thi người dùng vn có mà khóc thét vì hãng cực ít hỗ trợ và rom hầu như ko thay đổi #-o
mình dùng được z1 vài tháng trước khi z2 ra đời. Màn hình Z1 không đẹp? với nhu cầu sử dụng của mình thì không hẳn như vậy. Màn hình của Z1 không đẹp bằng các đối thủ cùng phân cấp? Sau khi đã mua về dùng mình cũng không phải ngày nào cũng mang cái điện thoại đi "so găng" với những "đối thủ" khác, nên điều này lại hoàn toàn không làm phiền mình.

Số tiền bỏ ra để mua chiếc điện thoai Sony Z1 mình đã được gì? Một chiếc điện thoại cứng cáp, nam tính, thiết kế rất hợp nhãn của mình. Một chiếc điện thoại đủ chắc chắn để mình có thể vui vẻ sử dụng mà không sợ nó hư rớt, trầy xước, và trên hết là không cần một cái ốp lưng xấu xí. Một cái điện thoại chụp hình đủ tốt để mình không cần mang chiếc máy anh nho nhỏ đi kè kè nữa. Và một cái điện thoại nghe nhạc kha khá, để mình không cảm thấy "tiếc" cho cái Headphone khi gắn vào để nghe nhạc (Chiếc Headphone in ear của mình so với chiếc điện thoại là còn mắc tiền hơn).

Và điều Sony làm mình hài lòng nhất là, mình mang điện thoại đi theo vào phòng tắm, ngâm mình trong nước nóng và dùng điện thoại đọc báo hoặc thư giãn....

Với những điều đã kể ở trên, thì chiếc điện thoại Z1 nói riêng và Sony nói chung, theo mình hoàn toàn không phài là trò hề
 
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Hàng mã là hàng nào bác nêu tôi xem? Đừng phán như thánh thế, nguy hiểm lắm, bác ko hiểu gì về Sony và giá trị Nhật Bản cả!

Dạ thưa anh, em chỉ đủ tiền mua những thứ sau mà em cảm giác là hàng mã ạ:
1: Sony W995 (sạc chập chờn lúc được lúc không. Bảo hành hãng khoảng 5 lần không xong đành chấp nhận dùng tạm rồi bỏ khi sắm dc iphone)
2: Sony Vaio VPCSB gì đó không nhớ 3 số cuối (mua được 20 ngày thì hỏng màn hình, bảo hành mất 1 tháng trời, một năm sau hỏng tiếp ổ DVD, mà chưa kể quảng cáo là DVD-RAM trong khi thực tế là DVD-RW. Sau 1 năm sử dụng thì thành cái xe công nông, gầm rú phát tởm mặc dù vệ sinh cực kỳ tốt)
3: Sony NEX-F3 (vừa mua về đã trục trặc phần mềm, phải reset lại, thường xuyên bị lỗi mất file ảnh vừa chụp, màn LCD cực ruồi)

Tất cả các đồ trên đều đắt hơn các sản phẩm tương tự của hãng khác rất nhiều. Và em không đủ tiền để chơi trò may rủi với anh Sony thêm nữa ạ, bác còn cần hỏi gì không?

Tất cả đồ Sony ở trên em vẫn đang giữ trừ cái điện thoại cú quá thanh lý 200k rồi. Nếu bác cần xem thì để em sang topic rao bán kiếm số khách gọi lại xem họ còn giữ không.
 

lequynhan

Well-Known Member
Ðề: 4 năm thua lỗ liên tục, quan chức cấp cao Sony chịu trách nhiệm bằng cách tự giảm tiền lương

Cảm ơn bác chủ!

Không cái gì là mãi mãi nhưng đúng là mình cần học hỏi người Nhật!
 
Bên trên