Hành trình 35 năm của Walkman

Onni

Member
ajGY9cE.jpg


Mẫu máy nghe nhạc Walkman đầu tiên: TPS-L2​

Thử tưởng tượng bạn là người đồng sáng lập của một công ty đa quốc gia, một người khổng lồ trong ngành công nghiệp điện tử Nhật Bản với những ý tưởng gần như vô tận sẵn sàng phục vụ bạn. Nhưng khi ngồi trên máy bay, bạn muốn thưởng thức nhạc cổ điển trong suốt chặng đường xuyên Thái Bình Dương nhưng đã chán việc phải vác theo một chiếc máy phát nhạc nặng nề góc cạnh đơn kênh do công ty bạn làm ra.

Vậy nên, vì bạn có thể chỉ đạo bộ phận nghiên cứu và phát triển của công ty bạn làm ra một phiên bản nhỏ gọn, tiện dụng hơn cho nhu cầu của cá nhân của mình. Năm đó là năm 1978.

Từ yêu cầu đáp ứng dành riêng cá nhân được vị đồng chủ tịch Masaru Ibuka đưa ra cách đây ba thập kỷ và được bộ phận thiết kế máy ghi âm chạy băng của hãng Sony thực hiện bằng việc đưa ra một mẫu máy làm ông rất thích, ông đã hối thúc việc đưa ra thị trường loại máy này và từ đó tạo ra đế chế máy nghe nhạc cầm tay đầu tiên trên thế giới. Walkman, thương hiệu máy nghe nhạc lừng danh của Sony đã tròn 35 tuổi vào ngày 1/7/2014 và từng liên tục bán được hàng trăm triệu mẫu máy sử dụng băng từ trong hàng thập kỉ trước khi iPod của Apple mở ra một cuộc cách mạng phát âm thanh kĩ thuật số trên bộ nhớ thể rắn.

CS34SKN.jpg

Đài bán dẫn Regency TR-1​

Thiết bị âm thanh cầm tay không phải là mới khi Sony giới thiệu chiếc máy Walkman đầu tiên – mẫu TPS-L2 có âm thanh không cuốn hút vào ngày 1/7/1979. Cách đó 2,5 thập kỉ vào năm 1954, Mẫu máy thu thanh cầm tay đầu tiên trên thế giới đã xuất hiện với tên Regency TR-1. Model này có số hiệu khá hợp lý, TR là chữ viết rút gọn của “transitor” (bán dẫn). Bản thân công nghệ này đã rất đáng chú ý vào những năm giữa thập niên 50. Có giá bán 49,95 USD vào thời điểm đó hay 442 USD theo giá dollar hiện nay, TR-1 có trọng lượng 12 once (340 gram), pin 22,5 volt cho phép sử dụng trong 20 giờ. Mẫu radio có kích thước của một xấp giấy ghi chú dày 1 inch và không thể bỏ vừa túi áo, quần của bạn. Tuy Regency chỉ bán được khoảng 150.000 chiếc TR-1, mẫu máy được công nhận là thiết bị đầu tiên khiến mọi người bước ra ngoài và nghe nhạc trên đường đi.

0haPKdq.jpg

Từ trái qua phải: máy ghi âm băng cối "Magnetophon", đầu máy và băng 8 track, cassette "boombox"

Băng từ còn xuất hiện sớm hơn nữa khi được công ty hóa chất ngành điện tử BASF giới thiệu vào năm 1930. Dù tại thời điểm này dây băng từ được quấn thành những cuộn lớn (băng cối) và được gắn trên những chiếc máy không dễ mang đi. Vào năm 1935, công ty AEG đã đưa ra mẫu máy ghi âm băng cối thương mại “Magnetophon” đầu tiên. Phải mất nửa thế kỉ sau, một quãng thời gian chứng kiến sự xuất hiện của rất nhiều thiết bị từ đầu phát dùng băng 8 track vào những năm 1960 cho đến các máy cassette xách tay “boombox” âm thanh stereo vào thập niên 70 trước khi Sony bắt đầu xem xét khái niệm máy nghe nhạc sử dụng băng có kích thước nhỏ gọn vừa với lòng bàn tay.

post-9475-0-62157300-1352217279.jpg


Máy phát nhạc dùng băng cassette TC-D5

Dù vậy, một trong những nỗ lực đầu tiên của Sony vào máy phát nhạc âm thanh nổi “cầm tay” cao cấp gần như không thành công. Mẫu TC-D5 ra đời vào năm 1978 khá nặng và tốn tiền. Đó chính là chiếc máy nghe nhạc cồng kềnh mà chủ tịch Ibuka mang tới lui trong những chuyến bay dài ngày và chính nó đã thúc đẩy ông yêu cầu trưởng phòng bộ phận máy ghi âm băng từ Norio Ohga phải thành công trong việc tạo ra một phiên bản âm thanh nổi của chiếc máy ghi âm Pressman. Một chiếc máy ghi âm đơn kênh, nhỏ gọn do chính Sony làm ra được bán vào năm 1977 với đối tượng khách hàng nhắm vào là các nhà báo.

kozo-oshone.jpg

Kozo Ohsone​

Ohga chuyển yêu cầu của chủ tịch Ibuka cho tổng giám đốc bộ phận kinh doanh máy ghi âm trên băng từ Kozo Ohsone để bắt đầu nghiên cứu trên một mẫu máy Pressman được điều chỉnh để phát nhạc stereo thay vì ghi âm. Chiếc máy thành phẩm đã khiến Ibuka vui lòng sau khi nghe thử trên một chuyến bay. Thế rồi ông nói với vị đồng chủ tịch Ako Morita: “Anh nghe thử xem. Thế anh không nghĩ việc một chiếc máy cassette phát nhạc mà anh có thể vừa nghe trong lúc đi bộ là ý tưởng hay hay sao?”

Ibuka_and_Morita.jpg

2 vị chủ tịch đầu tiên của Sony: Akio Morita và Masaru Ibuka​

Morita công nhận điều đó và ông nghĩ cả thế giới cũng sẽ nghĩ vậy. Ngay lập tức, ông chỉ đạo đội ngũ kĩ sư của mình bắt đầu làm ra một sản phẩm “sẽ chinh phục những người trẻ mong muốn thưởng thức âm nhạc cả ngày.” Thiết bị phải được sẵn sàng ngay mùa hè “để thu hút sinh viên trong kì nghỉ) và được bán với giá cạnh tranh khi so sánh với giá của máy ghi âm Pressman.

Sau 4 tháng phát triển, mẫu máy đã sẵn sàng được bán ra nhưng còn một vấn đề, tên của nó. Chủ tịch Ibuka muốn mẫu máy có tên là “Walkman” dựa theo âm hưởng của mẫu máy Pressman nhưng công ty không chắc cái tên đó có hợp lý hay không khi thoạt đầu sản phẩm được giới thiệu với cái tên “Soundabout” tại thị trường Mỹ (nơi nó được giới thiệu hơi trễ vào tháng 6/1980) và với các tên khác tại mỗi quốc gia khác nhau. Cuối cùng Sony đành quyết định dựa trên biệt danh nghiêng về chức năng mà chủ tịch Ibuka đã đặt ra – một nguyên tắc cơ bản là bước đi cùng âm nhạc. Sau cùng, thương hiệu Walkman ra đời dù nó không phải là một thành công tức thời.

3052747804_9cff931ac4-1.jpeg

Mẫu quảng cáo đầu tiên của Sony Walkman tại Nhật Bản

Sony sản xuất 30.000 mẫu máy dành cho thị trường Nhật Bản vào năm 1979. Mẫu TPS-L2 sử dụng 2 pin AA và cần phải có headphone vì máy không có sẵn loa có giá bán 150 USD (theo giá dollar hiện nay là 500 USD) chỉ bán được vài ngàn máy đến cuối tháng 7. Điều này đã khiến các người đại diện của hãng Sony cầm mẫu máy giới thiệu xuống đường phố Tokyo, lôi cuốn mọi người và cho họ tự thử máy để làm tăng sự thích thú vốn có dành cho các sản phẩm của Sony đến hết tháng 8.

10308531.jpg

Mẫu máy nghe nhạc kiêm ghi âm cầm tay TCS-300

Và để giải quyết những người chỉ trích nhắm vào TPS-L2, những người còn ngần ngại trước quan điểm máy bị giới hạn vì chỉ có khả năng phát nhạc, Sony nhanh chóng cho ra đời phiên bản Walkman TCS-300 được bổ sung tính năng ghi âm.

Phần còn lại của câu chuyện thì bạn đã biết: Các máy nghe nhạc di động sử dụng băng cassette rồi sau này là đĩa CD từ lâu đã bị thay thế bởi iPod và thời đại hậu iPod sử dụng file MP3. Máy nghe nhạc Walkman qua bao lần lặp đi lặp lại tính năng và chuyển đổi media sang các định dạng thay thế như mẫu MiniDisc (được bán dưới tên thương hiệu Walkman) đã tiếp tục tiêu thụ được gần 400 triệu máy. Ngược lại, bạn sẽ phải bổ sung thêm tất cả sản phẩm game console PlayStation và các thiết bị cầm tay của Sony được bán cho đến giờ (mẫu PlayStation đầu tiên được bán vào năm 1994) để vượt qua con số đó.

Còn đây là điều ít được biết đến hơn, bạn sẽ không tìm được điều này trong lược sử tập đoàn của Sony nhưng thực tế Sony đã gặp một vài vướng mắc về pháp luật với thương hiệu Walkman mà nó không hoàn toàn thoát ra được cho đến gần một thập kỉ trước. Đó là bởi vì một nhà phát minh người Brazil gốc Đức tên Andres Pavel. Vào năm 1972, ông đã tạo ra một thiết bị và đặt tên là “dây lưng stereo” (người sử dụng có thể đeo nó như thắt lưng). Thiết bị của Pavel khá giống mẫu máy Walkman và ông đã đăng kí bản quyền trước. Điều đó khiến Sony đành phải trả tiền bản quyền cho Pavel dựa theo doanh số bán ra của máy Walkman nhưng chỉ dành cho một số model và ở các quốc gia xác định.

61692-stereobelt-1972.jpg

Nhưng Pavel, người được báo New York Times miêu tả vào năm 2005 là “ưa thích các ý tưởng và tác phẩm nghệ thuật nhiều hơn là có hứng thú với thương mại, chủ nghĩa thế giới một cách bẩm sinh và có giáo dục”, lại muốn được công nhận là người phát minh ra “máy nghe nhạc cầm tay âm thanh nổi”. Vào đầu những năm 2000, ông đã bám đuổi Sony, đe dọa liên tục để kiện hãng điện tử Nhật Bản tại những quốc gia ông đã đăng kí bản quyền. Đến năm 2003, rốt cuộc Sony phải nhượng bộ và quyết định giàn xếp bằng một khoản tiền không tiết lộ. Hãng để Pavel có quyền coi ông là người phát minh ra máy nghe nhạc âm thanh nổi cá nhân cầm tay .

Hành trình của chiếc máy nghe nhạc Walkman bị khựng lại đôi chút vào năm 2010 và tiếp bước trở lại vào cuối năm 2013. Những năm tiếp theo, liệu Walkman có trở lại vị thế xưa được hay không, chúng ta đành phải chờ thôi. Còn với những người nghe nhạc ở Việt Nam nói riêng, mình nghĩ chiếc máy nghe nhạc Walkman chạy băng nhỏ nhỏ ấy ít nhiều gì cũng đã đem lại kỉ niệm đẹp cho họ.

Theo TIME
 
Chỉnh sửa lần cuối:

cinhe90

New Member
Ðề: Hành trình 35 năm của Walkman

Nhà mình trước cũng có 1 cái đài quay băng của Sony. Dùng hơn 20 năm mà loa nghe vẫn trầm, ấm! Không giống như đồ điện tử hiện tại!
 

Hung082012

New Member
Cách đây hơn 20 chục năm, thằng bạn em có một em Walkman mỏng tang, cuộn băng nằm gọn trong lòng em nó, cầm rất đầm tay, chạy chỉ dùng một pin AAA. THời đó là mơ ước của khối hot boy <:p
 

Rhett Butler

Well-Known Member
Ðề: Hành trình 35 năm của Walkman

Hồi sv mình tậu được 1 cái walkman, nhớ rất rõ là giá 420k (mức chi phí bình quân lúc đó của 1 sv là 350k/tháng). Nó làm mình rất tự hào và hãnh diện với đồng loại. :D
 

quangduylc

New Member
Ðề: Hành trình 35 năm của Walkman

Nhà mình còn chú này, tiếc là pin đã cũ nát lắm rồi, chỉ nghe đc vài phút, câu cái dây DC và e nó vẫn nghe ngọt ngào
20145affcb78-c5d2-4dee-9200-f2584a7113cd.jpeg
 

cocsku

New Member
Bây giờ mình muốn mua một cái diskman cho cháu nhỏ ở nhà nghe nhạc và học ngoại ngữ. Không biết mua ở đâu có nhỉ?
 

taoTnuday

Well-Known Member
Ðề: Hành trình 35 năm của Walkman

Ôi huyền thoại là đây :D
ngày xửa ngày xưa mình cũng có 1 cái nhưng giờ thì ....... ^^
 

bloodfire

Member
Ðề: Hành trình 35 năm của Walkman

Giờ thì bị bọn xì mát phôn cho chết thảm!
 

longakka

Member
Ðề: Hành trình 35 năm của Walkman

Nhớ hồi nhỏ có cái này mà đau đầu vì tiền mua pin :D
Nhưng cua gái dữ lắm nhé, ẻm nào cũng xung phong nghe ké dù chỉ một tai
 

cbca031207

New Member
Ðề: Hành trình 35 năm của Walkman

Bài này 7x, 8x đọc mới thấy thấm, là giai đoạn giao thoa giữ cũ và mới. Kể ra những ký ức thời niên thiếu về mấy cái máy sony này thì mình còn nhớ mãi
 
Bên trên