Những điều thú vị về cuộc sống trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

dtonebk

Banned
space-station-fulllbleed.jpg

Trong một sự kiện đáng tiếc cuối tuần qua, tàu vũ trụ cùng tên lửa đẩy Orbital Science’s Antares đã phát nổ chỉ vài giây sau khi rời bệ phóng. Rất may đây là một tàu không người lái và chúng ta không phải chứng kiến một sự mất mát nhân sự nào. Tuy nhiên thì với tai nạn này, các gói hàng tiếp tế cho các phi hành gia trên trạm ISS đã không đến được đích. Nhưng có lẽ các phi hành gia cũng không phải lo lắng khi mà lương thực và các nhu yếu phẩm dự trữ cho họ trên ISS đủ dùng đến tận tháng 3-2015 và rất nhiều phi hành gia sẽ trở về Trái Đất cuối năm nay. Với việc sống trong một môi trường hoàn toàn cách biệt thì mọi công việc của các phi hành gia tại đây đều phụ thuộc vào các thiết bị, vật dụng được gửi lên từ Trái Đất. Vậy chính xác thì những phi hành gia này đã và đang làm gì ở một nơi xa xôi đến như vậy ?


ISS là gì và con người bắt đầu sống ở đó từ bao giờ ?


Trạm vũ trụ quốc tế ISS (International Space Station) là một tổ hợp các vệ tinh khổng lồ được liên kết lại và được đặt cách Trái Đất từ 320 đến 350km. ISS bay quanh Trái Đất với vận tốc khoảng 27.744km/h, có nghĩa là chỉ mất 90 phút để đi vòng quanh Trái Đất. Hàng ngày thì mặt trời mọc và lặn trên ISS tới 16 lần. ISS là một dự án rất lớn với sự hợp tác của nhiều cơ quan hàng không cũ trụ hàng đầu thế giới như NASA (Mĩ), Roscosmos (Nga), JAXA (Nhật), ESA (châu Âu) và CSA (Canada). Các phi hành gia thường có những đợt làm việc kéo dài 6 tháng trên trạm và mỗi nhóm làm việc có thể có từ 2,3 cho tới 10 người. Chuyến đi đầu tiên của các phi hành gia lên ISS được thực hiện vào 31-10-2000.

Các phi hành gia Mỹ lên ISS bằng cách nào ?

russia-soyuz.jpg

Với sự chấm dứt của dự án tàu con thoi sau rất nhiều năm phục vụ thì đã có những câu hỏi về cách thức để đưa các phi hành gia Mỹ lên trạm ISS. Và câu trả lời là họ sẽ sử dụng các tàu Soyuz của Nga. Tất nhiên là để có thể sử dụng tàu vũ trụ của một nước được coi là đối thủ thì nước Mỹ cũng phải trả một cái giá không hề rẻ. Để đưa 1 người lên vũ trụ bằng hình thức”taxi” hạng sang này thì nước Mỹ phải chi tới 71 triệu đô-la cho 1 suất trên tàu Soyuz. Nhưng có vẻ chất lượng các tàu vũ trụ của Nga không được “hoàn hảo” cho lắm khi mà một số phi hành gia Mỹ đã phản ánh về việc họ chỉ có một chỗ ngồi quá chật hoặc quá rung, xóc trong quá trình di chuyển lên ISS cũng như quay về Trái Đất. Dù sao thì trong thởi gian gần đây thì thời gian các phi hành gia phải ngồi trong khoang tàu Soyuz đả giảm xuống chỉ còn 6 giờ chứ không phải 2 ngày khi trước đây.
Vẫn chưa có những thông tin cụ thể về kế hoạch hợp tác trong tương lai giữa NASA và cơ quan hàng không vũ trụ của Nga nhưng đã có những dự án của người Mỹ về việc phát triển một phương tiện có người lái mới và sẽ được ra mắt vào năm 2017. Trong khi các vấn đề về chính trị luôn làm đau đầu các chính phủ thì trên ISS, mọi chuyện lại tốt đẹp hơn rất nhiều. Các phi hành gia đến từ Nga và Mỹ đều không có bất cứ xung đột nào và cảm thấy rất thoải mái khi làm việc cùng nhau.

Chính xác thì những phi hành gia làm gì ở ISS ?

[video=youtube;IeA41Uyazdg]http://www.youtube.com/watch?feature=player_embedded&v=IeA41Uyazdg&list=UUmheCYT4HlbFi943lpH009Q[/video]​

Theo Cady Coleman, một nữ phi hành gia đã từng làm việc trên ISS thì cuộc sống hàng ngày của họ trên ISS đều tuân theo những kế hoạch rất cụ thể

7h : Thức dậy
7h10 : Họp giao ban
7h30-8h : Ăn sáng và chuẩn bị cho công việc
8h-12h : Thực hiện các công việc nghiên cứu-thí nghiệm
12h-12h30 : Ăn trưa
12h30-18h : Tiếp tục làm việc
18h-18h30 : Họp tổng kết cuối ngày
18h30-19h30 : Ăn tối và theo dõi các thông tin từ mặt đất gửi lên.
19h30 : Vệ sinh cá nhân và nghỉ ngơi

Nếu hàng ngày không phải làm các nghiên cứu và thí nghiệm thì các phi hành gia sẽ tham gia hoạt động sửa chữa và bảo trì trạm. Ngoài ra, vào thứ 6 hàng tuần, các phi hành gia sẽ có thời gian nghỉ ngơi và xem phim. Hàng tuần, các phi hành gia sẽ có khoảng 30 đến 70 phút tập thể dục để duy trì thể lực.

Các thí nghiệm và hoạt động bảo trì

[video=youtube;3bCoGC532p8]http://www.youtube.com/watch?list=PLPfak9ofGSn9vOEkIz328i4xQQq7e0kjc&feature=player_embedded&v=3bCoGC532p8[/video]​

Trạm ISS là nơi làm việc của những nhà khoa học đến từ nhiều tổ chức, bao gồm các các chinh phủ, các công ty và các tổ chức tư nhân để nghiên cứu những đề tài của riêng mình. Các lĩnh vực nghiên cứu tại đây rất đa dạng. Từ y tế, sinh học, vật lí cho đến địa chất, toán học. Khi được hỏi về nghiên cứu ấn tượng nhất thì Coleman cho biết bản thân mình thấy thú vị nhất chính là cuộc sống hàng ngày của các phi hành gia tại đây. Với cuộc sống trong môi trường không trọng lượng, xương và cơ của các phi hành gia có tốc độ thoái hóa cao gấp 10 lần so với một người già 70 tuổi trên Trái Đất. Và công việc của họ là phải tìm ra cách thích nghi cũng như kìm hãm tốc độ thoái hóa này.
Ngoài các nghiên cứu thì các phi hành gia cũng phải tham gia sửa chữa, bảo trì trạm ISS. Thường thì các công việc diễn ra bên trong trạm nhưng đôi khi các phi hành gia cũng phải bước ra ngoài không gian để thực hiện công việc của mình. Đó là khi họ phải loại bỏ những mảnh rác vũ trụ có khả năng làm hư hại tới cấu trúc, hoạt động của ISS. Công việc ngoài không gian luôn ẩn chứa rất nhiều bất ngờ và nguy hiểm. Các phi hành gia luôn phải tự ứng phó với những diễn biến có thể xảy ra. Sunita Wiliams, một phi hành gia đã từng phải sử dụng tuýp kem đánh răng của mình để sửa một tấm pin mặt trời bị hư hại.
Mới đây thì Canada đã lắp đặt một tổ hợp 2 cánh tay Robot trên ISS nhằm hỗ trợ các phi hành gia trong công việc của mình ngoài không gian.

Các phi hành gia giữ vệ sinh cá nhân thế nào ?

B0dwNNLIQAAnwq5.jpg

Bất cứ sợi tóc, mẩu móng tay hay chút nước thải nào cũng có thể gây ra những hư hại nghiêm trọng cho ISS và điều này khiến cho các phi hành gia phải cực kì cẩn thận khi thực hiện các công việc vệ sinh cá nhân cho mình. Các phi hành gia sẽ rửa tay bằng xà phòng không bọt, gội đầu bằng dầu gọi không bọt và gần như không tắm trong suốt quá trình làm việc của mình tại đây. Họ chỉ vệ sinh thân thể bằng các miếng bọt biển đặc biệt.
Còn về các Toilet ? Toilet trên ISS về cơ bản không khác trên Trái Đất. Khác biệt chỉ là chúng có một hệ thống thu gom chất thải đặc biệt để làm thay nhiệm vụ của trọng lực. Chất thải sẽ đước chứa trong các túi bằng nhôm tới khi đầy và sẽ được ném vào bầu khí quyển Trái Đất. Khi xâm nhập bầu khí quyển, những túi nhôm đó sẽ hoàn toàn bị đốt cháy bởi ma sát quá lớn trong quá trình này.

Thực phẩm, giải trí, kết nối Internet

B0J40XHCUAA0aHK.jpg

Thực phẩm trên ISS thường được đóng gói rất tiện lợi với các phân mục được chia sẵn. Phi hành đoàn có các loại thực phẩm khác nhau cho mọi bữa ăn trong ngày. Một số được đóng gói để ăn nhanh, một số khác thì phải trải qua một quá trình chế biến nhanh trong các thiết bị đặc biệt. Những phi hành gia cần biết rằng mọi đồ thừa sau bữa ăn cần phải được đóng gói và thu dọn cẩn thận nếu không muốn gây nguy hiểm cho chính bản thân mình. Một số trưởng phi hành đoàn còn cấm các thành viên sử dụng kẹo cao su hoặc cà phê nhằm đảm bảo tính an toàn được duy trì ở mức cao nhất.
Phi hành đoàn có rất nhiều lựa chọn cho việc giải trí. Đó có thể là các bộ phim, TV shows, sách, âm nhạc, truyện . Nhưng theo Ron Garan và rất nhiều người đã từng làm việc trên ISS thì không việc gì thú vị bằng ngồi trước ô cửa sổ, ngắm nhìn và chụp ảnh Trái Đất. Đó cũng là lí do mà có rất nhiều lượt tìm kiếm về các bức ảnh chụp Trái Đất từ ISS trên Internet.
ISS bắt đầu có kết nối Internet từ năm 2010. Phi hành đoàn có thể upload những bức ảnh, clips hay kết quả làm việc, nghiên cứu của mình lên Internet thông qua kết nối này. Tuy vậy thì trong thời gian đầu, tốc độ của đường truyền được đánh giá là rất chậm. Những trao đổi thiết yếu vẫn được thực hiện thông qua radio. Ngày nay thì kết nối Internet trên ISS đạt tốc độ khoảng 300Mbps nhờ có sự hỗ trợ từ các vệ tinh viễn thông của Mỹ.

Các phi hành gia giữ sức khỏe thể nào ?


[video=youtube;irCmnn5vIRQ]http://www.youtube.com/watch?list=PLiuUQ9asub3S34pyIicCQgHyFUErfpxSz&v=irCmnn5vIRQ&feature=player_embedded[/video]​

Các phi hành gia thường gặp một chứng gọi là “hội chứng không gian” trong những ngày đầu lên ISS. Họ có những biểu hiện giống như say xe và có thể bị nôn mửa. Lí do là sự thay đổi về môi trường làm việc. Môi trường không trọng lượng khiến cho khả năng tuần hoàn của máu bị ảnh hưởng, dẫn đến việc gây choáng, hoa mắt. Sau một thời gian thì vấn đề này được giải quyết khi cơ thể đã thích nghi. Nhưng sau đó lại là các vấn đề về cơ và xương. Vì vậy phi hành đoàn luôn phải có các bài tập nhằm giữ lại cảm giác cũng như đảm bảo sự bền vững của cơ và xương trên cơ thể mình. Với các thiết bị hỗ trợ đặc biệt thì phi hành đoàn hoàn toàn có thể hoàn thành các bài tập gần giống với trên mặt đất.
Ngoài các vấn đề về sức khỏe, nhiều phi hành gia cũng gặp những vấn đề về tâm lí sau một thời gian dài làm việc trên vũ trụ. Các phi hành gia luôn phải hoàn thành các khóa học về tâm lí cũng như có các phương pháp luyện tập ngay trên ISS để đảm bảo cho trí óc luôn minh mẫn và thoải mái nhất.

Các phi hành gia có ngủ bao giờ không ?

Với khối lượng công việc khổng lồ mỗi ngày như vậy thì câu hỏi được đặt ra là các phi hành gia có bao giờ ngủ không ? Câu trả lời là Có. Họ có thể tận dụng mọi thời gian rảnh rỗi để ngủ, thậm chí ngay cả khi cơ thể còn đang lơ lửng. Theo thống kê thì phi hành đoàn có ít nhất 8,5h mỗi ngày cho những giấc ngủ, giúp cho cơ thể có thể đạt thể trạng làm việc tốt nhất.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

nvbteam

Member
Ðề: Những điều thú vị về cuộc sống trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

Quá trình hình thành Space Station (Trạm vũ trụ)

[video=youtube;7U9apQ7AFDo]https://www.youtube.com/watch?v=7U9apQ7AFDo[/video]
 
Ðề: Những điều thú vị về cuộc sống trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

Thiếu hoạt động 18+ rồi. Làm seo khi lơ lửng hơn 6 tháng trển...
 

earl_grey

Well-Known Member
Ðề: Những điều thú vị về cuộc sống trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

Dù thế nào thì đó có vẻ là một nơi rất khó sống :D
 
Ðề: Những điều thú vị về cuộc sống trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

dung 40 den 70 phut the duc trong do bao gom ca quay tay thi lam sao liet duoc
 

luuhphu

Member
Ðề: Những điều thú vị về cuộc sống trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

có internet nhưng tốt nhất không nên coi 18+
 

Pro Men

Member
Ðề: Những điều thú vị về cuộc sống trên trạm vũ trụ quốc tế ISS

sợ thật! Trên này mà cũng họp giao ban!!!!có cho em cũng chả thèm. ghét họp giao ban dễ sợ
 
Bên trên