Những công nghệ màn hình phổ biến trên các thiết bị di động

songoku9x

Well-Known Member
attachment.php

Công nghệ màn hình hiển thị là một trong những tính năng tạo sự khác biệt giữa các thiết bị di động như smartphone, tablet, thiết bị đọc sách (e-reader) hay laptop. OLED, AMOLED, LCD và e-Ink là những công nghệ màn hình đang được sử dụng phổ biến hiện nay. Vậy đâu là sự khác biệt giữa các loại công nghệ màn hình trên để thu hút người tiêu dùng?

* Liquid Crystal Display (LCD) và Retina

A36wbqj.png

Liquid Crystal là một chất thú vị có tính chất phân cực của chất lỏng và chất rắn. Bộ cân chỉnh sẽ xác định cường độ ánh sáng đi qua nhiều hay ít và màu nào được tạo ra trên một pixel, tạo ra một màu xám.

fq2tb6i.gif

Trong một màn hình hiển thị đầy đủ màu sắc, mỗi điểm ảnh có 3 phân điểm ảnh phụ (một với bộ lọc màu đỏ, một với màu xanh lá cây và một với màu xanh dương đậm) để tạo ra màu sắc, các cấp độ khác nhau của ánh sáng sẽ được chuyển qua mỗi phân điểm ảnh. Nếu người dùng nhìn kĩ vào một màn hình LCD, người dùng có thể sẽ thấy được các phân điểm ảnh phụ như hình bên dưới.

ndbiFuh.jpg


YNk4QI0.jpg

Người dùng có thể thấy rõ các điểm ảnh

Công nghệ Retina của Apple là một loại hình cụ thể của màn hình LCD, được gọi là in-place switching (IPS) LCD. Công nghệ này cung cấp cho người dùng góc nhìn rộng hơn và khả năng tiêu thụ điện năng cũng thấp hơn. Nhãn Retina thường được áp dụng khi mật độ điểm ảnh cao hơn so với công nghệ mà mắt thường có thể phân biệt được.

Rõ ràng, để tạo ra ánh sáng phía sau các bộ lọc màu sắc của một màn hình LCD, đèn nền là điều hết sức cần thiết. Điều này thường được tạo ra bằng cách sử dụng các ống đèn huỳnh quang nhỏ và một tấm phản sáng để phân tán ánh sáng đồng đều tới các điểm ảnh trên màn hình. Do đèn nền trong màn hình LCD lớn nên màu sẽ có xu hướng tương đối sáng và ít tương phản. Màn hình LCD cũng tiêu thụ nhiều điện năng hơn so với màn hình dựa trên nền LED, màu sắc cũng bị ảnh hưởng khi thay đổi góc nhìn và đôi khi bị điểm ảnh chết (mặc dù các điểm ảnh chết có thể được khắc phục)

GWASnvw.jpg

Tuy nhiên, chi phí cho việc sản xuất màn hình LCD thấp hơn nhiều so với các lựa chọn khác, tức là việc để trang bị màn hình LCD chất lượng cao sẽ dễ dàng và không ảnh hưởng nhiều đến chi phí của người dùng. Ngay cả khi sử dụng màn hình LCD trong thời gian dài, màn hình vẫn hiển thị tốt, chẳng hạn như trên iPhone 5, iPad Air hay Nexus 5.

yFWM97x.jpg

* Organic Light-Emitting Diode (OLED)

BdD606N.jpg

Đèn LED là những bóng đèn có kích thước nhỏ phát ra ánh sáng đơn sắc, và các màu sắc được phát ra bởi các vật liệu được sử dụng để tạo ra các đi-ốt. Trong các bóng đèn LED truyền thống, kim loại như nhôm gallium arsenide (màu đỏ), nhôm gallium indium phosphide (màu xanh lá cây) và kẽm selenua (màu xanh) được sử dụng để tạo ra ánh sáng có màu sắc.

Lợi thế của đèn LED đó là chúng sử dụng ít điện năng hơn so với màn hình LCD, nhỏ hơn và nhẹ hơn; cùng với đó là mỗi điểm ảnh được thắp ánh sáng riêng giúp các màu tối hiển thị có độ sâu cao hơn nhiều so với một màn hình sử dụng công nghệ LCD.

zbtrhV5.gif

Tuy nhiên, nhược điểm của đèn LED truyền thống đó là nó có kích cỡ quá lớn để có thể sử dụng tạo ra các màn hình có kích thước nhỏ. Các bóng đèn LED có thể được sử dụng trên màn hình lớn, trong sân vận động và quảng cáo kĩ thuật số, nhưng người dùng sẽ không thể nhìn thấy các bóng đèn LED trong màn hình của các thiết bị di động.

OLED không giống như đèn LED, nó sử dụng các chất carbon để tạo ra ánh sáng thay vì sử dụng các chất liệu kim loại cơ bản. Sự khác biệt giữa các phân tử không phải là vấn đề quan trọng, lợi thế của OLED so với đèn LED đó là chúng có thể được sử dụng để tạo ra các màn hình cho các thiết bị di động ở độ phân giải cao. Trên thực tế, các bóng đèn OLED có kích thước rất nhỏ, có thể được áp dụng cho các thiết bị như máy in phun hoặc in màn hình. Do mỗi điểm ảnh được chiếu sáng riêng và không có đèn nền lớn nên OLED hiển thị màu tối tốt hơn đáng kể so với màn hình LCD, và chúng cũng vượt trội hơn về khả năng tiêu thụ điện năng. Việc kích thước rất nhỏ cũng giúp có trở nên nhẹ hơn.

xUFFAUN.jpg


YDZs4pt.jpg

Tuy nhiên, giá thành của đèn OLED nói chung vẫn còn khá mắc so với màn hình LCD, và đi-ốt màu xanh có xu hướng suy giảm nhanh hơn so với các màu khác, khiến màn hình OLED phải đối diện với các vấn đề cân bằng màu sau một thời gian sử dụng. Công nghệ OLED hiện đang được sử dụng trên smartphone màn hình cong LG G Flex và Samsung Galaxy Round.

vk4myNx.jpg


nMrH001.jpg

* Active-Matrix OLED (AMOLED)

lyh3Ot2.jpg

Mặc dù công nghệ OLED cho phép tiết kiện điện năng hơn so với màn hình LCD, nhưng các nhà sản xuất thiết bị di động vẫn luôn luôn tìm kiếm mọi giải pháp để tăng tuổi thọ pin của thiết bị. Việc trang bị thêm công nghệ "hiển thị ma trận động" (Active-Matrix) cho công nghệ OLED là một trong những cách để làm điều này.

VZzmsJE.gif

Ma trận động là một bóng bán dẫn màng mỏng được tích hợp với ma trận của màn hình OLED. Điều này nghe có vẻ là một kĩ thuật rất phức tạp, nhưng nó lại hoạt động rất đơn giản: các mạch thắp sáng được tích hợp chặt chẽ hơn với bản thân đèn LED, giảm lượng điện năng cần thiết cho màn hình động. Điều này dẫn đến tuổi thọ pin tốt hơn trong các thiết bị. Công nghệ AMOLED cũng cung cấp tốc độ làm tươi nhanh hơn, giúp cho người dùng trong việc trải nghiệm các thước phim trở nên hấp dẫn hơn.

R0P0mk0.jpg

Một số sản phẩm của Samsung như Galaxy S5 còn sử dụng công nghệ màn hình Super AMOLED. Đây là công nghệ được tích hợp công nghệ màn hình cảm ứng vào màn hình AMOLED để giảm độ dày trong lượng của màn hình.

* E-Ink

pgq87tE.jpg

Nếu người dùng đã từng sử dụng một thiết bị đọc sách Kindle, Nook hoặc Kobo thì người dùng đã tiếp xúc với màn hình e-ink. Với công nghệ màn hình này, màu xám sẽ là nét đặc trưng riêng và nổi bật để tối ưu hóa việc trải nghiệm đọc sách trên màn hình trắng đen.

Cách thức hoạt động của công nghệ e-ink là sử dụng chất dẻo dẫn điện bên trong có chứa các tế bào tích điện bé xíu có thể quay, hoặc chuyển động dưới điện trường tạo ra bởi các điện cực trên giấy, làm thay đổi hiển thị trên giấy như các điểm ảnh trên màn hình máy tính. Một số lợi thế trong màn hình e-ink có thể kể đến, chẳng hạn như chúng rất dễ chịu cho mắt nhìn vào, không cần đến nền đèn giúp giảm thiểu việc tiêu hao nhiều năng lượng, dễ dàng đọc dưới ánh sáng mặt trời trực tiếp giống như người xem trên một tờ giấy, hiệu quả năng lượng cũng rất cao do chỉ sử dụng năng lượng khi màn hình hiển thị nội dung.

PiBdE73.jpg

Tại thời điểm này, màu xám được xem là màu tiêu chuẩn của công nghệ e-ink, nhưng một số công ty đang cố gắng chạy đua để mang đến cho người dùng trải nghiệm màn hình e-ink màu hoàn toàn mới.

QcH8fUj.jpg

Trong khi sách điện tử là những thiết bị được hưởng lợi nhiều nhất từ công nghệ e-ink thì một số thiết bị điện thoại di động cũng sử dụng công nghệ e-ink này, chẳng hạn như điện thoại Motorola F3 hay Samsung Alias 2. Người dùng cũng có thể thấy công nghệ này cũng được áp dụng trên các thiết bị nhỏ hơn.

nACrb8w.jpg


3nkzb5B.jpg

* Công nghệ màn hình trong tương lai

Công nghệ màn hình đang ngày càng phát triển, và người dùng có thể hưởng lợi từ các loại công nghệ mới trong tương lai không xa. Công nghệ OLED được sử dụng để tạo ra màn hình có thể uốn dẻo, cà công nghệ màn hình có thể uốn dẻo này đã được giới thiệu và trưng bày tại hội nghị E3 trong thời gian gần đây. Người dùng cũng đừng ngạc nhiên nếu chiếc điện thoại tiếp theo của bạn sau này được trang bị màn hình có thể uốn dẻo.

bfRumXi.jpg

Một điều thú vị của OLED đó là công nghệ màn hình OLED trong suốt (TOLED) được sử dụng trên một số nguyên mẫu sản phẩm của Samsung, bao gồm Smart Window hay laptop trong suốt sẽ ra mắt vào năm 2010.

pDz9hD1.jpg

Đèn LED với các chấm lượng tử cũng là một công nghệ thú vị, dường như nó có rất nhiều tiềm năng, được phát triển bởi công nghệ nano và đây là cách để các nhà sản xuất LCD có thể cạnh tranh với OLED. Một chấm lượng tử được xem như là một tinh thể nano bán dẫn phát sáng cho màu sắc tươi sáng, có thể hoạt động trong thời gian lâu và giúp hiển thị một loạt các màu sắc khác nhau.

Và tất nhiên cũng không thể không nhắc đến công nghệ màn hình e-ink màu, trong đó Mirasol được sử dụng trên e-reader của hãng Kyobo là sản phẩm đại diện cho công nghệ này, dẫu nó dã bị ngưng sản xuất sau một thơi gian ra mắt do sức cạnh tranh gay gắt cũng như nhu cầu người dùng cho các sản phẩm e-ink còn rất thấp.

Nguồn: Makeuseof
 
Chỉnh sửa lần cuối:

fbbk

Member
Ðề: Những công nghệ màn hình phổ biến trên các thiết bị di động

Nhưng OLED mà hiển thị màu trắng thì vừa tốn pin lại bị đục :(. Trước dùng LTE2 giờ chuyển sang Lumia1020 nên mình cảm nhận rất rõ điều này.
 

chenzenvl

Well-Known Member
Ðề: Những công nghệ màn hình phổ biến trên các thiết bị di động

giờ mới biết công nghệ IPS là của Apple :D trước giờ tường sáng tạo và độc quyền của LG chứ... hay là Táo vơ về =))
 

phapgtvt

Member
Ðề: Những công nghệ màn hình phổ biến trên các thiết bị di động

Một ứng dụng thú vị của OLED đó là công nghệ màn hình OLED trong suốt (TOLED) được sử dụng trên một số nguyên mẫu sản phẩm của Samsung, bao gồm Smart Window hay laptop trong suốt sẽ ra mắt vào năm 2010.
 
Bên trên