Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

caothudeche

Moderator
Mình định không viết bài này vì trong diễn đàn đã có bài viết khá chi tiết: Sự cố về điện và cách bảo vệ hệ thống thiết bị của bạn... Nhưng bài này được viết khá lâu và cũng vì chi tiết quá dẫn tới anh em khó mà đọc hết được.
Động lực để chia sẻ với anh em về vấn đề này nó bắt nguồn từ sự cố trong quá trình làm việc. Bởi vậy mình muốn hâm nóng lại một khía cạnh của nối đất và tầm quan trọng của nó, đặc biệt là với ai dùng nhiều thiết bị điện tử.

"Câu chuyện của mình: Ngày hôm qua phát hiện hàng chục thiết bị điện tử của mình bị loạn điều khiển, không điều khiển từ xa được hoặc điều khiển linh tinh. Mất gần mấy KTV 1 ngày trời tìm hiểu, so sánh các kiểu ra đều lắc đầu không hiểu vì sao. Thương tình ông Archimedes hiện về, vô tình anh em cầm thiết bị lên thử thì lại điều khiển bình thường. Ơ rê ka! Nguyên nhân là do nối đất kém. Hàng chục thiết bị cùng chạy nên dòng rò được tích lại rất lớn, gây nhiễu đến thiết bị. Vào các ngày bình thường thì không hề hấn gì, nhưng mấy ngày hôm nay nhiệt độ thấp, thời tiết cực khô hanh, dẫn tới là việc tiêu tán dòng rò này càng kém. Xử lý đơn giản là nối đất là xong".

Cái dự án thi công lại hệ thống điện ở gia đình ấp ủ từ lâu. Mục đích chỉ là bảo vệ đống loa đài là chính. Bên cạnh đó có mấy thiết bị (hàng xịn) hay bị cháy khi có sét nên mình muốn thi công lại. Nhưng mà đang bị gia đình cản trở vì nhiều lý do, mà nguyên nhân cơ bản là các cụ chưa hiểu được tầm quan trọng của tiếp đất.

Nhân câu chuyện này mình muốn nhấn mạnh cho anh em diễn đàn về tầm quan trọng của tiếp đất nói chung và tiếp đất làm việc nói riêng. Nó lý giải tại sao nhiều bạn kêu loa nhà mình bị ù, rít.

Nối đất? Nối đất an toàn?
Nối đất (tiếp địa) có tác dụng cân bằng điện thế đất và tiêu tán năng lượng quá áp, quá dòng xuống đất với mục đích bảo vệ an toàn cho người và thiết bị, ví dụ như quá dòng, quá áp, rò điện do sét... Nối đất được phân ra làm 3 loại: nối đất chống sét, nối đất an toàn, nối đất làm việc. Nếu bạn nào muốn quan tâm chi tiết hơn về vấn đề này thì tham khảo các sách về An Toàn Điện.

Nối đất an toàn (bảo vệ):
Nối đất an toàn là nối điện các bộ phận bình thường không mang điện (vỏ máy, bệ máy, các bộ phận bằng kim loại khác,...) của thiết bị với hệ thống nối đất.
Theo định nghĩa của ngành điện thì Nối đất an toàn mục đích chính là bảo vệ an toàn cho con người khi chạm vào vỏ thiết bị trong trường hợp cách điện không tốt. Nhưng đối với các thiết bị điện tử thì cách nối đất này nó giống với nối đất làm việc hơn. Trong quá trình vận hành các thiết bị có thể để rò điện hay là sinh ra dòng điện rò. Nếu dòng điện này không được tiêu tán thì đó chính là nguồn nhiễu gây ảnh hưởng đến chính thiết bị đó hoặc thiết bị khác. Ví dụ như trường hợp của mình hay nhiều bạn kêu loa bị ù. Hậu quả không đơn giản chỉ có vậy, nếu dòng rò lớn có thể gây hỏng ngay thiết bị, hay TB làm việc trong điều kiện này lâu dài sẽ giảm chất lượng, cũng như tuổi thọ.

Bởi vậy, nối đất an toàn giúp loại bỏ các dòng rò gây nhiễu, tăng độ ổn định của TB, bảo vệ thiết bị, bảo vệ người sử dụng.

Có một điều đáng buồn cho người VN, là mạng điện dân dụng được anh EVN thiết kế có 2 dây nóng lạnh, không có dây tiếp địa. Các bạn để ý sẽ thấy các máy móc do nước ngoài sản xuất phích cắm điện đều có 3 chân, chân thứ 3 đó là chân tiếp địa trong. Nhưng khốn nạn ở VN nó bị vặt đi vì vô tác dụng mà con gây vướng víu.
Mọi người cũng đừng có nhầm dây trung tính, dây tiếp địa, dây chống sét với nhau nhé. Không phải lúc nào các dây đó cũng là một đâu.

EVN đã không làm thì anh em HDVN nào chưa làm thì nhúng tay vào thôi.
Tìm hiểu sâu vào theo yêu cầu kỹ thuật thì đúng là nó "Lơ tơ mơ như dân cơ điện". Còn thực tế anh em cứ thi công một hệ thống tiếp địa đơn giản, làm sao để dòng điện rò đi xuống đất càng nhanh càng tốt.
Nhiều bạn đâm đầu đi mua ổ cắm lọc điện hay là biến áp cách ly mà không có nối đất thì cũng chỉ là phí tiền. Vì sao? Vì nguồn nhiễu, dòng rò nó phát sinh từ nguồn điện, từ chính thiết bị lọc, bảo vệ, chính thiết bị cần được bảo vệ. Bởi vậy tốt hơn cả là nối đất.

3136910_orig.png

Mạng cực nối đất:
Bộ phận tốn công sức nhất đó chính là mạng cọc tiếp đia (cực nối đất).
oki1345036114.JPG

Mục tiêu đặt ra là làm sao để dòng điện trong toàn hệ thống di tản xuống đất một cách nhanh nhất. Vậy tiêu chí đặt ra cho mạng cực nối đất là:
- Tổng trở nhỏ nhất: Theo TCXDVN46 thì tổng trở này nên <=10 Ohm.
- Chống rỉ.
- Chống trộm: Tránh kẻ trộm tháo dỡ bán sắt vụn.
Làm sao để giảm tổng trở?
Cứ theo định luật Ôm mà xử lý:
111_zps39592ac5.jpg

- Giảm điện trở tác dụng: cải thiện môi trường tiếp địa bằng cách dùng hóa chất giảm điện trở suất của đất, bổ sung than bùn...
- Giảm điện kháng: Không nên quấn dây tiếp địa quanh trụ móng và không nên sử dụng dây tiếp địa quá dài. Nếu quấn tiếp địa quanh trụ móng thì tiếp địa trở thành cuộn kháng dẫn đến điện kháng L tăng; nếu sợi tiếp địa quá dài thì điện cảm L củng tăng cao.
-Tăng dung kháng: dung kháng của hệ thống tiếp địa thường bé, không đáng kể nên bỏ qua.

Về mặt lý thuyết thì cơ bản là như vậy, nhưng nó khá phức tạp, đặc biệt là hệ thống chống sét. Ở mức độ nối đất thiết bị để giảm nhiễu, dòng rò thì mình chỉ cần làm sao đạt được điện áp xoay chiều ở vỏ càng gần 0 VAC càng tốt. (Cách đo: Dùng volt kế, đặt ở thang AC đặt que đỏ vào vỏ TB, que đen cầm tay, hoặc cắm đất).

Sơ đồ mà mọi người nên lắp đó là sơ đồ hình sao tam giác kết hợp.
- Dùng 3 cọc đồng (thép mạ đồng): dài tối thiểu 2m (mua khoảng 150K/cọc). đóng sâu xuống đất theo hình tam giác đều.
- Mỗi cọc cách nhau từ 1-3m.
- Dùng các thanh đồng (cáp đồng trần) đấu 3 cọc theo 3 cạnh của tam giác. Và đấu 3 cọc tại tâm của tam giác đó. Vị trí đấu cách mặt đất từ khoảng 50cm.
- Vị trí đấu dây tiếp địa từ trong nhà ra chính là tại tâm điểm này.

Đó là cách theo mình thì tiết kiệm nhất mà tốc độ di tản dòng điện nhanh rất, vì dòng được đi đều qua các cọc trong cùng một khoảng thời gian.

Có nhiều cách đấu khác như đóng thẳng hàng hay, chữ M... Nó còn tùy thuộc vào địa hình mỗi nhà.
Việc xử lý môi trường tiếp địa: Nếu nhà ai đất khô quá thì nên dùng cọc dài hoặc phải xử lý môi trường bằng cách giảm điện trở tác dụng ở trên.
 
Chỉnh sửa lần cuối:

langtu27

Well-Known Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Đúng chủ đề em đang muốn tìm hiểu, mong bác sớm update!!!
 

tien195

Active Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Bài viết hay, mời bác chủ tiếp tục
 

quanghuydc

New Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

có lẽ ít người quan tâm, úp lên cho nóng...
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Rảnh rỗi buổi trưa ngồi viết nên không xong ngay được.
Vấn đề này nó bị ông EVN ông cho qua nên quá ít người quan tâm chứ lại. Những người quan tâm thì một là tiêu chí cao, 2 là bị rồi mới tính.
 

nakataphuc

New Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

bài viết rất hay , hầu như ae chơi adio ít quan tâm đến vấn đề này,up lên cho ai cần tham khảo
 
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Kể cũng lạ, tôi thấy có nhiều người bỏ ra cả ngàn usd đi lùng mua những ampli, DAC, đầu CD Player,...sao cho chất nhất ít bị nhiễu nhất, blah.. blah... trong khi cái dây tiếp địa là thứ chống nhiễu cơ bản nhất, rẻ tiền nhất lại thấy ít ai để ý và nhắc tới. Có lẽ nó ko thể dùng để chụp hình "khoe của" như những thứ kia chăng?
 

pmsg_net2

Banned
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Vấn đề nối đất thì hầu như thiết bị điện nào cũng nên làm :)
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Kể cũng lạ, tôi thấy có nhiều người bỏ ra cả ngàn usd đi lùng mua những ampli, DAC, đầu CD Player,...sao cho chất nhất ít bị nhiễu nhất, blah.. blah... trong khi cái dây tiếp địa là thứ chống nhiễu cơ bản nhất, rẻ tiền nhất lại thấy ít ai để ý và nhắc tới. Có lẽ nó ko thể dùng để chụp hình "khoe của" như những thứ kia chăng?
Bỏ ra không quá 1tr đồng mà được kết quả hơn đứt 1 đống từ vài triệu trở lên chứ lại.
 

v0minh

Huyền Thoại
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Thanks.

Ổn nhưng hơi ầu kỳ với người dùng phổ thông.
 

audiohanoi

New Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Kể cũng lạ, tôi thấy có nhiều người bỏ ra cả ngàn usd đi lùng mua những ampli, DAC, đầu CD Player,...sao cho chất nhất ít bị nhiễu nhất, blah.. blah... trong khi cái dây tiếp địa là thứ chống nhiễu cơ bản nhất, rẻ tiền nhất lại thấy ít ai để ý và nhắc tới. Có lẽ nó ko thể dùng để chụp hình "khoe của" như những thứ kia chăng?

dân ta thường bị ảo tưởng theo các lời giới thiệu sp của bọn nước ngoài bác ah, khoe thì cũng một phần, thực ra thì sp ngàn đô đó chống nhiễu nó chỉ 1 phần, ngoài dòng điện thì chống rung cũng là yếu tố quan trọng khi dựng bộ dàn nữa. nhưng mà nói chung là nếu dân mình hiểu về âm thanh, về nguồn điện kỹ hơn thì đúng là đã không mấy hàng ngàn đô đó để đi mua mấy cái như là lọc nguồn, ổ cắm..... dây chống nhiễu cho bộ dàn của mình như vậy
 

lequynhan

Well-Known Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Cảm ơn bác chủ!

Em làm cho công ty điện tử nên vấn đề Tiếp mát xả tĩnh điện là bắt buộc. Nên đồ điện ở nhà cũng vẫn đầu tư loại chuẩn tiếp mát đầy đủ. Tốn thêm ít dây thừa nhưng khi có điện rò an toàn cả cho lũ trẻ
Nhất là cái vỏ case, máy giặt......
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Thanks.
Ổn nhưng hơi ầu kỳ với người dùng phổ thông.
Kệ người dùng phổ thông đi bạn.
Mình nghĩ là nhiều anh em ở HDVN cũng biết được nối đất là gì? tầm quan trọng như thế nào? nhưng lại bỏ qua nó vì chưa thấy hậu quả lớn.
Bởi vậy mình mới chia sẻ cho anh em. Nhưng anh em HDVN đọc được chắc không phải là người dùng phổ thông rồi, mặc dù có thể anh em đang dùng thiết bị phổ thông.
 

jone123

Banned
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

thay vì nối đất em nối lên dây nguội được không ? hồi xưa đi học điện thầy bảo 1 là nối với cái cọc cắm xuống đất , 2 là nối lên dây nguội .
 

DanielTran

Well-Known Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Kể cũng lạ, tôi thấy có nhiều người bỏ ra cả ngàn usd đi lùng mua những ampli, DAC, đầu CD Player,...sao cho chất nhất ít bị nhiễu nhất, blah.. blah... trong khi cái dây tiếp địa là thứ chống nhiễu cơ bản nhất, rẻ tiền nhất lại thấy ít ai để ý và nhắc tới. Có lẽ nó ko thể dùng để chụp hình "khoe của" như những thứ kia chăng?

Cũng không hẳn thế đâu bác. Em biết có người sẵn sàng bỏ ra k chỉ 1 triệu mà gấp 10 hơn thế để giải quyết tiếp đất, nếu có thể. Nhưng ví dụ như nhà ở chung cư trên tầng cao thì chịu. Bản thân em đã tìm hiểu vấn đề này mà mãi vẫn chưa làm được. Vì nếu tiếp đất ngay trong nhà thì phải dỡ gạch lên. Rồi lắp lại chẳng thể nào như cũ. Người nhà sẽ khó thông cảm. Tiếp đất bên ngoài thì dễ bị trộm. Thứ hai là nối dây vào cọc muốn cho bền phải hàn hóa nhiệt, dùng thuốc nổ nhìn cũng rất sợ. Thứ ba là thiếu thiết bị đo để kiểm tra chất lượng. Thứ tư là nếu có thiết bị đo thì nhỡ không đạt phải cắm thêm cọc, càng khó. Thứ năm là kể cả nếu đạt thì một thời gian sau đó điện trở thay đổi lúc nào mình không biết, nhỡ nó mất tác dụng thì nguy. Thứ sáu là kể cả đạt trong thời gian dài thì nếu có dòng rò lớn sẽ hút điện xuống đất cho mình trả tiền điện thêm mà không biết. Thứ bảy là phải thay đổi lại toàn bộ đường dây, ổ cắm, công tắc, cầu dao cho đồng bộ. Việc này không chỉ mất tiền, mà còn mất thời gian, cần không gian để thực hiện, và không bảo đảm về lâu dài.

Đồ audio nếu không phải người chơi sành, bác có chụp ảnh thì chẳng ai biết đấy là đâu. Một sợi dây giá 10 USD nhìn cũng bảnh như sợi dây giá 5000 USD. Các thiết bị khác cũng thế. Đừng nói là chụp ảnh, kể cả mở lên cho nghe, thì nhiều người chơi lâu năm còn chưa đánh giá được hết giá thành của từng thiết bị. Thế nên một bộ phận chơi audio khoe của là có, luôn luôn có. Nhưng xét cho công bằng thì chơi audio là một mảng chơi rất ích kỷ. Em biết có nhiều người chơi rất âm thầm, ít ai được mời đến chia sẻ không gian riêng ấy của họ, vì họ cho rằng ít người có thể hiểu được giá trị của chúng. Người chơi có điều kiện họ thường có phòng nghe riêng, bộ dàn k đặt ở phòng khách, thì càng ít ai biết là họ chơi.
 

tien195

Active Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Em tưởng đơn giản, thế mà cũng khó phết các bác nhỉ. Thường ngày, em sờ vào cái vỏ máy nào bị giật, em lấy sợi dây điện nối vỏ máy vào cái đinh, hoặc cánh cửa xếp, cửa sổ là hết giật ngay, thử bút điện không sáng nữa. Em tưởng thế là được rồi. hic
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

thay vì nối đất em nối lên dây nguội được không ? hồi xưa đi học điện thầy bảo 1 là nối với cái cọc cắm xuống đất , 2 là nối lên dây nguội .
Như vậy là thầy của bạn cũng biết đến 2 cách rồi đó.
Nối được hay không nó còn tùy thuộc vào cấu trúc của mạng điện. Đối với mạng điện của VN hiện nay thì không nối được, phải có đường nối đất riêng.
Cũng sẽ có những trường hợp mà bạn không phải quan tâm đến vấn đề này cho đau đầu:
- Thiết bị đủ 3 dây, trong đó có dây nối đất.
- Tòa nhà đó đã được thiết kế nối đất sẵn.
 

caothudeche

Moderator
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Nhưng ví dụ như nhà ở chung cư trên tầng cao thì chịu. Bản thân em đã tìm hiểu vấn đề này mà mãi vẫn chưa làm được. Vì nếu tiếp đất ngay trong nhà thì phải dỡ gạch lên. Rồi lắp lại chẳng thể nào như cũ. Người nhà sẽ khó thông cảm. Tiếp đất bên ngoài thì dễ bị trộm. Thứ hai là nối dây vào cọc muốn cho bền phải hàn hóa nhiệt, dùng thuốc nổ nhìn cũng rất sợ. Thứ ba là thiếu thiết bị đo để kiểm tra chất lượng. Thứ tư là nếu có thiết bị đo thì nhỡ không đạt phải cắm thêm cọc, càng khó. Thứ năm là kể cả nếu đạt thì một thời gian sau đó điện trở thay đổi lúc nào mình không biết, nhỡ nó mất tác dụng thì nguy. Thứ sáu là kể cả đạt trong thời gian dài thì nếu có dòng rò lớn sẽ hút điện xuống đất cho mình trả tiền điện thêm mà không biết. Thứ bảy là phải thay đổi lại toàn bộ đường dây, ổ cắm, công tắc, cầu dao cho đồng bộ. Việc này không chỉ mất tiền, mà còn mất thời gian, cần không gian để thực hiện, và không bảo đảm về lâu dài.
Chung cư nó có thể tận dụng khung thép để làm nối đất, nó không làm thì đúng là mình chịu thật.

7 điều mà bác e ngại này đúng là khiến nhiều người nản lòng đó, tiền mất mà chưa chắc được như ý.
Để ưng ý nhất chắc bác nào chuẩn bị xây nhà thì tìm hiểu và thực hiện dần.

Thiết bị đo đạc thì có gì đâu. Mình đọc mấy công thức, cách đo điện trở nối đất mà thấy sao họ làm lằng nhằng thế chứ. Quan tâm đến trở nối đất làm gì? Mục tiêu của ta là tản được hết dòng rò xuống đất, yếu tố này được xử lý chủ yếu nhờ điện trở nối đất. Vậy cái cần đo ở đây chính là dòng rò (điện áp, dòng điện). Theo kinh nghiệm của em thì bác cứ đồng hồ vạn năng, thang đo áp xoay chiều, cắm 1 que vào vỏ TB, 1 que vào đất. Nếu điện áp < 0.01 V là quá ổn rồi.
 

huyphucru

New Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Vấn đề này công nhận là giờ em mới nghe nói tới, cũng hơi khó cho người dùng phổ thông ạ
 

do_long_khach

Well-Known Member
Ðề: Nối đất - Tăng độ ổn định, bảo vệ các thiết bị điện tử.

Tuần sau em thi công làm đường điện riêng cho phòng nghe, sau đó chắc cũng làm nối đất luôn. Đọc trên vnav thấy phải làm 8 cái cọc lận, ở đây thì 3. Chả hiểu em làm 1 cọc thì có tác dụng gì ko nhỉ?
 
Bên trên