Nền kinh tế Trung Quốc có là một kế hoạch Ponzi?

Great Bear

New Member
Nền kinh tế Trung Quốc có là một kế hoạch Ponzi?
Tác giả:Valentin Schmid, Epoch Times | Dịch giả: Xuân Dung, Việt Đại Kỷ Nguyên

GettyImages-491198900-676x450.jpg
Người mua nhà Trung Quốc thăm một hội chợ nhà ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc của Trung Quốc, vào ngày 01 Tháng Mười, 2015. (STR / AFP / Getty Images)​

Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc chờ đợi giây phút này đã lâu: bong bóng nợ cuối cùng cũng đã đến thời khắc nổ.

Chúng ta còn chưa chứng kiến vụ nổ, nhưng chúng đang tiến đến gần hơn, theo một báo cáo mới đây của Bloomberg dẫn chứng từ sàn chứng khoán Hua Chuang.

Phát hiện gây sốc: các công ty Trung Quốc đang dùng tới 45 phần trăm phát hành nợ mới chỉ để trả lãi trên nợ hiện có. Năm nay Trung Quốc phải trả lãi đến 1,2 nghìn tỷ đôla.

“Một trong những lý do tín dụng đang gia tăng là bởi vì họ sử dụng vốn vay để chi trả cho các khoản thanh toán lãi suất. Nhu cầu cấp thiết nhất khi sử dụng giãn tín dụng tư nhân chỉ là để có tiền chi trả cho các khoản thanh toán lãi suất,” theo lời Richard Vague, tác giả cuốn “Thảm hoạ kinh tế tiếp theo”.


Screenshot-2015-11-20-10.07.27-580x367.jpg

(Nguồn: Bloomberg)

Điều này được gọi là “tài chính Ponzi”, đặt theo tên một người Mỹ gốc Ý Charles Ponzi. Ông đã lập một kế hoạch nhập khẩu tem bưu chính giá rẻ từ Ý và bán chúng với giá cao hơn tại Hoa Kỳ.

Ông vay tiền từ các nhà đầu tư cho kế hoạch của mình và trả cho các nhà đầu tư cũ bằng tiền của các nhà đầu tư mới. Bernie Madoff là một ví dụ gần đây hơn.

Vấn đề đối với các kế hoạch Ponzi là: Chúng không có tác dụng, bởi vì việc đầu tư cơ bản không sinh ra năng suất và không tạo ra bất kỳ lời lãi nào.

Thông thường, các công ty vay vốn để đầu tư vào sản xuất hoặc nghiên cứu hoặc vào đội ngũ nhân viên mà sau đó sẽ tạo ra lợi nhuận để trả lãi và vốn vay.

Vay tiền để trả lãi từ các khoản vay trước đó không phù hợp với “tiêu chí năng suất” này và thường là một phương sách cuối cùng trước khi phá sản.

Các công ty Trung Quốc đã vay mượn rất nhiều trong quá khứ và dường như không sử dụng các nguồn vốn một cách khôn ngoan. Nếu không, họ đáng lẽ đã có thể thanh toán lãi suất mà không làm tăng thêm khoản tiền mới.

Gần đây ngân hàng đầu tư Macquarie phát hiện ra rằng hơn 20 phần trăm các công ty mà họ đang phân tích không thể trang trải chi phí lãi vay của họ với thu nhập từ các hoạt động thông thường.

Tổng mức nợ của công ty bao gồm các khoản vay ngân hàng và trái phiếu, cũng như hệ thống ngân hàng song hành, là vào khoảng 125 phần trăm GDP ở mức 10 nghìn tỷ đôla, theo McKinsey.

China-McKinsey-debt-580x547.jpg
Nguồn: McKinsey​

“Nếu bạn quay trở lại thời điểm Thế vận hội Bắc Kinh năm 2008, Trung Quốc là nền kinh tế tăng trưởng thần kỳ. Sau hai kỳ Olympics Trung Quốc giờ là một câu chuyện nợ nần, không còn là một cốt chuyện tăng trưởng nữa”, theo lời Fraser Howie, tác giả cuốn “Chủ nghĩa tư bản đỏ”.

Khi các ngân hàng cắt đứt phương kế tài chính Ponzi cuối cùng này, công ty sẽ có cùng số phận với Charles Ponzi hoặc Bernie Madoff: vỡ nợ.

Chỉ ba năm trước đây thuật ngữ “vỡ nợ” là chưa từng có ở Trung Quốc, nhưng năm nay đã có sáu công ty không thể trả được các khoản nợ của họ.

“Khi tôi còn làm bao tiêu trái phiếu ở Trung Quốc vào cuối thập niên 90, người ta đã mặc định là không có nguy cơ mất khả năng chi trả, chính phủ sẽ bảo lãnh cho bạn,” Howie nói.

“Liệu họ có để cho vỡ nợ hay không? Điều này là rất quan trọng để xem liệu họ có để thị trường tự vận hành hay không,” Diana Choyleva, nhà kinh tế trưởng tại Lombard Street Research cho biết.

Với số lượng vốn Ponzi khổng lồ, câu trả lời có lẽ là không, ít nhất là cho đến thời điểm hiện tại.

“Một trong những mối nguy hiểm khi để cho một sự bùng nổ tín dụng như thế tiếp diễn là bạn quá sợ với việc để nó lớn hơn. Nếu bạn để nó tiếp diễn lâu hơn nữa, bạn sẽ vấp phải một vấn đề còn tồi tệ hơn khi mà rốt cuộc bạn vẫn phải dừng lại,” theo lời Adair Turner, cựu giám đốc dịch vụ tài chính uỷ quyền của Anh và là tác giả cuốn “Giữa nợ nần và ma quỷ”.

“Nhưng bạn sợ hãi với việc chặn đứng nó bởi vì thời điểm bạn ngừng lại, bạn sẽ hứng chịu toàn bộ gánh nặng từ các nhà xây dựng thất nghiệp và công suất dư thừa của các nhà máy thép.”

Nguồn :VIỆT ĐẠI KỶ NGUYÊN thời báo - Tin đặc sắc --> http://vietdaikynguyen.com/v3/category/tin-dac-sac/

Mục liên quan: Kinh tế Trung Quốc --> http://vietdaikynguyen.com/v3/category/china/
 

wadevo127

New Member
Ðề: Nền kinh tế Trung Quốc có là một kế hoạch Ponzi?

Kinh tế TQ đơn giản là kinh tế độc quyền, tương tự ở VN nhưng nó có số vốn khá nhiều ở nước ngoài (từ nguồn nợ phí nhân lực, hàng hóa, nguyên liệu và gia công sản phẩm) Kinh tế TQ phát triển quá nhanh nhưng không có nền tảng cụ thể. Vì nó phụ thuộc lớn vào nguồn vốn nhà nước. Đơn cử là gần đây nhất là thị trường chứng khoán TQ thoi thóp và nhà nước bơm tiền liên tục để cầm hơi nhưng rốt cũng sụp trong một khoảng thời gian ngắn.
 

Great Bear

New Member
Ðề: Nền kinh tế Trung Quốc có là một kế hoạch Ponzi?

Hiện nay dòng vốn chảy ra khỏi Trung Quốc là khoảng 100 tỷ USD/ tháng
 
Có vẻ kế hoạch này hoàn hảo đấy ạ, đọc qua mà đã thấy bao nhiêu lợi nhuận trong vòng 1 tháng rồi. Quả thực là ấn tượng luôn đấy
 
Bên trên