Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

pegasus3390

Well-Known Member
Điều gì đang xảy ra với những chiếc ống kính ngày nay

9629910968b3fbb1fec118aad8cb2990.jpg


Khi nói về việc chọn đúng loại lens có nhiều yếu tố cần phải xem xét khi lựa chọn và trong bài viết này chúng ta sẽ có cái nhìn rõ hơn về sự khác biệt giữa các lens hiện đại và lens “cổ”.

Sơ đồ ý niệm về ống kính

Để cho các bạn có một hình dung cụ thể về bài viết này chúng ta cần phải thảo luận sơ lược về cái gọi là “Sơ đồ ý niệm về ống kính”. Sơ đồ ý niệm ống kính bạn sẽ thấy có 2 phần mà tam giác bên ngoài và mức độ sáng tối bên trong.

734db273dc640adf81ec5c29a7245aaf.jpg


Phần sáng tối bên trong biểu hiện mức độ tương phản của ống kính, với màu càng tối thì tông màu sẽ càng rực rỡ và ngược lại. Yếu tố này được quyết định bởi chất lượng thấu kính và lớp phủ, thấu kính chất lượng và lớp phủ tốt sẽ tạo ra độ tương phản cao và ngược lại.

Phần tam giác sẽ thể hiện 3 yếu tố đó là độ lớn khẩu độ, độ chính xác quang học (nôm na là nét hơn) và độ nổi khối. Các yếu tố này sẽ liên quan như sau:

  • Khẩu độ lớn sẽ cho tốc độ chụp tốt và khả năng xóa phông cao.
  • Qua nhiều lớp thấu kính thì sẽ giảm độ méo, ảnh rìa tốt hơn tuy nhiên cũng làm ống kính nặng hơn.
  • Số lượng thấu kính nhiều lại làm giảm chiều sâu ảnh.
  • Số lượng thấu kính ít lại giảm độ chính xác của ảnh.
  • Ống kính có khẩu độ cao và độ chính xác tốt sẽ không thể tạo ra độ nổi khối tốt.
  • Ống kính có khẩu độ cao và nổi khối tốt sẽ không có được rìa nét.

Sau khi hiểu các vấn đề trên chúng ta sẽ bắt đầu vô vấn đề

Những yếu tố mà ống kính không nên có hoặc không nên nhắm đến:

Độ nét: Gần như tất cả các lens ngày nay đều nét. Hầu hết tất cả các lens ngày nay đều hướng đến phần rìa ảnh, nơi mà “thường chẳng có gì đặc biệt” (hầu hết là vậy trừ khi bạn muốn chụp góc rộng).

Nét ở khẩu lớn: ngày nay người ta tin rằng bạn muốn có rìa ảnh thật nét ngay cả khẩu độ lớn nhất (các thánh rất thích soi phần này). Sai rồi.

Bokeh siêu mượt: người ta luôn đòi hỏi và mở khẩu độ lens lớn nhất có thể để tạo ra bokeh mờ ảo.

Cái gì cũng muốn chụp: Ừ thì bạn có rồi đó, bạn muốn ống kính của bạn có thể chụp ảnh ở những nơi “siêu tối” và nhờ đó người ta cho thêm gấp đôi số lượng thấu kính vào trong ống kính.

Trước đây, các cảm biến máy ảnh thường không thể cho ra được ảnh “xài được” với ISO trên 1600 do đó ống kính khẩu độ lớn là một cứu cánh không thể tốt hơn để chụp lại những khoảnh khắc thiếu ánh sáng tuy nhiên nó không “chính xác” lắm. Chỉ sau vài năm thì cảm biến máy ảnh đã có thể đạt được mức độ ảnh tốt với ISO 6400. Việc tăng độ nhạy sáng này giúp cho phép các ống kính có thể được sử dụng với khẩu độ nhỏ hơn để có thể giảm tối đa quang sai. Nhưng cùng lúc đó sự ra đời của chiếc ống kính fix/prime Zeiss Otus và Sigma Art cuối 2012 và đầu 2013 đã cổ súy cho quan điểm về việc các ống kính fix phải có độ nét tốt ở khẩu độ lớn để có thể gọi là ống kính chất lượng cao. Và điều này bắt đầu được cộng đồng nhiếp ảnh chấp nhận và điên cuồng đòi hỏi tạo ra những kẻ “khao khát độ nét”.

Thông điệp sai lầm

39ef11d8ca439de51e86e34a9733e77a.jpg


Cho đến tận hôm nay, những bài đánh giá về “ống kính chất lượng cao” đều nhắm vào khả năng cho ra khẩu độ cao vào độ nét tốt (phần màu đỏ phía dưới hình trên). Điều này đồng nghĩa với việc “dạy” người dùng nhu cầu tìm kiếm thấu kính “nét” để có thể thỏa mãn được “cơn khát độ phân giải”, “công lớn” này cũng nhờ các hãng sản xuất máy ảnh. Và thông điệp sẽ thường được nói đến thế này:

1. Ảnh nét ở crop 100% trên tất cả các khu vực ảnh đặc biệt là ở rìa (các thánh bắt đầu vào soi)

2. Ảnh mờ ảo tạo ra mờ hoàn toàn ở rìa (các thánh tiếp tục nhận xét lens nào mờ hơn)

3. Mức độ “nét” được đo bằng giá trị trên các “biểu đồ độ nét” (coi không hiểu vẫn thích nhìn coi có cao không)

4. Xem có bị tối góc và méo không (các thánh chắc đưa thước vào đo)

Chúc mừng các bạn, chúng ta đã có một củ lens cực kỳ tuyệt vời và đặc biệt là người ta bỏ qua độ tương phản để đến với DOF siêu mỏng (nếu được chắc các thánh sẽ đòi nét mỗi cái nối ruồi trên mặt mẫu). Tuy nhiên những lens ở vùng màu đỏ tức là ở phía dưới “đường ngang thực tế” sẽ không thể nào chụp tốt không gian, những bức ảnh hằng ngày so với những ống kính ít “nét” hơn và tạo độ nổi khối và tông màu tươi tắn hơn.

Những ống kính bạn đòi hỏi sẽ đắt tiền hơn do tạo ra bởi những thấu kính có độ chính xác cao nhưng bên cạnh đó việc tạo ra độ tương phản lại cần bị đẩy lên cao hơn nữa thường thông qua các lớp coat (tức là thay vì sử dụng vừa phải thì để cân với sự thiếu hụt tương phản người ta cho độ tương phản mạnh tay hơn, khẩu cao sẽ đẹp nhưng khi hạ khẩu chụp bình thường thì còn phải xem lại).

Những ống kính fix ngày nay không còn “tự nhiên” nữa

db9fdb68474085bf6cda06cc208ae573.jpg

Ống kính Art 35mm f1.4 (với 13 thấu kính gồm 3 ED + 2 plastic ASPH + 1 FLD glass). Mặt và mũi không có độ nổi.​
Nhìn vào các biểu đồ bên dưới theo từng hãng chúng ta có thể nhận ra được mức độ đặt nặng về độ nét của họ như thế nào.

bfa0eee03181fc80fe8d016f4bea0949.jpg


419b2fcf24b2c69d597da6c2a96f9d15.jpg


340aa3ec59d999685f593f7c1da2c75c.jpg


f796ace0620d75ce9f6eefb1858745d4.jpg


8099c8e744a741b81584df0cb38bf79a.jpg


da1112397bc86097ceb2864eb0001ed9.jpg


f145aad98e8e30b0826b01e3aad737ea.jpg


Dù cho là việc sử dụng các ống kính rẻ tiền hay lạm dụng quá nhiều các biện pháp tăng độ tương phản (vô tác dụng với các ống kính có quá nhiều thấu kính). Và giờ đây các nhà sản xuất tạo ra nền nhiếp ảnh mà người ta không thể nhận ra được bằng mắt thường. Tất cả đều cho ra những sản phẩm “phẳng” và đầy tính kỹ thuật. Thông số sẽ nói lên “sự thật” (kiểu giống so 1 con MacBook và PC với cùng cấu hình vậy, nói chuyện con số lúc nào cũng dễ hơn trải nghiệm)

436b3a98c60ed2faff24850f86f6f805.jpg

Ống kính Nikkor AF-S 35mm f1.8G (8 thấu kính bao gồm 1 plastic hybrid ASPH). Mặt và mũi đều “phẳng”​
Những ống kính fix cũ không có nhiều tính năng, chúng đơn giản chỉ ghi lại cuộc sống.

3f04235d6994d179082aa44d2f331a5e.jpg

Ống kính Nikkor AF 35mm f2D (6 thành phần thuần kính với multi-coated). Đầu và mũi đều nổi khối

Nhiều người vẫn còn chụp ảnh phim bởi vì họ tin rằng “vẫn còn điều gì đó”, “thật”, “tự nhiên”, “nguyên gốc” trong việc tái hiện lại cuộc sống với sự “thú vị” và “độc nhất”. Đơn giản bởi vì những ống kính cũ này ít thành phần được tạo ra để ánh sáng có thể tự nhiên đi vào, tạo độ nổi khối cũng như là màu sắc đậm nét… Và điều này cũng có thể được tạo ra bởi các máy ảnh kỹ thuật số đời mới (với các lens cổ). Nếu chúng ta nhìn vào những ống kính trước khi có “cuộc đua số lượng thấu kính” thì các ống kính này có nhiều điểm giống nhau về thiết kế.

1960d97c4de5d37dddd23d5f1291d401.jpg


96eea2a7d4cdca07f63e5f75fba96461.jpg


0069005b9d401d605fef140f5fd3c8fb.jpg


Ống kính trước đây được dùng bởi chuyên gia và ống kính ngày nay được dùng bởi “chuyên gia thông số”

8c01e74dbbd408e6bfff3d75cf5bc0e4.jpg

Ống kính Nikkor AF 105 f2DC (6 thành phần thuần kính với multi-coated). Đầu và cây đều nổi khối

Giải pháp cho các Lens ngày nay: Đơn giản là chất lượng thấu kính và lớp phủ cho các thiết kế cũ.

Chiếc Zeiss ZF.2 35mm f/2 Distagon với 9 thành phần đã hoàn toàn cân đối được giữa việc có chất lượng thấu kính và lớp phủ tốt với độ nét vừa phải. Một chiếc Lens đa năng sẽ cho khả năng tái hiện hình ảnh cuộc sống hơn là một tấm giấy phẳng lỳ mà thế giới này đang ủng hộ.

fe80a16e34417dbd078721e96b36ada5.jpg

Zeiss Distagon ZF.2 35mm f2. Cả mũi, đầu và ly nước đều rất nổi.​
Nếu các nhà sản xuất này nay chịu khó xem lại triết lý của quan điểm về quan học trước đây họ sẽ nhận ra đâu là “thực như cuộc sống”. Đáng buồn là điều này sẽ đòi hỏi rất nhiều thay đổi của cả ngành công nghiệp.

Một lời kêu gọi cho sự thay đổi

75cacd49b13a82dd844232d293edc139.jpg

Nikkor AF 85mm 1.8D (6 thành phần thuần kính với multi-coated). Mũi, đầu và xung quanh cô gái có độ sâu

Nếu ai đó đọc tất cả những điều trên và hiểu được sức nặng của tình huống này thì đây là một số thay đổi được đề xuất cho thế giới nhiếp ảnh:

1. Cần phải xác định rõ ràng bạn đang cần gì và có thể xác định 1 cách tương đối qua Sơ đồ ý niệm về ống kính.

2. Nếu một ống kính được tạo ra chỉ với mục đích là chụp với điều kiện siêu tối và DOF siêu mỏng thì đừng nên dùng cho bất kỳ việc gì khác.

3. Khi đánh giá khả năng tái tạo hình ảnh của lens thì hãy dựa vào 3 yếu tố trên sơ đồ

4. Hãy xem xét tạo ra độ nét dựa trên độ việc hạ khẩu độ hơn là mua một chiếc lens có nhiều thành phần bên trong

5. Hãy đòi hỏi việc cải tiến các thiết kế ống kính cũ qua việc cải thiện chất lượng thấu kính và lớp phủ.

6. Biết chút ít về các loại thấu kính đẻ hiểu được thành phần nào bạn sẽ cần và phần nào không (các thành phần plastic ASPH so với thuần kính so với ED) để giảm chi phí

7. Và hãy học hỏi thêm nhiều nữa.

Các ống kính theo từng nhu cầu

ee7702534b5e0550ff5d965ba76a5c40.jpg


Đơn giản là hãy mua ống kính nào được làm ra để phù hợp nhất với phong cách chụp ảnh của bạn. Nó có rất nhiều với mức giá rất phải chăng (lens cổ ở VN này bán cũng không ít đâu) mặc dù nó có vẻ khá lỗi thời so với đánh giá này nay. Mặc dù rất khó để tìm được một lens tốt cho mình nhưng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được thứ mình cần.

 
Chỉnh sửa lần cuối:

caothudeche

Moderator
Ðề: Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

Em đang học hỏi để kiếm thêm một thú vui mà đọc xong bài của bác hoang mang quá.
 

-[Y]2[K]-

Active Member
Ko biết người đăng bài này có trình độ về môn nhiếp ảnh này ko. Nhưng mình xin ý kiến vài cái như sau:
1. Nổi khối là gì ? Nổi khối ko phải do ánh sáng thì là cái khỉ gì. Thử chụp cái chai nước với ánh sáng nhiều và ko thể đều hơn (80 cái solf box với công suất đều và quanh khắp cái chai) thì cái gì ở đây nổi khối ? Thử chụp một cái chai với 1 nguồn sáng bằng đt xem cái nào nổi khối ?? Thực chất cái hình minh họa đưa ra là thấy điều kiện khác nhau rất rất nhiều rồi, thế so đc cái gì chời ?

2. Chất lượng ống kính đúng là thông số ko quyết định hoàn toàn, nhưng nếu ko so cùng 1 điều kiện thì mấy câu vô nghĩa như: "tui cầm cái này cảm giác ngon hơn cái kia" nói lên làm đc gì, khác gì với câu "con chó này đẹp hơn con mèo" ???? Mà thưc tế 1 con chó cỏ ng ta nói đẹp hơn con chó husky là ko có cửa bắt lỗi nó rồi chứ đừng nói chó so với mèo. Nên những cái như tốc độ, độ nét, độ cao, độ nặng ... đừng so bằng cảm tính. Còn việc nói ống kính xưa ngon hơn "ở một điểm nào đó" thì nên có gì đó cụ thể, chứ đem 2 tấm hình khác nhau không gian thời gian, vũ trụ thì cùng là một cái máy nó còn vô nghĩa nữa là :)
 

comi

New Member
Ðề: Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

Nếu bạn là dân chuyên nghiệp (ăn, sống bằng nghề ảnh) thì nên biết những kiến thức này, còn lại thì không có giá trị nhiều.

Suy cho cùng ống kính hay máy ảnh chì là một trong những công cụ, bạn không đạt được ở khía cạnh này thì có thể đạt được ở khía cạch khác. Con người thông thường mới là yếu tố quyết định. VD: ống kính và máy ảnh chưa tốt bạn có thể học hỏi thêm hậu kỳ để kết quả được như mong muốn. Còn nếu bạn không biết chụp sao cho đẹp thì thiết bị nào cũng trở nên ít có giá trị.
 

vinh_lex

New Member
Ðề: Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

Đồng ý với bác y2k, mấy hình minh họa chẳng nói lên đưọc điều gì. Indoor mà đi so với outdoor hoặc night shot 1 nguồn sáng thì đúng là 2 vũ trụ khác nhau.
 

x264

New Member
Ðề: Re: Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

-[Y]2[K]-;8754547 đã viết:
Ko biết người đăng bài này có trình độ về môn nhiếp ảnh này ko. Nhưng mình xin ý kiến vài cái như sau:
1. Nổi khối là gì ? Nổi khối ko phải do ánh sáng thì là cái khỉ gì. Thử chụp cái chai nước với ánh sáng nhiều và ko thể đều hơn (80 cái solf box với công suất đều và quanh khắp cái chai) thì cái gì ở đây nổi khối ? Thử chụp một cái chai với 1 nguồn sáng bằng đt xem cái nào nổi khối ?? Thực chất cái hình minh họa đưa ra là thấy điều kiện khác nhau rất rất nhiều rồi, thế so đc cái gì chời ?

2. Chất lượng ống kính đúng là thông số ko quyết định hoàn toàn, nhưng nếu ko so cùng 1 điều kiện thì mấy câu vô nghĩa như: "tui cầm cái này cảm giác ngon hơn cái kia" nói lên làm đc gì, khác gì với câu "con chó này đẹp hơn con mèo" ???? Mà thưc tế 1 con chó cỏ ng ta nói đẹp hơn con chó husky là ko có cửa bắt lỗi nó rồi chứ đừng nói chó so với mèo. Nên những cái như tốc độ, độ nét, độ cao, độ nặng ... đừng so bằng cảm tính. Còn việc nói ống kính xưa ngon hơn "ở một điểm nào đó" thì nên có gì đó cụ thể, chứ đem 2 tấm hình khác nhau không gian thời gian, vũ trụ thì cùng là một cái máy nó còn vô nghĩa nữa là :)

Hdvietnam không chuyên về cái này, bài viết chỉ là bài dịch, bạn để ý nguồn ở cuối bài. Đọc những chủ đề này ở hdvietnam chủ yếu để tham khảo thêm. Tuy nhiên, mình thấy cũng có lý, đôi khi ngay cả ở những trang chuyên đề, bạn vẫn có thể không đồng tình mà.
 

snicker740

Member
Ðề: Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

Tui đọc xong bài này tui chỉ nghĩ đơn giản: Tác giả bài viết có lẽ đang sở hữu khá nhiều ống kính cũ, và bạn ấy đang tìm một lý do để không phải bán tháo hay chia tay chúng để tìm đến các ống kính cao cấp đời mới hơn. Thế thôi.
 

fostina

Well-Known Member
Ðề: Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

Bác ấy nghĩ thiên hạ họ không biết gì vê nổi khối, ha ha. Bác muốn so sánh thi nên chụp cung một cảnh va một người, và bác có biết nổi khối là do cái gì tạo ra không? kiến thức mênh mông và rộng lắm bác ah
 

0168

New Member
Ðề: Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

Cố gắng đọc xong đến phần ví dụ minh họa để nói về nổi khối là em chỉ biết cười, đi ra....khỏi đọc nữa.
 
Ðề: Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

Đọc xong mà không hiểu nổi là gì, cái gì mà hình chụp nổi phẳng tùm lum 8-|
 

alibaba1978

Well-Known Member
Ðề: Điều gì đang xảy ra với những chiếc lens ngày nay

Bác ấy thich nổi khối. Nói chung đưa ra lập luận ko thuyết phục lắm dù sao cũng thanks bác
 
Bên trên