Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Tôi rùng mình khi đọc thấy tin rằng “có nhiều người nhìn thấy người thu mua phế liệu đem vật gì đó giống bom ra cưa ở vỉa hè”, không phải tôi sợ hãi vụ nổ bom, tôi sợ sự thờ ơ, tôi sợ sự vô cảm. Thờ ơ và vô cảm đang giết dần giết mòn chúng ta.

attachment.php

Nếu có thể, tôi sẽ bầu chọn cho Việt Nam là một trong những quốc gia kỳ lạ trong cách hành xử, ở đây, những chuyện bất thường thành bình thường và ngược lại. Chuyện bình thường như cảnh sát giao thông không nhận hối lộ thì lại ầm ĩ tôn vinh, chuyện bình thường như ăn rau sạch, thịt sạch lại trở thành mối lo thường trực, chuyện bất thường như cướp giật, tè đường lại xem như chẳng có. Chào mừng bạn đến với Việt Nam, nơi con người ngày càng thờ ơ và vô cảm.

Bơ đi mà sống

“Không phải việc của mình” dường như là câu châm ngôn cho những con người ở đất nước này. Khi những việc xảy ra trước mắt không ảnh hưởng đến lợi ích cá nhân thì đa số đều lơ đi, dù cho có thấy những chuyện chướng tai gai mắt, những chuyện xấu xa phi đạo đức, hay những chuyện gây nguy hiểm cho nhiều người. Ai cũng tự nhủ không phải việc của mình và không ai muốn rước phiền toái vào người.

Thấy hàng xóm, thấy người cùng khu phố mang bom ra vỉa hè ngồi cưa mà không một ai can ngăn, không một ai báo với cơ quan chức năng. Để rồi khi bom nổ, chết người, chúng ta có lúc nào tặc lưỡi “phải chi…” hay không, có lúc nào chúng ta tự vấn phải chăng sự thờ ơ của mình đã góp phần giết chết những người vô tội.

Tết vừa rồi, người người nhà nhà lên mạng xã hội chia sẻ nhau thông tin bánh mứt, thịt thà nhà làm, đảm bảo sạch, không hóa chất để mua về dùng Tết. Nhưng không ai nghĩ đến chuyện lên án hay tẩy chay không dùng sản phẩm độc hại, ai cũng muốn tránh cái xấu và đẩy nó cho người khác hoặc mặc kệ nó, ai chết thì chết. Chủ nghĩa makeno đang lên ngôi.

Một người lên án thì khó nhưng cả cộng đồng tuyên chiến với những cửa hàng, những nơi bán thực phẩm bẩn thì chắc chắn là có hiệu quả. Chúng ta không thể miệng thì chửi nơi này bán đồ ăn không sạch nhưng thỉnh thoảng lại ghé vào ăn vì nghĩ rằng lâu lâu ăn một bữa chắc không sao. Trần Lập đã run rẩy khi nhìn kết quả ưng thư, nếu như chúng ta vẫn cứ thờ ơ với những thứ độc hại, dửng dưng với những người đang tâm đầu độc đồng bào mình thì chắc chắn sẽ còn rất nhiều người nữa cũng run rẩy lúc nhìn kết quả xét nghiệm.

attachment.php

Một ngày ra đường chúng ta chứng kiến những vụ dàn cảnh cướp giật, nhưng hiếm ai dám dừng xe lại giúp đỡ. Thấy một vụ tai nạn giao thông, cũng lặng lẽ nhìn ngó rồi chạy xe đi, ai cũng nghĩ rằng không phải chuyện của mình. Nhưng biết đâu, ngày mai ta là kẻ đứng bất lực nhìn kẻ xấu cướp tài sản mình giữa đường, hay như xui rủi, ta là kẻ nằm xõng xoài trên mặt đường nhựa nóng rẫy kia, ai sẽ giúp chúng ta?

Xói mòn niềm tin

Cái gì cũng vậy, không phải tự nhiên mà chúng ta đang ngày càng thờ ơ, ngày càng vô cảm. Chính bởi sự mất niềm tin trầm trọng trong tâm tưởng của nhiều người đã khiến họ phải co mình thủ thế, và thờ ơ, bàng quan trước mọi việc chỉ là một hình thức thể hiện bên ngoài để họ chống chọi với cơn bão suy thoái niềm tin.

Không hiếm lần chúng ta đọc được những câu chuyện về việc giúp đỡ người bị nạn, rồi lại bị người nhà nạn nhân hiểu lầm đánh chửi. Không hiếm lần chúng ta nhận được ánh mắt nghi ngờ khi làm một chuyện tốt tưởng chừng như rất bình thường. Làm việc tốt thời nay được xem là bất thường. Cũng bởi vậy nên không ai dừng xe lại khi cô giáo kêu gọi giúp học sinh của mình bị thương trong vụ lao xe Camry ở Hà Nội.

Ai cũng bị thúc đẩy bởi sự ích kỷ của bản thân, cộng thêm việc mất niềm tin trầm trọng khiến cho ai cũng chọn giải pháp an toàn, chọn giải pháp im lặng, vừa cam chịu, vừa thủ thế, vừa thờ ơ, vừa vô cảm, vừa bàng quan. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng, ai cũng chọn không quan tâm, thì ai sẽ chọn dấn thân, ai sẽ chọn trách nhiệm?

Thờ ơ và vô cảm đôi khi còn là một tội ác, dửng dưng trước cái xấu là góp phần dung dưỡng nó lớn mạnh. Không phải cuộc sống này bất công, chính chúng ta mới đang bất công, chính chúng ta đang tự “giết” mình bằng sự thờ ơ, vô cảm thường trực.

 

HDFF

Active Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Mình nghĩ cái này do pháp luật không nghiêm minh!
 

danhcuong89

Active Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Cách duy nhất để những người khác không thờ ơ với bạn, là hãy " nợ ". Nợ tất cả mọi người, nợ từ thằng đánh giầy, đến thằng chủ đề, nợ không có khả năng trả. Để khi ra đường ngồi trên chiếc xe máy cũng có thằng nhắc bạn đội mũ bảo hiểm, trời lạnh có thằng nhắc mặc áo ấm, chết đuối thử xem --> chúng nó tranh nhau vớt. :vvv ( đọc đâu đó trên fb).
 

tran phan

Active Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Giờ làm người tốt khó lắm. Dừng xe giúp người tai nạn, xong quay ra không thấy xe đâu. Qua đắng! Hay đơn giản, dù là bình thường như bác An nói, nhường ghế cho người ưu tiên nhưng cũng chẳng nhận được một lời, một ánh mắt hay một nụ cười cảm ơn...Thôi cứ để thằng khác nhường! Dù "điều tốt" đều có trong mỗi người, hay khiêm tốn hơn là trong hầu hết mọi người, nhưng nó đang bị kìm hãm bởi chính những điều mà họ nhận lại; bởi cái suy nghĩ "một người tốt chẳng làm xã hội tốt lên đươc" như kiểu "một cánh én không là nên mùa xuân". Muốn cả xã hội tốt thì mỗi cá nhân đều phải nỗ lực, nhưng ai cũng nghĩ một mình mình thì làm được gì?
 

segovia2013

Active Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Thái Bá Tân
THỜ Ơ
Ở đời luôn vẫn vậy.
Cái tốt đẹp có nhiều.
Cái xấu xa không ít.
Nhưng phải nói một điều,
Rằng còn có cái khác,
Có hàng ngày, hàng giờ,
Ác hơn cả cái ác,
Đó là sự thờ ơ.
Thờ ơ với cái thiện,
Thờ ơ với cái tà.
Thờ ơ với tất cả
Chỉ mình ta biết ta.
Thờ ơ với vận nước,
Thờ ơ với dân tình.
Với công an đàn áp,
Với cả người biểu tình.
Thế đấy, ngẫm mà sợ,
Vừa sợ vừa đau lòng,
Khi sự thơ ơ đó
Hiện đang là số đông.
Vì thiếu năng trí tuệ?
Vì trầm cảm, thất tình?
Không, đó là thái độ
Chỉ biết sống vì mình.
Đáng sợ hơn, trong họ
Quả có không ít người
Trẻ, thông minh, có học
Mà thờ ơ, phớt đời.
Cứ như thể họ nghĩ
Đất nước thân yêu này
Hoàn toàn của người khác,
Đây không biết, không dây.
Cứ như thể những việc
Đang diễn ra xung quanh
Không liên quan đến họ,
Không phải việc của mình.
Thật đau, các bác ạ,
Đau gấp đôi, gấp ba,
Giật mình thấy trong họ
Có người thân của ta.
Xin nhắc lại lần nữa:
Trong tình hình bây giờ
Ác hơn cả cái ác,
Đó là sự thờ ơ.
Hà Nội, 24. 7. 2012

PS: VN cũng đi con đường TQ đang đi thôi, TQ bây giờ cũng thờ ơ, cũng ô nhiễm môi trường vì chính sách phát triển dự vào bán tài nguyên và bán sức lao động. Hôm trước có xem 1 video 1 người bị đâm ở ngã tư đường rộng lớn, mà ko xe nào dừng lại, ko ai tới xem xét hay đưa đi viện :(
 

yzrm1_spn

Active Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Em cứ nghĩ "cưa bom" chỉ là từ để bọn nó troll nhau trên MXH, không ngờ có người cưa thật.
 

yzrm1_spn

Active Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

[Thực phẩm sạch] Giờ chỉ có cách lên Radio với thời sự VTV hàng ngày hàng giờ kêu gọi người dân không đầu độc lẫn nhau, không giết chết con em thế hệ sau = các loại hóa chất bảo vệ thực phẩm may ra dần dần người nuôi trồng hay chế biến người ta mới giảm rồi bỏ.
 
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Đọc bài của Bùi An tôi lại nhớ gần đây báo Tuổi Trẻ dẫn lời chào chia tay nhắn nhủ khi bị bãi nhiễm trước thời hạn của TT Nguyễn Tấn Dũng hôm 26/3 với các thành viên chính phủ: "Chúc các đồng chí và chúc tôi luôn, kỳ này nghỉ chính sách ráng giữ gìn sức khỏe, làm công dân tốt, đảng viên tốt, ráng làm người tử tế."

"Người tử tế" của ông làm tôi lại nhớ hồi năm 1985 khi đạo diễn Trần Văn Thủy thực hiện bộ phim 'Chuyện tử tế', ông nói người Việt ngày nay dường như 'ít tử tế' với nhau hơn là thời chiến tranh đói khát gian khổ. Ông gọi đây là "bi kịch cực lớn trong quan hệ giữa người với người". Để con người sống ít "vô cảm" hơn, ba yếu tố quyết định, theo ông, là giáo dục, hệ thống pháp luật và tôn giáo. Về tôn giáo chúng ta có thời gian dài chủ trương vô thần đã đành, riêng trong lĩnh vực giáo dục, đạo diễn cho rằng người Việt Nam được dạy dỗ để trở thành những con người trung thành, chứ không chú trọng giáo dục nhân cách.

Nói đến giáo dục, tôi lại nhớ tới thầy giáo Đỗ Việt Khoa, người nhiều năm đấu tranh chống lại gian lận trong thi cử và giáo dục. Thầy cho rằng, để có xã hội tử tế cần những người công dân tử tế, nhưng cốt lõi nhất là có những lãnh đạo tốt để người dân học tập. Xin trích lại nguyên văn lời thầy nói:

"Môi trường sống, môi trường xã hội là nguyên nhân quan trọng nhất cho sự tử tế của con người mà người làm gương trước hết là cha mẹ, anh chị trong gia đình, sau đó là thầy cô giáo ở trường, mà cao hơn nữa là những tấm gương của chính quyền.

"Nếu chúng ta có lãnh đạo trong sáng, toàn tâm toàn ý với dân, trách nhiệm, thực sự vì dân, thực sự dân chủ, thì tôi đảm bảo rằng không có công dân nào chê trách lãnh đạo đó, và họ coi đó là tấm gương để học tập. Đáng tiếc là Việt Nam bây giờ không có được lãnh đạo như vậy." Thầy còn nói thêm, trẻ em Việt Nam từ nhỏ đã được học và nhìn thấy cái xấu ở khắp nơi, từ trên đường phố cho tới trong nhà trường.

Và cuối cùng, không phải ngẫu nhiên mà tôi lại dùng lời nói của Martin Luther King thay cho chữ ký của mình.
 
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

khi đứng trước thiện và ác, không làm gì cả tức là chúng ta chọn đứng về phía ác

Làm sao biết phía nào thiện phía nào ác. Truyện cổ tích thì rõ ràng lắm, ngoài đời đâu có dễ mà phân biệt được. Ví dụ như cái vụ Ung thư do thực phẩm bẩn. Ngay cả mấy ông nhà khoa học nước ngoài còn chả thống nhất được cái gì gây ra ung thư, sao dám khẳng định là do thực phẩm bẩn.
Đọc thử cái website này coi: http://www.cancer.org/cancer/cancercauses/. Tất cả đều không chỉ ra rõ ràng cơ chế tạo ra ung thư, các biện pháp phòng ngừa thì chỉ mang tính thà thừa còn hơn bỏ sót.
Báo chí hô là tại thực phẩm bẩn, thế là ai cũng nghĩ do thực phẩm bẩn. Mình a dua với mấy thứ không rõ ràng có khi mình ác cũng nên. Sao không ai nghĩ là Việt nam đang biến thành công trường sản xuất công nghiệp nặng với đủ yếu tố độc hại gây nên.

Thấy lạ là nhiều người rất tự tin là mình phân biệt được thiện và ác. Hai cái khái niệm này rất trừu tượng và chả có ranh giới rõ ràng, vậy mà lại hay lấy ra làm chuẩn mực đạo đức.
 

Uchiha_Madara

Nghỉ hưu
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

lại thích thể hiện sự hiểu biết, nếu thực phẩm có những chất tạo ung thư thì phải chống những kẻ bỏ chất đó vào.

đừng học đòi nói ngược kiểu các facebooker trong Trại
 

haibt

Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Nếu chó sói tấn công, cả đàn cừu hỗn loạn. Khi nó ăn thịt một con, những con còn lại sẽ thờ ơ thản nhiên gặm cỏ mặc kệ con xấu số. Thậm chí còn mừng thầm vì nó gặp may mắn.
 

conheomap

Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Nếu chó sói tấn công, cả đàn cừu hỗn loạn. Khi nó ăn thịt một con, những con còn lại sẽ thờ ơ thản nhiên gặm cỏ mặc kệ con xấu số. Thậm chí còn mừng thầm vì nó gặp may mắn.

Sao bác biết nó mừng thầm vậy ?
Nhưng đây mình nói về con người chứ ko phải con cừu bác ạ.
 

langdu01

Well-Known Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Làm sao biết phía nào thiện phía nào ác. Truyện cổ tích thì rõ ràng lắm, ngoài đời đâu có dễ mà phân biệt được. Ví dụ như cái vụ Ung thư do thực phẩm bẩn. Ngay cả mấy ông nhà khoa học nước ngoài còn chả thống nhất được cái gì gây ra ung thư, sao dám khẳng định là do thực phẩm bẩn.
Đọc thử cái website này coi: http://www.cancer.org/cancer/cancercauses/. Tất cả đều không chỉ ra rõ ràng cơ chế tạo ra ung thư, các biện pháp phòng ngừa thì chỉ mang tính thà thừa còn hơn bỏ sót.
Báo chí hô là tại thực phẩm bẩn, thế là ai cũng nghĩ do thực phẩm bẩn. Mình a dua với mấy thứ không rõ ràng có khi mình ác cũng nên. Sao không ai nghĩ là Việt nam đang biến thành công trường sản xuất công nghiệp nặng với đủ yếu tố độc hại gây nên.

Thấy lạ là nhiều người rất tự tin là mình phân biệt được thiện và ác. Hai cái khái niệm này rất trừu tượng và chả có ranh giới rõ ràng, vậy mà lại hay lấy ra làm chuẩn mực đạo đức.
Đọc đoạn viết của bạn mình cứ tủm tỉm cười ngỡ đang đối thoại với người trong bịnh viện tâm thần, xin lỗi bạn, vì chỉ những người mang bịnh mới không phân biệt những điều đơn giản như: Trắng # Đen, Sạch # Bẩn, Thiện # Ác.

Bài viết của BuiAn cũng chẳng có gì "cao siêu" mà bạn phải dùng từ "trừu tượng" hoặc "chả có ranh giới rõ ràng"... Có lẽ ai đó trên facebook đọc được vài cuốn sách của những nhà tâm lý học, như Sigmund Freud chẳng hạn, rồi tự tạo 1 lớp màn sương bao phủ mình... dễ bịnh lắm bạn nhé.

Bài viết của BuiAn có đoạn nào "trừu tượng" hoặc "chả có ranh giới rõ ràng" bạn cho mọi người biết nhé.
 

quybachkhoa

Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

"... ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", ai cũng có việc làm đúng nghĩa thì làm sao có chuyện cướp giật, làm việc dối trá, bởi dối trá sẽ bị mất việc, tẩy chay, ghi vào hồ sơ thì ai mà dám, còn đàng này... ai cũng rảnh, ai cũng có nhiều thời gian, chắc chắn sẽ có "vấn đề". Cái tiên quyết là ai cũng có việc làm, nhưng những chỗ việc làm đều đã có "con, cháu, bác..." làm hết, thì tại sao mình không phải là tử chỗ đó mà ra nhỉ, hãy trả lời giúp mình

Thank for sharing
 

langdu01

Well-Known Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

"... ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành", ai cũng có việc làm đúng nghĩa thì làm sao có chuyện cướp giật, làm việc dối trá, bởi dối trá sẽ bị mất việc, tẩy chay, ghi vào hồ sơ thì ai mà dám, còn đàng này... ai cũng rảnh, ai cũng có nhiều thời gian, chắc chắn sẽ có "vấn đề". Cái tiên quyết là ai cũng có việc làm, nhưng những chỗ việc làm đều đã có "con, cháu, bác..." làm hết, thì tại sao mình không phải là tử chỗ đó mà ra nhỉ, hãy trả lời giúp mình

Thank for sharing
Điều trăn trở của bạn là vấn nạn chung của toàn thế giới chứ không chỉ riêng có tại VN, nhưng ở VN nghèo hơn, vấn đề nghiêm trọng hơn... phải "chấp nhận" và "cố gắng với khả năng" mong hoàn thiện, hoặc giả bớt đi ít nhiều...

Ai cũng khổ vì cái nghèo, công ăn việc làm, và nhiều cái nữa chi phối trong cuộc sống... Có người biết ém những đau thương, bất công đó trong tâm hồn và tiếp tục bước tiếp đoạn đường chông gai trước mắt... Nhưng cũng có những người không chấp nhận được những gì xã hội tạo ra cho mình... tạo ra sự đột phá, nổi loạn... phá cho xã hội tan tành mới hả dạ...

Ở VN mình thấy còn nhiều "tục lệ" cần loại bỏ... như tặng phẩm, biếu xén những ngày lễ tết, ngày nhà giáo v.v... không có lợi gì cho xã hội phát triển mà còn trì trệ nhận thức của con người (Bà A tặng phẩm trị giá 5 triệu nhưng món quà của ông B chỉ 1 triệu... thì ông sếp sẽ để tâm "chiếu cố" bà A hơn ông B).

Nói ra thì còn nhiều cái khiến xã hội VN mình không thể phát triển bằng người ta lắm...
 

sauhoi1

New Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Người dân không phải vô cảm, họ chỉ đang nghĩ, bảo vệ người khác, rồi ai sẽ bảo vệ mình khỏi rắc rối sau phút nông nổi. =.=
 

chutungvn

Active Member
Ðề: Thờ ơ đang “giết” chúng ta

Sao bác biết nó mừng thầm vậy ?
Nhưng đây mình nói về con người chứ ko phải con cừu bác ạ.

Ở đây nói về sự đoàn kết của bấy cừu chống lại cái ác là con sói đó bạn. Cũng giống như chúng ta đoàn kết cùng nhau chống lại thực phẩm bẩn đó mà.
 
Bên trên