So sánh giữa jack tai nghe và cổng USB: Cái nào tốt hơn

pegasus3390

Well-Known Member
attachment.php


Từ khi có những tin đồn đầu tiên hồi cuối năm ngoái về việc Apple sẽ loại bỏ cổng tai nghe trên những chiếc iPhone thế hệ tiếp theo thì thế giới công nghệ trở nên khá hỗn loạn. Thêm vào đó các nhà sản xuất khác bắt đầu châm lửa khi “đi trước một bước” đưa ra các mẫu điện thoại không có jack tai nghe nhằm thu hút sự chú ý trước chiếc iPhone tiếp theo để trở thành “người đầu tiên”

Cho đến nay thì chúng ta cũng đã nghe hàng tá các bài viết về việc mọi thứ sẽ trở nên tệ hại khi loại bỏ cổng tai nghe này, và cùng lúc đó rất nhiều các ý kiến lại cho rằng cổng Lightning (hoặc USB-C trên các thiết bị khác) mới chính là tương lai mà giới nghe nhìn đang cần.

Tuy nhiên, trước khi chúng ta bàn luận về việc cái nào thực sự hiệu quả thì điều quan trọng hơn chúng ta phải xem xét đó là những lợi thế và bất lợi của các phương thức kết nối này. Điều này sẽ không thay đổi được việc các công ty sẽ làm và tất nhiên là ai mà cản nổi Apple loại bỏ những gì mà hãng cho là thừa (từ đầu đĩa quang, HDD cho đến cả cổng USB truyền thống) trên các thiết bị mới. Việc chúng ta có thể làm là xem xét các giải pháp trước khi mua các thiết bị mới.

Trước khi chúng ta bàn về lợi và hại của kết nối analog hoặc digital, chúng ta cần phải biết một chút về việc làm cách nào mà âm thanh được xử lý trên các điện thoại. Cũng giống như máy tính, các điện thoại thông minh đời mới có những thứ được gọi là IC giải mã âm thanh, với nhiệm vụ xử lý tất cả các âm thanh trên điện thoại. Nó bao gồm cả một bộ chuyển đổi digital sang analog (DAC), bộ chuyển đổi analog sang digital (ADC), bộ khuếch đại âm thanh (amp) và nhiều thứ khác. Âm thanh được đưa vào và phát ra trên điện thoại đều phải đi qua những con chip đó, thường tách rời với con chip SoC và chỉ chiếm một diện tích rất nhỏ trên bo mạch chủ (kích thước chắc khoảng vài mm).

DAC có nhiệm vụ xử lý các âm thanh phát ra khỏi điện thoại, bao gồm cả âm nhạc lẫn cuộc gọi. Amp sẽ khuếch đại tính hiệu analog thông qua việc làm cho âm thanh lớn hơn trên hệ thống loa hoặc tai nghe. ADC xử lý tín hiệu nhận được từ các micro trên điện thoại. Có rất nhiều các thao tác xử lý tín hiệu diễn ra ví dụ như thực hiện các hiệu ứng âm thanh lên nhạc hoặc giảm tiếng ồn khi gọi điện thoại thông qua việc nhận tín hiệu từ nhiều microphone, tất cả đều được thực hiện trên 1 con chip nhỏ xíu.

attachment.php

Con chip xử lý âm thanh Qualcomm WCD9335 (màu xanh đậm) trên chiếc Galaxy S7 Edge

Hầu hết các điện thoại trên thị trường hiện nay chỉ được trang bị một con chip IC giải mã (tương tự như card âm thanh on-board trên máy tính). Chúng cũng đủ tốt đối với hầu hết người dùng và cải thiện dần theo từng năm. Nhiều nhà sản xuất điện thoại sử dụng bộ giải mã âm thanh của Qualcomm, bởi vì nó sẽ rẻ hơn nếu chiếc điện thoại cũng xài con chip SoC của Qualcomm nhưng một số khác lại sử dụng Cirrus Logic (tiêu biểu là Apple) hoặc Wolfson. Đó là 3 nhà sản xuất bộ giải mã tính hiệu âm thanh phổ biến hiện tại và Qualcomm là phổ biến nhất.

Tuy nhiên, nhiều công ty muốn vượt lên với những linh kiện chất lượng hơn (tương tự với card đồ họa rời). Bộ phận xử lý âm thanh mới sẽ được trang bị bên cạnh chip âm thanh tiêu chuẩ (tức là chúng ta có 2 con chip âm thanh) và thường chỉ xử lý các nhiệm vụ chơi nhạc, các nhiệm vụ như gọi điện thoại và chức năng khác sẽ được xử lý bởi 1 bộ xử lý tiêu chuẩn. Những con chip này thường xuất ra nhạc chất lượng cao cũng như tích hợp amp mạnh mẽ để có thể chơi được các bài nhạc chất lượng cao cũng như “kéo” được tai nghe trở kháng cao. Nhiều công ty còn đi xa hơn trong việc đưa vào cả amp rời cho công suất đầu ra cao hơn như LG V10, Lenovo Vibe X3, ZTE Axon, một số mẫu HTC BoomSound cũng được tích hợp thêm DAC và amp rời.

Tiếp theo là cách mà âm thanh được đưa đến tai chúng ta. Bộ SoC trên điện thoại sẽ gửi những thông tin kỹ thuật số đến bộ giải mã để có thể xử lý nó cũng như chuyển thành tín hiệu analog, để rồi chuyển tiếp sang amplifier, sau đó sẽ đưa sang jack headphone (hoặc hệ thống loa). Tai nghe/loa sẽ sau đó tiếp nhận tín hiệu âm thanh khuếch đại để sử dụng là rung lõi đồng, tái tạo thành âm thanh.

Nhưng âm thanh đi qua USB thì hoàn toàn khác. Trong trường hợp này thì bộ SoC sẽ gửi tín hiệu số trực tiếp qua cổng kết nối (thông qua Lightning, microUSB, Type-C…) hoàn toàn không có việc xử lý tín hiệu bên trong thiết bị. Tất nhiên chiếc tai nghe của chúng ta (và cả tai của chúng ta) về cơ bản không thể xử lý các tín hiệu điện tử, nó phải được chuyển đổi ở đâu đó. Đó là lý do tại sao tất cả các thiết bị kết nối USB để xuất âm thanh đều phải có bộ DAC/ADC tích hợp bên trong. Chúng sẽ xử lý tín hiệu kỹ thuật số (việc đáng nhẽ ra phải thực hiện ngay trên trên điện thoại và truyền sang amp), và những việc này đòi hỏi phải tiêu thụ năng lượng của chiếc điện thoại thông qua kết nối USB.

attachment.php


Nếu chúng ta thử thấy mẫu tai nghe sử dụng kết nối USB-C như tai nghe bán kèm mẫu điện thoại từ LeEco, bộ phận DAC/ADC thực ra được giấu đâu đó trên dân dẫn, thường gần cổng USB. Trên một số tai nghe, nó có thể được gắn ngay trên cụm microphone hoặc đôi khi là ở bên trong driver của tai nghe. Đó cũng không phải lạ khi mà các tai nghe Bluetooth cũng thực hiện cách thức tương tự bởi chúng chỉ có thể nhận được tín hiệu thuần kỹ thuật số từ thiết bị và xử lý nó. Chúng thậm chí còn phải xử lý cả việc thu và nhận tính hiệu không dây cũng như phải có thêm mạch điện cho các bộ phận đó.

Chúng ta đã nói qua hết những kiến thức căn bản và giờ thì đi chi tiết hơn về vấn đề chính

Cổng kết nối tai nghe

attachment.php


Cổng kết nối tiêu chuẩn 3.5mm đã xuất hiện từ nhiều thập kỷ nay. Điều tốt nhất của kết nối này là nó nó hoạt động rất hiệu quả và đơn giản. Chúng ta chỉ cần cắm vào và sử dụng. Chúng ta không cần phải lo nó tương thích hay không, bởi đơn giản là hầu hết các thiết bị đều sẽ sử dụng được. Những thiết bị âm thanh cao cấp đòi hỏi sử dụng jack 6.2mm lớn hơn, nhưng trên điện thoại và thiết bị di động thì vẫn luôn là cổng 3.5mm (trước đây còn cổng 2.5mm trên điện thoại nhưng giờ đây gần như không còn). Chúng ta không cần quan tâm là nó sẽ cắm chiều nào hay chúng ta có thể cắm chính xác trong bóng tối hay không. Tất cả đều khiến chúng trở nên phổ biến và thân thiện với người dùng.

Vậy lý do để các công ty lại rất mong muốn được loại bỏ nó? À thì kẻ khởi đầu chính là Apple, công ty được đồn đại về việc này và cũng là chuyên gia trong việc loại bỏ các kết nối mà hãng cho là đã lỗi thời để sử dụng những công nghệ mới hơn. Dù cho là dĩa Floppy trước đây hay CD drive cách đây vài năm và gần hơn nữa là ổ cứng HDD gần như biến mất trong các sản phẩm phổ biến của hãng. Công ty luôn dẫn đầu trong việc hiểu được các xu hướng dần đi xuống và đưa vào những thứ hoàn toàn mang tính tương lai. Và có lẽ Apple cũng đang nhìn cổng Headphone như vậy. Nó đơn giản là phương tiện để truyền dẫn âm thanh và cổng Lightning cũng có thể làm được điều đó. Tất nhiên là Apple có thể sử dụng thêm nhiều không gian để đưa các công nghệ khác. Hãy nhìn vào cách mà hãng đã thay đổi kích thước các bộ SIM nhỏ dần sau nhiều năm.

Còn tại sao các công ty khác làm điều tương tự. Có thể là cùng một lý do như Apple, hoặc như đã đề cập ở trên, đơn giản là lấy đi “danh hiệu” kẻ đầu tiên và sau đó mọi người có cớ chế giễu Apple là kẻ đến sau (dám cá với các bạn là các hãng khác sẽ bắt đầu nói về việc mình đã đưa cổng USB lên điện thoại mới thế nào và chiếc iPhone tiếp theo của Apple đã “bắt chước” như thế nào). Và đó cũng không phải lần đầu tiên (nhớ lại xem Huawei đã tranh thủ tung ra chiếc điện thoại có màn hình cảm ứng lực Mate S sau khi có tin đồn về việc Apple sẽ áp dụng công nghệ này trên chiếc iPhone 6s)

Nói cho cùng thì chúng ta vẫn chưa thấy được nhiều lý do các công ty cần phải loại bỏ cổng headphone vào lúc này. Cũng từng có thời điểm người ta tìm cách gắn thêm ổ floppy disk hoặc CD rời khi Apple vừa loại bỏ nhưng người ta sớm nhận ra rằng việc bỏ đi những cái cũ để tiếp cận được công nghệ mới nhanh hơn và tốt hơn. Nhưng đưa âm thanh qua cổng USB, chúng ta sẽ thấy nó không thực sự cần thiết.

Âm thanh qua USB

attachment.php


Chúng ta sẽ bất ngờ khi thấy người ta sử dụng xuất âm thanh dạng kỹ thuật số từ những chiếc điện thoại trong tương lai. Nếu chúng ta nhìn lại khoảng 10 năm hoặc hơn một chút, các mẫu điện thoại vừa có cổng truyền dữ liệu và tai nghe sẽ rất hiếm thấy. Còn nhớ cổng Pop-Port của Nokia hay FastPort của Sony Ericsson, thậm chí là các hãng điện thoại thường dùng cổng microUSB hoặc miniUSB để thay cổng tai nghe.

Nhưng chúng ta thấy đấy, chúng chẳng còn được sử dụng? Sau vài năm, đặc biệt là sau khi chiếc iPhone đầu tiên xuất hiện, tất cả chúng ta đều chuyển sang sử dụng jack cắm tai nghe mạ vàng, và thậm chí chính Apple thời điểm đó mặc dù có thể chọn việc sử dụng cổng 30 chân trước đây để xuất tín hiệu âm thanh vẫn chọn kết nối 3.5 tiêu chuẩn.

Vậy đến giờ thì sao? Có vẻ như đã có nhiều sự thay đổi ngày ngày nay liên quan đến việc phổ biến của âm thanh chất lượng cao. Các nhà sản xuất nói rằng họ có thể sử dụng việc xuất tín hiệu số thuần từ cổng USB để đưa tín hiệu âm thanh không nén chất lượng cao cho người dùng. Nhưng điều này chẳng có lý một chút nào.

Như đã nói ở trên, tai của chúng ta không thể nghe được tín hiệu kỹ thuật số (0 và 1). Dù cho nó là 16-bit hay 32-bit, MP3 hay FLAC, tai của chúng ta không có phản hồi gì cả. Chúng ta chỉ có thể nghe được âm thanh analog sau khi nó đã được khuếch đại vừa đủ. Và nó phải được xử lý dù cho là trên điện thoại hay trên những chiếc tai nghe. Chúng ta có thể có những bản nhạc chất lượng cao 24-bit. Nó phải được xử lý bên trong điện thoại và gửi thông qua kết nối analog đến điện thoại. Hoặc nó phải chuyển trực tiếp tính hiệu kỹ thuật số đến tai nghe và xử lý tại đó thông qua hệ thống giải mã và khuếch đại tích hợp bên trong để nghe. Và nói cho tại điểm này mọi thứ trở nên bất hợp lý. Việc nói âm thanh qua USB sẽ tốt hơn bởi vì nó sẽ chuyển tính hiệu âm thanh thuần trở nên vô lý khi mà tất cả đề phải được chuyển sang analog và kết quả là tương tự nhau.

Thêm vào đó, việc xử lý âm thanh trên điện thoại trong hầu hết các trường hợp đều tốt hơn. Bộ giải mã âm thanh sử dụng trên điện thoại sẽ có chất lượng cao hơn trên tai nghe. Thậm chí một chiếc điện thoại tương đối rẻ cũng có thể có bộ giải mã tốt từ Qualcomm trong khi một bộ tai nghe USB giá rẻ có vẻ sẽ không có được chất lượng âm thanh tốt với những bộ DAC và amp tích hợp (thứ sẽ tác động trực tiếp lên âm thanh mà chúng ta nghe).

Chúng tất nhiên cũng sẽ làm tăng thêm chi phí của chính những chiếc tai nghe. Những chiếc điện thoại chẳng có vẻ gì sẽ rẻ hơn bởi vì chúng không còn có cổng tai nghe nhưng với tai nghe thì có lẽ sẽ đắt hơn bởi vì người ta sẽ phải đưa thêm các linh kiện vào bên trong chiếc tai nghe. Đó là lý do tại sao những chiếc tai nghe Bluetooth chất lượng tệ hại lại có giá cao ngất ngưỡng so với những phiên bản tai nghe có dây cho ra âm thanh hay hơn nhiều.

Nếu chúng ta không muốn mua một chiếc tai nghe USB, chúng ta sẽ có tùy chọn sử dụng adapter để chuyển đổi. Và thử nghĩ xem nếu bạn mua 1 chiếc adapter giá rẻ khoảng $5 và tất cả danh sách nhạc chất lượng cao của bạn sẽ phụ thuộc vào khả năng xử lý của chiếc adapter này. Bạn biết số phận của mình rồi đấy.

Đây chính là điểm khiến mọi thứ trở nên khó chịu. Bạn sẽ muốn chi thêm bao nhiêu tiền để nghe nhạc. Tưởng tượng nhé, một ngày bạn sẽ trở nên giàu có với 1 chiếc điện thoại Android, một chiếc iPad và Laptop. Chúng ta cần phải có 3 chiếc tai nghe khác nhau hoặc ít nhất là 2 cái adapter khác nhau (chất lượng thì hên xui). Chúc mọi người vui.

Tất nhiên là chúng ta có thể bỏ qua các vấn đề này và hy vọng sẽ có giải pháp tốt hơn (công nghệ mà) nhưng tất nhiên là cũng như đã nói, nó không cải thiện gì nhiều so với lần trước các công ty sử dụng sử dụng kết nối kỹ thuật số và chúng ta phải trở lại với cổng 3.5mm. Nó cũng sẽ không tốt hơn với tình trạng hiện tại khi mà thay vì làm đơn giản hơn các kết nối, chúng ta lại càng rối rắm hơn với hàng đống các adapter, dây cáp không cần thiết. Nếu chúng thực sự mang lại điều gì đó tốt hơn thì có lẽ cũng đáng, nhưng nghĩ xem, chẳng có ai đưa ra một giải pháp hấp dẫn để chuyển sang dùng âm thanh qua USB cả.

Điều buồn cười nữa là chúng ta đã có sẵn âm thanh qua USB từ lâu rồi. Các thiết bị iOS đã có khả năng xuất âm thanh qua cổng Lightning, Android chạy Lollipop trở lên cũng có thể xuất âm thanh qua USB. Thậm chí là với những máy Android cũ hơn được tinh chỉnh cũng có khả năng đó. Chúng ta đã có được “công nghệ tiến tiến” này đã nhiều năm rồi, tại sao không ai chuyển sang xài nó luôn. Chúng ta không có các tai nghe có thể kết nối trực tiếp vào đó và bởi vì chẳng ai làm vậy.

Và sớm thôi chúng ta sẽ bị buộc phải chuyển sang sử dụng giao tiếp kỹ thuật số toàn bộ. Nếu là một người yêu thích âm thanh và công nghệ thì chúng ta có thể thích chơi đùa với nó một chút, nhưng đứng ở góc độ tiêu dùng thì việc nhà sản xuất loại bỏ khả năng chọn lựa sử dụng những chiếc tai nghe có sẵn để có thêm không gian cho chiếc điện thoại với độ mỏng không cần thiết, tệ hơn nữa là chỉ để đối đầu với nhau.

Âm thanh không dây

attachment.php


Giữa những lựa chọn phức tạp đó, chúng ta có lẽ sẽ thấy sự nổi lên của những chiếc tai nghe không dây dễ được người dùng chấp nhận hơn. Mặc dù chất lượng của chúng thì cũng không nên kỳ vọng so với những tai nghe dùng jack, nhưng ít nhất thì nó cũng là lựa chọn hợp lý hơn là qua cổng USB.

Lợi thế của nó thực sự lớn. Đối với chúng ta đó là không dây. Chúng ta có lẽ cần phải sử dụng nó nhiều để cảm thấy nó thực sự giá trị. Nếu chúng ta vẫn nghĩ việc mọi thứ cần phải có dây thì có một bộ tai nghe Bluetooth tốt có thể sẽ cho phép chúng ta tự do hơn và có khi là chẳng còn muốn trở về với những thiết bị có dây nữa.

Nó có khả năng hoạt động tốt với rất nhiều các thiết bị hiện nay. Dù là điện thoại hay máy tính bảng, bất kể thương hiệu, laptop và thậm chí với những chiếc máy MP3 hỗ trợ sẵn Bluetooth. Nó thực sự dễ chuyển đổi hơn so với những gì chúng ta tưởng tượng, tất nhiên là vẫn đứng sau jack cắm tiêu chuẩn.

Còn với chất lượng âm thanh, thực sự đó cũng là lý do mà hầu hết mọi người không muốn dính tới tai nghe Bluetooth. Không phải tất cả nhưng khá nhiều các tai nghe Bluetooth hiện nay đã cải thiện nhiều về chất âm và có vẻ như chất lượng đang dần được nâng lên. Với khả năng giải mã lossless như aptX thì chúng ta dễ dàng hơn để thưởng thức nhạc chất lượng cao.

Tất cả có vẻ vẫn còn xa lắm và các công ty có vẻ cũng đang theo đuổi điều đó. Tai nghe không dây sẽ không tốt như những chiếc chiếc tai nghe có dây của các audiophile nhưng ít nhất chúng ta có thể sống trong một thế giới có âm nhạc và thêm một chút tiện lợi hơn là nằm trong một đống lộn xộn với các thể loại cáp và adapter. Sắp tới là gì? Chúng ta có sạc không dây, sắp tới là tai nghe không dây, một ngày nào đó có lẽ Apple sẽ dẹp luôn kết nối USB và thế là mọi thứ sẽ “bay” xung quanh chúng ta. Đây không phải là câu trả lời cho mọi thứ, chỉ đơn giản là thứ nhất chúng ta có được nếu điều xấu nhất có thể xảy ra.

Dù sao thì nghe nhạc qua dây dẫn vẫn cho chất lượng âm thanh tốt hơn là các kết nối không dây.

 

tuyen_kientruc2010

Well-Known Member
Ðề: So sánh giữa jack tai nghe và cổng USB: Cái nào tốt hơn

Digital (kỹ thuật số) giết chết Analog (tương tự)

Việc thảo luận về so sánh nguyên lý hoạt động cơ bản khi bản nhạc số trên điện thoại kỹ thuật số của bạn chơi và xuất tín hiệu âm thanh analog với loa analog trong tai nghe giúp ta hiểu về cách thức hoạt động của sự chuyển phát tín hiệu âm thanh. Để không dài dòng, chúng tôi sẽ cung cấp bản tóm lược như sau:
Để giải thích sâu hơn, chúng ta sẽ lần theo tuổi thọ của một bài hát từ đầu đến cuối trên Spotify.
Image1.gif

Đầu tiên, một bài hát được thu âm: vào 2015, điều này gần như luôn được làm với sự kết hợp nhất định các track digital và analog trong một máy tính gửi tới bộ chuyển analog-thành-digital (ADC), thứ mà sau đó được sử dụng để hoàn tất bài hát. File được upload lên một server của Spotify, và sau đó, công ty cho phép stream bản nhạc ở chất lượng 320 kbs, hoặc cùng với chất lượng của một bản CD rip trung bình nếu bạn trả thêm tiền cho dịch vụ Premium.
htb3-650x357.png

Điện thoại của bạn lấy dữ liệu digital đó (khoảng 7 MB cho một bài hát 320 kbps), và gửi nó tới bộ chuyển digital-thành-analog, hoặc DAC. DAC thường được cài đặt ở trong điện thoại, và được thiết kế để xử lý dữ liệu nhị phân của bài hát và chuyển đổi thành tín hiệu âm thanh analog, biến những số 0 và 1 thành các luồng khác nhau và điện áp kích thích bánh xe phát động tạo ra âm thanh cho bạn nghe. Ổ cắm ở đầu (hoặc đáy) mỗi smartphone được gắn vào một DAC rất nhỏ, cho phép bạn cắm vào bất cứ thứ gì từ headphone cho đến loa lớn và vẫn có được lượng âm xuất như nhau. Tuy nhiên, chất lượng đầu ra phụ thuộc và thiết bị phát. Và trong khi tai nghe có âm phát đủ to so với kích cỡ, âm phát của loa lớn sẽ rất nhỏ nếu không có âm li (amplifier) khuếch đại tín hiệu.

Những thiết bị cầm tay như iPad, máy nghe nhạc MP3, ... có khả năng xuất âm ở mức độ đủ tốt.
Phương pháp để giữ kích thước của tai nghe luôn nhỏ là nhờ DAC lắp sẵn trong điện thoại, máy tính, hay laptop để đảm nhiệm phần việc nặng. Và với lý do đó, jack âm thanh 3.5mm được lưu hành đến ngày nay vì chúng đóng vai trò là phương thức nghe nhạc phổ thông và thiết yếu nhất trên mọi thiết bị vào năm 2015.

Nhưng tại sao không loại bỏ đống dây đó luôn?

Không dài dòng nữa: chất lượng sẽ không tốt như bây giờ đâu.

Khi nhìn vào cuộc tranh luận này, khá dễ để nêu ra một ví dụ song song đã làm căng thẳng cộng đồng game hàng năm nay - chuột có dây vs. chuột không dây. Dù có nhiều cải tiến trong chuột không dây và công nghệ nó dùng để giao tiếp mỗi nút click và lướt thục hiện trên con chuột đó, độ phản hồi vẫn thua thê thảm so với chuột có dây. Đó là bởi không gian giữa đầu phát và đầu thu (như trong trường hợp nghe nhạc di dộng: khoảng cách điện thoại tới tai nghe) có vật cản. Các vật cản như tường, vải quần bò,... tạo ra sự cản trở với liên kết không dây giữa hai thiết bị.
htb1-650x446.png

Để xử lý âm thanh, hiện tại đầu phát Bluetooth dùng chuẩn A2DP, viết tắt của Advanced Audio Distribution Profile (Chế độ truyền tải âm thanh nổi chất lượng cao). Và trong khi Bluetooth 4.2 đủ nhanh để truyền tải bài hát của bạn chỉ trong vài giây, nhưng việc chơi bài hát lại là một vấn đề hoàn toàn khác. Việc này được đảm nhiệm bởi DAC lắp trong tai nghe Bluetooth, và dù chất lượng giải mã tín hiệu không dây càng ngày càng được hoàn thiện, đa phần người sành nhạc đã biết trước bạn sẽ chẳng bao giờ nghe bản nhạc yêu thích qua Bluetooth trừ khi bạn không có lựa chọn khác.

Về mặt giá cả, một cặp tai nghe Bluetooth $300 nghe không hay bằng cặp tai nghe có dây bởi bản không dây cần thêm linh kiện khác như pin hoặc DAC đi kèm để hoạt động. Không cần những thứ rườm rà trên, nhà sản xuất tai nghe có dây có thể sử dụng số tiền đó để làm bánh xe phát động tốt hơn, cho chất lượng âm thanh tốt hơn với cùng mức giá. Không chỉ thế, một mức giá cao hơn có nghĩa là tính khả dụng thấp hơn trong một thế giới đang phát triển, nơi mà những thiết bị Apple đã qua sử dụng liên tục được bán chỉ hoạt động với jack âm thanh 3.5mm cơ bản.

Sự hòa quyện hoàn hảo

Nếu Apple thực sự muốn tiến hành bỏ đi cổng âm thanh, họ sẽ cần có thứ gì đó cho chất lượng âm thanh tốt và dễ sử dụng tương tự. Chương trình MFi của công ty đã xác nhận rằng Apple muốn nhiều người nghĩ đến cổng Lightning là phương tiện duy nhất cho việc sạc và cắm tay nghe...nhưng điều này nói thì dễ hơn làm.

Đầu tiên, đó là vấn đề về chất lượng âm thanh. Nếu thêm cổng âm thanh Lightning vào một cặp tai nghe Beats, có vẻ thú vị đấy; Điều này sẽ dẫn đến hệ lụy nào? Thế còn những nhà sản xuất không thể giao dịch được bằng sáng chế về công nghệ kết nối của Apple để tạo ra tai nghe dạng mới? Liệu họ có chuyển hướng đến các thiết bị Android? Và còn giới hạn DRM nữa, khi nó được áp dụng vào một kênh stream nhạc, có thể tự động ngăn người nghe nhạc lậu trên thiết bị đó.
cOi7jw9-Imgur-1-650x428.jpg

Mọi người muốn dùng điện thoại thông minh như cách họ muốn, và việcchủ động đặt ra luột lệ sẽ bị phản tác dụng nếu tiếp cận sai cách. Lịch sử đã dạy chúng ta rằng vấn đề của những phương thức mới trong thế giới số là mọi người đều phải nhất trí cùng lúc - nếu không thì sẽ chẳng có ai đồng thuận cả. Apple đã có những biến chuyển mạnh mẽ trong thập kỉ vừa rồi mà có ít sai sót, nhưng điều đó không có nghĩa họ chưa bao giờ tự phụ về vị trí của họ trong quá khứ và đã phải trả giá không nhỏ.

Nhớ Watson chứ? Đúng, chẳng có ai dưới tuổi 30 nhớ cả.

Không phải việc cách tân là bất khả thi - và nếu ai đó có thể, thì đó chính là Apple - nhưng hãng sẽ phải 'leo dốc' để thay đổi cách thức nghe nhạc đã cắm rễ từ rất rất lâu. Dù cho iPhone 7 sẽ đi bước đầu, có khả năng là cổng âm thanh sẽ chưa biến mất ngay trong nhiều năm tới. Apple sẽ phải một chặng đường rất dài để thuyết phục người dùng, và hiện tại có quá nhiều tai nghe dây có chất lượng vượt trội hơn nhiều so với tai nghe không dây.

Để thực sự thay đổi thị trường mãi mãi, Apple sẽ phải làm nhiều hơn và xóa bỏ jack âm thanh trong mẫu máy tiếp theo. Họ phải hỗ trợ đẩy mạnh sự phát triển của Bluetooth vượt qua a2dp, và trấ an nỗi lo của người dùng về việc sử dụng cổng âm thanh Lightning là một cách để áp dụng giới hạn DRM.

Vậy nên, có vẻ lý do chính chúng ta vẫn dùng cổng âm thanh analog hiện nay là vid chúng hoạt động trên mọi phân khúc của thị trường mà không gặp trở ngại gì. Chúng có giá rẻ, sử dụng bền, và cho chất lượng ổn định gì bạn có dùng iPhone 6s hay Sony Walkman 1997.

Sự đáng tin cậy đó không thể bị đánh giá thấp, và dù Apple đã mở đường trong việc bỏ lại một số công nghệ cũ, họ còn nghĩ FireWire sẽ là sự cách mạnh trong phương thức kết nối - hãy nhìn xem nó đã vận động ra sao.

Như vậy, đã rõ chúng ta cần nghĩ về việc này như một cộng đồng, và tiến tới công nghệ không dây như là một quá trình hợp lý trong mảng trải nghiệm thưởng thức âm thanh.
 

Shangri-La

Well-Known Member
Ðề: So sánh giữa jack tai nghe và cổng USB: Cái nào tốt hơn

Có quá nhiều điều bất tiện, dẫn đến các nhà sản xuất ampli, tai nghe sẽ không bao giờ ủng hộ sự thay đổi này. Thế là cả nhà Táo cứ tự chơi với nhau và nhanh chóng chết yểu.
 
Ðề: So sánh giữa jack tai nghe và cổng USB: Cái nào tốt hơn

Họ nhà Táo chịu khó đầu tư DAC, iPHONE, IPAD, IPOD, các loại DAC khác của Táo ra đi, chơi toàn cổng Lightning đi các tín đồ sẽ đi theo mà, mỗi hàng chịu khó làm cái gì đó riêng mà đó là sự sáng tạo hướng đến người dùng thì mọi thứ sẽ phát triển.
 
Bên trên